Tuesday, August 16, 2011

16/08 VIC: 6 tháng công ty mẹ lãi 305,6 tỷ đồng, bằng 3,5 lần cùng kỳ



Việc chuyển nhượng 75% cổ phần của Chứng khoán Vincom (VIX) và 56% cổ phần Xavinco đem lại khoản lãi 187,9 tỷ đồng.
CTCP Vincom (VIC) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đã soát xét của riêng công ty mẹ.
Doanh thu thuần trong kỳ đạt 810 tỷ đồng, tăng 585 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu cho thuế bất động sản và dịch vụ đi kèm là 424 tỷ đồng và doanh thu chuyển nhượng bất động sản là 386 tỷ đồng.
Lợi nhuận nhuận gộp qua đó tăng từ 171 tỷ lên 511 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng từ 243 tỷ lên 456 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính cũng tăng từ 266 tỷ lên 434 tỷ đồng.
Việc chuyển nhượng 75% cổ phần của Chứng khoán Vincom (VIX) và 56% cổ phần Xavinco đem lại khoản lãi (doanh thu tài chính) 187,9 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế đạt 305,6 tỷ đồng, bằng hơn 3,5 lần so với mức 86,4 tỷ đồng của cùng kỳ.
Tiền và tương đương tiền đến cuối Q2 của công ty mẹ VIC là 73,6 tỷ đồng (cuối năm 2010 là 652 tỷ đồng). Đáng chú ý là đến cuối Q2, Vincom chưa thực hiện chi trả 2.300 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông.
Việc chi trả cổ tức sẽ bắt đầu từ đầu tháng 8.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, cổ phiếu VIC đứng giá 103.000 đồng.
Theo TTVN/HoSE

16/08 In Vietnamese Village, Stitching the Wounds of Human Trafficking


HOP TIEN JOURNAL


Justin Mott for The New York Times
Ma Thi Mi was sold for marriage in China. She now works with Vang Thi Mai's co-op in Hop Tien making crafts to be sold to tourists. More Photos »
HOP TIEN, Vietnam — Rare visitors to Hop Tien often catch a first glimpse of this sleepy village in a blur as they career, white-knuckled, around a hairpin turn high in the mountains above.
Multimedia

Related

The New York Times
What they do not see as they glance over the ruggedly beautiful territories of northern Vietnam is the ostracism of many women in this region, and the enterprising determination of one woman who has begun to fight against it.
Over a decade ago, human traffickers descended on this seemingly forgotten slice of soaring limestone crags and lush valleys to snatch up women and children and sell them over the border in China, less than four miles away.
The first predators arrived in Hop Tien in 2003, offering in seemingly innocent tones to buy some young women new shoes. Then the women disappeared. Soon others vanished too, all between the ages of 16 and 22, to be sold as wives, forced laborers or sex workers.
They were victims of a relatively widespread problem in Vietnam that included the abduction and trafficking of children as young as 5 or 6 years old, according to Matthew Friedman, the regional project manager for the United Nations Inter-Agency Project on Human Trafficking.
Between 2001 and 2005, the Chinese police say they rescued more than 1,800 trafficking victims on the Vietnam border, according to a 2005 State Department report on human rights. Since then, particularly over the last three years, Vietnam “has waged a significant and successful anti-trafficking campaign,” Mr. Friedman said. But it still faces challenges, and trafficking in people remains a problem.
Not least is the stigma attached to the victims once they have been rescued. After villagers here reported the abductions, the Vietnamese authorities collaborated with Chinese officials to find the women and, remarkably, bring them home.
But residents’ elation lurched to horror at the realization that two of the women were pregnant. News quickly spread that the others, too, had been made sex workers, and even those who did not bear the signs of the trade paid its price.
Fearful that a fallen woman would cast shame on the whole family, several households quickly disowned their kidnapped daughters. Some of the girls built makeshift tents, blue specks that can still be seen tucked high into the mountainside, a wide distance from town.
They were outcasts, without food, income or hope.
That is when Vang Thi Mai, a short woman with work-worn hands and a round, beaming face, took them in, and changed their lives and the fortunes of the entire village.
Even today villagers are reluctant to discuss the abductions and defer to Mrs. Mai. By her account, at least seven women were taken, and after they were shunned upon their return, she invited them into her home and eventually brought them into a small textile cooperative founded by her and her husband. She taught them how to separate hemp stems into strands, spin the strands into thread, weave the thread into fabric and dye the fabric for clothes and other items.
“When I began working with the victims, the town ostracized and criticized me for being associated with the women,” Mrs. Mai, 49, recounted in an interview. “They said the women were unpure and I should not befriend such unpure women. I told them what happened was not their fault, as they were the victims of others’ wrongdoings.”
Mrs. Mai, who had worked as a nurse and had been president of the district’s Women’s Association, told the women who had returned to ignore the village’s scorn. “I said to them that when they would be able to earn money, to live on their own and to care for others with their earned money, the town would have to change their thinking,” she said.
Indeed, one by one, other village women began noticing the co-op’s profits and grew eager to join. Today the co-op is 110 women strong, and working there can increase a household’s income fourfold. Even some men have begun helping with heavy lifting and more labor-intensive chores. Over the years, Mrs. Mai said, she has also brought victims of domestic violence into the co-op.
During a recent visit, two mothers chatted above the rhythmic clacking of wooden looms inside the workshop. Outside in the smoky morning air, a young woman slowly and patiently sewed a pattern onto a new square of fabric.



