Wednesday, August 24, 2011

24/08 Cơ cấu thị trường có gây ra lạm phát cao không?

07:17 | 24/08/2011
Nền kinh tế nước ta có độ mở cao nên không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng từ diễn biến trên thị trường thế giới. Nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao các nước lân cận có một số điểm tương đồng với kinh tế nước ta như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, giá thực phẩm cũng tăng cao nhưng lại thấp hơn so với tỷ lệ tăng tại Việt Nam?
Một số hàng lương thực, thực phẩm đã điều chỉnh giá bán theo diễn biến của thị trường thế giới, nhưng chủ yếu là tăng giá. Với một quốc gia có vai trò cung cấp lương thực cho thế giới thì diễn biến này dường như đi ngược với nguyên tắc cung – cầu quyết định giá bán hàng hóa. Hơn nữa, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường tăng cũng không phải do tác động của gói kích cầu được thực hiện từ năm 2009 – 2010. Việc tăng giá các mặt hàng lương thực xảy ra muộn hơn rất nhiều so với các mặt hàng công nghiệp khác. Thực tế, giá cả hàng hóa công nghiệp tăng nhanh ngay sau khi sản lượng công nghiệp của thế giới chạm đáy vào tháng 2.2009. Còn giá lương thực trong cả năm 2009 gần như không có biến động mạnh. Tuy nhiên, giá lương thực bắt đầu tăng nhanh vào tháng 8.2010 ngay sau khi thời tiết xấu ảnh hưởng lớn đến các vụ mùa tại các quốc gia cung cấp lương thực lớn trên thế giới.
Giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng do nguồn cung thấp hơn nhu cầu sử dụng. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng ngũ cốc giảm gần 3%, nếu tính luôn cả lượng tăng dân số thế giới thì sản lượng ngũ cốc trên đầu người giảm gần 5%. Vấn đề là tại sao sản lượng giảm chỉ có 5% mà giá cả của một số lương thực lại tăng gần gấp đôi? Một phần có thể được giải thích do nhu cầu về lương thực tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dân số. Cụ thể là một số quốc gia tăng nhập khẩu lương thực để phục vụ nhu cầu của người dân, cũng như chăn nuôi, chế biến hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt là hệ số co giãn của mặt hàng ngũ cốc thấp, đòi hỏi phải tăng giá 24% mới có thể giảm 1% nhu cầu sử dụng.
Diễn biến trên thế giới phần nào lý giải cho tình trạng quyền của người tiêu dùng không có tác động nhanh đến giá lương thực, thực phẩm tại nước ta. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trong nước chững lại chỉ giúp giá các loại lương thực, thực phẩm tăng chậm hoặc giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, tại sao các nước lân cận có một số điểm tương đồng với kinh tế Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, giá thực phẩm cũng tăng cao nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với Việt Nam? Tại sao số lượng lương thực xuất khẩu tăng cao trong những tháng đầu năm mà giá mặt hàng này trong nước tăng cao hơn gấp 2 - 3 lần các nước lân cận. Như vậy, dường như ảnh hưởng của thị trường thế giới không tác động mạnh đến giá lương thực, thực phẩm trong nước như lý do điều chỉnh giá được các doanh nghiệp đưa ra.
Có thể thấy, giá lương thực, thực phẩm chịu sự điều tiết của thị trường, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh. Thực tế, chính sách tài khóa thắt chặt, tiền tệ thận trọng không có tác động mạnh đến diễn biến giá của mặt hàng này. Điều này cũng lý giải việc ở hầu hết các nước, nhất là những nước có nhóm giá lương thực, thực phẩm chiếm quyền số cao trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), khi tính lạm phát cơ bản thì chỉ số giá lương thực, thực phẩm được loại ra. Vì vậy, yếu tố tiền tệ và tài khóa không phải là nguyên nhân làm cho giá lương thực, thực phẩm của Việt Nam tăng cao hơn các quốc gia lân cận.
