Wednesday, June 15, 2011

15/06 Mỹ tập trận hải quân với các nước ASEAN


Thứ Tư, 15/06/2011, 09:42 (GMT+7)
TTO - Một cuộc tập trận hải quân do Mỹ điều phối ở biển Sulu, thuộc phía tây nam Philippines và giáp với biển Đông có mặt năm thành viên của Tổ chức Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu vào ngày 14-6.
Nhật báo Philippines Daily Inquirer cho biết trong 10 ngày tới, các lực lượng hải quân từ Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan sẽ cùng Mỹ tập trận ở khu vực biển Sulu, eo biển Malacca và biển Celebes.
Tàu USS Chung Hoon của Mỹ (phải) đã tới vùng biển Philippines - Ảnh: AP
Cuộc tập trận hải quân sẽ được tiếp nối bằng tập trận huấn luyện hải quân chỉ riêng giữa Philippines và Mỹ ở biển Sulu.
Cuộc huấn luyện với tên gọi Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển (Carat) dự kiến diễn ra từ 28-6 tới 8-7 tại vùng biển phía đông Palawan, Philippines với sự tham gia của năm tàu chiến, 1.000 lính hải quân Philippines và 3.000 lính hải quân phía Mỹ, sáu tàu chiến và ba tàu sân bay.
Trong khi đó, cuộc tập trận đã diễn ra, Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á (Seacat), là một cuộc tập trận thường niên do Mỹ khởi xướng với các nước trong khu vực, bao gồm huấn luyện chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia "và các mối đe dọa khác trên biển".
Inquirer dẫn lời một người phát ngôn hải quân Philippines nói các cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ những căng thẳng gần đây giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông.
Cuộc tập trận cũng trùng với chuyến thăm của tư lệnh hải quân Philippines, phó đô đốc Alexander Pama tới căn cứ hải quân Tây Palawan, chuyến đi đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức vào tháng 1. Ông Pama dự kiến sẽ thăm Apolinario Jalandoon, tổng hành dinh của căn cứ hải quân Tây Palawan, cũng như một căn cứ khác ở vịnh Oyster.
Thuyền trưởng Sebastian Pan, người đứng đầu cuộc tập trận bên phía Philippines, nói ba tàu hải quân của nước này sẽ tham gia Seacat năm nay. “Cuộc tập trận sẽ bao gồm các lực lượng trên bộ, trên không và đặc nhiệm để thăm dò, theo dõi và đối phó với các mối đe dọa trên biển với sự tham gia của hải quân các nước”.
Về phía Mỹ, Inquirer cho biết sẽ có ba tàu chiến tham gia cuộc tập trận. “Cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước - thiếu tá Omar Tonsay thuộc hải quân Philippines nói - Nó đã tiến hành được hơn 10 năm tính đến nay. Năm ngoái là ở Zambales, năm nay là ở Palawan và năm sau sẽ là Zamboanga”. Những tàu chiến Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận bao gồm các khu trục hạm USS Chung Hoon và USS Howard, cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.
H.MINH

15/06 Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tài trợ 40,946 tỷ JPY vốn ODA cho Dự án của Việt Nam



(15/06/2011 14:17:00)
Sáng ngày 15/6, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trương Chí Trung và Ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Hà Nội đã ký các Hiệp định vay vốn JICA cho hai dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Đà Nẵng – Quảng Ngãi với tổng trị giá 40,946 tỷ JPY.
Tổng số vốn cam kết của Nhật Bản đối với Việt Nam hiện nay
lên tới hơn 1491 tỷ JPY
 
Các khoản vay này thuộc đợt cam kết tài trợ thứ 2 của Chính phủ Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam trong năm tài khóa 2010. Hai dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Đà Nẵng - Quảng Ngãi thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam sẽ hình thành trong tương lai và là những tuyến giao thông huyết mạch rất quan trọng của hai vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
 
Năm 2011 là năm đánh dấu quá trình 19 năm liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới hơn 1491 tỷ JPY và luôn là Nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Đến nay, một loạt các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như các nhà máy điện Phả Lại, Phú Mỹ, Hàm Thuận – Đa Mi ...; các quốc lộ số 5, số 10, số 18, cầu Bãi Cháy, Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì, cảng Hải Phòng, Cầu Bính, Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất...
 
Các dự án được tài trợ bằng vốn vay ODA Nhật Bản đã góp phần rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong những năm vừa qua. Việc tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong hoàn cảnh vừa phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nỗ lực lớn lao của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.
 
Tin và ảnh: TN - MT

15/06 Vốn ODA Nhật tiếp tục vào đường cao tốc Việt Nam


▪  ANH QUÂN
15/06/2011 15:40 (GMT+7)
 
Phối cảnh dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Tp.HCM đi Long Thành, Dầu Giây.
“Mặc dù Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn, nhưng chính phủ chúng tôi vẫn quyết định không cắt giảm ODA cho Việt Nam”, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki nói với báo giới.

Chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản đã ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 40,946 tỷ Yên (tương đương khoảng 508 triệu USD theo tỷ giá hiện nay) vốn ODA thuộc đợt 1 tài khóa 2011 của Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 1/4/2011.

Nguồn vốn này sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế, thông cáo báo chí phát đi từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Cụ thể, khoản ODA này sẽ được dành cho hai dự án hạ tầng giao thông quan trọng: dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Tp.HCM đi Long Thành, Dầu Giây, trị giá trên 25 tỷ Yên; và dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Đà Nẵng đi Quảng Ngãi, trị giá gần 16 tỷ Yên.

Công hàm trao đổi được ký hôm nay quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng gần 41 tỷ Yên tín dụng ưu đãi nói trên. Trên cơ sở điều kiện khung này, trong thời gian tới Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 2 hiệp định cụ thể cho 2 dự án.

Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, cùng với khoản viện trợ lần này, tổng cam kết ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam từ 1992 đến nay đạt khoảng 1.685 tỷ Yên. 

Ông Phúc cũng đánh giá cao sự quan tâm hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện quốc gia này đang gánh chịu thảm họa lớn từ thiên tai và cần nhiều nguồn lực để tái thiết đất nước.

Trao đổi với VnEconomy bên lề lễ ký kết, ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đơn vị quản lý cả hai dự án nói trên, cho biết, việc ký công hàm lần này rất phù hợp với tiến độ dự án đang triển khai.

Với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Tp.HCM đi Long Thành, Dầu Giây, các nhà thầu đã triển khai xong khoảng 30% công trình và khoản vay lần này cũng phù hợp với kế hoạch giai đoạn 2 của dự an. Riêng dự án còn lại thì mới là khoản vốn cấp lần đầu, dự kiến sẽ triển khai mời thầu trong thời gian tới.

15/06 Thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


08:29 | 15/06/2011
 
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. (Ảnh: qdnd.vn)
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là tập trung “Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc”.


Để xây dựng “thế trận lòng dân”, trước hết phải nhận thức rõ nội dung yếu tố lòng dân. Đây là vấn đề thuộc phạm trù ý thức xã hội, thường đi liền và đặt trong mối quan hệ với khái niệm đất nước, Tổ quốc, Nhà nước… Nội dung cơ bản của lòng dân là lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị… của giai cấp lãnh đạo đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, các triều đại phong kiến tiến bộ rất coi trọng ban hành các chủ trương chính sách để “an dân”, quy tụ lòng dân, lấy dân làm gốc. Các chính sách đúng đắn đã quy tụ được lòng dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân trong giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ngày nay, quy tụ lòng dân, xây dựng “thế trận lòng dân” để đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh (QP-AN), bảo vệ Tổ quốc chính là quá trình xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho mọi tầng lớp nhân dân không chỉ yêu quý thiết tha chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn gắn bó với Đảng, với chế độ XHCN; có ý thức tự giác về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội và QP-AN… với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân.

Trước hết, xây dựng “thế trận lòng dân” là phải nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ QP-AN, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân. Thực tiễn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho thấy, nhờ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức và hành động của toàn dân, chúng ta đã phát huy cao nhất sức mạnh vật chất – tinh thần của toàn dân tộc, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để đánh thắng kẻ thù xâm lược có sức mạnh và tiềm lực vượt trội, giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, bảo đảm các thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy, chính quyền địa phương đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cần chú trọng nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thống vẻ vang của Đảng, của Quân đội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ; rà soát, bổ sung kịp thời những phát triển mới về đường lối, quan điểm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Đảng vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học; chú trọng tính hiệu quả của việc tổ chức học tập, tập huấn, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng theo quy định và giáo dục quốc phòng toàn dân. Kết hợp chặt chẽ các hoạt động giáo dục với thông tin cập nhật tình hình trong nước và quốc tế, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mưu đồ tham vọng về biển, đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của các thế lực trong và ngoài khu vực...   

Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng và ngược lại, song từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan thông tin tuyên truyền phải nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thực tiễn, đặc điểm từng lĩnh vực, vùng miền; tâm lý và trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung chương trình tổ chức học tập, quán triệt cũng như xác định nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về quân sự, quốc phòng… cho phù hợp, hiệu quả, tránh hình thức, giáo điều.   
Chú trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tệ nạn tham nhũng ở nước ta đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng tới sức mạnh của hệ thống chính trị, cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chế độ, trực tiếp ảnh hưởng đến “thế trận lòng dân”.

Để góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách hiệu quả, cần tập trung nghiên cứu đổi mới tổ chức, thể chế hành chính. Xây dựng và làm cho bộ máy nhà nước ở nước ta thực sự trong sạch, vững mạnh cần gắn chặt với cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí bằng các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế đấu tranh phòng và chống tham nhũng hiệu quả, đồng bộ trong từng tổ chức, gắn chặt với cơ chế tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước, cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế giám sát hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán, điều tra… trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tổ chức thực hiện đầy đủ từng nội dung của quy chế cán bộ nhà nước công khai các hoạt động của mình tr­ước nhân dân (chứ không chỉ là trư­ớc đại biểu “lựa chọn” trong nhân dân) theo định kỳ, hoặc bất th­ường. 
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đổi mới chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước để họ yên tâm thực thi công vụ, không nhận hối lộ, không muốn hối lộ, toàn tâm góp sức vào phát triển kinh tế - xã hội; nếu vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm và liên quan đến sự mất còn vị trí công việc để họ tự lựa chọn, bất luận họ là ai, giữ cương vị nào. Làm được như vậy, chúng ta mới thu hút được những tài năng thật sự vào làm việc trong khu vực hành chính nhà nước.
Về công tác tổ chức cán bộ, phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của nhiệm vụ then chốt, cấp bách là xây dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch vững mạnh mới có cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, rèn luyện, sàng lọc cán bộ, đảng viên phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Cần có những giải pháp kiên quyết để “thực hiện rõ, thực hiện đúng, thực hiện đến cùng chế độ trách nhiệm cá nhân”, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách và các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí đủ mạnh (tổ chức bộ máy, cán bộ, nguồn lực). Chú trọng phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; định hướng, tạo dư luận tích cực trong từng tổ chức, dư luận xã hội ủng hộ, bảo vệ, tôn vinh những cá nhân tiêu biểu trong việc phát giác, tố cáo, mạnh dạn đấu tranh phê phán các hành vi tiêu cực như tham nhũng, cơ hội, cục bộ, bè phái… trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Có như vậy mới khắc phục tận gốc nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ, thiết thực củng cố xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh.    

