Tuesday, September 6, 2011

06/09 Giai thich ve virus/virus dang hoanh hanh/Nen doc

-
-- On Mon, 9/5/11, HCD <mduong11@roadrunner.com> wrote:
From: HCD <>
Subject: FW: Xin cac ban luu y ve mot loai malware goi qua email gay phien phuc cho nhieu nguoi
To: "HCD" <>
Date: Monday, September 5, 2011, 7:14 AM

Kính thưa quí bạn,
Lâu nay tôi định lên tiếng báo động cùng các bạn về một loại malware tuy không nguy hiểm lắm nhưng vẫn có hại. Đó là loại malware gởi email không subject đến người khác. Email loại nầy nội dung chỉ có một hàng web link mà thôi.
Dưới đây là hình thí dụ ba email nguy hiểm nói trên. Dưới đây là năm thí dụ về loại email nầy.
Tiếp đây là một thí dụ khác về loại email nguy hiểm:
Một thí dụ khác.
Đây là một thí dụ khác, email nầy có subject, có mấy hàng và gởi đi theo Google groups,
Chỉ có những người là member của group mới gởi đi được.
Tôi vào thử kết quả hình bên dưới:
Đây là một thí dụ khác:
Kết luận: Khi các bạn nhận được email loại tương tợ, không subject và nội dung là một web address thì các bạn delete chớ đừng có click vào link. Các bạn mở ra xem email không sao, nhưng click vào hàng address http/: ….. có khi nguy hiểm. Từ đó trở đi có lẽ computer của các bạn sẽ tự động gởi email cho những người trong mailing list của các bạn để tìm thêm nạn nhân. Nếu các bạn có nhận được email kiểu trên mà chữ From: đề tên tôi thì chớ có click vào hàng link duy nhất trong nội dung. Cái email kiểu đó không do tôi gởi đâu. Các bạn nhớ cho tôi hay để tôi tìm thêm cách diệt chúng. HCĐ

.---- Forwarded Message -----
From: Thang Nguyen <ttnguyen_21@hotmail.com>
Sent: Tuesday, September 6, 2011 7:47 AM
Subject: [HUYET-HOA] FW: [TINH-NGHE-SI] Giai thich ve virus/virus dang hoanh hanh/Nen doc



From: bichhuyen36@hotmail.com
Date: Mon, 5 Sep 2011 17:23:44 +0000
Subject: [TINH-NGHE-SI] Giai thich ve virus/virus dang hoanh hanh/Nen doc
Gui quy ban.
Bh


__,_._,___




06/09 Chính phủ và chuyện phản biện


.
picture
Một phiên họp trực tuyến của Chính phủ. Việc Chính phủ tham vấn các chuyên gia trong nước có thể sẽ được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.
▪  NGHỆ NHÂN
10:56 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/9/2011

Hai tuần sau khi ngồi lại với hơn 30 chuyên gia kinh tế trong nước, hôm nay, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ lại tiếp tục lắng nghe các ý kiến tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài.

Tại cuộc gặp trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời cho rằng những đề xuất, giải pháp của các chuyên gia kinh tế là hết sức thiết thực trong nhận định về tình hình kinh tế thế giới và trong nước để Chính phủ xây dựng những chính sách điều hành phù hợp.

Điều thú vị là, trong cuộc gặp gỡ này, người ta bắt gặp bóng dáng của những chuyên gia đã từng nhiều năm làm công tác tư vấn cho Chính phủ, như trường hợp cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá.

Năm năm trước, cũng vào thời điểm bắt đầu một nhiệm kỳ mới của Chính phủ, Ban nghiên cứu của Thủ tướng, một cơ quan tập hợp hàng loạt chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, đã được giải thể như là một phần trong nỗ lực sắp xếp lại hệ thống các cơ quan giúp việc của Văn phòng Chính phủ.

Trước đó không lâu, cơ quan này vẫn là một cơ quan tham mưu, tư vấn gần như không thể thiếu của Chính phủ...

Tiền thân của Ban nghiên cứu của Thủ tướng là Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ được thành lập từ năm 1993, với 58 thành viên ban đầu, trong đó gồm các chuyên gia của cả miền Bắc, miền Nam và trí thức hải ngoại.