Các chuyên gia cho rằng, lạm phát chưa được kiềm chế hiệu quả do cấu trúc thị trường có nhiều hạn chế. Thể hiện qua việc giá bán lẻ tăng liên tục từ đầu năm bất chấp giá thu mua có nhiều giai đoạn chững lại hay giảm. Cụ thể là giá thịt lợn bán lẻ đã tăng 82% so với đầu năm, trong khi, giá mua thịt hơi chỉ tăng 51%. Trong khi đó, lương thực, thực phẩm là nhóm hàng hóa có quyền số cao trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, sự yếu kém của cấu trúc thị trường thường chỉ biểu hiện mạnh khi kỳ vọng lạm phát cao. Thực tế này đòi hỏi cơ chế điều hành, quy mô chăn nuôi, hệ thống thu mua phân phối, hệ thống hàng tồn kho cũng như vận chuyển, các tầng lớp trung gian… cần được đổi mới đồng thời, để thị trường vận hành theo đúng quan hệ cung - cầu, không bị các đối tượng đầu cơ làm lũng loạn. 
Như vậy, kỳ vọng lạm phát cao cùng với sự yếu kém của cấu trúc thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng bất thường của giá lương thực, thực phẩm ở nước ta. Việc kiểm soát lạm phát đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các chính sách và một chiến lược dài hơi để kiểm soát lạm phát trong trung và dài hạn, không nên chỉ tập trung nguồn lực vào kiểm soát lạm phát ngắn hạn.
Hải Thanh

24/08 Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam

Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
EmailInPDF.
Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á
 
Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vàosức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông. 
I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á 
Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á. 
Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng. 
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không. 
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần. 
Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không. 
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. 
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển. 
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển. 
II-         II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân 
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai. 
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ. 
Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn. 
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2. 
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm. 
III-         III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông 
Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc. 
Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự... Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn. 
Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.  
Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)
 Hương Trà (gt)

24/08 Tính dân chủ của QH đã được chuyển tiếp


UBTVQH đánh giá kết quả Kỳ họp thứ Nhất và cho ý kiến bước đầu về Kỳ họp thứ Hai, QH Khóa XIII
07:18 | 24/08/2011
Đánh giá kết quả Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII tại Phiên họp đầu tiên của UBTVQH Khóa mới, một số Ủy viên UBTVQH cho rằng, về mặt tổng thể, Kỳ họp thứ Nhất rất thành công. Kết quả của Kỳ họp đã để lại niềm tin lớn, một ấn tượng tốt đẹp đối với đồng bào, cử tri cả nước. QH Khóa XIII tiếp tục phát huy và chuyển tiếp tính dân chủ của QH các khóa trước, đặc biệt là khóa XII - đây là mong mỏi của các ĐBQH và của đông đảo cử tri.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: Cứ chạy đua như thế này thì mãi mãi chúng ta rất khó khăn
Báo cáo đánh giá kết quả Kỳ họp thứ Nhất có nói là các vị ĐBQH đã tiếp nhận nhanh quy trình, thủ tục hoạt động tại kỳ họp. Tôi nghĩ nên bỏ câu này vì tiếp cận nhanh hay không tiếp cận nhanh thì anh phải chấp hành đầy đủ tất cả các quy định của pháp luật;anh biểu quyết là biểu quyết, không đồng ý là không đồng ý, không tán thành là không tán thành. Đã là ĐBQH, vào trong hội trường là phải chấp hành đúng pháp luật, không cần phải nói tiếp cận nhanh hay không nhanh.
Phần II, về một số nội dung cần quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới. Tôi nghĩ nội dung trọng tâm lớn nhất là chuẩn bị Kỳ họp thứ Hai nhưng không được ghi ở đây. Tôi đồng ý với ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý là Chính phủ phối hợp với QH khẩn trương chuẩn bị dự án luật. Như Ủy ban Về các vấn đề xã hội, được giao thẩm tra dự án Bộ luật lao động (sửa đổi), nhưng Chính phủ dự kiến sẽ trình dự án này trong phiên họp tháng 10 của Chính phủ. UBTVQH chúng ta cũng sẽ nghe và cho ý kiến vào dự án bộ luật này trong tháng 10. Chúng tôi đang đốc thúc bên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cố gắng đưa ra sớm được không, còn cứ chạy đua như thế này thì mãi mãi chúng ta rất khó khăn trong quá trình thẩm tra cũng như trình QH những dự án luật có chất lượng.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’Sor Phước: Tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban sẽ giúp nâng cao trình độ
Về việc bầu không đủ Ủy viên UBTVQH, Trưởng ban Dân nguyện tại Kỳ họp thứ Nhất - ta phải đối mặt với thực tiễn là như vậy. Hôm nay UBTVQH họp đánh giá kết quả Kỳ họp - thì đó là vấn đề chúng ta chưa đạt. Việc này tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm.