 Tổ chức tốt cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong toàn dân. Chia rẽ dân với Đảng và Nhà nước là một thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm ly tán “lòng dân”. Để làm việc đó, chúng ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá trên tất cả các lĩnh vực, với hy vọng làm cho nhân dân mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, mục tiêu, lý tưởng của CNXH. Do đó, cần tập trung làm tốt việc nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn để khẳng định tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối đúng đắn, sáng tạo lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng; lấy đó làm cơ sở để trang bị kiến thức chính trị - tư tưởng, tăng cường “thế trận lòng dân” đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch một cách tích cực, chủ động. Quá trình đấu tranh phải thường xuyên nghiên cứu nắm vững âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; lãnh đạo chỉ đạo tập trung thống nhất, tổ chức chặt chẽ lực lượng, phương tiện đấu tranh; phân rõ cấp độ, phạm vi đấu tranh cho các cấp, các ngành… có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận bảo vệ Đảng và chế độ XHCN.

Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc luôn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và xuyên suốt, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo cơ sở nền tảng sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước - nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

                  Đại tá Dương Văn Thực
Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng 
 
Các từ khóa theo tin:
(Nguồn: Báo Quân đội nhân dân)

15/06 Ba tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Philippines


Thứ tư, 15/6/2011, 08:19 GMT+7


Ba chiến hạm của Mỹ và 4 tàu hải quân Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận chung bắt đầu vào cuối tháng này ở Biển Sulu.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa Biển Đông

Khu trục hạm USS Chung-hoon của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Khu trục hạm USS Chung-hoon của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Tập trận CARAT sẽ diễn ra từ ngày 28/6 đến 8/7 ở vùng biển gần tỉnh Palawan của Philippines. Tàu chiến của Mỹ tham gia bao gồm các khu trục hạm USS Chung-Hoon và USS Howard cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard. Khu trục hạm USS Chung-Hoon, vừa được điều tới vùng Tây Thái Bình Dương, vẫn chưa vào lãnh hải Philippines.

Phát ngôn viên hải quân Philippines trung tá Omar Tonsay cho biết tập trận CARAT năm nay sẽ bao gồm huấn luyện trên biển, cứu hộ, lặn biển, các hoạt động cộng đồng và trao đổi chuyên gia. Tập trận không có phần bắn đạn thật.
Philippines cũng khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước khi những căng thẳng ở Biển Đông lên cao. "Cuộc tập trận được tổ chức 10 năm nay",Inquirer dẫn lời Tonsay.

Căng thẳng ở Biển Đông bỗng dưng lên cao trong thời gian gần đây sau một loạt vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam và Philippines. Hôm qua, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ tránh xa các tranh chấp ở Biển Đông sau khi một nghị sĩ Mỹ kêu xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Trung Quốc cùng 4 nước ASEAN cùng khẳng định chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Năm 2002, hai bên đã thông qua tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC, gọi là COC.

Mai Trang
Theo dòng sự kiện:
Biển Đông trong hội nghị an ninh châu Á (12/06)
Philippines sẽ tập trận với hải quân Mỹ (12/06)
Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông (11/06)
Philippines không muốn chiến sự ở Biển Đông (11/06)
Các nước khu vực cần nỗ lực vì hòa bình Biển Đông (11/06)
Mỹ kêu gọi hoà bình cho Biển Đông (11/06)

12/06 Philippines sẽ tập trận với hải quân Mỹ


Chủ nhật, 12/6/2011, 15:29 GMT+7


Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.

Quân đội Philippines thông báo việc tập trận trong lúc Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên dính dáng đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bởi "Mỹ không phải là một bên tranh chấp".

"Tập trận sẽ diễn ra từ ngày 28/6 với hải quân quân khu phía tây", phát ngôn viên quân đội Philippines Jose Miguel Rodriguez cho hay. "Cuộc diễn tập được lên kế hoạch từ năm ngoái".

Quân đội Philippines chưa thông báo địa điểm tập trận, nhưng thông thường quân khu phía tây hoạt động trên biển Sulu, ngăn cách với Biển Đông bằng đảo Palawan, và các vùng nước lân cận. Cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.

Tập trận năm nay nhằm kiểm tra khả năng của hai quân đội trong các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải.

Cuộc diễn tập được công bố trong lúc căng thẳng đang lên cao ở Biển Đông do những vụ va chạm của tàu Trung Quốc với tàu của các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này.

Tàu khu trục Chung-hoon của Mỹ. Ảnh:
Tàu khu trục Chung-hoon của Mỹ. Ảnh: US Navy.

Trước đó một ngày, hải quân Mỹ cho biết họ điều động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương. Tàu Chung-hoon sẽ tham gia diễn tập với hải quân Philippines. Trung Quốc tuyên bố tập trận cũng ở Tây Thái bình dương.

Hai tuần qua, tàu của Trung Quốc đã hai lần quấy rối các tàu thăm dò của Việt Nam trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Philippines cũng tố cáo tàu Trung Quốc nhiều lần quấy phá hoạt động của phía Philippines và xây dựng công trình trên các vùng mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố qua lại của các bên đang khiến Biển Đông nóng.

Là một trong những con tàu mạnh nhất của hải quân Mỹ, tàu khu trục lớp Arleigh Burke nói trên của Mỹ đã rời cảng nhà ở Hawaii và đang ở trong hải phận quốc tế gần biển Sulu. Tư lệnh quân đội Philippines Eduardo Oban Jr khẳng định việc tàu Chung-hoon tới Philippines không liên quan gì đến các căng thẳng mới đây ở Biển Đông.

