Chiều 25/7, ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đọc tờ trình đề cử ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016. Bà Nguyễn Thị Doan được đề cử làm Phó chủ tịch nước.
> Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội
Bà Nguyễn Thị Doan, ông Trương Hòa Bình và ông Nguyễn Hòa Bình lần lượt được đề cử vào các vị trí Phó chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được đề cử vị trí Thủ tướng. Ảnh: Chinhphu.vn.
Ông Nguyễn Tấn Dũng năm nay 62 tuổi, quê Cà Mau, là cử nhân luật. Ông tham gia quân đội từ nhỏ, phục viên năm 1981 và công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.
Năm 1995, ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương. Hai năm sau, ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Tháng 6/2006 ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là một trong những ủy viên Trung ương Đảng trẻ nhất khi được bầu vào khóa 6 (1986), lúc 37 tuổi. Liên tiếp các khóa 8, 9, 10, 11, ông là ủy viên Bộ Chính trị. Ông cũng vừa trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, khi ứng cử tại thành phố Hải Phòng.
Bà Nguyễn Thị Doan tiếp tục được đề cử vị trí Phó chủ tịch nước. Ảnh: Hoàng Hà
Bà Nguyễn Thị Doan, 60 tuổi, quê Hà Nam, là giáo sư, tiến sĩ về kinh tế. Bà là Phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2006-2011; đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.
Ông Trương Hòa Bình, 56 tuổi, quê Long An, là thạc sĩ luật, Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2006-2011; đại biểu Quốc hội các khóa 10, 11, 12, 13.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, được giới thiệu sẽ kế nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng. Ông Bình năm nay 53 tuổi, quê Quảng Ngãi, trình độ tiến sĩ.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 11, bà Nguyễn Thị Doan, các ông Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình đều được bầu vào Ban chấp hành trung ương. Ông Trương Hòa Bình được bầu vào Ban bí thư.
Ngày 26/7, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu các chức danh trên.
Ngay sau phát biểu nhậm chức, chiều 25/7 tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, phòng chống tham nhũng và nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư - Chủ tịch nước.
> Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước
- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Chủ tịch nghĩ gì trước đề xuất Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn đề trên?
- Báo cáo về tình hình biển Đông của Chính phủ là do Quốc hội yêu cầu. Việc có ra Nghị quyết về biển Đông hay không sẽ do Quốc hội quyết định, phụ thuộc vào tình hình thực tế, ý chí nguyện vọng của các đại biểu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí chiều nay. Ảnh: Tiến Dũng.
- Theo quan điểm của Chủ tịch nước, Việt Nam cần làm gì để vừa giữ vững chủ quyền biển đảo vừa giữ được vị thế của Việt Nam bên cạnh một nước lớn?
- Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nước to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.
Để giữ vững chủ quyền biển đảo, theo tôi có 3 cơ sở quan trọng: luật pháp, lịch sử và chiếm hữu, khai thác thực tế. Trong vấn đề luật pháp có luật quốc tế và quốc nội. Công ước luật biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người, đặc biệt là các nước nhỏ. Do đó, chúng ta phải dựa vào công ước luật biển, dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.
Ngoài ra, trên cơ sở công ước luật biển 1982 chúng ta phải luật hóa bằng luật quốc nội, chiếm hữu biển đảo về mặt pháp lý, thực địa. Cơ sở lịch sử, pháp lý và chiếm hữu khai thác về thực tế là 3 mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển đảo.
- Phòng chống tham nhũng là vấn đề được người dân trông đợi vào các vị lãnh đạo mới trúng cử. Với cương vị Chủ tịch nước, ông nói gì với người dân?