Về số lượng các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban. Qua nắm tình hình chung của các đại biểu, tôi thấy các đại biểu có nhu cầu tham gia các Ủy ban. Tôi rất tiếc, vì chúng ta có thể mở trầnvề số lượng thành viên Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của chúng ta ra - việc này là thuộc thẩm quyền của chúng ta. Số lượng thành viên Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH khóa trước là tiền đề để chúng ta nghiên cứu, tham khảo, định hướng. Nhưng trong tình huống cụ thể, chúng ta có thể nới rộng ra, nếu không phạm vào nguyên tắc cơ bản. Tôi nghĩ nguyên tắc cơ bản ở đây là tổ chức cứng của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban. Còn các thành viên chỉ tham gia kiêm nhiệm thôi, thì ta nên mở rộng. Tôi đã gặp trực tiếp một số Trưởng đoàn ĐBQH, các đồng chí cũng rất tha thiết, rất chí cốt muốn tham gia Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban. Theo họ, trong quá trình hoạt động tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban sẽ nâng cao được trình độ và thực hiện tốt chức năng người đại biểu dân cử.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Cần tránh tình trạng vừa bắc nước vừa chờ gạo
Vừa rồi Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu và Ủy ban Pháp luật có chủ trì triển khai Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh thì có một hiện tượng này rất đáng lo. Tuy chúng ta yêu cầu tất cả các cơ quan khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Hai, thực ra còn hai tháng nữa, nhưng một số dự án luật đã trình Chính phủ ở phiên họp tháng 8 (tức là đã họp rồi) và một số dự án nữa thì lại đến tháng 9 mới trình, theo tôi quá chậm. Do đó đề nghị UBTVQH có ý kiến với Chính phủ cần khẩn trương về những dự án luật này; cần chuẩn bị để sau đó còn có các khâu chuyển sang cho UBTVQH, chuyển sang cho các Ủy ban để còn thẩm tra và còn gửi ĐBQH. Còn nếu không lại trở lại trình trạng vừa bắc nước, vừa chờ gạo mới thổi được cơm thì rất khó.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng: Tại Kỳ họp cuối năm nay, QH cần thông qua Nghị quyết... thì mới kịp
Về nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ Hai, tôi muốn bổ sung việc xem xét, ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt đối với việc triển khai những nhà máy điện hạt nhân. Theo tiến độ, năm 2014, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận số 1 phải được khởi công. Công tác chuẩn bị để khởi công nhà máy này vô cùng lớn. Nhiệm kỳ trước, đáng nhẽ chúng ta có Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc biệt cần phải thông qua, nhưng chuẩn bị chưa kịp. Hiện nay, Thường vụ tỉnh ủy Ninh Thuận đã cho xem xét, thông qua để trình Tập đoàn điện lực, rồi qua Bộ Công thương, Chính phủ về dự thảo Nghị quyết này. Tôi đề nghị, trong kỳ họp cuối năm 2011, QH cần phải thông qua Nghị quyết này thì mới kịp các công việc tiếp theo. Nếu được trình thì Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tích cực làm việc để kịp phục vụ QH xem xét, thông qua Nghị quyết vào những ngày cuối của kỳ họp. Chúng ta vẫn còn thời gian khoảng 3 tháng để làm tất cả những việc cần thiết.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Tính dân chủ của QH đã được chuyển tiếp
Về mặt tổng thể, Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII rất thành công. Kết quả của Kỳ họp đã để lại niềm tin lớn, một ấn tượng tốt đẹp đối với đồng bào, cử tri cả nước. Qua Kỳ họp này, tôi thấy chúng ta tiếp tục phát huy và chuyển tiếp tính dân chủ của QH các khóa trước, đặc biệt là khóa XII - đây là mong mỏi của các ĐBQH và của đông đảo cử tri.
