Monday, May 28, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] American dream

FYI:
Priscilla is the child of a Chinese-Vietnamese father who arrived in America with his family in the Seventies after spending time in a refugee camp.

==================================================================================

American dream rise of £12 billion Facebook bride: Father of Zuckerberg's new wife was Asian refugee who worked 18-hour days in Chinese takeaway

  • Priscilla Chan was mainly raised by her grandmother because parents Dennis and Yvonne worked such grueling hours at their Boston restaurant
  • Her science teachers says she was determined and bright pupil who was aiming for Harvard when she was just 13

Saturday, May 26, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] Ôi! thương lái Trung Quốc


----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: Binh Nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
Sent: Saturday, May 26, 2012 2:50 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] Ôi! thương lái Trung Quốc

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---


http://vef.vn/2011-07-20-nong-dan-chay-theo-thuong-lai-tq-loi-hay-bi-kich-

Nông dân chạy theo thương lái TQ: Lợi hay bi kịch?

Tác giả: TRẦN MINH QUÂN
Bài đã được xuất bản.: 21/07/2011 06:00 GMT+7
(VEF.VN) - Gần đây, nông dân Việt Nam ngậm "trái đắng" do họ hoàn toàn phụ thuộc và chạy theo nhu cầu từ thương nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm chính không phải là họ, bởi người nông dân nào chẳng muốn nuôi trồng những thứ mang lại thu nhập cao.
Giá khoai lang tím ở Vĩnh Long chủ yếu để xuất sang Trung Quốc nay đã giảm phân nửa, từ 820.000 hồi tháng 4/2011 xuống còn 440.000 đồng/tạ. Nông dân ở các huyện Bình Tân, Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đang rất lo lắng vì tại đây vẫn còn rất nhiều diện tích khoai lang chưa thu hoạch.
Thế là những lo lắng về tính ổn định của thị trường Trung Quốc mà nhiều người đã lên tiếng trước đây là hoàn toàn đúng.
Còn nhớ, những năm 2007-2008, thương nhân Trung Quốc ồ ạt mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg, nhưng đến năm 2009-2010 thì họ lại mua nhỏ giọt và sau đó thì ngừng mua hẳn.
Tương tự, cuối năm 2010 - đầu năm 2011, nhu cầu mua đỉa từ Trung Quốc cũng rộ lên với giá cao ngất ngưởng là 2 triệu đồng/kg. Nhưng đến nay thì mặt hàng này đã hoàn toàn không còn "hot" như trước nữa.
Ngoài những điển hình trên thì hiện tượng hút hàng kỳ lạ từ phía Trung Quốc đối với rất nhiều loại hàng hóa khác mà không ai giải thích được. Và có lẽ hiện tượng này vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Điều đáng nói là loại khoai lang đang được trồng rộng rãi ở ĐBSCL, đặc biệt là ở Vĩnh Long là loại khoai lang tím Nhật Bản, loại khoai lang này chủ yếu là để xuất khẩu theo đường tiều ngạch sang Trung Quốc, còn thị trường trong nước thì không chuộng loại này. Do đó, nếu bị thương nhân Trung Quốc ép giá hay ngừng tiêu thụ thì thiệt hại của người trồng loại khoai lang này là điều hiển nhiên.
Nông dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long, đến khi được mùa thì giá thu mua của thương nhân TQ giảm còn 1 nửa (ảnh NLĐ)
Nhắc lại những việc này để thấy rằng những người nông dân Việt Nam đang rất bị động trong việc chọn giống, chọn loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nói cách khác, những "trái đắng" mà gần đây người nông dân Việt Nam phải gánh chịu là do họ hoàn toàn phụ thuộc và chạy theo vào nhu cầu từ phía các thương nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm chính cho tình trạng này không phải là người nông dân, bởi ai lại không muốn nuôi trồng những thứ mang lại thu nhập cao.
Xét một cách công bằng thì một phần lỗi chính thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, bởi hầu như các cơ quan này không thể có được một quy hoạch nông nghiệp tối ưu, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương.
Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh ngiệp Việt Nam vẫn thường có tâm lý o ép về giá cả và chất lượng đối với người nông dân. Chính các doanh nghiệp Việt Nam đã khiến cho người nông dân quay lưng lại với họ khi gặp những đối tác khác sẵn sàng trả giá cao hơn.
Trong những năm vừa qua, hiện tượng thương nhân Trung Quốc đã nhiều lần ra sức thu gom hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng thường thấy cả các doanh nghiệp trong nước vẫn không có gì chuyển biến. Vẫn như mọi lần, khi bị thua ngay trên sân nhà, thay vì tìm kiếm những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài thì họ lại chọn cách la toáng lên hòng nhận được sự đồng cảm của dư luận và sự ủng hộ của các cơ quan chức năng.
Trước phản ứng của các doanh nghiệp trong nước như trong thời gian vừa qua, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu họ đóng vai trò như thế nào trong chuổi cung ứng hàng hóa từ tay nông dân đến người tiêu dùng?
Trong mắt họ thì người nông dân, những người cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của họ, có đáng để cho họ quan tâm, chăm sóc, hay là họ chỉ biết thu gom hàng với giá rẻ nhất và cố gắng bán với giá cao nhất để kiếm lợi nhuận, còn quyền lợi của người nông dân, người tiêu dùng thì không ai thèm ngó ngàng gì tới?
Ai cũng biết rằng ở Việt Nam từ lâu đã tồn tại một thực tế rất khó chấp nhận là trong khi người nông dân thì luôn bị o ép với giá thu mua nông sản rẻ mạt mà người tiêu dùng thì lại phải trả một cái giá cao ngất ngưởng. Trong đường đi của nông sản từ người nông dân đến tay người tiêu dùng thì người được hưởng lợi cao nhất là ai? Câu hỏi này không cần trả lời vì chắc chắn rằng ai cũng đã biết.
Có lẽ vì nhiều lý do khác khá nhạy cảm nên việc thương nhân Trung Quốc tận thu hàng nông sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Vượt ra ngoài khía cạnh kinh tế, việc này còn ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tính bền vững của phát triển nông nghiệp và lợi ích cốt lỏi của đại bộ phận người dân Việt Nam với hơn 70% dân số,...
Thương nhân TQ sang Việt Nam thu mua hàng thuỷ sản (ảnh SGTT)
Để giải tỏa những vướng mắc đó, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là rất lớn. Đã đến lúc các doanh nghiệp nông sản Việt Nam phải thay đổi toàn diện quy trình và chiến lược thu gom nguyên liệu đầu vào của mình.
Không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải biết chia sẻ những trăn trở, khó khăn và lợi ích với người nông dân bằng cách đồng hành cùng họ. Phải đảm bảo nguồn cung và giá cả thu mua ngay từ đầu mùa vụ để người nông dân an tâm mà chăm lo cho sản xuất, đồng thời cũng hỗ trợ họ về kỹ thuật, con giống, thậm chí vốn liếng để người nông dân mạnh dạn đầu tư làm ăn. Đây không còn là trách nhiệm mà là một xu hướng tất yếu để người nông dân và doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong thời gian vừa qua, có một vài doanh nghiệp đã bắt tay vào làm những việc này. Theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ thì từ năm 2004, Công ty CP Thủy hải sản Hùng Vương (Tiền Giang) đã bắt đầu làm việc với các hợp tác xã và nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ việc chế biến với chiến lược và lộ trình hẳn hoi. Ban đầu là tổ chức nuôi cá ao, sau đó tham gia sản xuất thức ăn cho thủy hải sản và Công ty Hùng Vương đang hướng tới một quy trình sản xuất khép kín.
Tương tự, trong khi phát biểu trên báo Người Lao động gần đây, bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, đang rất đau đầu vì tình trạng thương nhân Trung Quốc mua cả vịt đẻ, thuê giết mổ rồi vận chuyển về nước này để chế biến vịt quay, đẩy giá vịt đẻ thải loại từ khoảng 60.000 đồng/con tăng lên 120.000 đồng/con nên người nuôi vịt đẻ tranh thủ bán tháo đàn dù chưa tới thời kỳ thải loại khiến nguồn cung trứng vịt đang bị thiếu hụt mạnh, thì nay Công ty Ba Huân đang chuẩn bị một kế hoạch mang tính dài hơi.
Trong chương trình Xúc tiến thương mại năm 2011, ngày 7/7/2011 Sở Công Thương Long An tổ chức cuộc họp triển khai việc hợp tác bao tiêu sản phẩm trứng gia cầm giữa Cty TNHH Ba Huân với các tổ hợp tác và hộ nông dân trên địa bàn huyện Cần Giuộc, bà Phạm Thị Huân cho biết sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân trong chăn nuôi gia cầm như: Cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, bao tiêu sản phẩm... theo hướng hoàn toàn khép kín.
Thực ra thì những chính sách tương tự như trên đã từng được thực hiện ở rất nhiều nơi trong nhiều năm qua nhưng hiệu quả của nó thì chưa đáng là bao. Nhiều dự án vẫn với tính chất "đầu voi, đuôi chuột" nên đã khiến nông dân phải nản lòng.
Là một doanh nghiệp, ai cũng biết rằng lợi ích kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên nếu lợi ích này được tạo ra từ chính mồ hôi, nước mắt của người nông dân và tính bền vững của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia thì cần nên xem xét lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam hãy biến những thế mạnh từ nông sản trong nước thành những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới để kiếm lợi nhuận thay vì cứ mãi cố tìm cách vắt kiệt sức người nông dân hay tài sản quốc gia bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam mới mong nhận được sự tôn trọng cần thiết.