- Tham nhũng là vấn đề bức xúc của người dân khi chúng tôi tiếp xúc cử tri dịp bầu cử Quốc hội khóa 13. Trong nhiệm kỳ này, các vị lãnh đạo phải có trách nhiệm rất lớn trong điều hành đất nước, đặc biệt là mặt trận phòng chống tham nhũng. Và tôi chắc rằng nhiều đại biểu Quốc hội cũng có hứa hẹn với cử tri sẽ phòng chống tham nhũng. Tôi hy vọng lời hứa trước nhân dân là không bao giờ quên và nhân dân hãy có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chúng tôi, các vị đại biểu để góp phần thúc đẩy công việc này ít ra cũng tốt hơn khóa vừa rồi.
- Theo Chủ tịch, tình trạng tham nhũng chưa bị đẩy lùi là do luật pháp chưa nghiêm hay nguyên nhân nào khác?
- Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đã quy định hết sức rõ ràng. Quốc hội cũng cho phép thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, cấp tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nghị quyết Quốc hội thì thời gian qua chúng ta chưa đạt mục tiêu là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Để thực hiện mực tiêu đó thì không có gì khác hơn là phải nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải tích cực hơn thực hiện chức năng của mình.
Theo tôi, thứ nhất, cần rà soát chính sách, chế độ xem có gì sơ hở để mà chỉnh sửa. Thứ hai là tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có những khâu nào còn yếu, không phù hợp thì chấn chỉnh. Văn bản nhiều, đầy đủ, không phải tốn công sức nghiên cứu văn bản nữa. Vấn đề là phải hành động như gửi gắm của cử tri.
- Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Ý kiến của ông thế nào về việc nhất thể hóa chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư.
- Các kỳ Đại hội Đảng gần đây đều bàn vấn đề này, kể cả đại hội vừa rồi các cấp từ xã phường tới trung ương cũng bàn. Nhưng độ chín, tức là đi đến quyết định hai chức danh này là một thì chưa có sự nhất trí cao nên hiện hai chức danh này vẫn là hai người.
Những tuyên ngôn của Chủ tịch trong lễ nhậm chức làm nức lòng dân và gieo vào nhân dân niềm hy vọng.lớn lao. Đó là niềm tin để quần chúng yêu nước vượt qua mọi cam go của những tư duy cũ kỹ, hướng tới quy luật tất yếu khách quan để góp phần đấu tranh, biến DOC thành COC nhằm mục tiêu ổn định, hòa bình và bình đẳng quốc tế cho Việt Nam.
( Trần Định )
Chúc mừng tân Chủ tịch nước
Chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chúc Chủ tịch sức khoẻ tốt để lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển, mọi người dân đều ấm no đầy đủ, lãnh thổ, biển, đảo của Việt Nam luôn vững chắc.
( Thế Tuyến )
Cảm ơn Chủ tịch nước
Chúc mừng bác Trương Tấn Sang, nghe những lời phát biểu của bác sau khi nhâm chức thật ý nghĩa, tinh thần dân tộc trong cháu trỗi dậy. Mong rằng những lời nói của bác là tuyên ngôn trước dân, Việt Nam sẽ không bị chèn ép, tham nhũng sẽ không còn, dân sẽ giàu, nước sẽ mạnh.
( Quang Giang )
Chúc mừng bác Trương Tấn Sang và bác Nguyễn Sinh Hùng
Với những lời phát biểu đầy tinh thần trách nhiệm, các bác đã cho cử tri cả nước thấy được rằng họ đã có những người lãnh đạo đủ đức, đủ tài, đủ tầm, được nhân dân tín nhiệm bầu ra. Tin rằng, đất nước ta sẽ ngày càng thịnh vượng, tươi đẹp. Xin chúc mừng các bác.
( Thanh Bình )
Chúc mừng Chủ tịch Trương Tấn Sang
Thật là an tâm và vững niềm tin đối với các công dân Việt Nam khi nghe những phát biểu này của bác Sang. Xin chúc mừng và chúc bác Sang sức khoẻ để cùng xây dựng Việt Nam bền vững, hòa bình.