When one of the crafts is sold, Mrs. Mai explained, the income is distributed evenly among the women who helped produce it. She keeps 3,000 Vietnamese dong, less than 15 cents, from each item for a “rainy day fund” to help the women.
Today the co-op sells its goods to an increasing number of tourists who visit. Other customers include the French Embassy, a tourism company, a hotel owner and an export company in Hanoi that ships the goods to several countries worldwide.
The village, which lies within the commune of Lung Tam, is still poor, but it earns more than before and is in many ways better off than many others in Ha Giang, the country’s northernmost province and one of Vietnam’s poorest regions. More than 90 percent of its inhabitants are ethnic minorities, most of whom scratch out a living — less than $250 per year on average — by farming among the precipitous Huang Lien and Can Ty mountain ranges.
Mrs. Mai’s co-op has managed to preserve the traditions of her Hmong minority while improving the region’s economy and empowering its women, a hat trick that has steadily earned her the support of political figures and nongovernmental organizations alike. Mrs. Mai has been visited by President Tran Duc Luong of Vietnam and was flown to France to represent her culture at an international craft fair. Batik International, based in Paris, became involved with the co-op in 2007, joined later by Oxfam and Caritas.
“It’s so unexpected when you see her and you know what she has been able to do,” Stephanie Benamozig, a project manager for Batik, wrote in an e-mail. “I almost expected her to be a strict woman in a business suit but she is just this sweet, smiling person that looks like the town mother.”
Mrs. Mai, who on her own initiative and with her parents’ support was educated until age 17, is one of the few in her province who speaks and reads Vietnamese in addition to her minority dialect. Such education is rare among the province’s Hmong, more than 60 percent of whom are illiterate.
Her own daughter is now a teacher, and she encourages the women in the co-op to send their children to school, too. Poverty, strict patriarchal mores and a lack of knowledge of the outside world have left many other trafficking survivors in this region with few options.
So much of the success of the co-op has depended on Mrs. Mai’s extraordinary skills that it has proved difficult to replicate. “Mrs. Mai is very strong,” Ms. Benamozig said. “In Lung Tam, Mrs. Mai deals with everything. She manages everything. It’s not common to have such a personality.”
Many of the women Mrs. Mai initially rescued have since married. “They were lucky to find men who were able to understand that their unpureness was not their fault and loved them for who they were,” she said. Attitudes in the village have slowly changed.
“There is still a group of elders who cannot understand and support me,” Mrs. Mai said. “But the rest — younger people — are able to see why I did what I did and support me. They also no longer ostracize the women.”