Trong khi đó, phủ tổng thống Philippines bày tỏ tin tưởng nước này có thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ chủ quyền, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong giải quyết tranh chấp. Tờ Inquirer của Philippines dẫn lời phó phát ngôn viên tổng thống Philippines nói rằng: "Chúng tôi cam kết tìm giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao đến hết mức có thể. Tôi biết rằng là một đồng minh, Mỹ sẽ giúp chúng tôi nếu cần, bởi chúng tôi có Hiệp ước phòng thủ chung".

Trong khi đó Bắc Kinh cảnh báo Mỹ không nên nhúng tay vào vấn đề tranh chấp hiện nay.

"Những cái cần làm để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nên được làm trên cơ sở song phương và Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp", đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu nói tại một hội nghị ở Manila hôm thứ năm.

"Tôi cho rằng mối lo ngại (của Mỹ) là không cần thiết. Nói cho cùng, vùng biển này luôn an toàn và hòa bình", ông Lưu nói.

"Chẳng có lý do nào để can thiệp vào khu vực này. Việc tranh chấp xảy ra giữa các bên tranh chấp, chứ không phải với một bên nào đó không ở khu vực này và không có lý do nào để tham gia".

Ông Lưu còn đe dọa rằng bất kỳ chuyến thăm nào của các nghị sĩ Philippines tới vùng tranh chấp sẽ chỉ khiến tình hình bùng lên mức nguy hiểm.

Sau đó một ngày, Mỹ tuyên bố họ lo ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và yêu cầu các bên hành động vì hòa bình. Các quan chức dân sự và quân sự Mỹ đều nhắc lại rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, mong muốn các bên tuân thủ luật quốc tế và DOC, cũng như quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Mai Trang
Theo dòng sự kiện:
Biển Đông trong hội nghị an ninh châu Á (12/06)
Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông (11/06)
Philippines không muốn chiến sự ở Biển Đông (11/06)
Các nước khu vực cần nỗ lực vì hòa bình Biển Đông (11/06)
Mỹ kêu gọi hoà bình cho Biển Đông (11/06)
Trung Quốc chuẩn bị tập trận hải quân (10/06)

09/06 越産ロブスタコーヒー、5月の世界シェアは73%

2011/06/09 17:26 JST配信
ロンドン国際金融先物オプション取引所(LIFFE)によると、5月のベトナム産ロブスタコーヒーの取引量が7万8530tとなり、世界シェアの73%を占めた。6日付ダットベト(電子版)が報じた。

LIFFEでは、5月の納品締切りが通常より早く、またコーヒーの国際価格も上昇傾向にあったため、ベトナム企業各社が大量にロブスタ種を送り込んだと見られている。

LIFFEでは事前に行った品質調査の結果により、1t当たりの取引額を決定している。それによると、プレミアム種はプラス30米ドル(約2400円)、1種はLIFFE標準価格、2種はマイナス30米ドル、3種はマイナス60米ドル(約4800円)、4種はマイナス90米ドル(約7200円)で取引される。ベトナム産ロブスタ種は7万8530t中、50%以上が1種、33%が2種、17%が3種或いは4種に分類された。

なお、アラビカ種は前月比777米ドル(約6万2200円)下落し、ロブスタ種は同47米ドル(約3800円)上昇した。

[Quang Bình Datviet 3:04 PM, 06/06/2011U]
© Viet-jo.com 2002-201
1

15/06 Beijing warns not to escalate S. China Sea dispute



Global Times, June 15, 2011
China has warned against attempts to internationalize and complicate the South China Sea issue but said it will not resort to the use of force in defusing tensions.


Vietnamese sailors train with a 12.7mm machine gun during a naval drill Monday.
Vietnamese sailors train with a 12.7mm machine gun during a naval drill Monday.  


"The recent situation in the South China Sea was due to unilateral actions taken by some countries, which damaged China's sovereignty and marine interests. These countries made groundless and irresponsible remarks in an attempt to expand and complicate the South China Sea issue. That is the cause of the problem," Chinese foreign ministry spokesman Hong Lei said Tuesday.

"China is committed to a peaceful resolution of the South China Sea issue through bilateral dialogues and consultations with related parties. We will not resort to the use of force or the threat of force," he said. "China is safeguarding its own legitimate rights, not infringing upon others," Hong said.
Beijing's statement comes a day after Vietnam conducted live-fire artillery training in the South China Sea and the country's Prime Minister Nguyen Tan Dung signed an order on eligibility for military conscription.
Over 100 people demonstrated in Hanoi again on Sunday against what they see as bullying behavior by Beijing, after protesters took to the streets in Hanoi and Ho Chi Minh City on June 5.
Hanoi is sending a message to China that Vietnam "has significantly upped the ante in this dispute," said Ian Storey, a security analyst with the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore, AFP reported.
However, Vietnam appeared to be in a dilemma and was cautious in its response for fear of worsening tensions.
Nor do Vietnamese leaders want the momentum of nationalist demonstrations to lead to something larger and harder to suppress that could complicate their relationship with China, according to Stratfor, a US-based think tank.
Since the protests, state media has emphasized that the protest was not anti-Chinese in nature, but a demonstration linked to specific legal arguments in support of Vietnamese sovereignty, it said.
The Philippines announced Monday that it had started to use the name "West Philippine Sea" to refer to the South China Sea.
Meanwhile, Joey Salceda, the governor of the Philippine province of Albay, proposed a boycott of products made by China, but presidential spokesman Edwin Lacierda said the government would keep healthy trade and investment relations with China despite the maritime dispute.
US senator Jim Webb, who heads the Senate Foreign Relations subcommittee on East Asia, urged Congress on Monday to pressure China over the issue, AFP reported.
"I think we in our government have taken too weak of a position on this. We should be working in a multilateral forum to solve these problems," he was quoted as saying.
It threw its support Tuesday behind the Philippines as US Ambassador Harry Thomas said, "I assure you, in all subjects, we, the US are with the Philippines," Manila-based news website Sun Star reported.
The US angered China last year by asserting that Washington had national security interests at stake in the peaceful resolution of disputes in the South China Sea, the AP reported.
"The US seems to have sketched out vague security guarantees for countries such as Vietnam and the Philippines. Washington therefore is able to further flare up conflicts in the South China Sea so as to counter China," Ji Qiufeng, a professor at the School of Foreign Relations at Nanjing University, told the Global Times.
It is unlikely, however, that the US will offer tangible military support to these nations, Ji added.
China declared indisputable sovereignty over the Xisha Islands and the Nansha Islands, and their adjacent waters.
Countries including Vietnam, Brunei, Indonesia, Malaysia and the Philippines lay claim to parts of the South China Sea, which contains important shipping routes and is also believed to contain rich oil and gas reserves.