TT - Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội tình hình biển Đông. Tuổi Trẻ trao đổi với đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng - người đã ba lần ra làm việc tại Trường Sa và đi đủ 33 điểm đảo.
Đại tướng Phạm Văn Trà - Ảnh: Nguyên Thành
Từng chỉ huy chiến đấu đập tan sự xâm lược của Pol Pot ở Phú Quốc, ông Trà chia sẻ quan điểm về bảo vệ biển đảo thời nay: “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch phòng thủ, bảo vệ vùng biển - đảo luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan tham mưu tác chiến chiến lược”.
"Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được"
Đại tướng PHẠM VĂN TRÀ
Đại tướng PHẠM VĂN TRÀ cho biết:
- Tôi đã thị sát tại Trường Sa ba lần. Lần đầu vào năm 1994, khi tôi được bổ nhiệm làm phó tổng tham mưu trưởng, phụ trách tác chiến. Hai chuyến đi sau đó diễn ra năm 1995 và 1996. Tôi đi lâu, đi sâu chứ không đi “theo đoàn” và đã cố gắng đi hết tới toàn bộ các đảo nổi, đảo chìm, tìm hiểu mọi tình hình trên đảo. Thời đó còn rất nhiều khó khăn so với bây giờ nhưng chúng tôi luôn nghĩ nâng cao sức mạnh bảo vệ biển đảo.
Qua những lần ra Trường Sa, tôi rất băn khoăn khi đến nhiều đảo chỉ thấy đá, cát và san hô, con người trần trụi bốn mùa, suốt ngày đêm chống chọi với gió, cát, bão tố. Tôi đã chỉ đạo phải tìm cách đem màu xanh ra đảo. Thế là mỗi năm ta đã mang hơn 5.000 tấn đất phát cho các đảo để anh em trồng cây, trồng rau. Nhờ đó, sức sống Trường Sa ngày càng phát triển.
Về tổ chức phòng thủ, tôi cũng rất quan tâm việc quy hoạch, xây dựng hệ thống công sự trận địa liên hoàn, vững chắc, có chiều sâu...
Trường Sa đủ mạnh
* Ngày trước ông ra Trường Sa bằng tàu HQ996. Đến nay tàu này vẫn hoạt động, phải chăng việc hiện đại hóa chưa được chú trọng?
- Không phải vậy. Tàu 996 là tàu vận tải, chở khách vẫn đang hoạt động tốt thì chưa cần thay thế. Trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp thì chúng ta phải xác định hiện đại hóa quân đội có trọng tâm, trọng điểm. Có cái hiện đại ngay, có cái từng bước hiện đại. Về tàu thuyền cũng vậy, tàu chiến được ưu tiên hiện đại hóa sớm hơn, nhiều hơn so với tàu chở khách. Trình độ đóng tàu của mình bây giờ đã tốt rồi, đủ sức đóng được nhiều tàu lớn, xuất khẩu được cả ra nước ngoài. Cái chính là có tiềm lực thì sẽ hiện đại hóa nhanh.
* Những diễn biến nóng gần đây khiến nhiều người lo ngại, đại tướng có thể chia sẻ điều gì? Thời kỳ làm lãnh đạo Bộ tổng tham mưu rồi Bộ Quốc phòng, ông đã quan tâm nhiều nhất đến vấn đề gì cho Trường Sa?
- Vùng biển và thềm lục địa của ta, đặc biệt là các khu vực có dầu khí thường là “điểm nóng” do có tranh chấp của một số nước trong khu vực. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng kế hoạch phòng thủ, bảo vệ vùng biển - đảo luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan tham mưu tác chiến chiến lược. Về kế hoạch phòng thủ, chúng tôi đã tham gia nghiên cứu sâu, sưu tầm tài liệu, chuẩn bị các phương án. Chúng tôi cũng đã phối hợp với các bộ ngành, bằng các biện pháp quân sự để bảo đảm giữ vững chủ quyền, ngăn chặn các xung đột quân sự.