16/08 Phát triển công nghiệp phụ trợ còn nhiều vướng mắc

07:11 | 16/08/2011
Phát triển công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ được xác định là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ đã đưa ra chính sách phát triển đối với 6 ngành công nghiệp hỗ trợ và nhiều chính sách cụ thể để doanh nghiệp trong nước phát triển chế tạo và sản xuất, tiến tới là nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết nhanh chóng.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, ngành công nghiệp chế tạo và phụ trợ của nước ta có nhiều thách thức như: thông tin còn ít, chính sách chưa đáp ứng kịp cho ngành. Chủng loại sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn nghèo nàn. Trong khi đó, các đối tác Nhật Bản đòi hỏi cung cấp những sản phẩm phụ tùng, linh kiện chất lượng cao phục vụ cho ngành điện - điện tử, lắp ráp ôtô, da - giày, công nghệ cao… Vì vậy, ngành này chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của đối tác nước ngoài. Khả năng đáp ứng yêu cầu thấp do doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực vốn hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ quản lý và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, dù là khâu then chốt trong chuỗi sản xuất. Và do thiết bị, công nghệ lạc hậu, nên doanh nghiệp gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm của đối tác.
Để phát triển công nghiệp phụ trợ, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội Hirokazu Yamaoka chia sẻ kinh nghiệm, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để nâng cao khả năng sản xuất của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này. Các doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với nhau để cung ứng đúng chất lượng, chủng loại mà đối tác cần. Ông Hirokazu Yamaoka cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu các yêu cầu chất lượng của đối tác. Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ kiểm tra từ các khâu trong quy trình sản xuất, không chỉ với sản phẩm đầu ra. Nhưng nhiều doanh nghiệp đề nghị, để sản phẩm phụ trợ đến được nơi lắp ráp rất cần sự hợp tác hơn nữa của đối tác. Cụ thể là nêu rõ hơn yêu cầu về chất lượng, nguồn nguyên liệu, thậm chí là hỗ trợ về công nghệ để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn.
Theo các chuyên gia, muốn phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần có những chính sách cụ thể hơn từ phía Chính phủ. Giám đốc Công ty Reed Tradex của Thái Lan Chainarong Limpkittin cho rằng, cần ban hành các chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất sản phẩm phụ trợ. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho các dự án sản xuất sản phẩm phụ trợ; hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo lao động... Ngoài ra, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng cần sự nỗ lực từ phía các Sở, ban, ngành, nhất là vai trò của địa phương. Theo Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Lưu Tiến Long, thành phố đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Ví dụ ban hành cơ chế cho doanh nghiệp để tiếp cận với hạ tầng đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giao thương, xúc tiến với các doanh nghiệp, tổ chức khác trong khu vực và thế giới để có khả năng tiếp cận với môi trường kinh doanh mới, cùng với các ngành khác để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.
Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết, cụ thể là vốn, trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực. Bên cạnh những hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần chủ động để tìm ra thế mạnh và lợi thế so sánh của sản phẩm, từ đó chiếm lấy phân khúc trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xuân Lan

16/08 Thu phí bảo trì đường bộ có tạo thêm gánh nặng cho người dân không?

07:11 | 16/08/2011
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa hoàn thành các phương án về tài chính cho Quỹ bảo trì đường bộ. Dự kiến, sau khi thành lập, quỹ sẽ thu được khoảng 12.200 tỷ đồng/năm nhằm phục vụ cho công tác duy tu, sửa chữa bảo vệ đường sá. Nhưng trong bối cảnh cuộc sống có nhiều khó khăn hiện nay có nên tạo thêm gánh nặng cho người dân hay không, nhất là khi chất lượng hạ tầng giao thông chưa được bảo đảm?