Một số thành viên trong đó thậm chí đã từng tham gia vào việc hoạch định các chính sách kinh tế xã hội cho Tổng bí thư Trường Chinh từ những năm đầu thập kỷ 80.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cho thành lập Tổ chuyên gia và sau đó là Ban nghiên cứu, từng nhiều lần tỏ rõ quan điểm với các thành viên là ông muốn lắng nghe những tiếng nói khách quan thực sự. Các thành viên hoạt động với tinh thần “năm không”: không chức, không quyền, không biên chế và lương, không bị hạn chế về tư duy, và không bị cản trở khi muốn tiếp cận Thủ tướng.

Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính thức ra đời trên cơ sở tổ công tác này vào năm 1998 với 18 thành viên và một hệ thống các cộng tác viên ở khắp nơi và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Điểm mới là những người trẻ hơn được “tiến cử” vào Ban để chuẩn bị lực lượng cho tương lai, một số người từ cấp vụ của các bộ hoặc từ địa phương được đưa vào. Riêng với các cộng tác viên, tuỳ từng công việc cụ thể, Thủ tướng sẽ trực tiếp gửi thư mời tham gia.

Ban nghiên cứu đã làm việc khá thầm lặng kể từ ngày đó và trên thực tế, ngoài những người thạo tin như các quan chức chính phủ, các nhà khoa học và báo giới, phần lớn không biết hết được những gì Ban đã đóng góp.

Hằng năm, Ban có báo cáo đánh giá lại các thành tựu đổi mới, giống như báo cáo tiến bộ của các tổ chức nước ngoài vẫn thường làm. Nhưng việc làm báo cáo không phải là chuyện chính, cái chính là giúp Thủ tướng xây dựng và thẩm định các văn bản quan trọng, cao hơn nữa là kiến nghị tư tưởng chỉ đạo cho các luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và sau đó là Thủ tướng Phan Văn Khải thậm chí nhiều lần “đặt hàng” các bài phát biểu quan trọng trên diễn đàn Quốc hội, các cuộc họp của Đảng, thậm chí là cả các bài phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp trong các cuộc họp thường niên hay trong các chuyến công du quốc tế quan trọng.

Năm năm trước, một thành viên của Ban nghiên cứu đã nói rằng các thành viên của Ban vẫn còn rất yêu thích công việc nghiên cứu và sẽ tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến. “Dù ở đâu và vào lúc nào, chúng ta cũng sẽ rất cần những ý kiến tư vấn độc lập. Và như vậy, sẽ cần có các cơ chế để có được các ý kiến như vậy”, ông phát biểu.

Trở lại với câu chuyện tham vấn chuyên gia của Chính phủ, việc sử dụng các chuyên gia để phản biện các chính sách là chuyện “xưa như trái đất” ở nhiều quốc gia.

Về bản chất, Ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây đã là một "think tank" tập hợp được nhiều chuyên gia “chất lượng”, và ở các quốc gia phát triển thì việc có một hay nhiều "think tank" thường xuyên có các ý kiến đóng góp, phản biện cho Chính phủ là một trong những các cách thức hữu hiệu để điều hành quốc gia, đặc biệt là trong việc hạn chế tác động của các nhóm lợi ích lên chính sách.

Việc Chính phủ tham vấn các chuyên gia trong nước có thể sẽ được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới, khi nền kinh tế tiếp tục ghi nhận nhiều yếu tố không thuận lợi, khi giai đoạn 2006-2010 đã chứng kiến nhiều vất vả của Chính phủ trong việc điều hành kinh tế.

Riêng với các chuyên gia nước ngoài, việc được mời tới để tham vấn cho Chính phủ là một vinh dự và họ sẽ cảm thấy sự cầu thị từ Chính phủ, cho dù nhiều người trong số họ vẫn đang miệt mài tư vấn hàng năm qua các kênh khác, chẳng hạn qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên.

Có tới bốn bản khuyến nghị chính sách cho Việt Nam đã được các chuyên gia thuộc Đại học Havard gửi tới Chính phủ trong giai đoạn 2008-2009. Một số tổ chức, cơ quan khác cũng liên tục đưa ra các báo cáo nghiên cứu độc lập về kinh tế nói chung, hoặc một vấn đề kinh tế cụ thể nào đó.

Cho đến nay, chưa thấy báo cáo nào tổng kết rằng những ý kiến này đã được tiếp nhận như thế nào, dù thực tiễn đã cho thấy nhiều đề xuất trong đó là xác đáng.