Kế hoạch bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa và cụm dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật (DKI) cũng như các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý... đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Chúng ta đã tổ chức lực lượng phòng thủ, tuần tra, duy trì tàu trực chiến để phát hiện, xua đuổi tàu nước ngoài xâm nhập trái phép; kết hợp các hoạt động kinh tế và dịch vụ trên biển. Năm 1998, Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ tư lệnh hải quân ra đời, có ý nghĩa quan trọng trong việc tham gia bảo vệ biển đảo.
* Nhiều ý kiến cho rằng bảo vệ Trường Sa phải xây dựng lực lượng thật sự tinh nhuệ?
- Thực tế từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cho thấy đối với đảo nhỏ, nếu ta phòng ngự đông, khi địch tiến công rất dễ thương vong lớn. Mà thương vong lớn dễ làm anh em hoang mang, dao động, mất sức chiến đấu. Ngược lại, bố trí binh hỏa lực hợp lý, có hệ thống công sự vững chắc, phòng ngự có chiều sâu cộng với vũ khí trang bị đầy đủ, hợp lý thì chỉ cần số lượng binh sĩ hợp lý vẫn có thể bảo vệ đảo. Thực tiễn các đơn vị do tôi trực tiếp chỉ huy đánh Mỹ, sau đó là đánh quân Pol Pot cũng cho thấy điều đó.
Có lần lực lượng của chúng tôi chỉ có ba tiểu đoàn mà bị tới 11 tiểu đoàn của Pol Pot bao vây. Nhưng nhờ lực lượng tinh nhuệ, gan góc, chúng tôi vẫn đẩy lùi, sau đó thắng kẻ địch. Tháng 5-1975, khi chúng tôi cơ động từ Vĩnh Long ra Phú Quốc đánh đuổi quân Pol Pot bất ngờ xâm lược các đảo Hòn Ông, Hòn Bà cũng vậy. Thiếu thốn đến mức phải dùng tàu “há mồm” của quân đội Sài Gòn để lại, lính lái tàu chế độ cũ cũng sợ vì ta mang tàu sông cho vượt biển đi chiến đấu, hỏa lực không mạnh bằng quân Pol Pot... Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn chiến thắng nhờ sự gan dạ, táo bạo, đánh theo cách đánh của riêng mình, không theo sách vở nào cả.
Khu kinh tế quốc phòng nơi biển đảo?
* Báo Tuổi Trẻ đang triển khai chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, đại tướng đánh giá như thế nào về ý nghĩa của chương trình này?
- Các chương trình đó rất quý báu nhưng theo tôi, đóng góp, giúp đỡ cho Trường Sa không chỉ ở chỗ hướng ra biển đảo mà còn phải hướng tới những con người trong đất liền, hậu phương, gia đình của bộ đội Trường Sa. Có rất nhiều người khó khăn, thiếu thốn, thiệt thòi cần quan tâm, động viên kịp thời. Xây Trường Sa không chỉ ngoài đảo mà còn từ đất liền. Có như vậy người lính ngoài đảo xa mới thêm chắc tay súng và khi Tổ quốc lâm nguy, càng có thêm nhiều người dám xả thân vì Trường Sa.
* Ông là người khởi xướng xây dựng các khu kinh tế quốc phòng nhằm thắp sáng các vùng biên cương từng nghèo khó, bất ổn. Hiện nay có thể vận dụng để xây dựng, bảo vệ biển?
- Có thể tiếp tục thực hiện. Ví dụ như từ việc ngày trước ở Quân khu 3, là khu vực có tới hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, trước và sau thời tôi làm tư lệnh quân khu đã cố gắng củng cố hệ thống phòng thủ tuyến đảo đông bắc vững chắc kết hợp với việc đưa dân ra sinh sống, giúp dân làm ăn.