Nguồn: vietbao.vn
Hiện nay có nhiều ý kiến băn khoăn về việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ ra sao để đáp ứng chất lượng đường sá tương ứng với nguồn phí được đóng góp. Ngoài ra, đối với các cá nhân trực tiếp tham gia kinh doanh vận tải thì việc thêm một loại phí sẽ tăng gánh nặng. Bởi nguyên liệu cho vận hành xe nhiều do hạ tầng giao thông nước ta còn hạn chế. Trong khi đó, giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng từ đầu năm và các khoản phí cầu đường phải đóng hiện nay đã tạo áp lực với người chạy xe. Hiện doanh nghiệp vận tải phải đang oằn lưng với nhiều loại thuế, phí như phí trước bạ, đăng kiểm hàng năm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Điều này khiến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng. Theo lẽ thường, chi phí cho vận chuyển tăng thì giá hàng hóa, sản phẩm cũng phải tăng theo để bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, hai phương án thu phí như thu trực tiếp từ đầu phương tiện, thu qua xăng dầu được Tổng cục đường bộ đề xuất vẫn còn những bất cập. Trong đó, việc thu phí qua đầu phương tiện sẽ gây khó khăn cho người dân và nhà quản lý, có thể gây thất thoát nếu không quản lý tốt hoặc phải nuôi bộ máy cồng kềnh này. Phương án thu qua nhiên liệu được cho là khả thi hơn và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Nhưng nhiều ý kiến đề nghị, Nhà nước cần lược bỏ một số loại phí với xăng dầu để tránh tình trạng phí chồng phí; cần nghiên cứu lại việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ do người dân đã chịu nhiều loại phí khi lưu thông trên đường. Hơn nữa, với xu hướng xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông hiện nay thì nên để các doanh nghiệp tự điều tiết nguồn kinh phí tu bổ, sửa chữa đường. 
Có thể thấy, chất lượng thi công, kể cả xây dựng mới và sửa chữa bảo trì không bảo đảm khiến cầu đường xuống cấp nhanh. Thất thoát trong trường hợp này chủ yếu do tiêu cực, chưa quản lý hiệu quả. Và theo nguyên tắc, khi con đường mới làm xong đã hỏng thì nhà đầu tư phải tự bỏ tiền lo sửa chữa. Nhà nước không phải trích ngân sách để thực hiện khi hiệu lực giấy phép đầu tư vẫn còn. Vì vậy, nếu người dân phải tiếp tục chịu thêm một loại phí sẽ tạo gánh nặng vô lý.
Theo lý giải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngân sách cấp cho bảo trị đường bộ trong nhiều năm qua chỉ đạt khoảng 50% nhu cầu đối với quốc lộ. Lượng kinh phí do ngân sách địa phương cần còn thấp hơn nhiều. Do vậy, để giảm gánh nặng ngân sách, phương án thu phí bảo trì đường bộ đang chuyển sang phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông Khuất Việt Hùng đề nghị, cần cân nhắc áp dụng vào thời điểm nào để tránh nguy cơ tạo áp lực lớn về tăng giá.
Việc mỗi người dân chung tay chia sẻ gánh nặng kinh phí phát triển giao thông là cần thiết. Nhưng trong thời gian qua, người dân đã phải đóng góp nhiều loại thuế, phí khi tham gia giao thông. Do đó, nếu cần đóng góp thêm cũng phải tính toán trên tinh thần công bằng, hợp lý và đúng đối tượng. Sẽ là không công bằng khi người dân gánh nhiều khoản phí trong khi chất lượng cầu đường được thụ hưởng không tương xứng. Và trong thời điểm giá cả tăng cao như hiện nay thì có nên tạo thêm áp lực cho người dân nữa hay không? Chúng ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Mong muốn chung của người dân là Chính phủ cân nhắc và xem xét mức phí và thời điểm để tránh tác động kép tới đời sống, thu nhập của người lao động.
Hà Nho

