Saturday, December 26, 2009

Đà Lạt mùa đông

Mặt hồ Xuân Hương mờ ảo trong sương sớm, những con đường vắng người qua, biệt thư im lìm... tạo cảm xúc đặc biệt về thành phố Đà Lạt mùa đông. Ảnh do độc giả Phan Trường chia sẻ.

> Hồ Tuyền Lâm thơ mộng

Những con đường vắng người qua lại.


Cảnh sắc như những bức tranh thủy mặc.


Mờ ảo trong sương sớm.


Thành phố yên bình.


Cảnh sắc Hồ Xuân Hương.


Những ngôi biệt thự bên sườn đồi.


Khung cảnh thanh bình.


Chờ du khách ghé qua.


Phan Trường

Cảnh sắc cao nguyên Mộc Châu

Vẻ đẹp bình dị, lãng mạn của vùng núi Mộc Châu được bạn đọc Mai Thế Tường ghi lại trong chuyến du lịch giữa tháng 12.

> Sắc xuân trên cao nguyên Mộc Châu


Cảnh sắc Mộc Châu.


Chàng trai dân tộc trên triền núi.


Rặng lau bên hồ.


Đào Mộc Châu trong nắng.


Dã quỳ nở muộn.


Đồng cải trắng ven suối.


Đường lên Tây Bắc.


Nụ cười vùng cao.


Hoa mơ nở sớm.


Làng bản trong thung lũng.


Loài hoa bình dị.


Những vườn đào bạt ngàn.


Mai Thế Tường

Non nước Cao Bằng

Núi non mờ ảo giữa làn mây mờ, dòng sông uốn lượn mềm mại dưới chân núi, vẻ đẹp thiên nhiên Cao Bằng nguyên sơ, bình dị dưới con mắt bạn Chu Đức Hòa.


Núi non huyện Trùng Khánh.

Đèo Mã Phục.


Mây núi bềnh bồng.


Cảnh đẹp như tranh vẽ.


Sông Gâm


Động Ngườm Ngao.


Chu Đức Hòa

Parkson sắp khai trương trung tâm thứ 6 tại Tp.HCM

▪ Y NHUNG

09:48 (GMT+7) - Thứ Năm, 24/12/2009

Khu phức hợp mua sắm và giải trí Parkson Flemington thuộc quận 11, Tp.HCM sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/12.

Parkson Flemington do Công ty Thương mại và Bất động sản Thùy Dương 100% vốn trong nước làm chủ đầu tư và được điều hành bởi Công ty Dịch vụ quản lý Parkson Việt Nam.

Parkson Flemington có tổng diện tích hơn 26.000 m2, bao gồm 6 tầng lầu.

Sự ra đời của Parkson Flemington đã nâng tổng số các trung tâm thương mại mang thương hiệu Parkson trên toàn quốc lên con số 6. Trong đó có 4 trung tâm tại Tp.HCM.

Với tổng diện tích hơn 26.000 m2, Parkson Flemington bao gồm 6 tầng lầu, tầng 1 là nơi bán của mỹ phẩm, nước hoa, giày da và nữ trang. Tầng 2 là nơi tập trung những thương hiệu thời trang cao cấp dành cho phái đẹp. Thời trang phục vụ nam giới được trưng bày ở tầng 3. Tầng 4 là khu mua sắm quần áo trẻ em và sân chơi dành cho trẻ. Cả tầng 5 được thiết kế dành riêng cho khu ẩm thực và vui chơi giải trí.

Còn khu vực dịch vụ tiện ích với các cửa hàng bánh kẹo, siêu thị, hoa nghệ thuật, quầy bán rượu và nhà hàng... được bố trí tại tầng hầm.

Ngoài ra, lần đầu tiên tại Parkson Flemington còn xuất hiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng như cung cấp cho khách những thông tin về trung tâm mua sắm, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ tiêu chuẩn cao cấp khác giúp khách hàng luôn thoải mái tại Parkson.

Ông Tham Tuck Choy, Tổng giám đốc Parkson Việt Nam cho biết: "trong chiến lược phát triển, thời gian tới, mỗi năm công ty sẽ mở từ 2-3 trung tâm tại các đô thị lớn của Việt Nam".