Muốn đưa dân ra thì phải có đường sá, hạ tầng, làm ăn có tốt, dân có giàu thì người ta mới ra. Lo hạ tầng rồi phải lo đầu vào đầu ra kinh tế nữa. Nếu áp dụng mô hình khu kinh tế quốc phòng cho biển đảo, phải tiếp tục có chiến lược đầu tư lớn hơn.
Mặc dù hiện nay ta đã có các đoàn đánh bắt, nuôi trồng hải sản thuộc bộ đội hải quân, vừa khai thác vừa góp phần bảo vệ ngư dân nhưng theo tôi, phát triển chưa tương xứng. Nếu như lớn mạnh hơn, thu hút được nhiều ngư dân vào hoạt động cho các đơn vị đó thì càng tốt hơn...
* Để bảo vệ và xây dựng biển đảo ngày càng giàu đẹp, theo đại tướng, đâu là việc cần làm nhất hiện nay?
- Về phía Nhà nước, việc cần kíp nhất, theo tôi là trên cơ sở luật pháp quốc tế phải sớm giải quyết xong vấn đề phân định chủ quyền đối với thềm lục địa và với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, được Liên Hiệp Quốc công nhận thì đó sẽ là một cơ sở quan trọng để xử lý, ngăn chặn và đi tới chấm dứt những tranh chấp. Còn với người dân, cách bày tỏ lòng yêu nước nếu chỉ dừng ở việc tụ tập, phản đối thì chưa ổn.
Nhìn lại hoạt động này vừa qua, tôi thấy nay vài chục người, mai vài trăm người không có tổ chức thì cũng không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm căng thẳng thêm tình hình. Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được.
Học sử là học để tự hào về dân tộc 27/07/2011 8:10:04 CH
Ước gì các thế hệ con cháu được học và tự hào về lịch sử dân tộc qua những câu chuyện hoặc hồi ký của những vị tướng anh dũng tài trí và lo cho dân cho nước như Đại tướng thay vì những con số vô vị và chán ngắt như hiện nay. HUONGNHUSGGP@...
Phải có lòng tin! 25/07/2011 3:52:42 CH
Tôi vinh dự từng được thực hiện nhiệm vụ ở Trường Sa nhiều năm. Đọc xong bài này xin được cảm ơn Đại tướng và tác giả, nếu ai chưa có dịp đến với Trường Sa đọc bài này sẽ hiểu, chia sẻ và tin vào sự toàn vẹn lãnh thổ, còn những người đang có vinh dự bảo vệ Trường Sa sẽ cảm nhận rõ hơn vinh dự và trách nhiệm của mình, chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Trương Sa thân yêu của Tổ quốc! NGUYỄN TẤT THẮNG
Tâm sáng 25/07/2011 2:45:22 CH
Tôi quá tâm đắc với câu: "Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được". Đất nước Việt Nam cần có nhiều con người như Đại tướng Trà - sẽ không ngại ngần trước bất cứ kẻ địch nào. HIỆP HÙNG
Người lính đầu bạc kể chuyện Nguyên Phong 25/07/2011 12:35:54 CH
Đọc bài phỏng vấn tướng Trà, tôi rất xúc động nghĩ đến hai câu thơ "Người lính già đầu bạc/Kể mãi chuyện Nguyên Phong". Trước đây, tôi không hiểu lắm về tướng Trà, nhưng gần đây, được đọc cuốn hồi ký "Đời chiến sĩ" của ông, tôi mới biết ông là vị tướng không kém lẫy lừng cả về đánh giặc thời chiến cũng như xây dựng quân đội, làm kinh tế thời bình. Ông quả là có tầm nhìn xa khi đã chỉ đạo xây dựng được mấy chục khu kinh tế quốc phòng ở vùng biển giới, làm đường tuần tra biên giới (một cột mốc sống trên dải biên cương còn đầy mưu mô nhòm ngó)...