Tôi có đề xuất là UBTVQH nên có kế hoạch tập huấn cho ĐBQH mới; đào tạo, tập huấn cho ĐBQH chuyên trách, kể cả chúng tôi, chứ không phải tôi bỏ tôi ra. Tôi nhớ khi còn ở tỉnh tôi làm Chủ tịch HĐND có mời các học viện về giảng, tôi cũng học hai khóa luôn; chúng tôi học một cách nghiêm túc, học cả cách tiếp xúc cử tri. Bởi, nếu không khéo, hứa với cử tri, mình làm không được thì không ổn.
Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả Kỳ họp thứ Nhất khẳng định: công tác tuyên truyền về Kỳ họp tốt. Theo tôi nên ghi thêm một nội dung là: ngay sau khi kết thúc Kỳ họp, Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH chủ trì họp báo - đây là một sự đổi mới.
Có một điểm cần lưu ý là: phần thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, nội dung phát biểu của ĐBQH rất phong phú, còn ý kiến khác nhau là chuyện tất nhiên. Nếu nhận xét rằng phần thảo luận về kinh tế - xã hội chưa phản ánh đúng tình hình thực tế - cũng nên cân nhắc.
Nguyễn Vũ ghi

24/08 Đằng sau sự mềm mỏng hơn của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
EmailInPDF.
Theo tạp chí “Asia focus” gần đây, bước tiến nhỏ mới đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc tại Bali cuối tháng 7 vừa qua chưa làm thay đổi cục diện tình hình. Mặc dù Trung Quốc đưa ra một số tuyên bố mang tính hòa giải nhưng trên thực tế nước này vẫn tìm cách né tránh mọi cam kết thực sự với các nước tranh chấp khác và chưa từ bỏ yêu sách chủ quyền trên hầu hết Biển Đông

Với việc Trung Quốc và ASEAN nhất trí các nguyên tắc thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Bali, Inđônêxia vừa qua, dường như Trung Quốc biểu lộ sự điều chỉnh mềm mỏng hơn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, hai bên giờ đây có thể bắt tay thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác trong các dự án chung tại Biển Đông. 
1/ Trung Quốc mềm mỏng hơn? 
Bước tiến trên đạt được sau khi Trung Quốc từ bỏ lập trường vốn cản trở mọi cuộc đàm phán về Biển Đông. Trước đây, một số nước có tranh chấp như Việt Nam muốn ASEAN tham gia giải quyết tranh chấp và thảo luận tập thể mọi vấn đề trước khi đàm phán với Trung Quốc. Công thức này bị Trung Quốc kiên quyết bác bỏ và coi giải quyết tranh chấp là công việc giữa Trung Quốc với từng quốc gia hữu quan. Tại cuộc gặp ASEAN - Trung Quốc trước thềm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa qua, Trung Quốc đã từ bỏ lập trường này, nhờ đó khai thông bế tắc thực thi DOC sau gần một thập kỷ qua kể từ khi văn kiện này được thông qua năm 2002. Trung Quốc biểu lộ sự điều chỉnh mềm mỏng này xuất phát từ các lý do sau: 
- Thứ nhất, bối cảnh chính trị ở khu vực hiện đã thay đổi đáng kể từ năm 2009 khi Mỹ khởi đầu tái can dự với khu vực bằng cách tham gia Hiệp ước hợp tác và thân thiện Đông Nam Á (TAC). Các nước khác như Nga và Ấn Độ cũng thúc đẩy ảnh hưởng tại khu vực. Trung Quốc giờ đây đã mất đi vị thế độc tôn điều phối quan hệ với ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á tháng 11 tới, chắc chắn các nước lớn sẽ biểu lộ lợi ích chiến lược của họ trong các vấn đề mà họ sẽ nêu ra, chẳng hạn như trong vấn đề an toàn hàng hải các nước sẽ nêu ra các thách thức tương lai đối với việc duy trì khu vực tranh chấp tự do đi lại và an toàn. Nước chủ nhà Inđônêxia cũng sẽ giải quyết các vấn đề cốt yếu liên quan đến nhu cầu hàng hải nội khối ASEAN, trong đó có Biển Đông. Vì thế sớm muộn Trung Quốc không thể tiếp tục phủ nhận ASEAN với tư cách là một bên tham gia giải quyết tranh chấp. 