15/06 VN, Sweden cooperate in sustainable development


15/06/2011 | 15:51:57
Measures for effective waste treatment management to ensure sustainable development are the major topic of a seminar in Quy Nhon city, the central province of Binh Dinh , on June 15.

The event, jointly held by the Binh Dinh People’s Committee and the Vietnam-Sweden Centre for Environmental Technology Cooperation, drew over 50 experts and representatives from the two countries’ relevant agencies, organisations and businesses.

At the seminar, the participants discussed solutions to transform solid waste into energy and waste management in Vietnam and Binh Dinh province in particular.

Swedish experts introduced clean technologies in solid waste treatment applied in Southern Sweden .

The two sides also touched upon measures to promote the cooperation in energy and waste treatment between Boras city of Sweden and Quy Nhon city./.

15/06 Tranh luận nảy lửa đề án 70.000 tỷ đồng

Bài đã được xuất bản.: 15/06/2011 10:35 GMT+7
Đề án Đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 với con số đầu tư 70.000 tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet diễn ra ngày 13/6, với sự tham gia của đại diện Bộ GD-ĐT, các nhà giáo dục đã thể hiện những ý kiến trái chiều xoay quanh đề án này.


Nhà báo Kim Dung: Thưa ông Vũ Đình Chuẩn, ở góc độ quản lý Nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam từ năm 2008 đến 2020 có nhiều mục tiêu nhưng việc cần làm trước là cải cách giáo dục, hoặc đổi mới giáo dục một cách toàn diện theo Nghị quyết của Đảng khóa 11.
Tuy nhiên, văn bản chiến lược giáo dục này vẫn chưa được hoàn thành, mặc dù đã qua 20 lần dự thảo. Đến tận hôm nay, nó vẫn chưa được công bố và công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện theo như cách gọi phổ biến chưa triển khai.
Vì sao Bộ GD-ĐT lại chủ trương xây dựng chương trình, SGK mới mà dư luận cho rằng đó là việc làm ngược?
TS Vũ Đình Chuẩn
TS Vũ Đình Chuẩn: Năm 2008, Bộ GD-ĐT đã khởi động việc xây dựng chiến lược giáo dục.

Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan khác nhau ở hội khoa học, trường đại học, cơ sở đào tạo và đưa lên mạng.

Khi có Nghị quyết 11 về đổi mới toàn diện triệt để, căn bản giáo dục Việt Nam thì phải tiếp thu, quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện bằng văn bản chiến lược.

Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo bộ phận biên soạn tích cực hoàn thiện chiến lược giáo dục để thông qua.

Hội thảo về đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã mở từ khi có thông báo 242 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2, trong đó có định hướng phát triển GD-ĐT đến năm 2020.

Thông báo 242 có chủ trương đổi mới toàn diện, căn bản, trong đó, gồm đổi mới chương trình và sách giáo khoa.Bộ GD-ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng đề án này.

Bộ GD-ĐT đã đưa đề án ra xin ý kiến của các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và vừa rồi đã có cuộc gặp gỡ các nhà khoa học trong Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Những kiến trong thời gian vừa qua là rất bổ ích cho một bản dự thảo. Chúng tôi đang đề nghị viện tiếp thu nghiêm túc để hoàn chỉnh đề án, đáp ứng được việc thay đổi chương trình SGK và sử dụng đại trà vào năm 2017.

Thực ra, bản chiến lược đang trong quá trình soạn thảo. Bản đề án đổi mới sách giáo khoa cũng đang trên dự thảo.

Chúng tôi nghĩ dự thảo của đề án đổi mới nằm trong bối cảnh chung đó.

Những vấn đề nằm trong chương trình đổi mới này là những vấn đề nhỏ hơn của chiến lược, của chương trình hành động. Đề án phải chịu sự chỉ đạo của các vấn đề vĩ mô như vậy.

Nếu làm tuần tự thì sẽ chậm. Chúng tôi làm như thế nhưng vẫn đảm bảo tinh thần: có thể những đề án nhỏ làm sáng tỏ những vấn đề của đề án lớn và đề án lớn chỉ đạo những vấn đề của đề án nhỏ.

Khi ban hành thực hiện phải theo trình tự: vĩ mô - vi mô.
Nhà báo Kim Dung: Xin mời GS Nguyễn Minh Thuyết, vừa là chuyên gia, vừa là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng Quốc hội. Ở cơ quan lập pháp, hẳn ông có nhiều suy nghĩ về vấn đề này?
GS Nguyễn Minh Thuyết
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi được mời với tư cách người làm giáo dục lâu năm.