===================================================================
http://vef.vn/2012-05-25-thuong-lai-trung-quoc-ao-ao-mua-dua-xanh

Thương lái Trung Quốc ào ào mua dứa xanh
Tác giả: Trường Duy

Gần đây nhiều thương lái người Trung Quốc tìm đến vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) để thu mua trái khóm (dứa). Điều đáng nói là họ chỉ chọn những trái khóm cỡ to và còn xanh để mua với giá cao.
Vì thương lái Trung Quốc mua khóm với giá cao và thiếu thông tin nên một số hộ dân đã vô tư thu hái những trái xanh bán cho họ.
Mỗi ngày thu mua 20- 30 tấn
Theo tìm hiểu của chúng tôi ngày 24.5, thương lái Trung Quốc hiện đặt cơ sở thu mua khóm tại dốc cầu Kinh Xáng (thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Khóm mà họ chọn mua là loại có trọng lượng từ 1 - 2 kg/trái trở lên và còn xanh tươi trên cành. Giá mỗi kg khóm, họ thu mua là 4.000 đồng, cao hơn mức giá của thương lái nội địa từ 500- 800 đồng /kg.
Thấy được giá, nhiều nông dân huyện Tân Phước tranh thủ tỉa những trái to, đẹp còn xanh tươi trên cành để bán cho thương lái Trung Quốc. Nhiều bà con trong vùng cho biết, tính trung bình mỗi ngày, thương lái Trung Quốc thu mua từ 20- 30 tấn khóm ở vùng này. Sau đó họ cho đóng thùng đưa lên xe container chở đi.
Ông Hồ Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Tân Lập 2 (huyện Tân Phước) thừa nhận: "Gần đây có chuyện nhiều thương lái Trung Quốc đến săn lùng mua khóm to, trái còn xanh. Tuy nhiên chỉ nghe thương lái nói vậy chứ chưa biết giá cả như thế nào. Xã cũng chưa có động thái nào đối với chuyện này. Tôi nghĩ nông dân thấy ai mua giá cao thì cứ bán thôi".
Việc thương lái Trung Quốc mua khóm của nông dân là điều bình thường, nhưng việc chọn trái to và còn xanh để mua là điều cần quan tâm. Từ lâu nay, Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang là đối tác chính để nông dân địa phương bán khóm thương phẩm, phục vụ cho nhà máy chế biến nước trái cây xuất khẩu. Thế nhưng, việc thương lái Trung Quốc nhảy vào mua ngang và chọn những trái khóm to, đẹp sẽ làm cho nguồn nguyên liệu của nhà máy của công ty bị thiếu hụt.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch dứa
Dụ nông dân dùng thuốc kích thích
Ông Bùi Công Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước) cho biết, trước đây thương lái Trung Quốc còn tìm đến và trao đổi với Ban chủ nhiệm hợp đồng thu mua khóm loại trái to, nhưng với điều kiện HTX phải sử dụng một loại thuốc "kích thích" do họ cung cấp để trái tăng trọng nhanh.
Do đảm bảo thương hiệu VietGAP của khóm Tân Lập nên chúng tôi từ chối. Vì biết thuốc họ đưa ra như thế nào mà phun xịt, còn việc chọn khóm to mua rồi số khóm nhỏ phải làm sao... Đây là kiểu "ăn xổi ở thì" không bền vững.
Ông Huỳnh Văn Bườn - Trưởng phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết, hiện nay một số thương lái Trung Quốc đến mua khóm với giá cao. Huyện đã làm việc với chính quyền các xã, tuyên truyền vận động nông dân cảnh giác với thương lái lạ, nhất là vấn đề tiền bạc.
Nông dân tuyệt đối không được nhận hóa chất nào của họ đưa để phun xịt cho khóm tăng trọng nhanh, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng khóm và dẫn tới thương hiệu mất uy tín.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thương lái Trung Quốc đến tuyển chọn mua khóm trái to còn xanh trên cây là điều cần thận trọng. Bởi thực tế đã xảy ra việc thương lái Trung Quốc "quỵt" tiền của nông dân khi mua cua, tôm sú, khoai lang ở Cà Mau và Vĩnh Long...
Vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước có gần 12.000ha trồng khóm, đứng đầu cả nước. Đây là cây xóa đói, giảm nghèo của nông dân vùng đất mới. Do đó, việc trồng cũng như giải quyết đầu ra của trái khóm cần được chính quyền và ngành chức năng địa phương quan tâm.
(Theo Dân Việt)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://vef.vn/2011-07-25-10-ngon-don-hiem-ac-cua-thuong-lai-trung-quoc-

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc

Tác giả: Theo VTC
Bài đã được xuất bản.: 25/07/2011 16:30 GMT+7
T
ừ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của thương lái Trung Quốc.
Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh - người được mệnh danh là "vua chó mèo" đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 - 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. "Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,..." - ông Sinh cho biết.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách,
nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta cạn kiệt trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. "Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy"- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

"Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương", anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.
10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán.
Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia "xuống nước" để mua lại sức kéo.

3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 - 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn "lốc" thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu
nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ.
Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: "Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa".

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin  và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi.
Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác "cáp phế liệu" gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện "quy ra tiền".

Vài tháng sau đó, khi nữ "cáp tặc" Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.
Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì "rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này". GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: "Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch".

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: "Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công".
Theo VTC
===========================================================

