Tuesday, December 15, 2009

15/12 Nga đóng tàu chiến cho Việt Nam



Tàu Gepard
Hai tàu Gepard sẽ được giao hàng vào năm tới
Một xưởng đóng tàu ở Tatarstan, Liên bang Nga, vừa hoàn tất việc đóng mới tàu tuần tiễu Gepard-3.9 cho Hải quân Việt Nam.
Kênh truyền hình Zvezda thuộc Bộ Quốc phòng Nga đưa tin chiếc tàu chiến này sẽ được hạ thủy và thử máy trên sông Volga trước khi giao cho phía Việt Nam.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk còn đang thực hiện một chiếc thứ hai theo hợp đồng đã ký với Việt Nam, và lãnh đạo nhà máy cho hay sẽ giao hàng cả hai chiếc vào tháng 09/2010.
Kênh Zvezda loan tải rằng Gepard là loại tàu tuần tra có khả năng tác chiến với tàu ngầm và tấn công các mục tiêu trên không.
Chiếc tàu mới đóng còn được ca ngợi là có tính cơ động cao, hiện đại nhất trong số các tàu đồng hạng.
Tàu hộ tống Gepard có chiều dài 102 mét, trọng lượng nổi là 2100 tấn, tốc độ lớn nhất là 28 dặm, năng lực tự vận hành lên tới 20 ngày đêm, lấy tốc độ 10 dặm hành trình của tầu lên tới 5000 hải lý.
Tàu có thể trang bị thêm trực thăng chiến đấu K-28 hoặc K-31, trên tàu còn có 4 dàn hệ thống tên lửa chống tầu ngầm 16 tên lửa dự bị, 1 pháo AK- 76M 76mm cùng một số trang thiết bị khác.
Việt Nam và Nga đều không công bố chính thức trị giá hợp đồng hai chiếc Gepard này, thế nhưng có nguồn tin ước tính chúng vào khoảng 350 triệu đôla để đóng mới.
Xưởng Zelenodolsk trên sông Volga, ở cộng hòa Tatarstan, phục vụ cho Hải quân Nga và các tàu tuần tiễu xuất ra từ đây là lực lượng chính của Hạm đội Biển Caspi.
Tàu Gepard khi giao hàng sẽ trở thành vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam. Có tin Việt Nam cũng đang tìm cách tự đóng tàu này ở trong nước theo hướng dẫn của Nga.
Hiện Hải quân Việt Nam có 2 chiếc tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500 và 5 chiếc lớp Petya-III.
Việt Nam cũng đã mua từ Nga 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I, là tàu chiến chủ yếu của Hải quân Việt Nam hiện nay. Tàu này được trang bị tên lửa chống hạm SS-N– 22, có khả năng tấn công các khu trục hạm hiện đại, các mục tiêu siêu xa ngoài 200 hải lý với tốc độ lớn.
Nga cũng bán cho Việt Nam hồi 2007 tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn. Nga còn có kế hoạch cho phép Việt Nam có thể tự sản xuất tàu hạng này số lượng lớn.
Hiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Dự kiến ông Dũng sẽ có hội đàm với Thủ tướng Nga Vladimir Putin vào thứ Ba 15/12, trong đó có bàn về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

Hợp tác quốc phòng Việt Nam và các nước


Cập nhật: 15:04 GMT - thứ ba, 15 tháng 12, 2009

Tàu chiến Nga Panteleev từng cập bến Đà Nẵng
Việt Nam muốn mở rộng hợp tác quốc phòng
Gần đây, Việt Nam đang có các động thái đáng chú ý trong lĩnh vực quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa ra Sách trắng 2009, công bố một số chiến lược, chính sách và cơ cấu quân đội.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hiện đang thăm Hoa Kỳ và Pháp, đồng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nga với nghị trình cũng đề cập tới các vấn đề quốc phòng.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc châu, có nhận định về quan hệ quốc phòng của Việt Nam với các nước: