Friday, September 30, 2011

30/09 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động QH

30/09/2011 | 19:52:00


Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chiều 30/9, tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

30/09 Nobel winner says : ‘Follow Singapore'

VietNamNet Bridge – Close co-operation between government, companies and educators is necessary to develop a national talent strategy, according to Professor Dave Ulrich, who won the Nobel Colloquia Prize for Leadership on Business and Economic Thinking in 2010.
Speaking at an international seminar on human resources yesterday, Sep 29, held by the PACE Institute of Leadership & Management in HCM City, Ulrich, who teaches at the University of Michigan in the US, said that Singapore's development proves this co-operation.
Viet Nam has many natural resources, a youthful population, good healthcare policies, stable economy and technology development, but that it needs to rethink its human resources and talent strategies.

30/09 “Không có chuyện Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt”

VŨ QUỲNH
30/09/2011 08:28 (GMT+7)
Hãng Thông tấn AFP ngày 29/9 đã dẫn lời một quan chức của Bộ Lao động Hàn Quốc nói rằng, Hàn Quốc đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. 

Lý do mà vị quan chức này đưa ra chính là do số lượng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước đang ở mức cao. 

Cụ thể, sẽ có hơn 4.100 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc lao động từ năm 2004 và 2005 phải về nước trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2011 do hết hạn thị thực. Thế nhưng tính đến nay mới chỉ có khoảng 2.200 lao động về nước. Có nghĩa là gần 50%  lao động Việt Nam bỏ trốn.

30/09 Cấp phép đầu tư: Cục trưởng tiết lộ “mánh” của địa phương

ANH QUÂN
30/09/2011 08:33 (GMT+7)
pictureÔng Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Ảnh: Anh Quân.
“Tôi biết một số trường hợp đã biến tấu thành dự án thuộc thẩm quyền của địa phương”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nói về “mánh” lách quyền cấp phép dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tại buổi họp báo giới thiệu hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ, ông Đỗ Nhất Hoàng đã thông tin về một số vấn đề đáng chú ý liên quan đến thu hút FDI thời gian qua.

30/09 Rất ít cơ sở giáo dục đại học hoạt động phi lợi nhuận

NGUYỄN LÊ
30/09/2011 16:46 (GMT+7)
Nhiều cơ sở giáo dục đại học tuyên bố là phi lợi nhuận nhưng hành động lại không phải như vậy, vẫn chia chác, mâu thuẫn vì lợi nhuận. Trong số các trường đại học ngoài công lập thì chỉ có Đại học Thăng Long là phi lợi nhuận.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nhấn mạnh thông tin này tại phiên thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 30/9. Khi vấn đề hoạt động phi lợi nhuận được đặt ra với các quan điểm nhiều chiều.

Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn - 'Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ


'Con ông cháu cha' trong cách nhìn của Mỹ 
Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif


Hà Giang
WESTMINSTER -Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi "radar" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi. 
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là "Dzũng" thay vì "Dũng" - NV).
Công điện viết, ngụ ý, Tổng Thống Bush đã "bắt nọn" ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta "tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy (giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ)."
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ."
Lý do, theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là "nhạy cảm."
Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công điện viết rõ, con trai cả của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1977, lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (structural engineering) từ George Washington University, và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam giảng dạy tại khoa Xây Dựng của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ tương lai của Nghị, một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Dư luận cho rằng "cậu ấm" Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là "quản lý dự án" của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của công điện "xác nhận một nguồn tin" về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
"Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam."
Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp tại "trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie" năm 1995, Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, "một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University."
Cũng trong buổi nói chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết: "Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài."
Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng, và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: "Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô," là "bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế."
Công điện đơn cử một vài ví dụ, "Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam."
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: "Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin."
Một công điện khác, được xếp hạng "mật," do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi "con ông cháu cha," mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công điện này viết: "Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam."
Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp "The Manor," nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng "lành mạnh" khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến "xì căng đan" tham nhũng nổi tiếng PCI: "Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ."
Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: "Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau."
Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn. 

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Please visit our blog.
http://chiensitudonews.blogspot.com/




.

----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Friday, September 30, 2011 8:50 AM
Subject: [HUYET-HOA] Con ông cháu cha' trong cách nhìn của Mỹ Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn

__,_._,___


30/09 Mục tiêu phát triển của Việt Nam cần thay đổi khi nền kinh tế toàn cầu suy giảm

07:24 | 30/09/2011

Hiện nay kinh tế toàn cầu đang ở vào một giai đoạn nhiều rủi ro và nguy hiểm do những bất ổn từ nền kinh tế Mỹ và tình trạng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Những yếu tố này có thể sẽ có tác động mạnh tới các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó.
Với độ mở lớn như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vừa mới công bố, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra nếu bất ổn kinh tế tại châu Âu không được giải quyết. Quỹ này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm 2012 chỉ còn 4%, thấp hơn mức 5% của năm ngoái.

30/09 Japanese team lays groundwork for Vietnamese nuclear plant

BY TETSUO KOGURE STAFF WRITER

2011/09/30

Japan Atomic Power Co. signed an agreement on Sept. 28 that is expected pave the way for the construction of two nuclear reactors in Vietnam.

According to the deal signed with Electricity of Vietnam (EVN), Japan Atomic Power will conduct a feasibility study, looking at the economic potential of the nuclear reactors and at their designs in the light of the weather, topography, geology and seismology of the site in Vinh Hai, Ninh Thuan province.

The study's findings will be reported to the Vietnamese side in March 2013, and the Japanese consortium hopes to have one reactor operational at the plant by 2021.

Vietnam plans to build 14 nuclear reactors by 2030. It has approved bids for four of those reactors, selecting Russian and Japanese bids to build two reactors each. Last October, Japan signed a deal with the government of Vietnam to export its nuclear technology.

Although the accident at the Fukushima No. 1 nuclear power plant has provoked calls in Japan for a rethink on exporting nuclear technology, the administration of Prime Minister Yoshihiko Noda is backing the policy and Vietnam has said the disaster will not change its decision to import from Japan.

The contracts for the remaining 10 planned nuclear reactors in Vietnam are the focus of fierce competition among foreign bidders, with one source at a Japanese government agency in charge of economic affairs admitting that South Korea might be leading the race.

A source close to Japan-South Korea relations said that South Korea proposed a potential nuclear power agreement to Vietnam in May.

A number of countries, including emerging nations, are considering introducing nuclear power, with Japanese bidding teams known to be negotiating in Turkey and Jordan.