Đề án này có lẽ bất ngờ nhất là con số 70.000 tỷ đồng. Đây là con số rất to, nhất là đối với nước ta.

Nhưng trong 70.000 tỷ đồng đó thì có 65.000 tỷ để dành cho xây dựng trường sở, đầu tư trang thiết bị trường học, khoảng 300 tỷ để đào tạo giáo viên và 962 tỷ để biên soạn chương trình sách giáo khoa mới.

962 tỷ cũng lớn, nhưng nói cho đúng ra, nó chỉ hơn 1 km đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa thôi. Để thay toàn bộ chương trình và SGK mới, tôi nghĩ là cũng không lớn lắm.
Nhà báo Kim DungNhưng điều người ta băn khoăn là ngành giáo dục đưa ra đúng chưa, và đề án này có gì mới khôngthưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi thấy, đưa ra như lúc này là chưa đúng, vì trước hết, phải có một kế hoạch tổng thể để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, không phải chỉ giáo dục phổ thông theo Nghị quyết ĐH 11 của Đảng.

Trên cơ sở chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam  mới bàn đến chuyện này được.

Hiện nay, chúng ta chưa có hình dung gì về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam mà đưa đề án này thì không phù hợp.

Tôi cũng xin nói thật cảm tưởng là nếu nói rằng là giáo dục của chúng ta không có tổng chỉ huy là không đúng.

Nhưng mình phân cắt nhiệm vụ rõ ràng quá, ai phụ trách phần nào cứ việc đưa đề án vào mà không có một cái nhìn tổng thể.

Tôi được biết, Hội đồng Quốc gia Giáo dục được thành lập ngay đầu khóa Chính phủ mới này, tức năm 2007. Nhưng suốt từ đấy đến nay, hội đồng này chưa bao giờ họp.

Không hề họp lần nào để bàn thì làm sao gọi là quốc sách hàng đầu? Chính vì thế, giáo dục của ta chưa có định hướng xây dựng đổi mới căn bản, toàn diện.

Chúng tôi thấy băn khoăn vì đề án này chuẩn bị trên những phác thảo ý tưởng ban đầu, dưới dạng gạch đầu dòng 30 trang chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và cũng không có cái mới so với chương trình SGK hiện nay.

Như thế, rất khó có thể được dư luận tán đồng. Quan trọng nhất là khó đạt được kết quả tốt.

Một dự án, một công trình có vốn đầu tư 35.000 tỷ trở lên, trong đó có ít nhất 11.000 tỷ đồng lấy từ ngân sách Nhà nước là phải trình Quốc hội.

Tôi ở Quốc hội 2 khóa, mỗi khi xem xét một dự án cỡ như thế, tài liệu phải cỡ độ nửa mét.

Ở đây, kèm theo đề án này phải có rất nhiều nghiên cứu thì mới thuyết phục được nhân dân, đại biểu Quốc hội, Chính phủ.

Có một số cách làm sẽ phải tính toán để thay đổi như dư luận từ lâu mong muốn. Đó là có một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng hiện nay luật chưa cho phép.

Tôi không nghĩ ngành giáo dục độc quyền vì nó đang vận hành dựa trên hai luật, gọi là độc quyền tự nhiên.
"Tôi không nghĩ ngành giáo dục độc quyền vì nó đang vận hành dựa trên hai luật, gọi là độc quyền tự nhiên. Bộ phải thuyết phục Quốc hội để thay đổi quy định này. Nếu không, phải tìm ra cơ chế để có nhiều nhóm cùng xây dựng sách giáo khoa để lựa chọn"- GS Nguyễn Minh Thuyết
Luật Xuất bản quy định mỗi nhà xuất bản (NXB) có tôn chỉ mục đích và chỉ xuất bản sách theo tôn chỉ mục đích đó thôi.

Hiện nay, không có NXB nào ngoài NXB Giáo dục có tôn chỉ mục đích là xuất bản SGK nên để các NXB khác xuất bản sách giáo khoa là không đúng.

Thứ hai, Luật Giáo dục vẫn quy định một chương trình một bộ sách giáo khoa. Nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi cũng không đời nào giao cho NXB khác. Tôi phải giao cho NXB thuộc quyền của mình để có sai sót, tôi còn có thể xử lý.

Tuy nhiên, hiện nay, dư luận cho rằng phải có nhiều bộ sách giáo khoa. Ít nhất có nhiều nhóm biên soạn thì mới cạnh tranh được chất lượng.

Tôi nghĩ rằng, Bộ phải thuyết phục Quốc hội để thay đổi quy định này. Nếu không, phải tìm ra cơ chế để có nhiều nhóm cùng xây dựng sách giáo khoa để lựa chọn.

HS Trường Tiểu học Quang Trung (Hà Nội) trong ngày trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Một dự án đổi mới chương trình SGK mà phần dành cho SGK chỉ có 1,5 %

Nhà báo Kim Dung: Theo GS, thời điểm nào nên có chương trình và SGK mới?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Thông thường, tuổi thọ SGK các nước từ 10-15 năm.

Còn ở nước ta cũng tùy. Nếu tính từ chương trình cải cách giáo dục năm 1981 đến thời điểm thay sách là 21 năm.

Nếu tính từ thời điểm 2002 đến năm 2019 đề án này triển khai toàn quốc là 17 năm.