Parkson là tập đoàn bán lẻ cao cấp tại Malaysia. Công ty này có mặt tại Việt Nam từ năm 2005 và đã phát triển được 6 trung tâm mua sắm cao cấp tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.


http://vneconomy.vn/20091223110351943P0C19/parkson-sap-khai-truong-trung-tam-thu-6-tai-tphcm.htm

Đại sứ Thương mại Mỹ sẽ thuyết trình tại Việt Nam

▪ Y NHUNG

09:39 (GMT+7) - Thứ Ba, 13/10/2009

Tháng 12/2009, bà Susan Schwab, Đại sứ Thương mại Mỹ sẽ tới Việt Nam thuyết trình về các vấn đề đầu tư thương mại hai nước.

"Việc Đại sứ Susan đến Việt Nam diễn thuyết sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp… hiểu rõ vị thế chiến lược của Mỹ trong đầu tư và thương mại song phương với Việt Nam. Từ đó, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội để tiếp cận thị trường Mỹ và chủ động hơn trong việc phát triển thương hiệu ra thế giới”, bà Anna Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty Link World Unlimited International Event, đơn vị tổ chức sự kiện cho biết tại buổi họp báo, vừa diễn ra chiều 12/10.

Họp báo về sự kiện GS.TS Susan Schwab sẽ tới Việt Nam thuyết trình vào tháng 12 tới đây

Nguồn tin trên cho biết, các buổi diễn thuyết của bà Susan Schwab tại Hà Nội ngày 1/12 và Tp.HCM ngày 3/12 có chủ đề chính là cách thức mở rộng kinh doanh với thị trường Mỹ và các thị trường trọng điểm khác cho các tập đoàn kinh tế và các nhà xuất khẩu Việt Nam; làm thế nào để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ mà không phải đối mặt với các vụ kiện và rào cản trong thương mại.

Đại sứ Susan sẽ trực tiếp đề cập về các cách thức xúc tiến và đẩy mạnh thương mại hai chiều Việt Nam-Mỹ, trình bày cặn kẽ các yếu tố ảnh hưởng và cơ hội cho Việt Nam trong quá trình giao thương với Mỹ như: Luật Thương mại, văn hóa kinh doanh Mỹ, cách tiếp cận thị trường Mỹ…

Ngoài ra, bà Susan còn lưu ý về các phương thức mở rộng đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam, cũng như cách cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước thúc đẩy quá trình giao thương và đầu tư.

Cũng trong chuyến tới thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, bà sẽ có cuộc gặp và làm việc với Chính phủ Việt Nam và các quan chức Bộ Ngoại giao, làm việc với Chủ tịch UBND Tp.HCM, tọa đàm tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bà Susan Schwab giữ chức vụ Đại sứ Thương mại Mỹ từ năm 2006-2009, là thành viên nội các cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cố vấn cao cấp, phát ngôn viên về thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan của Tổng thống.

Bà còn là người đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và các quốc gia như: Peru, Colombia, Panama, Hàn Quốc; là người giám sát tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Ả rập Xê út, Việt Nam, Ukraine; đàm phán song phương Mỹ - Nga cho việc gia nhập WTO của Nga.

Tp.HCM: Khó tuyển lao động, tại sao?

16:37 (GMT+7) - Thứ Sáu, 22/5/2009

Theo thống kê mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM, thành phố hiện có 22,9 nghìn lao động bị mất việc và 17 nghìn người bị thiếu việc làm.

Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm của 533 doanh nghiệp đã lên đến 61.527 người, gấp hơn 2 lần số lượng mất việc.

Nhiều doanh nghiệp đang đăng tuyển hàng nghìn lao động, nhưng chưa tìm đủ người.

Nhìn số liệu trên, có thể thấy thị trường lao động tại Tp.HCM đang thiếu lao động nghiêm trọng, nếu không bù đắp bằng lao động mới đến từ những nơi khác.

Thiếu việc, mất luôn người

Trong giai đoạn mất việc trên diện rộng cuối năm 2008, đầu năm 2009 các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, da-giày, gỗ, chế biến hải sản, sản xuất linh kiện điện tử... phải bấm bụng cắt giảm hàng chục nghìn lao động. Riêng dệt may, da giày đã có 94 doanh nghiệp bị ảnh hưởng khiến 13.381 lao động mất việc, chiếm hơn một nửa số công nhân mất việc của tất cả các ngành.

Hiện nay, tình hình xoay chuyển ngược 180 độ, nhiều doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc không thể tuyển đủ lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM, lực lượng lao động làm trong ngành này có đến 70% đến từ các tỉnh, thành khác.

Đã có 24 doanh nghiệp từng cắt giảm lao động đang nhận lại lao động để sản xuất và ưu đãi với những người đã từng làm việc trước đây quay trở lại. Nhưng chuyện không dễ dàng vậy, người lao động sống cùng trong một khu nhà trọ hay cùng khu lưu trú chưa quên được hình ảnh bạn bè phải thu dọn đồ đạc khỏi nơi ở cũ vì mất việc làm.