16/08 Hầm Thủ Thiêm đã hết thấm, chuẩn bị thông xe



SGTT.VN - Hầm Thủ Thiêm, công trình giao thông ngầm, vượt sông đầu tiên của Việt Nam đang vào giai đoạn cuối. Việc khắc phục các sự cố thấm nước trước đây và thời điểm thông xe được tính như thế nào? Ông Lương Minh Phúc, trưởng Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.  
Ông có thể cho biết tiến độ thi công của đường hầm Thủ Thiêm cũng như toàn tuyến đại lộ Đông Tây tới đâu?
Theo ban quản lý, đến nay công trình hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành 95% khối lượng công việc.
Cho đến thời điểm hiện nay, tiến độ thực hiện phần kết cấu đường cũng như thiết bị bên trong đường hầm… đã được lắp đặt hoàn thành 95% khối lượng. Từ đây đến thời điểm hoàn thành (dự kiến ngày 22.11) toàn bộ dự án còn năm vấn đề cơ bản để làm.
Thứ nhất, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ phần kết cấu mặt đường cũng như xử lý các yếu tố kỹ thuật của tuyến đường mới bên phía Thủ Thiêm. Thứ hai, sẽ vận hành thử toàn bộ các hệ thống trang thiết bị để phục vụ công tác quản lý, vận hành trong thời gian chính thức đưa vào sử dụng. Thứ ba, huấn luyện đào tạo cho các lực lượng quản lý, vận hành và làm chủ toàn bộ hệ thống trong đường hầm. Thứ tư, chúng tôi đang hoàn thiện các phương án an toàn cứu nạn, cứu hộ trong đường hầm như các hệ thống chữa cháy, báo cháy, phương án thoát hiểm… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân khi lưu thông trong hầm. Dự kiến giữa tháng 10 tới sẽ tiến hành tổng diễn tập công tác cứu nạn cứu hộ phòng cháy, chữa cháy trong đường hầm để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng. Nhiệm vụ cuối cùng là chúng tôi sẽ cùng sở Giao thông vận tải (GTVT) hoàn chỉnh các phương án tổ chức giao thông bên trong hầm cũng như trên toàn tuyến đại lộ Đông Tây để đảm bảo khai thác sử dụng toàn bộ công trình một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Toàn bộ công việc trên cũng như các vấn đề kỹ thuật liên quan phải được hoàn thành trong tháng 11 tới, đến ngày 22.11 có thể làm lễ thông xe, đưa vào sử dụng đường hầm, cũng như toàn bộ dự án đại lộ Đông Tây được khánh thành.
Như vậy, hầm Thủ Thiêm sẽ không “thông xe kỹ thuật” trong dịp Quốc khánh 2.9.2011 như dự định trước đây. Phương án “không tổ chức lễ thông xe” có ba ưu điểm, đó là tiết kiệm kinh phí, hạn chế khả năng tranh chấp với nhà thầu về tiến độ, trách nhiệm… và đặc biệt là sẽ có đủ thời gian để xử lý các vấn đề kỹ thuật cũng như hoàn tất toàn bộ công trình “an toàn, chất lượng”.
Trước kia, đường hầm từng bị thấm. Hiện công tác khắc phục sự cố này tới đâu, thưa ông?
Trong quá trình dìm các đốt hầm và chuẩn bị giai đoạn thi công thì xuất hiện một số vị trí ẩm, thấm bên trong các đốt hầm... Cho đến nay, sau khi áp dụng các phương án xử lý thì qua công tác quan trắc, theo dõi kết quả đến thời điểm này toàn bộ các vết thấm đã được xử lý dứt điểm, không có tình trạng xuất hiện thấm trở lại. Hiện tại, chúng tôi vẫn quan trắc theo dõi nghiêm khắc trên từng vị trí để tiếp tục báo cáo với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, chỉ khi nào hội đồng đồng ý thông qua mới đưa vào sử dụng công trình.
Ông có thể cho biết về phương án lưu thông đối với các phương tiện trong đường hầm Thủ Thiêm?
Đường hầm Thủ Thiêm nằm ở độ sâu 27m dưới đáy sông, nhu cầu đặt ra trong quá trình thiết kế và sử dụng là đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho người đi trong đường hầm. Do đó, phương án sở GTVT đang trình UBND xem xét chỉ cho xe gắn máy và ô tô 4 bánh lưu thông. Trong đó, sở GTVT đề nghị, xe máy chỉ được lưu thông trong thời gian từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm mỗi ngày, sau đó sẽ theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp. Trong hầm có một làn xe máy và hai làn ô tô, ở chiều ngược lại cũng vậy. Ngoài ra, các xe siêu trường siêu trọng, các xe mang các chất độc hại, dễ cháy nổ… sẽ không được lưu thông qua đường hầm. Đồng thời, những quy định về tải trọng, chiều cao theo quy định chung của Nhà nước cũng sẽ được áp dụng nghiêm ngặt khi lưu thông…
Phương án thu phí qua hầm dự tính như thế nào?
UBND TP.HCM đã giao sở GTVT và Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm (thuộc sở GTVT) xây dựng phương án thu phí trên tuyến đường hầm vượt sông Sài Gòn. Trung tâm này đang khẩn trương hoàn tất dự thảo phương án thu phí để trình UBNDTP, HĐNDTP… xem xét”.
Vị trí đặt trạm thu phí được thống nhất bên phía quận 2 (từ quận 1 đi qua khỏi hầm Thủ Thiêm sẽ gặp trạm thu phí). Do đơn vị chúng tôi không trực tiếp xây dựng phương án thu phí nên không thể nói chi tiết về việc này.
Xin cảm ơn ông! 
TỪ AN (THỰC HIỆN) 
Ngày 16.8, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trần Quang Lâm, giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm cho biết, hiện phương án lưu thông đối với các phương tiện qua hầm Thủ Thiêm đã được trình UBND TP.HCM phê duyệt. Riêng về phương án thu phí phương tiện lưu thông qua hầm Thủ Thiêm, Trung tâm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa trình cơ quan chức năng phê duyệt. Do đó, ông Lâm từ chối tiết lộ thông tin về mức thu phí, cũng như thời gian thu phí...

