Tuesday, March 20, 2012

Quyền sở hữu đất đai trong Hiến pháp 1992 sửa đổi ?


08:41-20/03/2012 
Nguyễn Sỹ Phương
Việc hạn điền hết vào năm 2013 sau 20 năm sử dụng đất nông nghiệp hiện chưa có tiền lệ giải quyết, đang trở thành nan đề sừng sững trước mắt cả người dân lẫn chính quyền, liên quan trực tiếp tới 3 phạm trù luật học: Hiến pháp, Đất đai, Quyền sở hữu, trong 3 mối quan hệ, Hiến pháp - Đất đai, Hiến pháp - Quyền sở hữu, Quyền sở hữu - Đất đai.

I. Hiến định quyền sở hữu và đất đai trên cơ sở nào?


Trong luật học, quyền sở hữu, bất kỳ sở hữu gì, đều được cấu thành bởi 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Quyền chiếm hữu đất được thể hiện trên văn bản nhà nước xác định toạ độ, độ lớn mảnh đất đó, có tên điạ chỉ cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu nó, cũng đồng nghĩa với xác lập trách nhiệm pháp lý chủ sở hữu  đó đối với nó, như ở Đức được đưa cả vào Hiến pháp, quy định tại Điều 14, khoản 2: “Sở hữu phải chịu trách nhiệm, và khi sử dụng nó phải đồng thời vì lợi ích chung“. Quyền định đoạt là hệ dẫn của quyền chiếm hữu, bao gồm: thừa kế, hiến tặng, thế chấp, mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... Quyền sử dụng có thể được chủ sở hữu khai thác hoặc chuyển cho người hay pháp nhân khác, nhưng họ hoàn toàn không có quyền chiếm hữu và định đoạt. Nhờ 2 quyền trên, tài sản sở hữu mới có thể thoả mãn nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu, hoặc sinh lợi, và luôn được bảo tồn.

Quán triệt Nghị quyết TW4 tới cán bộ chủ chốt công an


20/03/2012
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt trong toàn lực lượng Công an Nhân dân, phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về phòng, chống tham nhũng trong toàn Đảng bộ.

Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.

Trong phần phát biểu khai mạc Hội nghị, Thượng tướng Trần Đại Quang nêu rõ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đặc biệt quan tâm.