Nguyễn Thúy An - quê Quảng Bình, đang ở khu lưu trú công nhân Linh Trung - nhớ lại: "Đầu năm 2009, chúng em rất hoang mang vì bạn bè lần lượt phải dọn đồ khỏi phòng lưu trú vì bị công ty cắt giảm. Đây là phòng công ty thuê cho công nhân, nên khi bị mất việc đồng nghĩa với việc mất luôn chỗ ở".

Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã từng không thương tiếc cắt giảm hàng loạt công nhân, giờ không đứng trong thứ tự ưu tiên tìm việc của rất nhiều người lao động.

Sức hút giảm

Theo bà Đoàn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Lao động - Tiền lương thuộc Hepza, sở dĩ nhiều doanh nghiệp tuyển không ra người vì lượng lao động trở về quê khi mất việc, thiếu việc chưa trở lại thành phố. Doanh nghiệp đang ra sức thu hút lao động, nhưng vẫn thiếu trầm trọng mặc dù đã hạ chuẩn đầu vào. Một số công ty gặp khó khăn cả trong việc tuyển dụng lao động phổ thông như Công ty Nissei, Công ty Tân Hưng Vương, Công ty Nidec Copal, Công ty Phúc Yên...

Mức lương khởi điểm dành cho lao động phổ thông hiện nay tại nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng, tính cả phụ cấp, thưởng, tăng ca có thể lên khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập trên so với mức sống tại thành phố rõ ràng chưa hấp dẫn với nhiều lao động ngoại tỉnh, khi các chi phí sống ngày càng đắt đỏ.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn, một lượng lớn lao động đã chuyển dịch từ những ngành cắt giảm nhiều như may mặc, da-giày, chế biến gỗ sang lĩnh vực khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.

Không chỉ thiếu lao động phổ thông, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động kỹ thuật cũng đang đứng ngồi không yên khi bói không ra người. Thành phố đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sang phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn, hạn chế những ngành thâm dụng lao động. Nhưng không thể ngày một ngày hai có thể đào tạo được hàng nghìn công nhân kỹ thuật thuộc nhiều ngành nghề.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bằng lòng khi tuyển dụng lao động phổ thông rồi tự đào tạo, đồng thời phải giữ được chân họ tránh bị doanh nghiệp khác nẫng tay trên.

Vinh Hải (Lao Động)


http://vneconomy.vn/20090522043146395P5C11/tphcm-kho-tuyen-lao-dong-tai-sao.htm

Tp.HCM tiếp tục mất cân đối cung - cầu lao động

▪ XUÂN NGHI

09:15 (GMT+7) - Thứ Năm, 3/12/2009

Sở Lao động, Thương binh và xã hội Tp.HCM vừa thực hiện cuộc khảo sát đối với 27 ngành nghề tại 1.502 doanh nghiệp với 33.415 nhu cầu tuyển dụng và trên 10.000 người có nhu cầu việc làm.

Theo đánh giá chung của cơ quan này, tháng 12/2009 thị trường Tp.HCM vẫn tiếp tục xu hướng thiếu hụt lao động, nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 50% đối với ngành nghề có chuyên môn cao và từ 60- 65% đối với ngành nghề có chuyên môn trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông.

Người lao động đang có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Tháng 11: cung cầu đều tăng mạnh

Trong tháng 11 chỉ số cầu nhân lực tăng 14,57% so với tháng 10/2009. Cụ thể chỉ số cầu của 19 ngành nghề tăng và 8 ngành nghề giảm. Ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm tăng trên 4 lần; ngành quản lý nhân sự - tổ chức tăng 1,3 lần so với tháng trước, tập trung chủ yếu vào các ứng viên có chuyên môn. Các ngành khác có chỉ số tăng tiếp theo là nghiên cứu khoa học, tư vấn - bảo hiểm, quản lý kinh tế - kinh doanh – quản trị chất lượng, nông – lâm – ngư nghiệp, còn các ngành khác tăng nhẹ.

Tuy vậy dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng trong tháng 11 vẫn là ngành điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh, chiếm 21,42%. Tiếp đến, là các ngành dịch vụ - phục vụ (11,77%), bán hàng - marketing - nhân viên kinh doanh (10,96%), cơ khí – sửa chữa ô tô, xe máy (6,93%), dệt may – da giày (6,11%), quản lý nhân sự - tổ chức (5,58%).