http://vef.vn/2012-05-16-chieu-tao-long-tin-de-lua-dao-cua-thuong-lai-trung-quoc

Chiêu tạo lòng tin để lừa đảo của thương lái Trung Quốc

Tác giả: Quỳnh Vân
Bài đã được xuất bản.: 16/05/2012 00:00 GMT+7

(VEF.VN) - Liên tiếp các vụ thương lái Trung Quốc đặt mua hàng khối lượng lớn nhưng rồi "một đi không trở lại", hay lúc đầu cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý gom hàng, đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì bỏ đi hay tìm cách ép giá.
Tạo niềm tin ban đầu
Nhưng chiêu thức như thế được các thương lái áp dụng liên tục. Đầu tiên là nông sản buôn bán tiểu ngạch qua biên giới; rồi họ lấn dần vào vùng Đồng bằng Bắc bộ và mới đây là các vụ lừa, ép giá diễn ra với thủy sản ở Nam trung bộ như Nha Trang, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu rồi vào tận Năm Căn - Cà Mau. Thậm chí cả nông dân trồng khoai ở Bến Tre họ cũng tìm cách để lừa gom hàng rồi bỏ đi.
Sau những vụ lừa liên tục xảy ra ở Nha Trang, qua sự giới thiệu của Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa), chị Khanh - một một đại lý thu mua hải sản thuộc diện lớn nhất tại chợ hải sản lớn nhất Nam Trung Bộ này mới tiết lộ chị đã mất trắng gần 2 tỉ đồng khi đứng ra làm đại lý thu gom cho thương lái Trung Quốc rồi họ quỵt nợ không trả tiền. Ngẫm lại, chị Khanh chỉ biết oán mình: "chuyện qua rồi, mình dại thì mình chịu".
Chị Khanh cũng cho biết, lâu nay ở Nha Trang có khoảng vài chục đại lý chuyên mua hải sản để bán cho thương lái Trung Quốc. Kết quả của mối làm ăn này là hơn một nữa trong số đó đã bị thương lái Trung Quốc quỵt nợ...
Theo kinh nghiệm chị Khanh, cách làm ăn của thương lái Trung Quốc tại các tỉnh phía Nam đều có một mẫu thức giống nhau. Trước hết, họ thông qua những người Việt gốc Hoa giới thiệu làm quen với những đại lý này. Cách thức tạo lòng tin cậy là họ ăn ở tại nhà các đại lý, cùng đi thu mua với đại lý. Thậm chí, các đại lý còn là người đăng ký tạm vắng, tạm trú... với chính quyền địa phương để họ được lưu trú lâu dài.
Một thương lái Trung Quốc (áo trắng) đang lựa mua cá hố tại cảng cá Vĩnh Lương, Nha Trang,
Ban đầu, họ rất sòng phẳng, mua bao nhiêu hải sản từ các đại lý thì trả bằng tiền mặt bấy nhiêu. Thậm chí, họ còn trả tiền hoa hồng, tiền công cho những đại lý đứng ra thu mua hải sản, thuê các nhà máy, cơ sở chế biến... với mức khá cao.
Tiếp theo, để tiếp tục tạo lòng tin từ các đại lý thu mua hải sản của các thương lái Trung Quốc là mời sang nhà chơi cho biết cửa, biết nhà. Dĩ nhiên, chi phí cho chuyến đi như làm thủ tục, vé máy bay, tiền ăn ở tại Trung Quốc... đều được thương lái Trung Quốc bao từ A đến Z.
Theo các đại lý, có thể nói đây là một chiến thuật hiệu quả khi tạo lòng tin cho các đại lý là đã biết người, biết nhà rồi... nên không sợ bị lừa. Vì ai cũng nghĩ đơn giản đã được dẫn đến nhà chơi... thì những đối tác này  không còn lừa mình nữa vì đã thân nhau, biết cửa, biết nhà rồi thì còn gì phải lo. Do có tâm lý như vậy nên các đại lý của Việt Nam rất chủ quan và dẫn tới bị lừa. Theo tiết lộ của những đại lý,thì 100% đại lý bị lừa tiền thì đã một lần du lịch qua Trung Quốc bằng tiền chùa.
Tuy nhiên, sau khi mời du lịch chùa về, những thương lái này quay lại Việt Nam tiếp tục mua hải sản với giá cao, trả tiền hoa hồng hậu hỉnh cho các đại lý và chờ đợi.... bắt một mẻ cá lớn.
Cú lừa chót hốt bạc
Qua tìm hiểu ở Nha Trang và Cà Mau cho thấy, một đặc điểm chung của những thương lái Trung Quốc thu mua hải sản của nước ta là thông qua các đại lý để thu mua, chế biến đóng gói... vào container hoặc chuyển xuống thuyền. Còn khâu vận chuyển từ nhà máy, từ các cơ sở chế biến đến cảng giao hàng những thương lái này lại thuê một lực lượng khác mà các đại lý hầu như không được biết. Đây là một mắt xích khá quan trọng để các thương lái Trung Quốc chuẩn bị cho cú lừa ngoạn mục sau này.
Sau khi đã tạo lòng tin với các đại lý, những thương lái này lấy lý do vì việc gia đình nên về Trung Quốc, họ trả tiền trước một phần nhỏ cho chuyến hải sản tiếp theo... và về nhà chờ các đại lý gom hàng vào container hoặc thuyền để đưa ra các tỉnh phía bắc.
Kinh ngiệm của các đại lý ở Nha Trang cho biết, thời điểm để các thương lái Trung Quốc tung ra mẻ lưới thường chọn vào lúc gần tết âm lịch, hoặc lúc nhu cầu tiêu thụ hải sản gia tăng. Dĩ nhiên, lúc này, những tay thương lái lão làng này không có ở Việt Nam nhưng vẫn có mối quan hệ làm ăn tốt với các đại lý nhờ tạo được lòng tin từ chuyến hàng trước đó.
Từ Trung Quốc, một cuộc điện thoại được gọi vào số máy của các đại lý thu mua nông sản. Nội dung cuộc điện thoại đại loại như bên này đang khan hiếm hàng... trong khi tôi đang có việc gia đình gấp chưa qua được. Tôi nhờ anh/chị mua hàng chuyển qua rồi chuyển tiền trả lại. Dĩ nhiên, đại lý nhận điện thoại với lòng tin sẵn có, lại đúng trước món lợi lớn thì rất khó từ chối. Trong tâm trí của họ không nghĩ mình sẽ bị lừa vì trước khi về nước những tay này đã gửi tiền trước lấy hàng.
"Hơn nữa làm ăn có qua có lại, mình không tin người ta thì cũng khó hợp tác lâu dài nên đây chính là lúc mình cũng tạo lòng tin là giao hàng trước nhận tiền sau", các đại lý kể lại.
Với tâm lý đó mà nhiều đại lý thủy sản ở Nha Trang, Nam Trung Bộ và cả Nam bộ đã phải cười ra nước mắt, than trời không thấu sau khi trót giao hàng với số lượng lớn.
Sau cú điện thoại đặt hàng, các đại lý Việt Nam huy động tất cả vốn liếng, mối quan hệ để thu mua hàng, sơ chế và chất đầy xe container, thuyền do thương lái Trung Quốc thuê) chờ sẵn và khi hải sản chất đầy thì "một đi không trở lại". Còn những đại lý Việt Nam tội nghiệp này vân ôm niềm vui bán được lô hàng lớn, thanh thản uống cà phê chờ tiền. Nhưng bị kịch thay họ càng chờ ...càng vắng.
Như trường hợp chị Khanh tâm sự, sau gần 2 năm làm ăn với thương lái Trung Quốc... số tiền lời cũng chỉ hơn 1 tỉ đồng nhưng chỉ với cú lừa chót của thương lái Trung Quốc, chị bị lừa gần hai tỉ.
Cho đến thời điểm này, có thể nói, công thức quỵt nợ nói trên của thương lái Trung Quốc áp dụng luôn luôn thành công không chỉ ở Khánh Hòa, Phú Yên mà cả Bà Rịa- Vùng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau... Nhưng lạ thay, mỗi lần có sự vụ bị lừa râm ran khắp dư luận mà các đại lý Việt Nam vẫn không cảnh giác rút kinh nghiệm, và cũng không ai cảnh báo và tư vấn cho họ một phương thức giao dịch an toàn hơn. Có lẽ vì thế mà những người như chị Khanh chỉ biết than thở, trách mình làm ăn bao năm mà vẫn dại.
===================================================================
http://vef.vn/2012-05-20-cach-mat-thuong-lai-trung-quoc

Cạch mặt thương lái Trung Quốc

Tác giả: Bảo Trân
Bài đã được xuất bản.: 20/05/2012 08:52 GMT+7
Dồn dập thu gom hàng với giá cao rồi đột nhiên ngưng mua, tạo lòng tin để mua hàng rồi ôm nợ biến mất..., không ít thương lái Trung Quốc đã khiến nông dân nhiều địa phương ngán ngẩm.

Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến - Thương mại nông lâm sản và nghề muối - Bộ NN-PTNT, cho rằng việc nông dân gặp rủi ro khi mua bán sản phẩm với thương lái nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc (TQ), là điều rất dễ xảy ra nhưng rất khó xử lý. Bởi lẽ, thường là họ hợp đồng miệng và nông dân không biết thương lái TQ ở đâu, lại không có thế chấp tài sản.

Điệp khúc "đột ngột ngưng thu mua"!

Những ngày qua, hàng trăm hộ dân trồng ớt ở huyện Đại Lộc - Quảng Nam khóc dở, chết dở bởi những đầu mối thu mua ớt tươi để bán lại cho thương lái TQ dừng mua đột ngột. Bởi thế, ớt tươi ngày càng rớt giá thê thảm.

Chị Nguyễn Thị Phương, ngụ xã Đại An, huyện Đại Lộc, cho biết cách đây hơn một tháng, mỗi ngày có hàng chục người ra tận cánh đồng Bầu Tròn để thu mua ớt tươi về bán cho đầu nậu TQ. Lúc đó, 1 kg ớt tươi có giá 18.000 đồng nên nông dân rất phấn khởi. Thấy ớt tươi được giá, nhiều nông dân đã đua nhau phá bỏ vườn bầu, khổ qua... để chuyển sang trồng ớt. "Mới đây, những đầu mối bỗng nhiên dừng mua ớt xanh. Không còn cách nào khác, nhiều nông dân đành bán ớt với giá rẻ mạt, khoảng 8.000 đồng/kg. Nhiều hộ để ớt chín mới thu hoạch, mang về phơi khô, chờ lên giá mới bán" - chị Phương ngậm ngùi.