05/09 Cơ chế để khu kinh tế phát huy hiệu quả?

07:20 | 05/09/2011
Cả nước hiện có 18 khu kinh tế được thành lập. Nhiều khu kinh tế đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần tạo ra diện mạo ban đầu, cũng như tạo tiền đề và kinh nghiệm cho sự phát triển các giai đoạn tiếp theo trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tuy vậy, điều kiện hạ tầng thiết yếu tại nhiều khu kinh tế chưa đủ, cộng với các cơ chế ưu đãi đặc thù cho các dự án có quy mô lớn, với hàm lượng xuất khẩu cao còn hạn chế. Theo PHÓ TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI ĐỖ XUÂN DIỆN, cần có các cơ chế đặc thù cho nhà đầu tư thì mới khẳng định được vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm.

Nguồn: vcmedia.vn
- Thưa Phó trưởng ban, có thể nói, khu kinh  tế mở Chu Lai là một trong những khu kinh tế được thành lập đầu tiên tại nước ta. Sau 8 năm phát triển, khu kinh tế đã đạt được những mục tiêu nào trong kế hoạch đề ra?
Khu Kinh tế Chu Lai được thành lập vào ngày 5.6.2003 bằng Quyết định 108 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở của Bộ Chính trị từ thông báo số 79 ngày 29.7.2002. Mục tiêu ban đầu của khu kinh tế Chu Lai như tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị là đưa ra một mô hình để áp dụng những cơ chế, chính sách, cũng như thể chế mới có thể vượt luật để tạo ra khung pháp lý cơ bản để đầu tư và phát triển khu vực này là đầu tàu phát triển của nước ta. Sau 8 năm thực hiện, hình hài của khu kinh tế Chu Lai đã rõ ràng. Một số dự án công nghiệp vào đầu tư và hoạt động có hiệu quả, nhưng chưa đạt đuợc sự kỳ vọng cũng như mong muốn ban đầu.
- Cụ thể là những kỳ vọng ban đầu nào chưa đạt được, thưa Phó trưởng ban?
Kỳ vọng của Bộ Chính trị ban đầu đây là một mô hình để áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có thể vượt khung pháp lý. Nhưng trong quá trình thực hiện thì những cơ chế này không được ra đời và không áp dụng được ở khu kinh tế Chu Lai. Chúng tôi từ thực tế ở địa phương, mày mò nghiên cứu tìm hiểu và xin một số cơ chế và từ các cơ chế tài chính này có điều kiện ban đầu để xây dựng hạ tầng, từ đó hỗ trợ cho các nhà đầu tư.
- Để phát triển khu kinh tế thì điều cốt lõi có phải là cơ chế đặc thù phù hợp với điều kiện ở từng địa phương hay không?
Mỗi khu kinh tế có vị trí cũng như điều kiện riêng của khu vực đó để lựa chọn cho ra đời một khu kinh tế, thì việc áp dụng cơ chế đặc thù cũng theo yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Và từ thực tiễn đó, các khu kinh tế đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành Trung ương tháo gỡ  vướng mắc. Đối với khu kinh tế Chu Lai, thực tiễn đòi hỏi phải có những cơ chế đặc thù ví dụ như phân cấp, giao quyền, trao quản lý tài nguyên đất đai. Tuy nhiên, những cái vướng này hiện chưa được giải quyết.
- Từ sự phát triển KKT Chu Lai, Phó trưởng ban thấy hiệu quả của đầu tư vào khu kinh tế này so với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách như thế nào?
Từ năm 2003 đến nay, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho khu kinh tế Chu Lai chưa được 1000 tỷ đồng. Lượng vốn này được sử dụng để xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu để đủ điều kiện thu hút một số dự án. Các dự án này tạo ra nguồn thu trung bình 4.000 tỷ đồng/năm cho ngân sách tỉnh, và tạo ra việc làm cho khoảng 11.000 lao động. Như vậy cứ 1 đồng ngân sách hỗ trợ đã tạo ra 4 đồng. Và 1 đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, thì đuợc 50 đồng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân và ngoài nước.
- Tại khu kinh tế Chu Lai, Trường Hải là một trong những công ty đầu tư lớn nhất, với tổ hợp phát triển sản xuất linh kiện ô tô. Với nguồn thu chính này, Phó trưởng ban đánh giá như nào thế nào về tính chuyên biệt trong phát triển khu kinh tế?
Trong giai đoạn đầu chúng tôi rất lúng túng khi xác định ngành công nghiệp, cũng như dự án động lực trong quá trình thực hiện cũng như thu hút đầu tư. Sau đó chúng tôi lựa chọn Trường Hải là một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đầu tư vào khu kinh tế, với ngành công nghiệp sản xuất ô tô và công nghệ phụ trợ. Tổng đầu tư của Trường Hải vào Chu Lai hiện khoảng 400 triệu USD. Và tạo ra đuợc một tổ hợp sản xuất công nghiệp đặc biệt, với 17 nhà máy công nghiệp phụ trợ và tỷ lệ nội địa hóa tương đối cao trong lắp ráp ôtô. Trong đó, đối với xe du lịch 17%, với xe buýt là 46% và với xe tải là 52%. Nỗ lực này của Trường Hải đã đáp ứng được điều kiện để xuất khẩu xe tải, xe buýt sang các nước trong khu vực ASEAN. Trường Hải cũng  hợp tác với Tập đoàn Huyndai của Hàn Quốc để thành lập nhà máy động cơ. Từ đó, sẽ bảo đảm đủ điều kiện đưa xe du lịch tăng tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, và là điều kiện cần cơ bản để xuất khẩu sang các nước ASEAN.
Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai đã xác định do điều kiện hạ tầng kỹ thuật cũng như các yếu tố khác về các cơ chế ưu đãi đầu tư, nên chưa thu hút được các dự án lớn hơn của các tập đoàn đa quốc gia hay gói đầu tư có tổng vốn cao. Vì vậy, Ban quản lý đã hợp tác với Trường Hải để tổ chức một loại hình đầu tư. Hoạt động này góp phần điều chỉnh lại ngành công nghiệp ô tô nước ta cũng như tạo tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp tại khu kinh tế Chu Lai.
- Như vậy, có phải do tính khác biệt trong việc thu hút đầu tư tại khu kinh tế Chu Lai chưa rõ ràng nên lượng vốn đầu tư vào khu vực này chưa như kỳ vọng?
Tôi nghĩ rằng, do điều kiện hạ tầng thiết yếu tại khu kinh tế chưa đủ, cộng với các cơ chế ưu đãi đặc thù cho các dự án có quy mô lớn, với hàm lượng xuất khẩu cao. Muốn có dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, với thị trường toàn cầu, thì ưu đãi đầu tư phải bù lỗ được chi phí vận chuyển nguyên nhiên liệu đưa vào đây sản xuất, cũng như chi phí đưa thành phẩm ra thị trường tiêu thụ. Điều này cơ chế ưu đãi của chúng ta chưa thỏa mãn được. Vì vậy, Ban quản lý khu kinh tế Chu Lai đã đề nghị với Chính phủ cần có các cơ chế đặc thù cho nhà đầu tư vào khu vực này, để bảo đảm bù đắp được những chi phí trong quá trình sản xuất.
- Thưa Phó trưởng ban, dư luận nói nhiều về vấn đề phát triển khu kinh tế với vai trò là lan tỏa đối với vùng kinh tế trọng điểm. Nhưng dường như khu kinh tế Chu Lai  vẫn chưa làm được điều này?
 Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế vào Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến 2020 là: khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Quảng Trị; khu kinh tế ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình; khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định. Như vậy, đến năm 2020 trên cả nước sẽ có 18 khu kinh tế, với tổng diện tích đất liền và mặt nước biển là 730.553ha (tương đương 7305,53 km2). Tại các khu kinh tế đã thành lập hiện thu hút được khoảng 130 dự án đầu tư vốn nước ngoài, với tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ USD. Và khoảng 650 dự án đầu tư trong nước, với tổng mức đầu tư 537 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, khu kinh tế Chu Lai đóng góp tương đương trên 50% ngân sách tỉnh Quảng Nam. Tổng lao động của khu kinh tế tăng lên khoảng 15.000 người. Với những yếu tố này có thể thấy, khu kinh tế đã có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với tỉnh Quảng Nam, khu kinh tế Chu Lai không thể thiếu trong lúc này. Khu kinh tế này là đầu tàu cho kinh tế tỉnh. Tôi nghĩ rằng nếu như Chính phủ có những cơ chế đặc thù, thì Chu Lai sẽ làm được vai trò đầu tàu của vùng kinh tế miền Trung, không chỉ của tỉnh Quảng Nam.
- Phó trưởng ban chờ đợi gì nhất về cơ chế trong phát triển khu kinh tế Chu Lai, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay?
Khu kinh tế Chu Lai xác định có 3 dự án động lực, trong đó, dự án hạ tầng động lực khu vực này là sân bay Chu Lai. Cơ sở hạ tầng này được Chính phủ quy hoạch là sân bay trung chuyển quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho đầu tư nước ngoài hỗ trợ để làm quy hoạch cũng như làm dự án khả thi để kêu gọi các nguồn vốn để đầu tư ra một sân bay trung chuyển quốc tế. Dự án động lực thứ hai là công nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ trợ và sản xuất ô tô. Trong 8 năm qua, chúng tôi cùng với Trường Hải đã làm được một việc là đào tạo lao động, cũng như mở rộng sản xuất công nghiệp phụ trợ. Dự án thứ 3 là đối với Chu Lai và vùng Đông Quảng Nam là chiến lược và dịch vụ từ du lịch. Tỉnh Quảng Nam có hai thuận lợi là thành phố Hội An, khu thánh địa Mỹ Sơn. Hai di sản văn hóa thế giới này cùng với các khu vực khác đã thu hút khoảng 3 triệu du khách vào Chu Lai, trong đó, có khoảng 1 triệu du khách là nước ngoài. Đây là điều kiện ban đầu để phát triển thêm các dịch vụ cho du khách nước ngoài. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam đã xác dịnh kêu gọi đầu tư một khu phức hợp giải trí đặc biệt ở khu ven biển. Dự án dịch vụ này được xác định là động lực thứ ba cho phát triển kinh tế - xã hội Chu Lai. Các dự án động lực này sẽ có tác động lan tỏa ra các dự án đầu tư khác, cũng như thúc đẩy dự án đầu tư và phát triển cho khu kinh tế, cũng như cho tỉnh Quảng Nam.
- Xin cám ơn Phó trưởng ban!
Đức Thành thực hiện