Thị trường lao động tháng 11 có xu hướng rõ nét trong tuyển dụng nhân sự cao cấp cho các vị trí quản lý. Cụ thể: về trình độ lao động trên đại học tăng 8 lần và đại học tăng 10% so với tháng 10. Không chỉ tìm kiếm nhân sự mới, nhiều doanh nghiệp nhận ra đây là cơ hội tốt để thay đổi nhân sự, nâng chất lượng đội ngũ nhân viên mà không phải tốn quá nhiều chi phí tuyển dụng, khi một số lượng không nhỏ người nước ngoài, kể cả Việt kiều tiếp tục đổ về Việt Nam tìm việc. Đây là một thời điểm tốt cho các doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động cao cấp nước ngoài mà không tốn chi phí để mời họ.

Trong tháng 11/2009 chỉ số cung nhân lực tăng 172,69% so với tháng trước. Nhóm ngành nghề có chỉ số cung tăng mạnh nhất so với tháng 10 là nhóm giáo dục và đào tạo - thư viện (162,35%), hành chính văn phòng (145,42%) , ngoại ngữ - biên phiên dịch (156,7%), giao thông vận tải - thủy lợi - cầu đường (114,39) so với tháng trước. Có chỉ số cầu giảm mạnh nhất là thiết kế đồ họa - in ấn - bao bì - xuất bản (93,64%) và quản lý nhân sự - tổ chức (84,37%).

Tháng 12: cung chỉ đáp ứng 50% cầu

Tuy nhiên, trong tháng 12/2009, chỉ số cung cao nhất là nhóm ngành nghề tài chính - ngân hàng - kế toán - kiểm toán (48,26%) so với tất cả các nhóm ngành nghề khảo sát. Điều này được giải thích là do nhu cầu lập báo cáo tài chính, thanh quyết toán cuối năm của các đơn vị tăng cao nên các ứng viên trong ngành này đứng ra ứng tuyển làm thêm giờ hoặc tìm việc bán thời gian rất lớn.

Nghề thư ký-hành chính văn phòng cũng có nhu cầu tuyển dụng cao song đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của ứng viên, trong khi số lao động tìm việc trong ngành này phần đông mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Ngành bán hàng, dệt may-giày da là những ngành có mức thu nhập thấp nên thiếu tính ổn định, nhu cầu nhảy việc diễn ra thường xuyên.

Nhìn chung xu hướng cầu tháng 12 sẽ tập trung chủ yếu vào nguồn lao động chất lượng cao, bao gồm các nhóm ngành nghề quản lý kinh tế - kinh doanh - quản trị chất lượng, nghiên cứu khoa học, quản lý nhân sự - tổ chức.

Tuy nhiên, nhu cầu lao động phổ thông, nghề sơ cấp vẫn tiếp tục tăng mạnh, tập trung các ngành nghề bán hàng, dịch vụ, phục vụ ăn uống và các ngành gia công sản xuất hàng dân dụng, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất, sửa chữa xây dựng nhỏ. Đây là nhóm ngành nghề thường xuyên thiếu lao động, do tính chất công việc không ổn định, thu nhập thấp. Nếu tình hình không được cải thiện, tình trạng thiếu hụt nhân công sẽ càng ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, sự mất cân đối còn thể hiện ở hiện tượng một số nhóm ngành nghề có nhu cầu cao nhưng hạn chế nguồn cầu, trong khi có những nhóm ngành nghề phong phú nguồn cung nhưng nhu cầu của thị trường lại không cao.

"Khó tránh khỏi xu hướng chuyển việc trong đầu năm tới"

▪ VŨ QUỲNH

11:09 (GMT+7) - Thứ Bảy, 26/12/2009

Nhiều chuyên gia nhận định thị trường lao động đầu năm 2010 có nhiều tín hiệu lạc quan. Bởi, cuối năm 2009 thị trường lao động đang có các dấu hiệu phục hồi khi khủng hoảng kinh tế tạm lắng, đặc biệt là những tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng vẫn không giảm.

VnEconomy đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc khu vực Navigos Group, Công ty cung cấp các giải pháp tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc khu vực Navigos Group.

Bà nhận định như thế nào về thị trường lao động những tháng đầu năm tới?

Tình hình kinh tế đang có các dấu hiệu tích cực, tác động tốt đến thị trường lao động. Cuối năm 2009, đặc biệt là tháng 10,11 vừa rồi chúng tôi đã nhận được nhiều yêu cầu tuyển dụng từ khách hàng.