Không chỉ nông dân mà các thương lái người Việt cũng khốn đốn bởi số ớt xanh thu mua tồn đọng quá nhiều. Theo bà Trần Thị H., người thu mua ớt ở Đại Lộc, buôn bán với đầu nậu TQ giống như chơi với dao, rất nguy hiểm, bởi hai bên không hề cam kết ràng buộc về việc mua bán mà chỉ tin nhau ở chữ tín. Vì vậy, khi thương lái TQ dừng mua hàng đột ngột, các đầu mối người Việt đành ôm nợ.
Ở Quảng Nam, thương lái TQ còn có thời gian thu gom dưa hấu. Nhiều nông dân thấy dưa hấu được giá nên cũng đua nhau trồng. Mới đây, thương lái TQ lại dừng mua giữa chừng khiến dưa hấu rớt giá không phanh. "Các đầu mối người Việt lỡ mua hàng tấn dưa với giá cao để bán lại cho thương lái TQ đành mang ra chợ bán, mong vớt vác lại ít vốn. Tuy nhiên, dưa hấu chín quá nhiều, bán không hết nên nhiều người đành đổ bỏ" - bà H. ngao ngán.

Đau hơn cả là những nông dân một nắng hai sương bị sụp bẫy của thương lái TQ đến tán gia bại sản. Chuyện xảy ra cuối năm 2011 nhưng đến nay, nhiều nông dân ở vùng ven biển Bạc Liêu vẫn chưa thể nguôi ngoai. Bà Võ Thị Nga ở ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu, nhớ lại: "Trước Tết, có một người lạ mặt đến dọ mua 100 tấn bần ổi để xuất qua TQ làm thuốc với giá 100.000 đồng/kg cây, 50.000 đồng/kg lá. Tôi đồng ý và đã bỏ ra khoảng 1 tỉ đồng để cùng hàng chục người tổ chức thu mua bần ổi khắp nơi. Sau khi gom đủ bần ổi, tôi gọi điện cho người này đến lấy hàng nhưng chết điếng vì nghe trả lời không mua nữa".

Người trồng khoai vỡ mộng

Gần một tháng nay, nông dân trồng khoai lang tại ĐBSCL lâm cảnh điêu đứng vì khoai lang tím Nhật xuất đi TQ rớt giá thảm hại. Nhiều thương lái địa phương cũng lao đao vì thương lái TQ đã về nước, bỏ lại số nợ mua khoai hàng tỉ đồng.

Năm 2011, báo chí đã cảnh báo việc thương lái TQ sang Vĩnh Long thuê đất trồng khoai. Bỏ qua khuyến cáo của chính quyền địa phương, nhiều người dân đã ồ ạt chuyển hàng trăm hecta diện tích lúa đông - xuân, hoa màu sang trồng khoai xuất khẩu. Có thời điểm, thương lái TQ thu mua trên 1 triệu đồng/tạ khoai (chỉ tính 60 kg), nông dân thu lợi 300-400 triệu đồng/ha. Do vậy, diện tích trồng khoai đã không ngừng tăng lên và phong trào ngày càng "nở rộ", lan sang nhiều địa phương khác.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều nông dân đã vỡ mộng vì giá khoai giảm liên tục, hiện chỉ còn 250.000-300.000 đồng/tạ. Theo nhiều nông dân, 1 công khoai lang cần đầu tư 12-15 triệu đồng, năng suất trung bình khoảng 35 tạ thì với giá hiện nay, họ lỗ 2-5 triệu đồng. Những hộ thuê đất trồng khoai càng bi đát hơn khi chi phí đầu vào tăng gấp đôi.

Tại những vùng trồng khoai khác ở ĐBSCL như Lấp Vò - Đồng Tháp, Cờ Đỏ - TP Cần Thơ..., hàng trăm hecta khoai lang cũng đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Khi sản lượng khoai lang ngày càng tăng, thương lái TQ vin cớ chỉ mua loại nhỏ (3 củ/kg), khoai lớn họ không mua hoặc mua với giá rất thấp. Giá khoai giảm, nông dân chờ giá lên mới bán nhưng càng chờ thì khoai càng lớn, lúc đó thương lái TQ lại ép nông dân bán với giá rẻ mạt.

Nhiều thương lái địa phương cũng đã sập bẫy thương lái TQ. Một số thương lái TQ đã âm thầm về nước, không thanh toán tiền mua khoai hàng tỉ đồng. Ông Nguyễn Thắng, một thương lái thu mua khoai tại xã Tân Thành, huyện Bình Tân - Vĩnh Long, mếu máo: "Thương lái TQ còn nợ vựa của tôi 700 triệu đồng nhưng gọi điện thoại hoài mà họ không nghe máy. Nghe đồn họ đã về nước, tôi đứng ngồi không yên mấy ngày nay. Nếu họ quỵt luôn thì tôi cũng không biết đòi tiền ở đâu".

Ngón đòn ác hiểm

Mua cao hơn giá thị trường là đòn tâm lý ác hiểm nhất mà đa số thương lái TQ dễ dàng "đánh gục" người bán ngay lần đầu giao dịch. Lúc đầu, họ tỏ ra dễ dãi trong việc mua bán và trả tiền sòng phẳng, thậm chí còn sẵn sàng đặt cọc trước 30%. Sau một thời gian, họ giở trò than vãn nhằm khất nợ hoặc trả chậm. Khi số tiền lên đến bạc tỉ, nhiều người lần lượt... "hô biến".

A Kiều là một "khách du lịch" TQ đến tạm trú tại khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn - Cà Mau, hơn một năm nay để thu mua cua thương phẩm. Bà ta về nước hồi tháng 3-2012 mang theo số nợ hơn 6 tỉ đồng không hẹn ngày trở lại. Cùng về nước với A Kiều còn có một người tên A Mao, cũng mang theo số nợ vài tỉ đồng.

Theo tài liệu của Công an thị trấn Năm Căn, A Kiều tên thật là Wang Juanmei (SN 1974), tạm trú tại nhà bà Trần Thị Bảy. Bà Bảy cho biết khi bỏ trốn, A Kiều nợ tiền thuê nhà bà 7 tháng, mỗi tháng 2 triệu đồng. "Tôi còn phải trả tiền cho người giặt quần áo của A Kiều 600.000 đồng/tháng. Đau nhất là tôi mượn tiền của hàng xóm cho A Kiều vay 60 triệu đồng, giờ phải trả góp" - bà Bảy than thở.

Ông Đỗ Chí Hùng, chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn, cho biết A Mao còn nợ ông 1,7 tỉ đồng mua cua, giờ vô phương đòi. Không chỉ các vựa cua lớn, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở Cà Mau và Bạc Liêu cũng là nạn nhân của thương lái TQ. Người bị quỵt ít nhất 15 triệu đồng, nhiều nhất trên 1,6 tỉ đồng...

Theo ông Đỗ Văn Nam, thương lái nước ngoài chỉ cần thu mua hàng với giá cao trong vài vụ là nhiều nông dân đã tin tưởng, đổ xô sản xuất, cung cấp cho họ. "Đến lúc nào đó, có thể họ ôm hàng bỏ trốn hay ép giá, không mua... Vì thế, nông dân phải hết sức cẩn trọng với thương lái nước ngoài" - ông Nam khuyến cáo.

Ông Nam cho rằng để không rơi vào cảnh bị lường gạt hoặc nông sản ế thừa do thương lái nước ngoài bỏ trốn hay ngưng thu mua, nông dân cần tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, Nhà nước khuyến khích nông dân và doanh nghiệp phối hợp thành lập chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản. "Nông dân không nên ham lợi trước mắt khi bán nông sản cho thương lái nước ngoài với giá cao mà cần xác định đầu ra bền vững là lựa chọn hàng đầu" - ông Nam nhìn nhận.

Trong khi đó, Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu hàng giả và gian lận Trung ương nhận định việc thương lái nước ngoài trực tiếp tổ chức mạng lưới thu gom hàng hóa của nông dân là vi phạm quy định của Việt Nam. Việc thu gom nông sản, thủy sản tận cơ sở sản xuất của thương lái TQ đã gây xáo trộn thị trường trong nước.