Cuộc phỏng vấn hôm nay ông cũng tiết lộ cuộc chiến đấu bảo vệ Phú Quốc bị kẻ thù xâm lược với hàng ngàn tên địch Pol Pot hôm qua còn là đồng chí, hôm sau đã xâm lược trắng trợn Phú Quốc, chỉ 3 ngày sau khi Sài Gòn giải phóng: 30-4-1975. Theo tôi được biết, đó cũng là một trận đánh đầy hấp dẫn và gợi mở nhiều bài học cho bảo vệ biển đảo hôm nay. Tôi đề nghị các PV của Tuổi Trẻ và Đại tướng giúp đỡ để tiếp tục giới thiệu về trận đánh này.
DAI BANG 2005
Dũng khí, Nhiệt tình, Minh triết 25/07/2011 11:58:38 SA
Đại tướng rất thao lược trận địa. Mong sao nhà nước ta sớm thực thi những gì đại tướng dồn tâm trí cho VN ta! THÍCH NHUẬN PHƯỚC
Điều quan trọng nhất 25/07/2011 11:54:30 SA
Lịch sử Việt Nam ta luôn tự hào có những vị đại tướng vừa có tài cầm quân đánh giặc giữ yên bờ cõi vừa có tâm chăm lo cho đời sống cho đồng bào mình. Lớp trẻ chúng tôi luôn hướng theo gương sáng của các vị và sẽ truyền đạt tinh thần yêu nước thương dân của các vị cho lớp cháu con mình. Những gương sống đời thực của các vị sẽ truyền cho lớp trẻ những sức mạnh vô bờ nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc non sông khi có họa ngoại xâm. Khi đất nước có biến, nhân dân luôn dõi theo từng bước đi, từng câu nói của các tướng lãnh ở đât nước mình.
"Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất". Quân dân đồng lòng chính là điều kiện tiên quyết, là vũ khí mạnh nhất để chống lại kẻ địch của mọi thời đại. Điều kiện cần thiết nhất vẫn là làm sao để thu phục được lòng dân. Một câu hỏi đặt ra chính là "Bằng phương cách nào để phát triển kinh tế nhằm mục đích "dân giàu nươc mạnh"?
THIEN HUONG
Bờ sẽ mạnh! 25/07/2011 11:31:40 SA
Đọc xong bài phỏng vấn Đại tướng, con chỉ biết cố gắng hết sức, hết lòng để xây dựng "bờ vững mạnh". Và tuổi trẻ Việt Nam sẽ cùng nhau như thế. Rồi bờ sẽ vững mạnh, chắc chắn là như thế, thưa Đại tướng. PHAN HƯNG DUY
Bờ có mạnh thì biển mới vững! 25/07/2011 11:19:58 SA
Câu nói đó rất chí lý. Qua phân tích của tướng Trà tôi thấy ông là một người rất trí tuệ; có tâm trong sáng, lúc nào cũng nghĩ về Tổ Quốc và những binh lính dười quyền (cả những người thân của binh sỹ). Kính chúc tướng Trà và gia đình luôn mạnh khỏe. Kính. TRẦN TUẤN
Kính chúc Bác sức khỏe 25/07/2011 11:18:25 SA
Nghe Bác nói chuyện, cháu cảm thấy vững tin hơn vào khả năng phòng thủ của đất nước mình. Hôm nào, mong Bác kể nhiều hơn cho chúng cháu về câu chuyện 3 tiểu đoàn quân tinh nhuệ của ta đánh gục 11 tiểu đoàn quân địch hồi chiến tranh biên giới Tây - Nam. Những câu chuyện đời thực như thế sẽ làm thế hệ trẻ thêm yêu Tổ quốc của mình hơn. Kính chúc Bác sức khỏe. HŨ HÈM
SGTT.VN - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 7 tăng nhanh với mức 3,23 tỉ USD cho 49 dự án, đã góp phần gia tăng nguồn vốn FDI trong bảy tháng lên 9,05 tỉ USD so với mức đạt được 5,6 tỉ USD hồi cuối tháng 6.