- Thứ hai, việc Trung Quốc nhất trí với vai trò của ASEAN trong xây dựng các nguyên tắc thực thi Tuyên bố ứng xử ngay trước thềm hội nghị ARF là một chiến thuật ngoại giao, nhằm tránh ASEAN đẩy tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự của ARF, một diễn đàn quốc tế rộng rãi hơn, trong đó có sự tham gia của Mỹ. Với động thái này, Trung Quốc đã khiến ARF không thể làm gì khác ngoài việc ra tuyên bố ủng hộ kết quả đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN, dù kết quả đó không mang lại một giải pháp lâu dài cho vấn đề an ninh Biển Đông. 
- Thứ ba, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN từ lâu đã cam kết là đối tác đối thoại của nhau, hợp tác để kiến tạo hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN và tháng 4 vừa qua ASEAN đã vượt Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 293 tỷ USD, tăng gấp đôi so với 141 tỷ USD năm 2009 và trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại song phương tiếp tục tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên trong 9 năm qua, hai bên không có những tiến triển trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông mà còn khiến vấn đề này xấu đi, đặc biệt là các va chạm gần đây giữa Trung Quốc với Philíppin và Việt Nam. Trung Quốc hiểu rằng các nước có tranh chấp như Việt Nam và Philíppin sẽ tiếp tục đòi giải quyết tranh chấp và ASEAN tất yếu sẽ bị kéo vào các cuộc tranh cãi với Trung Quốc. Vì thế để tránh gây tổn hại cho mối quan hệ có nhiều lợi ích với ASEAN, Trung Quốc không còn cách nào khác là tỏ tín hiệu hữu hảo bằng thái độ sẵn sàng giải quyết mọi bất đồng với ASEAN, trong đó có vấn đề Biển Đông, vào thời điểm hai bên kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ. 
- Thứ tư, Trung Quốc hiểu rằng Biển Đông sẽ trở thành cuộc chơi chính trị kể từ khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm ngoái nhưng các cuộc vận động hành lang của Trung Quốc tại các nước ASEAN trong một năm qua không gây được ảnh hưởng đáng kể. Trước đó, khi Thái Lan là chủ tịch ASEAN năm 2009, Trung Quốc đã tránh được áp lực tranh cãi về vấn đề Biển Đông khi Thái Lan tìm cách né tránh vấn đề này với lập luận rằng đây là vấn đề song phương giữa các nước hữu quan với Trung Quốc. Dấu ấn này khiến Trung Quốc có niềm tin rằng việc nhất trí với ASEAN các nguyên tắc thực thi DOC giúp Trung Quốc tránh được áp lực quốc tế không chỉ trước mắt mà còn trong vài năm nữa khi các chủ tịch ASEAN tương lai đều không muốn căng thẳng với nước này. Với quan hệ song phương Trung Quốc - Campuchia phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, Campuchia khi làm chủ tịch ASEAN năm 2012 sẽ thận trọng tránh để Trung Quốc coi là kẻ tiếp tay cho việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trong năm 2013, Brunây làm Chủ tịch ASEAN, dù là một bên tranh chấp nhưng Brunây sẽ chủ trương “ngư ông đắc lợi” thay vì có các động thái gây trở ngại cho quan hệ với Trung Quốc. Nếu năm 2014 Mianma làm Chủ tịch ASEAN thì môi trường khu vực càng thuận lợi cho Trung Quốc. Trong những năm này, Trung Quốc có thể tái định hình quan hệ mới với ASEAN. 