(Theo NLD)








Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。



Friday, May 25, 2012

Fw: [ExryuVietnam] AI BU*'C TU*? CO*` VA`NG


From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: EXRYU -WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Sent: Friday, May 25, 2012 2:36 AM
Subject: [ExryuVietnam] AI BU*'C TU*? CO*` VA`NG

 
 
Chào quý anh chị,
 
Thật tiếc cho 1 số Việt kiều như 1 bác exryu ở Úc, chửi Cộng mấy chục năm nay mà chế độ CS vẫn vững & lớn mạnh !
Bác exryu này làm thơ, chửi Cộng mãi , Cộng sản vẫn không suy đổi nên xoay ra chửi đổng đàn bà & exryu khác chính kiến với mình !!
 
Trí thức mà tư duy chỉ quanh quẫn chụp mũ, chửi,  mạ lỵ như vầy  thì  thật tội nghiệp cho chính nghiã  cờ vàng  quá !!
 
Toà lãnh sự VN được thành lập thêm ở San Francisco, đại học RMIT của Úc kinh doanh với chính phủ VC ...v..v...  
Nghe ông thứ trưởng Sơn trả lời phỏng vấn của "KGB Hải Ngoại" đầy tự tin trong video về chuyến thăm TS vừa qua , chứng tỏ  chính phủ VN coi thường cộng đồng chống Cộng với các trí thức như bác này !!
 
Nhà nước coi thường & tự tin  vì biết là chống Cộng như bác này không thu phục được ai cả , ngay cả dân tỵ nạn cũng ngán ngẫm với tư duy quanh quẫn chỉ biết chụp mũ ,  mạ lỵ khiếm nhã với đàn bà, với những đồng hương khác chính kiến với mình .
 
Mời quý anh chị quan tâm  đọc bài sau đây.
Thân kính,
Quí Nguyễn
 
Ai Bức Tử Cờ Vàng?
 
Xích Lô Việt
 
LTS: Theo đúng nghĩa, tất cả các quân nhân chết vì phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ mình đều được xem là "vị quốc vong thân".
 
Nhưng, các quân nhân của các đế quốc mang quân viễn chinh, dù được tuyên truyền là bảo vệ tự do, hay vãn hồi hòa bình cho một phần lãnh thổ của một xứ lạc hậu nào đó, khi tử trận chắc chắn không thể được gọi là vị quốc vong thân.
 
Từ đó suy nghĩ về những cái chết của các quân lính chiến đấu bằng lương bỗng của các thế lực ngoại cường trên đất nước mình. Ở quốc gia bản địa, nơi có mặt anh đế quốc kia, dân chúng cũng được ngụy trang tinh thần bằng những danh từ rất xa rời thực tế: "chiến đấu cho tự do"(?) "chiến sĩ hòa bình"(?) để đánh giết người anh em đang kham khổ và bền bĩ chống ngoại xâm, và gọi là "giết giặc," thật là nghịch lý làm sao!
 
Điều đáng tiếc là chuyện đã kéo dài quá lâu (21 năm), đủ để "hoang ngôn thiên lập thành chân", nhiều người ở miền Nam vẫn còn tin rằng mình đã chiến đấu anh dũng cho "quốc gia" mình!
Thật ra nơi nào thì cũng có những anh hùng. Xem các phim võ lâm kiếm hiệp của Tàu, người ta thấy đầy dẫy những trường hợp khi lâm vào thế cùng, những tay đầu sỏ cũng tự vận rất ... anh hùng. Bài phân tích sau đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ thêm trường hợp những nhân vật trong đề tài. (SH)

Kể từ khi chế độ VNCH sụp đổ chúng ta thường nghe rất nhiều đến cụm từ "VHCH bị bức tử" mà dân cờ vàng luôn than vãn . Bị bức tử có nghĩa là bị buộc phải chết . Ai buộc? Họ không nói ra nhưng ai cũng có thể hiểu họ ám chỉ Mỹ.
 
Thế nhưng họ không bao giờ tỏ ra hận Mỹ và luôn trút sự hận thù này cho CS.
 
Dân chống cộng cờ vàng nói như thế để chống chế và khỏa lấp rằng họ không hèn nhát, không phải họ không biết chiến đấu, không phải vì họ yếu kém phải bỏ chạy mà bị cưỡng bức phải thua, chứ họ vẫn anh hùng lắm. Mỹ đã "bức" họ phải "tử" chứ CS không thể làm họ tử được.
 
Võ Long Triều một bộ trưởng, một dân biểu trong chế độ VNCH, trong một bài viết đăng trên báo Người Việt mới đây lại không dùng từ này mà đặt câu hỏi "Ai bán VNCH cho cộng sản Hà Nội" rồi kết luận là bu Mỹ và Hà Nội đã thương lượng nhau để "bán" cái anh VNCH này. Võ Long Triều đặt câu hỏi như thế đã tự thú nhận VNCH là chỉ là một thứ đồ chơi hay chỉ là con cún của Mỹ cho nên bu muốn bán lúc nào thì bán muốn bán cho ai cũng được. Bị bán một cách tức tưởi.
Lúc thì Võ Long Triều nói Mỹ đi đêm với Tàu để dâng miền Nam VN:
"Được trả tự do năm 1988 tôi có dịp đọc hồi ký của Ngoại Trưởng Mỹ thời đó là ông Henry Kissinger mới biết rõ, chính ông ta dâng miền Nam Việt Nam cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai ."
 
Lúc thì nói Mỹ thương lượng với Hà Nội để bán đứng VNCH :
"Và sự kiện chứng minh rõ ràng nhứt, Kissinger và Tướng Haig tự ý thương lượng với Bắc Việt mà không hề hỏi ý kiến chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi cả thế giới hiểu rằng sự đàm phán phải do hai bên Nam, Bắc Việt thương lượng điều kiện để tiến tới hòa bình. Hội đàm Paris chỉ là một màn kịch do Hoa Kỳ đạo diễn để trao Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản Hà Nội., "
 
Kissinger và Lê đức Thọ bắt tay nhau sau khi ký thỏa hiệp Ba lê 22Jan1973
Kissinger và Lê đức Thọ bắt tay nhau 22Jan1973 sau khi ký thỏa hiệp Ba lê
Ảnh : http://nixon.archives.gov/exhibits/decbomb/chapter-v.html
 
Võ Long Triều , một bộ trưởng, một dân biểu cờ vàng còn nhận định và than thân trách phận thú nhận rằng Mỹ đã đem VNCH rao bán như bán mớ rau con cá thì các anh cờ vàng nghĩ sao? Một chế độ mà Mỹ muốn bán cho ai cũng được, muốn nó chết là nó phải chết không thể cưỡng lại thế mà cũng xưng danh là một "quốc gia" có chính nghĩa được sao? Hễ cứ ai nói rằng các anh là tay sai, là nô lệ thì các anh nhảy dựng lên mà phản bác. Các anh luôn tuyên truyền cho dân cái ảo tưởng các anh là đồng minh của Mỹ cho nó sang. Đồng minh nào mà có quyền rao bán, bức tử các anh được như thế?
 
Báo chí và tâm lý chiến cờ vàng luôn nâng tầm quan trọng của VNCH lên hàng "đồng minh" của Mỹ và nổ rằng là VNCH là tiền đồn (của Mỹ) chống cộng số một ở Đông Nam Á cho nên Mỹ không thể xem nhẹ.
Đồng minh của Mỹ nhưng chưa bao giờ tổng thống của VNCH được đón tiếp bằng nghi lễ xứng tầm đồng minh, chẳng bao giờ được phép bước chân vào nhà trắng.
 
VNCH đã chết rồi, dù có than thân trách phận rằng bị bức tử, bị bán, hay bị bỏ rơi thì cũng thế thôi. Nói một cách cụ thể và hình tượng thì VNCH chỉ là một thứ công cụ sử dụng cho lợi ích của Mỹ, không dùng được nữa thì vứt nó đi, sự thật đã quá rõ.
 
Cố thanh minh về việc phải cởi quần mà chạy nhằm giấu đi cái hèn cái nhục họ lại càng làm lòi cái bản chất nô lệ ra . Cái bản chất nô lệ đã được Nguyễn Văn Thiệu tổng thống VNCH thừa nhận công khai rằng Mỹ cho bao nhiêu thì đánh bấy nhiêu.. Thế cho nên cái kết cục phải cởi quần chen nhau mà chạy chính là hệ quả của thân phận bầy tôi nô lệ.
 
 
Cảnh hỗn loạn khi Ban Mê Thuột thất thủ
 
Ngay sau khi thất thủ Ban Mê Thuột, quốc hội Mỹ đã bác quân viện bổ sung 300 triệu đô la cho VNCH do tổng thống Mỹ đề nghị. Số phận chế độ VNCH đã được định đoạt và đã gõ hồi chuông báo tử cho chế độ này. Không có tiền đồng nghĩa với đói và chết.
 