Nguồn vốn FDI giải ngân trong tháng này cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm nay với gần 1 tỉ USD. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tổng vốn đăng ký mới bảy tháng ước đạt 7,63 tỉ USD với hơn 500 dự án mới, giảm 27,8% về vốn và 33,9% về số dự án so với cùng kỳ. 147 dự án tăng vốn với 1,42 tỉ USD. Hong Kong đang là nhà đầu tư lớn nhất trong bảy tháng qua với 21 dự án với gần 2,8 tỉ USD, chiếm 36,6%; Singapore với 1,3 tỉ USD, chiếm 17,3%; Nhật với 541 triệu USD... Kim ngạch xuất khẩu của khối FDI trong bảy tháng ước đạt 27,8 tỉ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô, mức xuất khẩu đạt 23,7 tỉ USD. Như vậy, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu dầu thô, khối FDI xuất siêu 2,4 tỉ USD, nếu không kể dầu thô thì nhập siêu 1,7 tỉ USD.
Khóa học mới được kéo dài trong khoảng thời gian 4 tháng, diễn ra trong hoặc ngoài giờ hành chính.
Trường Đào tạo Doanh nhân PTI tiếp tục tổ chức chương trình đào tạo “CEO - Giám đốc điều hành chuyên nghiệp”.
Khóa học mới được kéo dài trong khoảng thời gian 4 tháng, diễn ra trong hoặc ngoài giờ hành chính, sáng từ 08h30 - 11h30, chiều từ 13h30 - 16h30, tối từ 18h00 - 21h00). Khoá học được tổ chức tại Trường Đào tạo Doanh nhân PTI, Tòa nhà PTI 32 Thái Thịnh II, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Chương trình được tổ chức và đào tạo toàn diện theo mô hình quản trị của PTI (PTI’s Management Model - gọi tắt là PMM), bao gồm:
- Giám đốc điều hành (CEO) = Lãnh đạo = (Chiến Lược + Đội ngũ); - Đội ngũ = (Con người + Hệ thống + Văn hoá).
Ngoài ra, chương trình và bài giảng còn được tham khảo bởi nhiều chuyên gia cũng như chương trình danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp như Đại học Havard, Học viện Quản lý và Lãnh đạo Anh quốc và Học viện Quản trị Kinh doanh Hoa Kỳ.
Ban giảng huấn là các chuyên gia Việt Nam giàu kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về từng chuyên ngành. Đặc biệt, trong chương trình này có sự tham gia của các chuyên gia cao cấp từng là thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Một số tổng giám đốc quốc tế của các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Việt Nam cũng tham gia chương trình để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản trị chuyên nghiệp với các học viên.
Nhóm đối tượng chính mà chương trình hướng tới là ban lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ quản lý cấp trung của các doanh nghiệp. Chương trình cũng hướng tới những cá nhân mong muốn sớm trở thành CEO hoặc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo và những người có hoài vọng trở thành Giám đốc điều hành trong tương lai.
Sau khi hoàn tất thành công chương trình này, Chứng chỉ Tốt nghiệp sẽ được cấp bởi Trường Đào tạo Doanh nhân PTI.
Mức học phí của khóa học là 14.800.000 VND/học viên/khóa. Phí ưu đãi 13.800.000 VNĐ/học viên/khóa áp dụng cho những học viên đóng phí sớm trước 15 ngày, những doanh nghiệp đăng ký từ 3 học viên trở lên hoặc những doanh nghiệp đã tham gia bất kỳ một khoá học của PTI.
Để đăng ký khoá học, liên hệ bộ phận tư vấn đào tạo của PTI:
Chị Thuỳ Trâm/Anh Triệu Duy - Phòng Tư vấn Tel: 04.6294 8409 Hotline: 0917 186 562 Email: ptivietnam@gmail.com / info@pti.edu.vn Các thông tin chi tiết khác về khóa học được đăng tải đầy đủ tại websitewww.pti.edu.vn.