06/09 Xác định phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro

07:43 | 06/09/2011
Tại nước ta, phí bảo hiểm được thu theo một mức cố định tương đương 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân. Nhưng tỷ lệ tổng nguồn vốn/ tổng số dư tiền gửi giảm dần theo từng năm, khiến khả năng xử lý của cơ quan quản lý thấp hơn so với thời gian trước. Đòi hỏi phải thay đổi cách thức tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro, để tăng sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tín dụng.

Nguồn: TL
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tín dụng phải nộp để bảo hiểm cho tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, trừ một số tổ chức. Mục đích của thu phí bảo hiểm tiền gửi là để hình thành nguồn quỹ có sẵn giúp xử lý kịp thời đổ vỡ ngân hàng và thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. Nguồn vốn này sẽ bảo đảm hạn chế hoặc không phải sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp vấn đề. Đối với những quốc gia áp dụng hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, hệ thống này sẽ bảo đảm công bằng giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bởi nguyên tắc thu phí là tổ chức có mức độ rủi ro cao thì phải đóng mức cao hơn, từ đó, tạo động lực nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tuân theo nguyên tắc thị trường.
Tại nước ta, phí bảo hiểm được thu theo một mức cố định tương đương 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân. Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổng số phí thu được từ các tổ chức tham gia đến hết năm 2010 là 4.484 tỷ đồng, trong đó, số thu phí hàng năm tăng trung bình 20%. Từ năm 2004, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Nguồn thu này góp phần quan trọng vào việc tăng quy mô nguồn vốn quỹ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Việc áp dụng mức phí đồng hạng đã giúp tổ chức của Nhà nước dễ dàng trong quản lý, dễ tính và thu phí phù hợp trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống này. Quy định pháp lý hiện hành cũng cho phép điều chỉnh mức phí theo loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc trên cơ sở đánh giá, xếp loại của cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng việc thu phí cố định và ở mức thấp trong bối cảnh lượng tiền gửi được bảo hiểm tăng nhanh khiến khả năng xử lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giảm đi. Cụ thể là do tỷ lệ tổng nguồn vốn/ tổng số dư tiền gửi giảm dần theo từng năm, hiện chỉ còn 0,8%. Điều này khiến quy mô nguồn vốn quỹ không bảo đảm ứng cứu được hai ngân hàng trung bình bị đổ vỡ cùng lúc. Hơn nữa, trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu các diễn biến trên thị trường thế giới sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến hệ thống ngân hàng, với mức độ rủi ro cao hơn. Hiện đã có đề nghị phân biệt dựa trên chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng. Song, trong bối cảnh đang thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại, thì phân biệt dựa vào tiêu chí này không phản ánh chính xác mức độ rủi ro của từng nhóm ngân hàng, không bảo đảm nguyên tắc tổ chức có rủi ro cao phải nộp phí cao hơn và ngược lại.
Tại một số quốc gia, mức phí đồng hạng được áp dụng trong giai đoạn đầu. Nhưng ngay sau một thời gian ngắn đã triển khai thu phí theo mức độ rủi ro. Bởi sau một thời gian hoạt động, tổ chức bảo hiểm tiền gửi tích lũy đủ nguồn lực, kinh nghiệm, có khả năng đánh giá, xếp hạng, phân loại các tổ chức tham gia một cách phù hợp. Và đây cũng là kiến nghị của chính hệ thống ngân hàng để nâng cao động lực quản trị rủi ro, bảo đảm công bằng cho các tổ chức tham gia, từ đó, nâng cao sự an toàn, lành mạnh của hệ thống. Các tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Đài Loan, Mỹ và Malaysia cũng thay đổi các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng thương mại tùy theo sức khỏe của nền kinh tế trong nước, cũng như biến động của kinh tế thế giới.