 Đây là cú sốc rất lớn cho Nguyễn Văn Thiệu và cũng từ đó Nguyễn Văn Thiệu trở nên hoảng loạn đi đến quyết định co cụm, liệu cơm gắp mắm, sống ngày nào hay ngày ấy là "rút lui chiến thuật, tái phối trí lực lượng" phổ biến trong cuộc họp tướng lãnh tại Cam Ranh ngày 14.3.1975.
VNCH phải chết khi kẻ nuôi dưỡng nó chết, chẳng phải ai bức tử nó, chẳng ai bán nó, cũng không phải bu nó ghét bỏ gì nó rồi bỏ rơi nó, mà là bu nó chết rồi dìm nó chết theo. Cả hai bu con đều bị bức tử dưới sức mạnh của toàn dân VN.
 
Bức tử, bị bỏ rơi, bị phản bội, bị bán đứng, là lời than vãn mà cờ vàng thường trách bu. Họ không thể đủ sáng suốt để nhận ra rằng bu không bao giờ muốn họ tử. Tiền bu đâu phải tiền trên trời rơi xuống mà là tiền của dân Mỹ, bỏ bao nhiêu tiền của kể cả sinh mạng của mình để nuôi dạy nó mà nó lăn ra tử thì bu ăn nói thế nào với dân Mỹ đây ? Cho nên bu luôn muốn nó là một tay sai thực sự mạnh để giúp bu bớt gánh nặng. Nhưng lực bất tòng tâm, bu không thể cứu lấy nó được, bu chỉ cố cứu lấy mình cứu lấy cái danh dự nước Mỹ.
 
Người bức tử chế độ cờ vàng chính là nhân dân VN, Sức mạnh chiến đấu từ lòng yêu nước của nhân dân VN đã bức tử cả hai bu con, bức tử cả những tướng lãnh mà họ đang tôn vinh là anh hùng.
 
Cái khác biệt lớn giữa bu con VNCH là bu nó thì thừa nhận đã thua phải bỏ của chạy lấy người chỉ mong CS nới tay để bu nó gỡ gạc được chút sĩ diện. Còn nó thì dù nó có bị đối phương tuột quần banh xà rông nó vẫn bảo nó không thua, nó bị "bức tử", nó bị "cưỡng chiếm" , nó bị phản bội, nó bị bán. Nó vẫn anh hùng nó vẫn còn quốc gia, nó vẫn còn lá cờ vàng, nó vẫn còn "quân lực". Không phải nó nói chơi cho vui mà nó thực sự nghĩ như thế, đó mới là điều quái kỳ đời.
 
Thế giới này đang hiện diện một "quân lực" không hề đụng hàng từ Đông chí Tây từ cổ chí kim.
Quân thì không ai dưới 60 tuổi, lực thì là súng nhựa đeo lủng lẳng, cầm cờ vàng xếp hàng diễu binh, Xe thì xe lac xon chạy vòng vòng để "biểu dương lực lượng" cho Mỹ nó coi mỗi lần đến "ngày quân lực". Đó chính là "quân lực " VNCH.
 
 
"Quân lực" VNCH đang biểu diễn trên đường phố Mỹ
 
"Quân lực" này đang thờ 5 vị "anh hùng vị quốc vong thân" toàn là những anh hùng chết trong nhà, nếu không phải tự tử thì cũng bị tử hình chẳng có ai hy sinh vì ra sức chiến đấu bảo vệ cho lá cờ vàng.
Ta hãy điểm sơ qua những anh hùng của họ "vị quốc vong thân" như thế nào.
 
Phạm Văn Phú :
 
Phạm văn Phú là Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân đoàn 2. Những tính toán sai lầm của Phú đi đến kết cuộc mất Ban Mê Thuột. Sốc, uất ức vì bị Nguyễn Văn Thiệu đổ hết trách nhiệm trong việc thất thủ Tây Nguyên cùng với việc bị thất sủng, phải bàn giao quân đoàn 2 của Phú sáp nhập vào quân đoàn 3. Ngày 2.4.1975 trong lúc chờ bàn giao quân đoàn 2 cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu tư lệnh phó quân đoàn 3, Phú đã rút súng tự sát tại Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết nhưng bị cản lại. Bị tước quyền, Phú rất đau và căm, cho rằng Phú bị coi thường và bị sỉ nhục. Không chịu nổi những áp lực và thấy trước cái chết của chế độ cờ vàng Phú uống thuốc độc chết 28 ngày sau đó.
Như vậy người "bức tử" Phạm Văn phú chính là Nguyễn Văn Thiệu. Phú không hề "vị quốc vong thân" mà tự tử vì quá phẫn uất và thất vọng.
Trong bài bút ký" Những bí mật về trận thất thủ Ban Mê Thuột" Lữ Giang đã viết theo lời kể của Đại Tá Phạm Duy Khang rằng sau khi đại tá Luật tỉnh trưởng Ban Mê Thuột bị bắt, vợ Phạm Văn Phú đã cử Thiếu Tá Phạm Huấn đến gặp đại tá Phạm Duy Khang (người được tướng Phú dự định thay thế đại tá Luật) cho biết rằng muốn làm tỉnh trưởng Ban Mê Thuột phải cam kết rằng sẽ chia cho bà Phú 20% số tiền tái thiết. Cuộc thương lượng không thành chức tỉnh trưởng Ban Mê Thuột được giao ngay cho Đại Tá Trịnh Tiếu.
Bà vợ ông tướng mà có thể quyết định được việc bổ nhiệm một tỉnh trưởng. Chi tiết trên cho thấy anh tướng này này chẳng thể nào "vị quốc cờ vàng" cho được
 
Lê Nguyên Vỹ:
Lê Nguyên Vỹ là chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Sau khi nghe lệnh đầu hàng từ Dương Văn Minh, ngoài kia đối phương bao vây căn cứ Lai Khê khóa chặt hai cổng phía Nam và phía Bắc, bắc loa phát lời Dương Văn Minh kêu gọi buông súng và kêu gọi tướng Vỹ đầu hàng dồn dập, Lê Nguyên Vỹ hoảng hốt ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ rồi rút súng tự tử.
Treo cờ trắng đầu hàng nhưng vẫn là anh hùng cờ vàng như thường chỉ vì dám anh dũng tự tử. Sở dĩ Vỹ tự tử vì Vỹ không còn chạy đi đâu được, Tâm lý chiến cờ vàng đã gieo vào đầu vị tướng này cái thảm họa ghê gớm nếu lọt vào tay CS nhất là đối với một vị tướng tư lệnh như Vỹ. Tự tử là cách lựa chọn để tránh sự trừng phạt.
 
Lê Văn Hưng:
Hưng thực sự nổi lên dưới mắt Nguyễn Văn Thiệu từ năm 1972 với thành tích tử thủ An Lộc và được vinh thăng chuẩn tướng. Trận này Hưng cũng được đối phương mổ xẻ rất nhiều. Năm 1974 Hưng được bổ nhiệm làm tư lệnh phó quân đoàn 4 và vùng 4 chiến thuật. Ngay khi nhậm chức Hưng đã tung ra những cuộc hành quân tảo thanh càn quét gây tổn thất lớn cho Việt cộng. Tháng 2.1975 Hưng mở chiến dịch lớn tấn công mật khu U Minh của đối phương bằng tất cả những gì có trong tay và vũ khí đạn dược còn lại. Là một chỉ huy quân đoàn nhưng Hưng lại không thể biết được những toan tính ở cấp trung ương, không biết được tình hình chiến sự các nơi khác và không biết SaiGon đang hấp hối.
Cho nên đến ngày 29.4.75 Hưng rất ngỡ ngàng khi những sĩ quan cao cấp không quân hải quân lần lượt đào ngũ bỏ chạy. Là một con chiên có thâm thù với CS, Hưng toan tính tập họp tàn quân để cố thủ nhưng quân lính đã tan hàng. Thất vọng, quẫn trí và lo sợ sẽ bị cách mạng trừng phạt Hưng đã tự tử tại tư dinh.
 
