Monday, June 27, 2011

27/06 Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

Tác giả: HẠNH NGUYÊN

Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền  hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011.
Phía Trung Quốc luôn leo lên trước
Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị một thái độ gì ?
Trả lời : Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ  không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều các tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.
Có lần tivi Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).
Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường.
Tàu hải giám Trung Quốc, đội tàu thường xuyên quấy nhiễu vùng biển Việt Nam
Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói.
Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.
Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán ?
Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra; tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Thứ nhất là vì Chính phú hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.
Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.
Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.
Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có muốn một cuộc chiến tranh chứ ?
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.
Bản chất của tranh chấp Trung - Việt
Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền ? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác" như thế nào ?
Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trưng Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc "gác tranh chấp, cùng khai thác". Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi.
Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: "Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác", có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là "chủ quyền"! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?
Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.
Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.
Làm gì để duy trì quan hệ hữu hảo Việt - Trung?
Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào ? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước ?
Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là "thân Trung Quốc" cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại.
Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.
Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:
Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác. Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà "song phương" ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa "con đường song phương".
Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao ?
Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc.  Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt với lớn Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.
Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 - 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?
Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm những liên minh ma quỷ để chống Trung Quốc.
Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi ...
Để Biển Đông không nổi sóng, các bên cần thẳng thắn và thiện chí.
Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giếng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân  tôi là một người lính trong chiến tranh, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt.
Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến.
Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau.
Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không ? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì ...
Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.
Trả lời phỏng vấn báo chí về việc Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa bài bình luận với những lời lẽ không chính đáng, mang tính chất đe dọa về vấn đề biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam chủ trương giải quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời báo Hoàn cầu đã đưa ra những bình luận thiếu thiện chí, không đúng với sự thật, và điều này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước, gây ra những tổn thương về tình cảm cho nhân dân Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng Thời báo Hoàn cầu cũng chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, chứ không phải đại diện cho nhân dân Trung Quốc. Tôi tin rằng nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới đều không thể đồng tình và chia sẻ với những bình luận thiếu thiện chí như vậy của Thời báo Hoàn cầu".
"Về phía Việt Nam, chúng ta bao giờ cũng nói rất rõ ràng về chủ trương giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Hai nước đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhân dân hai nước cũng như hai Đảng, hai nhà nước đều rất nỗ lực phát triển mối quan hệ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Tôi tin rằng những bình luận thiếu thiện chí của tờ Thời báo Hoàn cầu đã không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân 2 nước" - bà Nga nói.

27/06 Dangerous nationalism risks future of South China Sea



Global Times, June 27, 2011
Recent disputes in the South China Sea have been focused above all on the Nansha Islands, drawing in the Chinese mainland, Taiwan, Vietnam, the Philippines, Malaysia, and Brunei and going back to the 1960s.
In the 1970s, Vietnam and the Philippines dispatched troops to occupy the islands they claimed sovereignty over.
Then the dispute began to emerge. However, in general, the situation over Nansha Islands was relatively calm at that time and the dispute's international influence was very limited.
But the situation changed in the 1970s. To begin with, the US decided to withdraw troops from South Vietnam, marking a change in the region's balance of power as Vietnam reunified. But the most critical factor was new resources. In 1969, a report by the UN indicated that the coastal sea areas around the Nansha Islands contained rich oil and gas resources. Interest in the region was highlighted by the first global oil crisis of 1973, which helped spark the debate on new maritime laws.
This prompted the nations involved to fiercely defend what they perceived as their maritime rights. The complicated situation and geography of the Nansha Islands made them an especially sensitive point.
The UN Convention of the Law of the Sea stated in 1982 that there could be an exclusive sea zone of 12 miles around islands, 200 nautical miles of exclusive economic zones, and 350 nautical miles in continental shelf areas.
These new possibilities prompted the dispatch of more troops and the development of the modern dispute over the Nansha Islands.
If China doesn't act to restrain Vietnam and the Philippines by protecting its rights in the islands, it will have a harder time defending its rights in the future.
Vietnam and the Philippines have stirred up the present situation to achieve several goals: As the oil resources in Nansha Islands are very rich, the two countries have real economic interests at stake.
They want to grasp the initiative in the South China Sea before the Chinese military becomes more powerful. They also want to play the nationalist card to divert the domestic public away from growing wealth gaps and official corruption in their home countries.
Through newspaper articles, they try to shift the grudges of an angry public toward other nations by exaggerating the perceived threat from the outside.
The US also won't stand by idly in the region. Since the start of the 21st century, the US has adjusted its global strategy, transferring its focus from the Atlantic to the Pacific, and gradually gathering strategic resources in the West Pacific.
Recently, the US economy has picked up following the recession, and it achieved significant victories in its war against terror. That has given the White House the strategic room to move away from tough problems such as the economy and pay more attention to the Asia-Pacific and China.
But with relations across the Taiwan Straits more relaxed than before, and Taiwan and the mainland cooperating economically, the US can't stir up the situation in the Taiwan Straits to put pressure on China. So instead, the US has chosen to use the South China Sea issues to trigger disturbances and restrain China.
On June 4, 2011, Robert Gates, the US Defense Secretary, said at the 10th Shangri-la Dialogue held in Singapore, that although the US was reducing military expenditure, it would still station troops in Asia and keep its influence in Asia.
In 2010, the US made high-profile interventions in the issues in the South China Sea and asserted its own national interest. The geopolitical conflicts between the US and China have begun to intensify.
The author is director of the National Institute for the South China Sea Studies.