16/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 6: Huỳnh Phi Dũng - ông chủ Khu vui chơi số 1 Đông Nam Á(Phần 2)


Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh.
Bài II: Cửu Trùng Đài
Thực ra, cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2008, trước khi chính thức chọn địa điểm là Hội An, đã có mấy nơi mời tôi.
Tôi đến Đà Lạt, đến Quảng Bình, rồi mấy lần vào Bình Dương. Nếu khu Đại Nam Quốc Tự làm xong, tôi rất muốn tổ chức ở đây.
Ông Huỳnh Phi Dũng đưa tôi vào xem núi giả.
Tôi đã tận thấy núi giả ở khu du lịch Tuần Châu, ở khu du lịch Hòn Ngọc Việt …Nhưng núi giả ở đây khác nhiều.
Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh. Đâm qua hòn núi giả ly kỳ này là một ngọn tháp chín tầng. Đúng hơn, phải gọi là Cửu Trùng Đài.
Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài trong một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Ông Huỳnh Phi Dũng dẫn vợ chồng tôi leo lên từng bậc Cửu Trùng Đài… Chín tầng, mỗi tầng có linh vị thờ phụng khác nhau.
Tầng thờ Phật, tầng thờ Thánh, tầng thờ cụ Hồ, tầng thờ vong linh liệt sỹ đã hy sinh vì dân, vì nước, tầng thờ các vị anh hùng dân tộc đã hiển linh …
Leo chín tầng tắp hương, mất gần trọn buổi sáng. Sau đó, chúng tôi vào thang máy lên thắp hương ở tượng Quan Âm trên đỉnh ngọn núi giả.
Từ tầng cao nhất Cửu Trùng Đài, nhìn xuống toàn khu Đại Nam quốc Tự có thể thấy rừng cao su mầu xanh bạt ngàn bao quanh, nhiều hạng mục đang thi công, thấy tháp nước nhân tạo chảy ào ào, trắng xóa, thấy cổng Đại Nam quốc Tự hùng vĩ.
Thấy hồ Ngọc xanh trong, thấy những hàng cột thờ uy nghi, những sảnh đường rộng với những khối kiến trúc cổ xưa nhuốm mầu sắc tâm linh …
Nhìn lâu, cảm thấy rợn ngợp.
Khi ông Huỳnh Phi Dũng giới thiệu với tôi bảng thờ các dòng họ Việt Nam, tôi thực sự khâm phục ông.
Có lẽ, chỉ có nơi đây mới có đầy đủ các dòng họ được lập ra, được thờ phụng, một công trình theo tôi là rất có ý nghĩa. Tôi mỏi cổ tìm trong số 1068 dòng họ của 54 dân tộc nước Việt Nam xem họ Dương của mình ở vị trí nào?
Đây rồi, dòng họ Dương của tôi qua nhiều biến thiên lịch sử vẫn trường tồn với đất nước, với thời gian.
Tôi nghe nói, có lần ông Huỳnh Phi Dũng nằm mơ, thấy một vị tiền nhân bảo rằng, ông là người được một vị Thánh ủy thác để xây khu Đại Nam Quốc Tự linh thiêng này!?
Trong giấc mơ, các bậc tiền nhân đã chỉ vẽ cho ông cụ thể sẽ xây ở đâu, có những hạng mục gì, sẽ thờ phụng ra sao…
Khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng.
Rồi ông bắt tay vào thục hiện ý tưởng đã nẩy sinh từ trong giấc mơ kỳ lạ đó.
Dạo ấy, ông đang ốm nặng, có người bảo với ông rằng, khi ông thực hiện ý tưởng của các vị tiền nhân, ông sẽ khỏi bệnh.
Rồi ông khỏi bệnh thật.
Tóc ông xanh lại, ông thấy mình trẻ trung!
Gần đây, tôi nghe nói ông lên xe hoa với một người đẹp? Ở lứa tuổi mà ai cũng biết là khó mà có được cái diễm phúc ấy, ông lại có! Không biết có đúng không? Tất cả những chuyện đó tôi không tiện hỏi!
Nhưng, tôi biết rằng trong ngọn núi giả kỳ vỹ mà tôi vừa kể, giờ chim Yến bay về làm tổ. Yến Sào. Mà ai cũng biết Yến Sào là một loại đặc sản quý giá, lâu nay chỉ có ở một số vùng như Nha Trang.