Nguyễn Khoa Nam:
 
Nguyễn Khoa Nam là Thiếu Tướng tư lệnh quân đoàn 4 và vùng 4 chiến thuật. Sau khi nghe tin Hưng đã tự tử Nguyễn Khoa Nam cũng tự tử.
Cả Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đều tự tử bằng súng ngày 30.4.1975. Sự tấn công vũ bão của quân giải phóng khiến chính quyền Sai Gon náo loạn nhưng miền Tây vẫn yên tĩnh. Đã có lúc nhiều chính khách đã có ý chọn Cần Thơ làm thủ phủ để cố thủ giữ vùng 4 chiến thuật. Nhưng Sai gon sụp đổ và quân đội VNCH tan rã quá nhanh làm cho những tướng lãnh dù có ý định chống lại cũng không thể làm gì được. Đó là số phận của Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam. Việc tự tử của các tướng Hưng và Nam hệ quả của sự bế tắc hoảng loạn và lo sợ.
 
Hồ Ngọc Cẩn:
 
Hồ Ngọc Cẩn là Đại Tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện. Tỉnh Chương Thiện được lập ra từ thời Ngô Đình Diệm nhằm bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật đồng thời kiểm soát cửa ngõ U Minh. Sau khi hiệp định Paris ký kết Chương Thiện là điểm nóng nhất của vùng 4 chiến thuật bởi kế hoạch giành dân chiếm đất, tràn ngập lãnh thổ của Nguyễn Văn Thiệu. Ngay sau khi Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực (28/1/1973) Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: "Không thi hành Hiệp định Paris – không hòa bình – chống hòa hợp với cộng sản." Thiệu ra lệnh cho quân đội tiếp tục đánh tới, lấn đất giành dân cắm cờ cùng khắp – tràn ngập lãnh thổ. "Nếu Việt cộng dùng súng lục thì Quốc gia trả lời bằng súng cối, súng đại bác".
Ngày 2/2/1973, Bộ Tư lệnh vùng 4 chiến thuật và Quân khu 4 triệu tập các sĩ quan chủ chốt và chính quyền các cấp phổ biến ý kiến Nguyễn Văn Thiệu về Hiệp định Paris và tuyên bố:
"Trên hòa bình – dưới chiến tranh, xử bắn người nào hoan hô hòa bình, xử bắn lính trốn, bỏ tù những gia đình binh sĩ có con em bỏ trốn, buộc nhà dân phải treo cờ quốc gia trước nhà, trên ghe xuồng, sơn cờ trên mái nhà, rồi mời ủy ban quốc tế đến xem và xác nhận cho vùng kiểm soát của VNCH. "
Hồ Ngọc Cẩn đóng vai trò rất lớn trong việc bình định, giành dân lấn đất của Nguyễn Văn Thiệu và do đó gây ra rất nhiều nợ máu. Ngày 30.4.75 trong khi mọi nơi đã buông súng, Cẩn không lường hết được tình hình và sức lực mà vẫn ra lệnh chống trả. Kết cục là Cẩn bị bắt sống và bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ.
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ tháng 8/1975
Ảnh: http://dantocvietnam.com/?p=35062
 
Cái chết của Cẩn là một sự đền tội. Các sĩ quan khác cao cấp hơn Cẩn rất nhiều nhưng vẫn không ai lĩnh án như Cẩn, điều này cho thấy Cẩn đã gây quá nhiều tội ác. Quân và dân vùng Chương Thiện không ai không biết đến tội ác của viên tỉnh trưởng khét tiếng này, có kế hoạch trừ khử Cẩn từ lâu nhưng không thành công phải chờ đến trận đánh cuối cùng.
Cái chết của Cẩn được biến hóa thành anh hùng vị quốc vong thân của cờ vàng và được phát tán rộng rãi bởi tấm hình Cẩn bị xử bắn. Dưới đây là tấm tình được sao chép và sửa chữa lại từ bộ phim "Cọp Rằn Chương Thiện" sản xuất ở hải ngoại do Trần Hùng đóng vai Hồ Ngọc Cẩn và Mỹ Huyền đóng vai du kích Việt Cộng
 
 
Tấm hình Cẩn bị xử bắn được phát tán rộng rãi trong cộng đồng cờ vàng nhưng không bao giờ ghi xuất xứ khiến nó trở thành một hình ảnh thực trong suy nghĩ của cộng đồng cờ vàng. Hơn nữa họ còn gắn vào mồm Hồ Ngọc cẩn những câu nói đầy khí khái cờ vàng làm cho tên tuổi của Cẩn trở thành anh hùng của VNCH.
 
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt và hô to" Đả đảo cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm"
 
Nhìn tấm hình anh cán binh CS cấm súng chĩa vào đầu Hồ Ngọc Cẩn nếu tinh ý một chút thôi cũng có thể nhận ra đây không phải cảnh ở sân vận động nơi Cẩn thi hành án. Anh cán binh CS quấn khăn rằn, đầu chải chuốt bóng mượt lại cầm cây colt 45 của VNCH để xử bắn là điều không thực tế và rất khôi hài.
 
Tấm hình thứ hai là hình màu được chụp góc thấp, chụp cận cảnh không thể là khoảnh khắc thời sự và cũng không thể có được vì năm 1975 chưa có phim màu ở VN. Không có ai có thể đến gần cầm máy chụp ở góc và cự li ấy trong lúc đang hành quyết.
Moi những tướng lãnh tự tử ra rồi tô vẽ tôn làm anh hùng, thậm chí còn làm giả những tấm hình để gây xúc động, dân cờ vàng muốn cho mọi người thấy rằng cờ vàng cũng có lý tưởng như ai, cờ vàng cũng có người coi thường cái chết dám hy sinh cho cờ vàng.
 
Một "quốc gia" mà còn tiền thì đánh hết tiền thì chạy, một chính quyền mà Mỹ muốn chết là phải chết, Một chế độ mà tổng thống của nó có thể bị trừ khử bất cứ lúc nào nếu không làm hài lòng người Mỹ. Một quân đội mà chức tỉnh trưởng có thể mua được từ một người đàn bà, như thế mà dân cờ vàng cứ lấy đó làm khuôn mẫu để chiêu dụ người dân và rao giảng về tự do dân chủ mãi cho đến tận hôm nay.
 
Nếu muốn sử dụng từ "bức tử" cho nó đúng với thực tế thì phải nói rằng sức mạnh được hun đúc từ lòng yêu nước và khát khao độc lập của dân tộc ta đã bức tử cái chế độ nô lệ cờ vàng. Chính sức mạnh này đã buộc đế quốc Mỹ phải tháo chạy theo đúng nghĩa, giành lại nền độc lập cho đất nước, thống nhất được tổ quốc, nối liền bờ cõi VN, non sông của tổ tiên để lại mà dân cờ vàng luôn mong muốn nó chia cắt mãi mãi...
 
Xích Lô Việt
13-May-2012
 
To Post a message, send it to:   bio-vn@eGroups.com

To subscribe, send a blank message to: bio-vn-subscribe@eGroups.com

To un-subscribe, send a blank message to: bio-vn-unsubscribe@egroups.com
.

__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___


Wednesday, May 23, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] Re: Sách mới về Biển và Đảo VN


----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: bio vietnam <bio-vn@yahoogroups.com>; "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Wednesday, May 23, 2012 11:08 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] Re: Sách mới về Biển và Đảo VN

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---

Những yêu sách đối kháng của VN và TQ ở khu vực bãi ngầm Tư Chính & Thanh Long trong biển Đông

Tác giả: Brice M. Claget (Văn phòng Luật sư Covington & Burling, Washington, D.C)
Số trang: 156
Giá tiền: 40.000 đồng
NXB Chính trị quốc gia - Sự thật

Căn cứ vào Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thêm lục địa Việt Nam và phù hợp với các quy định của luật biển quốc tế hiện đại, có thể khẳng định các bãi ngầm Tư Chính cũng như các khu vực mỏ dầu Thanh Long và Đại Hùng hoàn toàn nằm trong giới hạn thềm lục địa Việt Nam. Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã và đang tiến hành các hoạt động quy hoạch, thăm dò và khai thác khu vực này. Chính phủ ta đã có quyết định thành lập "Cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ" thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (năm 1989). Tại đó, hiện đang có trên một chục trạm thường xuyên phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, khai thác hải sản và thăm dò dầu khí bình thường của nước ta. Ngày 08-5-1992, Công ty Dầu mỏ ngoài khơi Trung Quốc ký một hợp đồng đặc nhượng cho Công ty Năng lượng Creston của Mỹ vào thăm dò dầu khí tại khu vực Tư Chính và lập luận rằng khu vực Tư Chính thuộc "vùng nước kế cận quần đảo Nam Sa, lãnh thổ Trung Quốc".