Thực tế cho thấy, thường nhu cầu tuyển dụng tăng cao vào những tháng đầu năm. Đây thường là thời điểm luân chuyển công việc và tuyển dụng tốt nhất cho cả lao động và doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, họ tập trung tuyển dụng trong thời gian này vì khi đó mọi vấn đề về ngân sách hoạt động, kể cả ngân sách nhân sự trong năm mới đã được duyệt.

Với người lao động, họ cũng chọn dịp này để chuyển việc vì đã nhận được tiền thưởng của năm làm việc trước đó.

Vì vậy, xu hướng chuyển việc là điều không tránh được trong đầu năm tới, nhất là trong điều kiện kinh tế nhiều biến động như gần đây.

Như vậy, để giữ chân nhân viên giỏi cũng như thu hút nhân tài, theo bà, doanh nghiệp phải dựa trên những tiêu chí nào?

Để có thể đánh giá được năng lực của nhân viên, trước hết công ty phải xây dựng được một hệ thống đánh giá năng lực. Đây phải là một hệ thống quản lý xuyên suốt, liên tục và nhất quán trong công ty.

Các tiêu chí này có thể khác nhau đối với từng phòng ban trong công ty. Ví dụ: tiêu chí đánh giá của phòng bán hàng sẽ là doanh số bán hàng, thời gian thu hồi nợ, tỷ lệ thành công, tỷ lệ hài lòng của khách hàng... Trong khi đó, tiêu chí đánh giá của phòng hành chính có thể là: % tiết kiệm chi phí so với ngân sách, thời gian hỗ trợ các phòng ban khác.Tiêu chí đánh giá của cấp bậc quản lí lại phải khác đối với tiêu chí đánh giá của cấp bậc nhân viên.

Công ty cũng phải đưa ra quyết định đánh giá nhân viên theo tháng, quý hay năm. Theo tôi, nên đánh giá nhân viên ít nhất hai lần một năm.

Ngoài ra, chế độ lương thưởng là vô cùng quan trọng. Để hệ thống đánh giá năng lực hoạt động hiệu quả, nó phải gắn liền với chế độ lương thưởng. Chế độ lương thưởng phải dựa trên hiệu quả làm việc của nhân viên, của phòng ban và của cả công ty. Công ty nên xây dựng một văn hóa “hưởng theo năng lực và kết quả lao động” chứ không phải theo chính sách “già lên lão làng”. Có như thế, mới có thể thu hút cũng như gìn giữ được nhân tài.

Một vấn đề nữa theo tôi không thể thiếu là sự rõ ràng, minh bạch của hệ thống tự đánh giá. Nhân viên trong công ty phải hiểu rõ về hệ thống này và có thể tự đánh giá và điều chỉnh kết quả làm việc của mình chứ không phải chờ đến khi cấp quản lí nhắc nhở hay đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá năng lực phải được thông báo rộng rãi đến nhân viên kể cả trong quá trình tuyển dụng. Nhân viên phải biết được công ty mong chờ gì từ mình và công ty sẽ đánh giá năng lực của mình như thế nào. Khi hệ thống này hoạt động hiệu quả, nó sẽ có cơ chế tự đào thải những nhân viên yếu kém và không phù hợp với doanh nghiệp.

Bà có nói đầu năm là thời điểm có nhiều nhu cầu tuyển dụng và dễ dẫn đến tình trạng chuyển việc, vậy có cách nào để hạn chế không?

Các doanh nghiệp thường thu hút nhân tài bằng chế độ lương thưởng, cũng có nhiều nhân viên chuyển việc vì thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, theo tôi lương, thưởng hay chế độ ưu đãi không hẳn là tất cả. Nhân tài đến với doanh nghiệp còn có những tiêu chí lựa chọn khác như văn hóa doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp trong cơ cấu tổ chức và triển vọng phát triển.

Vì thế, theo tôi, bên cạnh chế độ lương thưởng hợp lý, các công ty cũng nên đầu tư và xây dựng hệ thống đào tạo và phát triển nhân viên.

Nhân viên phải được huấn luyện ngay từ khi bước chân vào làm việc tại công ty. Công ty nên hỗ trợ và định hướng cho nhân viên phát triển. Ví dụ, trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên, công ty đã có thể xác định được những nhân viên “hạt giống” để phát triển thêm trong tương lai. Vì nhân viên “ruột”, nhân viên “hạt giống” thì gần như không có tư tưởng “nhảy việc”. Vậy những nhân viên này cần cải thiện những kỹ năng nào để có thể đảm nhận công việc lớn hơn trong công ty trong tương lai.