27/06 Dangerous nationalism risks future of South China Sea


0 Comment(s)Print E-mailGlobal Times, June 27, 2011
Adjust font size: 
Recent disputes in the South China Sea have been focused above all on the Nansha Islands, drawing in the Chinese mainland, Taiwan, Vietnam, the Philippines, Malaysia, and Brunei and going back to the 1960s.
In the 1970s, Vietnam and the Philippines dispatched troops to occupy the islands they claimed sovereignty over.
Then the dispute began to emerge. However, in general, the situation over Nansha Islands was relatively calm at that time and the dispute's international influence was very limited.
But the situation changed in the 1970s. To begin with, the US decided to withdraw troops from South Vietnam, marking a change in the region's balance of power as Vietnam reunified. But the most critical factor was new resources. In 1969, a report by the UN indicated that the coastal sea areas around the Nansha Islands contained rich oil and gas resources. Interest in the region was highlighted by the first global oil crisis of 1973, which helped spark the debate on new maritime laws.
This prompted the nations involved to fiercely defend what they perceived as their maritime rights. The complicated situation and geography of the Nansha Islands made them an especially sensitive point.
The UN Convention of the Law of the Sea stated in 1982 that there could be an exclusive sea zone of 12 miles around islands, 200 nautical miles of exclusive economic zones, and 350 nautical miles in continental shelf areas.
These new possibilities prompted the dispatch of more troops and the development of the modern dispute over the Nansha Islands.
If China doesn't act to restrain Vietnam and the Philippines by protecting its rights in the islands, it will have a harder time defending its rights in the future.
Vietnam and the Philippines have stirred up the present situation to achieve several goals: As the oil resources in Nansha Islands are very rich, the two countries have real economic interests at stake.
They want to grasp the initiative in the South China Sea before the Chinese military becomes more powerful. They also want to play the nationalist card to divert the domestic public away from growing wealth gaps and official corruption in their home countries.
Through newspaper articles, they try to shift the grudges of an angry public toward other nations by exaggerating the perceived threat from the outside.
The US also won't stand by idly in the region. Since the start of the 21st century, the US has adjusted its global strategy, transferring its focus from the Atlantic to the Pacific, and gradually gathering strategic resources in the West Pacific.
Recently, the US economy has picked up following the recession, and it achieved significant victories in its war against terror. That has given the White House the strategic room to move away from tough problems such as the economy and pay more attention to the Asia-Pacific and China.
But with relations across the Taiwan Straits more relaxed than before, and Taiwan and the mainland cooperating economically, the US can't stir up the situation in the Taiwan Straits to put pressure on China. So instead, the US has chosen to use the South China Sea issues to trigger disturbances and restrain China.
On June 4, 2011, Robert Gates, the US Defense Secretary, said at the 10th Shangri-la Dialogue held in Singapore, that although the US was reducing military expenditure, it would still station troops in Asia and keep its influence in Asia.
In 2010, the US made high-profile interventions in the issues in the South China Sea and asserted its own national interest. The geopolitical conflicts between the US and China have begun to intensify.
The author is director of the National Institute for the South China Sea Studies.