Trước sự quan tâm của thế giới và các nước trong khu vực, Luật sư Brice M. Claget thuộc Văn phòng Luật sư Covington & Burling của Mỹ đã đưa ra tài liệu nghiên cứu phân tích về mặt pháp lý liên quan đến khu vực này đăng trên tạp chí Dầu mỏ và Khí đốt (Oil & Gas) của Anh (các số 10 và 11 năm 1995). Bằng phương pháp phân tích khách quan thực tiễn quốc tế và thông qua việc vận dụng các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hiện nay, bao gồm cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, của Tòa án quốc tế, ông đã chứng minh rõ ràng "yêu sách của Trung Quốc… là bất hợp lý", đối lập sâu sắc với những nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế điều chỉnh quyền đối với thềm lục địa và hoạch định ranh giới biển" và "sẽ bị bất kỳ một tòa án nào bác bỏ khi áp dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển hay luật tập quán quốc tế".

Năm 1996, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đôngcủa Luật sư Brice M. Claget, để có thêm căn cứ hiểu rõ quan điểm lập trường đúng đắn phù hợp với luật pháp của nước ta trong việc xác định phạm vi chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp trên biển trong tình hình hiện nay thông qua đàm phán hòa bình.

Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần tiếp tục khẳng định lập trường đúng đắn của Nhà nước ta về các vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật tái bản cuốn sách Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông.
Đinh Trọng Minh


From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: bio vietnam <bio-vn@yahoogroups.com>; "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Tuesday, May 22, 2012 12:51 PM
Subject: Sách mới về Biển và Đảo VN


Xin giới thiệu qúy anh chị sách về Biển đảo VN, in trong nước .
Ðề nghị qúy anh chị phổ biến rộng rãi thông tin này .
NT Bình


Sách mới :

1 . Biển và Đảo VN (mấy lời hỏi đáp) NXB Tổng Hợp Tp:
http://nxbhcm.com.vn/Chi-tiet-sach/658/bie%CC%89n-va%CC%80-da%CC%89o-vie%CC%A3t-nam-ma%CC%81y-lo%CC%80i-ho%CC%89ida%CC%81p.aspx

2 . Nhìn ra biển khơi -  NXB Tổng Hợp
http://esieuthi.vn/Nhin-Ra-Bien-Khoi

3 . HS TS Hỏi và đáp NXB Trẻ
http://esieuthi.vn/Bien-Dao-Viet-Nam-Hoang-Sa-Truong-SaHoi-va-Dap

4 . Và 1 cuốn cũ nhưng khá chi tiết .
HSTS là của VN  NXB Trẻ :

http://nxbtre.com.vn/hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam.10639.4239.-1.108.aspx





Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。



Friday, May 11, 2012

Người Khách Trọ Vô tình. Bài viết về người V.N.


----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu-Forum <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Friday, May 11, 2012 7:38 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Fwd: Người Khách Trọ Vô tình. Bài viết về người V.N.

 

----- Forwarded Message -----
From: "johnluc95@" <
Sent: Friday, 11 May 2012 12:06 PM
Subject: Fwd: Người Khách Trọ Vô tình. Bài viết về người V.N.


 Xin kính chuyển để chúng ta cùng suy tư chuyện đời !!!
GPĐạt






Subject: Fw: Người Khách Trọ Vô Tình. Bài viết về người  V.N.
 

-----
 


 
Kính chuyển,
"thật thấm thía "

 
Một cựu nữ sinh GL sau khi đọc bài viết dưới đây đã viết một bài vè kiểu sớ Táo Quân như sau:

 Xưa Mít than khổ,
Chán đời tận cổ,
 Mỹ gánh về đây,
 Ứng luôn mấy vé,
 Ði cả gia đình,
Dặn chớ làm thinh,
Làm rồi nhớ trả,
Tiền nầy công quả,
Dùng tới người sau,
Mít tánh quên mau,
Có tiền, không trả
Còn cười ha hả,
Mai mỉa: NÓ NGU!
Ông sẽ cho xù,
 Ðòi ai cho biết !

 (chuyện quý vị tỵ nạn được ứng cho mượn tiền vé máy bay qua Mỹ nhưng lờ tịt không trả dù chỉ có $20 mổi tháng cho mỗi người, sau INS đòi hỏi những người đi đoàn tụ phải trả tiền vé máy bay, không cho vay nữa vì người Việt "xù" nhiều quá)      
          ***

Mít ta mài miệt
 Ði học lu bù
Mỹ nuôi như cu,
Cho tiền ăn học...
 Sau hồi khó nhọc,
Mít bổng phất lên,
Nhà cất bốn bên,
Tiền xài không hết,
 
(chuyện này thì quý vị biết rồi, chỉ lo làm tiền,
khoe khoang, không giúp người hoạn nạn)


         ***
                        
Mỹ nghèo, Mỹ chết,
 hây kệ, who care !
Tiền gởi bạn bè,
Gia đình họ Mít,
Ở ngoài gốc Mít,
 Ðừng có mà mơ.
 
(lo đem tiền về VN ăn xài, sống "đế vương", ăn chơi
trên sự đau khổ của những người kém may mắn)
   

**********************

Một bài nhận xét quá chính xác - chẳng những là "người khách trọ vô tình" mà còn tệ hơn nữa là tìm mọi cách "rù rút" bó túi và thật vô tâm, mất cả sự công bình chính đáng nữa!!!

Cầu mong con em thế hệ sau này sẽ ngẩng cao đầu và học được lòng quảng đại của dân tộc Mỹ để biết mở lòng và đồng thời biết áp dụng "ăn cây nào rào cây nấy".
Nhìn chung quanh mà xem - Khi ai gian nan, người Mỹ đã nhúng tay vào và giúp đỡ bất kỳ ai trên thế giới không phân biệt màu da chủng tộc.  Nhưng khi nước Mỹ lâm nguy, có mấy ai giúp đỡ họ - chỉ họ giúp đỡ lẫn nhau.
 
********************


NGƯỜI KHÁCH TRỌ VÔ TÌNH

 
                                                              image
 
Rialto là một thành phố nhỏ khô cằn, thiếu nước, chỉ có 93,000 dân nằm trong quận San Bernadino, California, giữa hai freeway 15 và 25. Hơn một nửa dân cư ở đây là những người gốc Mễ di dân, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Thu nhập bình quân mỗi người chỉ khoảng $13,375.00 mỗi năm, và 13%  dân chúng ở đây sống dưới mức đói nghèo của nước Mỹ, trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn những thành phố khác mà thành phố lại không đủ ngân sách thuê nhân viên cảnh sát. Rialto cũng có nhiều "group home kids" mà chúng ta gọi nôm na là "viện mồ côi". Tại đây nhiều em học sinh bỏ học vì cha mẹ quá nghèo hay không biết Anh ngữ, phần lớn các em không có một máy computer ở nhà nên việc học rất khó khăn.

Gần đây, một nhóm người Việt gồm có bác sĩ, thầy cô giáo, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thiết lập một trung tâm giáo dục, khởi đầu trong phạm vi nhỏ mang tên là H.O.M.E. tuy mang danh nghĩa là "Mái Ấm" nhưng theo các sáng lập viên đây là mấy chữ viết tắt của "House of Méditation & Education". Theo người trưởng nhóm, họ muốn chọn Rialto là vì trong vùng, đây là một thành phố nghèo nhất trong vùng, nơi mà trẻ em lêu lổng, nghèo khó cần dân chúng góp tay với chính quyền địa phương để giúp đỡ. Trẻ em có thể đến đây học hay xử dụng computer, được hướng dẫn làm home work hay đọc sách. Sau giờ học ở trường, nếu trẻ em gọi nhau "Go home!" chính là về mái ấm này. Cha mẹ đi theo con cũng được dự phần chỉ dẫn về computer hay hỏi han việc học của con em. Tất cả đều do những thiện nguyện viên làm việc không công. Chính cô bác sĩ trưởng nhóm sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn đi làm bán thời gian để còn thời gian lo cho... các em, cô đã trải qua mười lăm năm vất vả lo cho con ăn học, nay con đã vào đại học, là lúc cô muốn trả nợ đời. Trên nước Mỹ, bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế?

Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như  sau: "Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ  thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở  đây chúng ta chỉ là người khách trọ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình "vẫn đi bên cạnh cuộc đời" không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và  thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một  buổi phát túi ngủ  cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.

Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể "trả ơn", nhiều  tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh "nuôi ong tay áo". Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.

Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.

Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la  nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.

Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.


__
.



__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___