Tôi nghĩ thời gian hợp lý, chuẩn bị là vừa. Nhưng trước hết, phải đưa ra tổng thể cải cách giáo dục đã, trên cơ sở đó tính toán chứ không làm nhà nền móng chưa có mà lại xây lửng lơ một cái lầu ở tầng 3. Thời điểm này không hợp lý là vì thế.
TS Nguyễn Anh Dũng
Nhà báo Kim Dung: Xin mới TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Viện trưởng Viện Kho học Giáo dục VN
TS Nguyễn Anh Dũng: GS Thuyết nói tới đời sống của chương trình. Riêng thời điểm này, đã phải tính đến việc chuẩn bị cho một chương trình mới.

Chương trình song song làm với chiến lược. Ngay trong kết luận của Bộ Chính trị đã yêu cầu hoàn thành năm 2015, sau đó Văn phòng TW Đảng đề nghị Bộ GD-ĐT soạn thảo chương trình này để trình Ban chấp hành Trung ương.

Đến khi nghị quyết thứ 11 đưa ra thì chương trình ở trong tình thế như vậy.

Nhưng chúng tôi quan niệm: chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 cũng đang soạn thảo và thấm nhuần tinh thần của văn kiện ĐH Đảng lần thứ 11.

Đó là tính căn bản và toàn diện. Trong quá trình hoàn thiện, ban soạn thảo rất quan tâm đến điều này.

Chương trình và sách giáo khoa là một nhánh như TS Chuẩn nói: nếu chúng ta không làm ngay thì sợ rằng một vài năm tới, đợi có chiến lược giáo dục, đợi tổng thể sợ là muộn.

Nên chăng, ta vẫn cứ song song làm nhưng dứt khoát chương trình này vẫn phải công bố sau chiến lược và phải chịu sự ước chế của chiến lược đào tạo năm 2011- 2020.

Đây là một đề án được xây dựng  trong quá trình nghiên cứu. Nếu nói nó như một phác thảo thì lẽ ra, ngoài hơn 30 trang, phải có hẳn phụ lục làm rõ những mục tiêu, định hướng đổi mới, làm rõ kinh nghiệm quốc tế hay đánh giá chương trình trước đây.

Ý là phác họa một mô  hình của chương trình, nhưng có lẽ đó là thiếu sót của chúng tôi.
Để xây dựng đề án này, từ ngay năm 2003, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có 8 đề tài nghiên cứu liên quan: vấn đề sự phát triển của kinh tế - xã hội đến năm 2020 và sự đổi mới của giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông trong hội nhập quốc tế. Đây là hai đề tài trọng điểm cấp Bộ.

Hiện nay, GS Phạm Minh Hạc đang chủ trì một đề tài trọng điểm cấp Bộ về triết lý giáo dục. Đó là những vấn đề mang tính chất tầm nhìn.

Rất nhiều những nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi cho giai đoạn này có 5 đề tài về giá trị, nhân cách về tâm lý lứa tuổi.

Với chương trình, có tới 10 đề tài ở các cấp khác nhau nghiên cứu về lý luận.

Có 7 đề tài về kinh nghiệm quốc tế phát triển chương trình, đồng thời các yếu tố của chương trình cũng được nghiên cứu tại đây.

Một trong những chuyên gia đó là anh Đỗ Ngọc Thống.

Thú thực với GS Thuyết, còn nhiều vấn đề, nghiên cứu năng lực chung cho tất cả học sinh. Trước hết là Toán, Tiếng Việt và Ngữ văn.

Ngoài một số vấn đề như nội dung, phương pháp, đánh giá, chúng tôi nghiên cứu từ nay đến cuối năm phải đề xuất được mô hình tích hợp để đưa vào đề án hay phân hóa tự chọn theo năng lực.  Tự chọn là xu hướng của quốc tế.

TS Vũ Đình Chuẩn: Ngay sau khi xin ý kiến trực tiếp, Bộ trưởng đã có kế hoạch: Ngày 18/4, làm việc với tất cả các giáo sư và nghe 20 ý kiến ở ĐH Sư phạm đến 12h.

Ngày 15/4, có một cuộc làm việc tương tự như thế ở TP.HCM, các thứ trưởng làm việc với ĐH Sư phạm 1 và ĐH Thái Nguyên trong khuôn khổ chương trình đổi mới toàn diện sách giáo khoa.

Bộ trưởng yêu cầu lập danh sách các nhà quản lý giáo dục. Chúng tôi lập được danh sách 33 người.

Bộ trưởng cũng yêu cầu lập thêm danh sách những nhà chuyên môn như GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Hồ Ngọc Đại, GS Văn Như Cương. ...và chúng tôi mới lập danh sách này.

Bộ trưởng cũng có dự định tiếp các giáo sư để trao đổi các vấn đề đổi mới căn bản toàn diện trong đó vấn đề chiến lược SGK.

Điều này thể hiện được là đang cố gắng và đang muốn cố gắng xin ý kiến giáo sư, nhà khoa học và nhà quản lý.

Nhà báo Kim Dung: Xin mời GS Nguyễn Kế Hào phát biểu ý kiến.