27/06 Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Thứ hai, 27/6/2011, 09:51 


Trải qua hơn nửa thế kỷ, những cung nữ từng hầu hạ trong hoàng cung dần khuất núi. Nhân chứng cuối cùng về cuộc sống nơi cung cấm của cung nữ là bà Trần Thị Vui, hiện sống ở đường Chi Lăng, thành phố Huế.

>Những thái giám trong hậu cung triều NguyễnNgười phụ nữ may gối cho vua Bảo ĐạiNhạc công cuối cùng của triều Nguyễn

Ở tuổi 84 bà Vui vẫn khỏe mạnh, trí nhớ minh mẫn. Khẽ vấn mái tóc bạc, giọng bà Vui chầm chậm, ánh mắt xa xăm như hoài niệm về quá khứ: “Mới đó mà đã gần 70 năm ròng, ngày đó vào cung tôi mới tròn 16…”.
Là con cháu Hoàng tộc, mẹ bà là cung nữ Tôn Nữ Thị Biên thuộc dòng trưởng của chúa Nguyễn Phúc Tần, đời thứ 5, bà Vui được vào phục vụ trong Hoàng cung.Ngày mới vào, như bao cung nữ khác, bà phải học những quy tắc khắt khe của chốn cung đình như dạy ăn nói, đi lại cho đúng với lễ nghi trong cung cấm; học cách biết giữ chuyện, mỗi cung nữ phục vụ ở cung nào thì lo bổn phận ở cung đó. Thời vua Bảo Đại, không còn lệ tuyển cung nữ, chủ yếu người vào cung là do quen biết, làm cung nữ và hưởng lương.
Bà Trần Thị Vui, người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn. Ảnh: Văn Nguyễn.
“Nghe mẹ tôi kể lại, từ thời vua Khải Định về trước, cung nữ được tuyển vào cung vô cùng khắt khe. Cung nữ có hai loại danh phận. Thứ nhất là những người con gái còn trinh, được vua tuyển vào để có quan hệ hôn nhân với vua. Thứ hai đơn giản hơn là được tuyển vào để hầu hạ cho gia đình vua, được gọi là cung nữ hay thị nữ, phục vụ việc vặt như quạt, têm trầu, đấm bóp…”, bà Vui kể.
Theo bà Vui, cuộc sống của nhiều cung nữ thời vua Bảo Đại rất êm thấm. Người ở cung này thì không được sang cung khác nhòm ngó. Họ chỉ biết làm việc, không được cười đùa nói chuyện với cung nữ khác, không được nhìn trực diện vào Hoàng thái hậu, Vua, Hoàng hậu và các quan đại thần, nếu nhìn chỉ được phép nhìn sau lưng.
Các cung nữ không ăn cơm, vệ sinh trong cung, khi có người trực thay thì về nhà ăn cơm rồi phải vào cung làm tiếp công việc. Mỗi tháng cung nữ được trả 3 đồng bạc.
Khi vào cung, bà Vui đảm nhận việc quạt, bóp chân, vấn tóc, dâng khăn, dâng nước, bê tráp trầu cho bà Từ Cung, nhờ đó bà biết được tính cách của mẹ vua Bảo Đại. Bà kể: “Hoàng thái hậu rất hiền, các quan lại đến chơi bà nói chuyện rất nhẹ nhàng. Bà hầu như chỉ ở trong cung Diên Thọ chứ rất ít khi ra ngoài”.
Trong các bữa, bà Từ Cung ăn rất ít và chỉ ăn một mình, thức ăn do sở Thiện nấu. Cơm được nấu trong nồi đất nhỏ còn gọi là nồi ngọc phạn, mỗi đĩa thức ăn có 3 tầng. Mâm của bà rất nhiều món từ cá, thịt bò, tôm rim, rau... nhưng bà chỉ ăn một ít rồi cho người bê xuống.
Bà Từ Cung theo Phật giáo nên thi thoảng ăn chay. Bà ngủ rất muộn, tầm 22-23h tối. Lúc ngủ luôn có 2 cung nữ đi theo để quạt và bóp chân, ai biết ca Nam ai Nam bằng (một loại hình dân ca Huế) thì ca cho bà nghe, ai không biết thì thôi. Khi bà Từ Cung ngủ thì các cung nữ ngủ ngồi dưới chân bà, thay phiên nhau cho đến sáng.
Bà Vui miêu tả lại cách ăn uống của bà Từ Cung. Ảnh: Văn Nguyễn
Bà Vui kể, ngày đó, mỗi lần vua Bảo Đại đi săn ở Đà Lạt, hay dùng xe hơi đi chơi đâu đó là bà Từ Cung lại bồn chồn lo lắng. Khi vua đi săn rồi bị bắn trọng thương ở đùi do tán tỉnh vợ một ông bạn người Pháp trong một bữa tiệc tại Đà Lạt, bà Từ Cung đã nhiều đêm mất ngủ, viết thư hỏi thăm con.
“Thế nhưng khi vua về, trong cung chỉ dám đồn là vua đi săn bị voi giẫm vào chân, đi lệch chân phải chứ hầu như không ai biết chuyện vua vì ham sắc mà bị bắn”, bà Vui tiết lộ.
Năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, bà Vui rời cung, về lấy chồng, nhưng cuộc sống mới chẳng mấy suôn sẻ. Cô con gái chào đời không được bao lâu thì mất. Không còn khả năng sinh con, bà Vui chấp nhận cưới vợ hai cho chồng rồi chịu cảnh chồng chung, con riêng. Khi chồng và vợ hai qua đời, bà Vui sống với các con của chồng. “Cũng may là con cái ngoan ngoãn, biết điều nên tuổi già cũng bớt cô đơn”, bà tâm sự.
Ở Huế, người ta gọi tên vợ theo tên chồng, nên cái tên Trần Thị Vui rơi vào quên lãng, và rất ít người biết bà là cung nữ. Một lý do khác, theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, cung nữ triều Nguyễn là những người không có địa vị trong xã hội phong kiến ngày xưa nên rất ít tài liệu ghi chép về họ.
"Bà Vui được xem là nhân chứng sống cho những câu chuyện của cung nữ trong bốn bức tường của Hoàng cung", ông Phan nói.
Văn Nguyễn

27/06 Đại biểu HĐND phải thể hiện trí tuệ và bản lĩnh

06:55 | 27/06/2011
PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH BẮC NINH NGUYỄN HUY TÍNH khẳng định: Yếu tố quan trọng để diễn đàn của HĐND thể hiện dân chủ và thực sự hiệu quả, đó là đại biểu HĐND, đặc biệt là Thường trực, lãnh đạo và thành viên các ban HĐND phải trí tuệ và bản lĩnh.
PV: Tiếp tục được tín nhiệm giữ vị trí quan trọng trong Thường trực HĐND, đây là vinh dự nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề, thưa Phó chủ tịch ?
PCT NGUYỄN HUY TÍNH: Tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh là một vinh dự, song liền với đó là trách nhiệm. Tôi đã có 5 năm là Phó chủ tịch UBND và 7 năm làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh, vì vậy cũng có một số kinh nghiệm trong hoạt động của chính quyền địa phương. Song để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại biểu, nhất là trách nhiệm của Phó chủ tịch HĐND tỉnh thì phải cố gắng rất nhiều. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng, nhưng chưa đủ để quyết định thành công.
PV: Nhiệm kỳ qua, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định được vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. HĐND khóa mới sẽ kế thừa thành quả đó như thế nào?
PCT NGUYỄN HUY TÍNH: Nhiệm kỳ 2004 - 2011, được sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy địa phương và nỗ lực của Thường trực, các ban và đại biểu HĐND, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, nhất là việc tổ chức các kỳ họp để ban hành nghị quyết quy định cơ chế, chính sách nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội của địa phương. Nhiệm kỳ vừa rồi, HĐND tỉnh đã ban hành khoảng 60 nghị quyết chuyên đề, hầu hết mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương (Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,3% năm; thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt gần 6.000 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.800 USD...).
Để HĐND khóa mới bắt nhịp và kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của khóa trước, theo tôi phải nỗ lực ngay từ bước khởi đầu. Trước hết, chúng tôi kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND và UBND đủ mạnh để hoạt động hiệu quả; bộ máy chuyên trách của HĐND khóa mới phải tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐND; đồng thời phải bắt tay ngay vào việc nghiên cứu để sớm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực, các ban HĐND… HĐND tỉnh sẽ hoàn thiện quy chế hoạt động của mình, cùng các quy định liên quan công tác phối hợp giữa Thường trực và các ban HĐND tỉnh với UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các cơ quan liên quan. Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ chúng tôi sẽ chú trọng tập huấn cho các đại biểu HĐND, nhất là đại biểu lần đầu tham gia hoạt động của cơ quan dân cử về chức năng, nhiệm vụ của HĐND, đại biểu HĐND và những kinh nghiệm vể chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử…
PV: Thời gian qua, hoạt động của QH đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, đổi mới và sáng tạo. Theo Phó chủ tịch, HĐND nên học tập những gì từ diễn đàn của QH?