- Thứ năm, căng thẳng dịu đi trong quan hệ với Mỹ cũng là một nhân tố khiến Trung Quốc bày tỏ thái độ hợp tác với ASEAN. Năm ngoái Việt Nam và Philíppin nhờ thái độ cứng rắn của Mỹ đã hướng trọng tâm các hội nghị ASEAN vào giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, bước sang năm nay cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều thấy cần phải tránh đối đầu để hợp tác giải quyết các vấn đề chiến lược quan trọng hơn đối với lợi ích của hai nước, như thương mại và tài chính. Những khó khăn kinh tế hiện nay đang làm suy yếu vị thế của Mỹ tại khu vực và đây là lý do Mỹ mềm mỏng hơn so với năm 2010 về vấn đề Biển Đông. Để đáp lại theo cách có lợi nhất, Trung Quốc bày tỏ thái độ tích cực với ASEAN bằng việc xây dựng các quy tắc thực thi DOC. Với động thái này, Trung Quốc đã khéo léo cổ vũ Mỹ tiếp tục xu hướng hợp tác với Trung Quốc. Nhân tố khiến Trung Quốc lo ngại nhất là Mỹ dính líu vào giải quyết tranh chấp. Biển Đông không chỉ tiềm tàng nhiều trữ lượng nhiên liệu hóa thạch mà còn là tuyến vận tải huyết mạch nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc. Nếu căng thẳng với Mỹ, Mỹ có thể điều tàu chiến phong tỏa tuyến vận tải qua eo biển Malắcca và khiến Trung Quốc điêu đứng chứ chưa cần phải có mặt ở Biển Đông. Đây cũng là lý do Trung Quốc sẽ luôn tìm cách cam kết với Mỹ về tự do và an toàn hàng hải nhằm loại bỏ lý do mà Mỹ đã tuyên bố là có lợi ích trong việc duy trì tự do an toàn hàng hải trong khu vực này. 
2/ Thái độ của Trung Quốc có đưa tới chuyển biến tích cực? 
Với việc Trung Quốc cùng ASEAN ra tuyên bố chung tại cuộc họp vừa qua ở Bali, Inđônêxia, chủ trương đa phương hóa mà Việt Nam và Philíppin muốn thúc đẩy đã có thêm một bước tiến. Nỗ lực vận động các nước ASEAN của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu cao nhất là cản phá sự can dự tập thể của ASEAN và sự dính líu sâu hơn của Mỹ vào giải quyết tranh chấp. Các nước ASEAN dù có tính toán lợi ích khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc nhưng đã bị ràng buộc nhiều hơn vào tiếng nói tập thể trong vấn đề Biển Đông. Phần lớn các nước ASEAN và các đối tác từ chỗ né tránh đã tiến tới bày tỏ ở các mức độ khác nhau thái độ phản đối đòi hỏi chủ quyền vô lý trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Mỹ tiếp tục thể hiện lập trường bênh vực ASEAN và chủ trương can dự sâu hơn vào tranh chấp Biển Đông. Nhật Bản cũng tỏ rõ quan điểm đứng về phía Việt Nam và Philíppin với mục tiêu thiết lập một mặt trận rộng rãi chống Trung Quốc. Các đối tác lớn khác của ASEAN như Nga, Ấn Độ, EU, Canađa, Niu Dilân và Ôxtrâylia ngày càng can dự thực chất hơn với ASEAN và xu hướng này cộng với việc Nga và Mỹ sắp trở thành thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á giúp ASEAN có tiếng nói trọng lượng hơn, giảm bớt ảnh hưởng độc tôn của Trung Quốc trong khu vực và điều này đưa tới kết quả một số nước ASEAN giảm bớt xu hướng dựa vào Trung Quốc và dễ đồng thuận hơn trong các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Bên cạnh đó, hầu hết các thành viên ASEAN và các nước đối tác đều thống nhất tầm quan trọng bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông và thống nhất được các cơ sở và nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp là giải quyết giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thúc đẩy thực hiện DOC bằng việc xây dựng các quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC để xây dựng lòng tin và hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Chuyển từ xây dựng lòng tin sang ngoại giao phòng ngừa vì hòa bình, ổn định và hợp tác. Các nhận thức chung này là nền tảng rất quan trọng cho việc đưa ra các sáng kiến kiềm chế xung đột quân sự. 