Ông Huỳnh Phi Dũng - Chủ nhân khu vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á
Yến Sào (nước bọt con chim Yến tiết ra trong tổ) và Cửu Khổng (con Bào Ngư 9 lỗ) là hai món ăn tuyệt hảo chỉ giành cho vua chúa ngày xưa và người giàu bây giờ. Đắt như vàng.
Lâu nay, người ta chỉ lấy tổ Yến ở những hòn đảo hoang ngoài biển, muốn được xem tận mắt, tất khó, nay chim Yến lại bay về làm tổ trong đất liền, trong ngọn núi giả, trong Nhà ông Huỳnh Phi Dũng, ấy là phúc lộc chứ còn gì nữa!?
Lại có người nói: Ông Dũng nuôi Yến trong hòn núi giả đó chứ có phải chim Yến tự bay về đâu!
Nuôi được chim yến để thu hoạch cũng tuyệt rồi, cũng hái ra tiền rồi. Có phải ai cũng nuôi được loại chim tuyệt diệu đó đâu.
Đó là chưa kể đến việc được xem chim Yến làm tổ mà xưa nay ít người được tận thấy đã thu hút một lương khách tham quan rất lớn từ khắp nơi về đây, khu vui chơi giải trí có một không hai này.
Vậy ra, nước toàn chảy chỗ trũng!
Theo Dương Kỳ Anh
Tầm nhìn

16/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 6: Huỳnh Phi Dũng - ông chủ Khu vui chơi số 1 Đông Nam Á(Phần 2)


Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh.
Bài II: Cửu Trùng Đài
Thực ra, cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2008, trước khi chính thức chọn địa điểm là Hội An, đã có mấy nơi mời tôi.
Tôi đến Đà Lạt, đến Quảng Bình, rồi mấy lần vào Bình Dương. Nếu khu Đại Nam Quốc Tự làm xong, tôi rất muốn tổ chức ở đây.
Ông Huỳnh Phi Dũng đưa tôi vào xem núi giả.
Tôi đã tận thấy núi giả ở khu du lịch Tuần Châu, ở khu du lịch Hòn Ngọc Việt …Nhưng núi giả ở đây khác nhiều.
Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh. Đâm qua hòn núi giả ly kỳ này là một ngọn tháp chín tầng. Đúng hơn, phải gọi là Cửu Trùng Đài.
Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài trong một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Ông Huỳnh Phi Dũng dẫn vợ chồng tôi leo lên từng bậc Cửu Trùng Đài… Chín tầng, mỗi tầng có linh vị thờ phụng khác nhau.
Tầng thờ Phật, tầng thờ Thánh, tầng thờ cụ Hồ, tầng thờ vong linh liệt sỹ đã hy sinh vì dân, vì nước, tầng thờ các vị anh hùng dân tộc đã hiển linh …
Leo chín tầng tắp hương, mất gần trọn buổi sáng. Sau đó, chúng tôi vào thang máy lên thắp hương ở tượng Quan Âm trên đỉnh ngọn núi giả.
Từ tầng cao nhất Cửu Trùng Đài, nhìn xuống toàn khu Đại Nam quốc Tự có thể thấy rừng cao su mầu xanh bạt ngàn bao quanh, nhiều hạng mục đang thi công, thấy tháp nước nhân tạo chảy ào ào, trắng xóa, thấy cổng Đại Nam quốc Tự hùng vĩ.
Thấy hồ Ngọc xanh trong, thấy những hàng cột thờ uy nghi, những sảnh đường rộng với những khối kiến trúc cổ xưa nhuốm mầu sắc tâm linh …
Nhìn lâu, cảm thấy rợn ngợp.
Khi ông Huỳnh Phi Dũng giới thiệu với tôi bảng thờ các dòng họ Việt Nam, tôi thực sự khâm phục ông.
Có lẽ, chỉ có nơi đây mới có đầy đủ các dòng họ được lập ra, được thờ phụng, một công trình theo tôi là rất có ý nghĩa. Tôi mỏi cổ tìm trong số 1068 dòng họ của 54 dân tộc nước Việt Nam xem họ Dương của mình ở vị trí nào?
Đây rồi, dòng họ Dương của tôi qua nhiều biến thiên lịch sử vẫn trường tồn với đất nước, với thời gian.
Tôi nghe nói, có lần ông Huỳnh Phi Dũng nằm mơ, thấy một vị tiền nhân bảo rằng, ông là người được một vị Thánh ủy thác để xây khu Đại Nam Quốc Tự linh thiêng này!?
Trong giấc mơ, các bậc tiền nhân đã chỉ vẽ cho ông cụ thể sẽ xây ở đâu, có những hạng mục gì, sẽ thờ phụng ra sao…
Khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng.
Rồi ông bắt tay vào thục hiện ý tưởng đã nẩy sinh từ trong giấc mơ kỳ lạ đó.
Dạo ấy, ông đang ốm nặng, có người bảo với ông rằng, khi ông thực hiện ý tưởng của các vị tiền nhân, ông sẽ khỏi bệnh.
Rồi ông khỏi bệnh thật.
Tóc ông xanh lại, ông thấy mình trẻ trung!
Gần đây, tôi nghe nói ông lên xe hoa với một người đẹp? Ở lứa tuổi mà ai cũng biết là khó mà có được cái diễm phúc ấy, ông lại có! Không biết có đúng không? Tất cả những chuyện đó tôi không tiện hỏi!
Nhưng, tôi biết rằng trong ngọn núi giả kỳ vỹ mà tôi vừa kể, giờ chim Yến bay về làm tổ. Yến Sào. Mà ai cũng biết Yến Sào là một loại đặc sản quý giá, lâu nay chỉ có ở một số vùng như Nha Trang.
Ông Huỳnh Phi Dũng - Chủ nhân khu vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á
Yến Sào (nước bọt con chim Yến tiết ra trong tổ) và Cửu Khổng (con Bào Ngư 9 lỗ) là hai món ăn tuyệt hảo chỉ giành cho vua chúa ngày xưa và người giàu bây giờ. Đắt như vàng.
Lâu nay, người ta chỉ lấy tổ Yến ở những hòn đảo hoang ngoài biển, muốn được xem tận mắt, tất khó, nay chim Yến lại bay về làm tổ trong đất liền, trong ngọn núi giả, trong Nhà ông Huỳnh Phi Dũng, ấy là phúc lộc chứ còn gì nữa!?
Lại có người nói: Ông Dũng nuôi Yến trong hòn núi giả đó chứ có phải chim Yến tự bay về đâu!
Nuôi được chim yến để thu hoạch cũng tuyệt rồi, cũng hái ra tiền rồi. Có phải ai cũng nuôi được loại chim tuyệt diệu đó đâu.
Đó là chưa kể đến việc được xem chim Yến làm tổ mà xưa nay ít người được tận thấy đã thu hút một lương khách tham quan rất lớn từ khắp nơi về đây, khu vui chơi giải trí có một không hai này.
Vậy ra, nước toàn chảy chỗ trũng!
Theo Dương Kỳ Anh
Tầm nhìn