GS Nguyễn Kế Hào
GS Nguyễn Kế  Hào: Cảm ơn VietNamNet đã tạo cơ hội bày tỏ lương tâm nhà giáo và trách nhiệm công dân trước vấn đề này.
Tôi rất ít nói đến số tiền 70.000 tỷ . Cho rằng đó là nhiều thì là nhiều, cho rằng ít thì đó là ít. Việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị rất vô cùng, có nguồn Nhà nước, nguồn của dân và các nguồn khác. Không phải 1 năm hay 1 đợt mà có đến đâu làm đến đó.
Tôi đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng, nói "chúng ta phải thực tế, không phải là Mỹ mà là VN nên phải có cách làm của VN". Về quy trình hay việc làm, tôi tán thành ý kiến của GS Thuyết và đồng ý với nhiều nhà khoa học và nhiều nhà giáo. Trong nghị quyết của Đảng nói là đổi mới căn bản và toàn diện thì người ta hiểu thực chất đây là một cuộc cải cách.
Chúng ta bàn về mục tiêu chiến lược, hệ thống sau đó chương trình các môn học.
Tôi nghĩ đã nhỡ thì tạm dừng lại và cái kia có rồi thì mới làm cái này. Song song làm cùng một lúc thì không được, cái kia là tiền đề, là căn cứ có cái đó thì mới làm cái này được chứ không thể làm cái này và ghép cái kia.
Tôi có đề nghị phương tiện đại chúng nói rõ việc này đang thuộc nội bộ trong nhóm soạn thảo chứ không phải là công bố rộng rãi. Việc cần ngay mà tôi thấy được lòng dân và cần thiết là phải bàn về tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược phát triển GD vừa rồi.
Bộ GD làm khẩn trương và công bố cho dân thì sẽ yên lòng dân. Trong lúc điều kiện kinh tế xã hội bây giờ đang lúc khó khăn, người dân nghe như thế này thì hoảng quá. Tôi đề nghị không nên tuyên truyền như thế này. Nên hướng vào những vấn đề lớn thế nào là đổi mới toàn diện và căn bản.
Nhà báo Kim Dung: Xin mời GS Văn Như Cương, một người có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, và cái nhìn khá sắc sảo về giáo dục
GS Văn Như Cương
GS Văn Như Cương: Tôi khẳng định là ta sẽ không chứng minh được làm ngược đâu.
Tôi chỉ nêu một câu hỏi. Giả sử giao cho tôi viết chương trình thì tôi phải hỏi là chương trình bao nhiêu năm. 12 năm, 11 năm hay bao nhiêu năm. Tôi đi học chương trình phổ thông là 9 năm.
Chúng ta theo mô hình nào, mô hình của Mỹ, Nga,  Phần Lan? Hiện tôi không biết nhưng chắc là phải làm chương trình đến lớp 12.
Tổng thể quyết định 10,12 năm thôi thì  chúng ta vứt toàn bộ sách giáo khoa, chuyện này của chúng ta làm ngược thật. Phải nói là nếu không làm như thế này thì không kịp.
GS Thuyết có nói chương trình 10, 15 năm của các nước. Nhưng người ta thay chương trình được 10, 15 năm thì chúng ta thay chương trình cuốn chiếu tính đến bây giờ là được 10 năm. Lớp 12 mới được 1 năm, 2 năm thôi.
Các quý vị giải thích SGK chỉ chiếm 1/70 tức là chỉ tính 1,5% chứng tỏ điều vô lý của dự án. Một dự án đổi mới chương trình SGK mà  phần dành cho SGK chỉ có 1,5 %, còn hơn 98% là dành cho việc khác như thế thật vô lý. Một đề án như thế thì không chấp nhận được. Như vậy, mượn chiêu bài đổi mới SGK để làm việc khác, để làm việc thay đổi cơ sở vật chất.
Tôi vừa xây xong một trường ở Hà Nội không phải là xoàng, 30 tỷ, trước khi trượt giá là 25 tỷ. Vậy 3.000 tỷ thì xây được 1.000 trường học. Mà 1.000 dự án thì lớn mà tại sao nằm trong dự án này.
Thiết bị dạy học cũng khoảng 30.000 tỷ. Làm TBDH là phục vụ dạy học chứ không phải là sản xuất.
Sản xuất thiết bị dạy học thì các xưởng sản xuất lại kiếm lời và có lãi. Dự án nghiên cứu để sản xuất cái gì và làm như thế nào. Ví dụ, tôi làm toán mà tôi viết sách, tôi sẽ đề ra bài này có một thiết bị dạy học, thì người nghiên cứu mới tập hợp nghiên cứu rồi đưa ra sản xuất. Và nghiên cứu kiểu gì cũng không ra 30.000 tỷ đồng.
Nói theo đúng tinh thần ấy thì chỉ bỏ ra xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có khoảng hơn sáu mươi mấy tỷ. Đề án này chỉ nên khuôn khổ là 5 tỷ. Phải phân bố lại cho thật là hợp lý, nếu không rất khó trả lời với dân là tại sao tuyên truyền giáo dục thay sách mà đến 10 tỷ.
GS Nguyễn Kế  Hào: Ý kiến của tôi cũng không khác ý kiến của GS Cương. Tôi cho cái  này cũng chưa thể tính tiền được. Khi nào làm đúng bài bản thì mới quy ra tiền được. Tự nhiên quy tiền ngay thì không có ý nghĩa  gì cả.
(Còn tiếp)
  • Tổ chức thực hiện: Hạ Anh - Kiều Oanh - Hương Giang
  • Ảnh: Lê Anh Dũng
PHẦN 2: Nhà báo Kim Dung băn khoăn, mấy cuộc cải cách giáo dục vừa trải qua, lần nào cũng phải giải quyết một hệ lụy, là chương trình, sách giáo khoa quá nặng với học sinh.  Nhà báo là người từng chứng kiến sự nỗ lực của ngành GD, Viện Khoa học GD khi đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp và giảm tính hàn lâm trong chương trình, nội dung sách giáo khoa. Nhưng bây giờ chương trình, sách giáo khoa lại rơi vào tình trạng quá tải. Vậy thì phải giải thích như thế nào?
PGS Đỗ Ngọc Thống mang theo sách giáo khoa văn học lớp 7, lớp 10 của Mỹ, lớp 10, 11  của Pháp đến bàn tròn trực tuyến, mỗi cuốn dày hơn cả tiểu thuyết Mật mã De Vince của Dan Brown để chứng minh:  Chương trình, sách giáo khoa Việt Nam có quá tải không?