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đề nghị, cơ quan soạn thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi cần nghiên cứu quy định về phí theo mức độ rủi ro, đặc biệt là lộ trình áp dụng cách thu này. Đồng thời xác định khung phí, quy định rõ thẩm quyền của các cá nhân, tổ chức với hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi. Theo Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Bùi Khắc Sơn, cần kết hợp giữa các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính trong quá trình xây dựng tiêu chí phân loại các tổ chức tín dụng tham gia. Phương pháp này sẽ bảo đảm hệ thống phí phân biệt trên cơ sở rủi ro là khách quan, minh bạch, phản ánh được nguyện vọng của tổ chức tham gia. Trong đó, các chỉ tiêu định lượng gồm mức độ vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu định tính gồm xếp hạng của cơ quan giám sát có thẩm quyền. Để thực hiện được phương pháp này cũng cần cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan có chức năng giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng.
Mạnh Quang

06/09 Năm 2011 lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD


▪  VŨ QUỲNH
06/09/2011 08:30 (GMT+7)
 
Dự kiến từ 2012 đến 2015, lao động làm việc ở nước ngoài sẽ gửi về nước khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, số kiều hối lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1 tỷ USD. Theo đó, ước cả năm 2011 lao động xuất khẩu sẽ gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD.

Trong 5 năm (2011-2015) theo dự  báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, sẽ có khoảng 10 tỷ USD kiều hối của lao động đi làm việc tại nước ngoài gửi về Việt Nam.

Trao đổi với VnEconomy, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, so với nhiều quốc gia,lượng kiều hối do lao động xuất khẩu gửi về của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Con số này ở  một số nước còn lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  và viện trợ quốc tế và cao hơn kim ngạch từ mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

Tuy nhiên, số tiền 1,8 tỷ USD của lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài gửi về đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng đói nghèo và thúc đẩy đầu tư. 

Hiện, xuất khẩu lao động ở Việt Nam vẫn là một trong những hoạt động chính nhằm tạo việc làm cho lao động trong nước. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 60.530 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong đó, ba thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam là Đài Loan, dẫn đầu với 23.673 lao động; Hàn Quốc 14.134 lao động và Malaysia 6.664 lao động.

Một số thị trường khác như Nhật Bản, Ả rập Xê út, Lào, Campuchia, Macao ….cũng có một số lượng không nhỏ lao động Việt Nam đang làm việc.

06/09 Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch SCIC


picture
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa được cử kiêm một số chức vụ khác.
▪  P.V
12:14 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/9/2011

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định cử lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo tin từ Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, Thủ tướng quyết định cử ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm xã hội Việt Nam và kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), thay ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cử kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, thay ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã chuyển sang làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Các quyết định này đều có hiệu lực từ ngày 1/9/2011.