PCT NGUYỄN HUY TÍNH: QH trong những khóa gần đây, nhất là Khóa XII đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong quá trình hoạt động, đem lại hiệu quả rất thiết thực. Có nhiều việc HĐND cần học tập QH, song theo tôi, trước hết nên học QH trong việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Với tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, các phiên họp của QH đã để lại ấn tượng đẹp về không khí thảo luận sôi nổi, thái độ thẳng thắn, trách nhiệm; tất cả vì mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của đất nước.
PV: Vậy, cần những yếu tố nào để diễn đàn HĐND thể hiện dân chủ, minh bạch và hiệu quả?
PCT NGUYỄN HUY TÍNH: Theo tôi, trước hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của HĐND. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND được quy định khá rõ và đầy đủ trong Luật Tổ chức HĐND và UBND và Quy chế hoạt động của HĐND. Song trong thực tế, điều kiện cần và đủ để HĐND cũng như các cơ quan chuyên trách của HĐND thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì còn thiếu, chưa hoàn chỉnh và chưa thực sự tương xứng. Nói cách khác, hoạt động của HĐND còn thiếu cơ sở pháp lý đồng bộ và cụ thể; các quy định hiện tại nhìn chung chưa đủ sức dẫn dắt và bảo đảm tính hiệu quả cho các hoạt động của HĐND. Ví dụ, Quy chế hoạt động của HĐND chưa quy định cụ thể chế tài đối với các tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện kiến nghị sau giám sát của HĐND. Nếu như có Luật Giám sát của HĐND với các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh thì chắc chắn hiệu quả giám sát của HĐND sẽ cao hơn, hoạt động của cơ quan dân cử sẽ đóng góp lớn hơn vào công tác xây dựng chính quyền và quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT – XH của địa phương. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về HĐND là điều trước tiên cần được quan tâm.
Thứ hai, lãnh đạo các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến tổ chức bộ máy của HĐND. Theo đó, nên bố trí Thường trực và lãnh đạo các ban HĐND hoạt động chuyên trách; bố trí cấp ủy (Thường vụ, cấp ủy viên) giữ các vị trí chủ chốt của Thường trực và lãnh đạo các ban HĐND, sao cho tương xứng với vị trí và nhiệm vụ của HĐND. Cấp uỷ cần thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện cho các hoạt động của HĐND. Bên cạnh đó, cần xây dựng Văn phòng đủ sức giúp việc, tham mưu và phục vụ tốt cho HĐND, cho Thường trực và các ban, các đại biểu HĐND. Để làm được như vậy, cán bộ, chuyên viên Văn phòng phải được bố trí đủ số lượng và bảo đảm chất lượng; kinh phí và các điều kiện phục vụ hoạt động phải phù hợp.
Thứ ba, đại biểu phải tích cực tham gia các hoạt động của HĐND, luôn gắn bó mật thiết với cử tri và cố gắng thực hiện tốt chương trình hành động khi ứng cử. Đặc biệt, Thường trực, các ban HĐND - với vai trò là “rường cột” của HĐND phải nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tâm huyết với hoạt động dân cử, luôn suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Trên cơ sở khẳng định vị thế của HĐND, cần tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt với UBND, các cấp, ngành và đoàn thể; nhất là phải tranh thủ sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng địa phương; thường xuyên tham mưu, đề xuất với cấp ủy, với HĐND những vấn đề quan trọng, cần thiết về KT - XH, về an ninh trật tự hoặc những vấn đề mà nhân dân và cử tri quan tâm.
Điều quan trọng nữa để diễn đàn của HĐND thể hiện dân chủ và thực sự hiệu quả, đó là đại biểu HĐND, đặc biệt là Thường trực, lãnh đạo và thành viên các ban HĐND phải trí tuệ và bản lĩnh.
PV: Xin cám ơn Phó chủ tịch!
NGUYÊN NHUNG thực hiện