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc ít nhiều đã tạo được tác động nhất định, buộc ASEAN phải nhất trí một nội dung tuyên bố chung lỏng lẻo về Biển Đông trước thềm hội nghị ARF. Mỹ vốn được coi là nhân tố hậu thuẫn quan trọng cho các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, đã tỏ ra mềm mỏng hơn so với năm 2010 vì cần hợp tác hơn với Trung Quốc. Hầu hết các đối tác lớn khác của ASEAN, trừ Mỹ và Nhật Bản, cũng tránh đưa ra một lập trường mạnh mẽ hơn bênh vực ASEAN. Bản thân nội bộ ASEAN vẫn tồn tại nhiều khác biệt quan điểm về mức độ can dự của ASEAN vào giải quyết tranh chấp cũng như đường hướng giải quyết tranh chấp. Các nước như Philíppin, Việt Nam và Inđônêxia kiên định ủng hộ vai trò lớn hơn của ASEAN vào giải quyết tranh chấp nhưng Mianma và Campuchia có xu hướng ủng hộ Trung Quốc, trong khi đó Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan và Brunây đều không muốn bị tổn hại lợi ích song phương với Trung Quốc. Về đường hướng giải quyết, Inđônêxia và một số nước cho rằng nên đẩy mạnh các hình thức hợp tác đa phương thăm dò tài nguyên, bảo vệ môi trường, chống tội phạm xuyên quốc gia để giảm thiểu nguy cơ xung đột. Philíppin đòi quốc tế phân xử chủ quyền, sau đó mới tính đến hợp tác khai thác chung tại các khu vực khó phân định và lập trường này được Mỹ ủng hộ. Việt Nam chưa bày tỏ quan điểm về vai trò trọng tài quốc tế nhưng cũng không đặt nhiều hy vọng vào đàm phán song phương với Trung Quốc. 
Một thực tế khác là thành quả cụ thể mới đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN chỉ là một bản tuyên bố chung về xây dựng các quy tắc hướng dẫn thực thi DOC. Tuyên bố này chung chung, chưa đề cập đến các vấn đề quan trọng như khung thời gian hoàn tất soạn thảo các quy tắc, bổn phận thực thi của các nước sau khi có các quy tắc và không đề cập tới các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông là hoạt động thăm dò, khai thác của các bên, sự ứng xử và cơ chế hợp tác của hải quân các nước nhằm giảm thiểu va chạm. Kết quả này cho thấy điểm yếu trong chính sách đồng thuận của ASEAN đối với các vấn đề an ninh khu vực, ít có tác dụng kiểm soát khủng hoảng trong thời gian trước mắt và cho thấy chưa thể sớm xây dựng các quy tắc hướng dẫn thực thi DOC để tiến tới xây dựng COC trong tương lai gần. 
Như vậy, bước tiến nhỏ mới đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc chưa làm thay đổi cục diện tình hình và chưa tạo được áp lực khiến Trung Quốc nhượng bộ hơn nữa trong các đòi hỏi chủ quyền. Mặc dù Trung Quốc đưa ra một số tuyên bố mang tính hòa giải nhưng trên thực tế nước này vẫn tìm cách né tránh mọi cam kết thực sự với các nước tranh chấp khác và chưa từ bỏ yêu sách chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Trong thời gian tới, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục thể hiện mềm mỏng, nhưng mặt khác sẽ đẩy mạnh các hoạt động thăm dò tài nguyên và ngăn cản các nước khác tiến hành thăm dò. Động thái này dễ dẫn tới tranh cãi ngoại giao và các va chạm mới trên biển vì ngoài Việt Nam, Philíppin cũng đang đẩy mạnh các kế hoạch thăm dò khai thác tài nguyên. Trong một bối cảnh mà Trung Quốc vẫn ở thế lấn lướt, giải pháp đảm bảo hòa bình hợp lý nhất đối với các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian trước mắt là gác lại các đòi hỏi chủ quyền, tận dụng triệt để những gì Trung Quốc đã nhất trí từ trước đến nay để sớm biến các cam kết đó thành công cụ áp dụng vào ngăn ngừa xung đột trước khi có thể đạt tới một Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý (COC). Nếu không có những bước đi thích hợp, sóng ngầm tại Biển Đông có thể bất ngờ nổi lên tại bất cứ thời điểm nào./.
  Theo Asia focus (ngày 11/8)
 Mỹ Anh (gt)

24/08 Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam

Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
EmailInPDF.
Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á
 
Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vàosức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông. 
I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á 
Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á. 
Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng. 
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không. 
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần. 
Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không. 
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. 
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển. 
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển. 
II-         II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân 
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai. 
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ. 
Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn. 
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2. 
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm. 
III-         III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông 
Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc. 
Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự... Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn. 
Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.  
Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)
 Hương Trà (gt)