06/09 Chuyên gia nước ngoài mong Chính phủ thúc đẩy cải cách


picture
Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy tái cơ cấu khối ngân hàng và doanh nghiệp - Ảnh: Lê Tất Tiên.
▪  ANH MINH
15:20 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/9/2011

Phần lớn các chuyên gia quốc tế tham dự cuộc gặp mặt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 6/9 tại Hà Nội có chung nhận định rằng Việt Nam cần thúc đẩy tái cơ cấu khối ngân hàng và doanh nghiệp, nhằm khắc phục những yếu kém nội tại trong nền kinh tế và tạo đà cho giai đoạn phát triển mới.

Trước đó, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã có cuộc gặp mặt với 30 chuyên gia kinh tế trong nước vào ngày 20/8 vừa qua.

Tại cuộc gặp sáng 6/9, ngoài Thủ tướng, có tới gần 10 vị lãnh đạo cấp bộ trưởng, thứ trưởng. Ở phía đối diện, 17 vị chuyên gia nước ngoài, trong đó có những người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, đã chuẩn bị các bản tham luận khá công phu.
 
Tham vấn ý kiến các chuyên gia, trong đó chủ yếu đến từ các nhà tài trợ cho Việt Nam, là công việc từng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành hàng năm, nhưng điểm mới của năm nay là Thủ tướng Chính phủ đích thân sang Bộ để chủ trì cuộc gặp.

Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội như tốc độ tăng trưởng đạt khá (5,4% trong quý 1 và 5,7% trong quý 2), xuất khẩu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; công tác an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực… sẽ là tiền đề để Việt Nam tiếp tục phát và đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, vị đại diện của WB cũng cho rằng bên cạnh những “tin tốt”, còn có nhiều “tin xấu” như lạm phát cao; xuất khẩu chưa tốt; lãi suất cho vay còn cao; cam kết FDI giảm… là những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết.

Nói về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, bà Victoria Kwakwa đưa ra một số so sánh, chẳng hạn mức lạm phát 23% so với cùng kỳ là cao nhất châu Á hiện tại.

Đồng nội tệ cũng dao động mạnh trong bốn năm qua và là đồng tiền duy nhất ở châu Á giảm giá so với USD; trong khi dự trữ ngoại tệ tính theo tuần nhập khẩu hiện chỉ ở mức 8 tuần, mức thấp nhất kể từ năm 1994, trong bối cảnh hầu hết các nước châu Á khác đều tăng dự trữ ngoại tệ.

Hiện trạng này đòi hỏi Chính phủ phải quyết tâm hơn nữa trong việc tiếp tục các giải pháp nhằm cấu trúc lại khối ngân hàng và doanh nghiệp để lành mạnh hóa nền kinh tế, từng bước phục hồi.

Trong khi đó, ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào nói rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững.

Theo ông, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề kế thừa từ quá khứ, chẳng hạn như lạm phát, nợ công, nợ của khu vực doanh nghiệp. Không chỉ vậy, một vấn đề khác là dường như sự quan tâm đến cải cách cơ cấu đang ít đi.

Việc tái cơ cấu khối ngân hàng và doanh nghiệp cần được thực hiện ngay và Chính phủ cần thể hiện điều đó thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn mới, chẳng hạn phải áp dụng ngay một Chương trình đánh giá ổn định tài chính.

Vị đại diện của IMF nói, sự chậm lại của cải cách cơ cấu trong hai năm qua là dễ hiểu, nhưng đã đến lúc Chính phủ cần có tín hiệu cụ thể rằng sẽ lấy lại động lực cải cách, qua đó mang lại hy vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong phần phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Hiện, lạm phát của Việt Nam đang có xu hướng giảm và sẽ kiềm chế trong năm 2011 ở mức 18%, và mục tiêu trong năm 2012 là sẽ đưa lạm phát xuống còn một con số; tăng trưởng GDP năm 2011 được kỳ vọng ở mức khoảng 6%.

Thủ tướng cũng cho biết trong năm 2011, Việt Nam sẽ tiếp tục các giải pháp nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng dưới 15%; kiểm soát tỷ giá và giữ được ổn định về tỷ giá; giảm lãi suất theo hướng đi liền với giảm lạm phát.

“Việt Nam thấy rõ những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và sẽ quyết tâm bằng nội lực, phát huy sức mạnh của của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa của các chuyên gia, các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế…, nhất là trong tư vấn về chính sách, hỗ trợ nguồn lực để Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nói.