Friday, September 30, 2011

30/09 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động QH

30/09/2011 | 19:52:00


Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chiều 30/9, tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

30/09 Nobel winner says : ‘Follow Singapore'

VietNamNet Bridge – Close co-operation between government, companies and educators is necessary to develop a national talent strategy, according to Professor Dave Ulrich, who won the Nobel Colloquia Prize for Leadership on Business and Economic Thinking in 2010.
Speaking at an international seminar on human resources yesterday, Sep 29, held by the PACE Institute of Leadership & Management in HCM City, Ulrich, who teaches at the University of Michigan in the US, said that Singapore's development proves this co-operation.
Viet Nam has many natural resources, a youthful population, good healthcare policies, stable economy and technology development, but that it needs to rethink its human resources and talent strategies.

30/09 “Không có chuyện Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt”

VŨ QUỲNH
30/09/2011 08:28 (GMT+7)
Hãng Thông tấn AFP ngày 29/9 đã dẫn lời một quan chức của Bộ Lao động Hàn Quốc nói rằng, Hàn Quốc đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. 

Lý do mà vị quan chức này đưa ra chính là do số lượng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước đang ở mức cao. 

Cụ thể, sẽ có hơn 4.100 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc lao động từ năm 2004 và 2005 phải về nước trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2011 do hết hạn thị thực. Thế nhưng tính đến nay mới chỉ có khoảng 2.200 lao động về nước. Có nghĩa là gần 50%  lao động Việt Nam bỏ trốn.

30/09 Cấp phép đầu tư: Cục trưởng tiết lộ “mánh” của địa phương

ANH QUÂN
30/09/2011 08:33 (GMT+7)
pictureÔng Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Ảnh: Anh Quân.
“Tôi biết một số trường hợp đã biến tấu thành dự án thuộc thẩm quyền của địa phương”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nói về “mánh” lách quyền cấp phép dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tại buổi họp báo giới thiệu hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ, ông Đỗ Nhất Hoàng đã thông tin về một số vấn đề đáng chú ý liên quan đến thu hút FDI thời gian qua.

30/09 Rất ít cơ sở giáo dục đại học hoạt động phi lợi nhuận

NGUYỄN LÊ
30/09/2011 16:46 (GMT+7)
Nhiều cơ sở giáo dục đại học tuyên bố là phi lợi nhuận nhưng hành động lại không phải như vậy, vẫn chia chác, mâu thuẫn vì lợi nhuận. Trong số các trường đại học ngoài công lập thì chỉ có Đại học Thăng Long là phi lợi nhuận.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nhấn mạnh thông tin này tại phiên thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 30/9. Khi vấn đề hoạt động phi lợi nhuận được đặt ra với các quan điểm nhiều chiều.

Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn - 'Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ


'Con ông cháu cha' trong cách nhìn của Mỹ 
Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif


Hà Giang
WESTMINSTER -Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi "radar" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi. 
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là "Dzũng" thay vì "Dũng" - NV).
Công điện viết, ngụ ý, Tổng Thống Bush đã "bắt nọn" ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta "tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy (giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ)."
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ."
Lý do, theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là "nhạy cảm."
Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công điện viết rõ, con trai cả của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1977, lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (structural engineering) từ George Washington University, và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam giảng dạy tại khoa Xây Dựng của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ tương lai của Nghị, một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Dư luận cho rằng "cậu ấm" Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là "quản lý dự án" của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của công điện "xác nhận một nguồn tin" về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
"Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam."
Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp tại "trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie" năm 1995, Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, "một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University."
Cũng trong buổi nói chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết: "Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài."
Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng, và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: "Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô," là "bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế."
Công điện đơn cử một vài ví dụ, "Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam."
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: "Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin."
Một công điện khác, được xếp hạng "mật," do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi "con ông cháu cha," mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công điện này viết: "Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam."
Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp "The Manor," nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng "lành mạnh" khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến "xì căng đan" tham nhũng nổi tiếng PCI: "Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ."
Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: "Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau."
Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn. 

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Please visit our blog.
http://chiensitudonews.blogspot.com/




.

----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Friday, September 30, 2011 8:50 AM
Subject: [HUYET-HOA] Con ông cháu cha' trong cách nhìn của Mỹ Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn

__,_._,___


30/09 Mục tiêu phát triển của Việt Nam cần thay đổi khi nền kinh tế toàn cầu suy giảm

07:24 | 30/09/2011

Hiện nay kinh tế toàn cầu đang ở vào một giai đoạn nhiều rủi ro và nguy hiểm do những bất ổn từ nền kinh tế Mỹ và tình trạng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Những yếu tố này có thể sẽ có tác động mạnh tới các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó.
Với độ mở lớn như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vừa mới công bố, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra nếu bất ổn kinh tế tại châu Âu không được giải quyết. Quỹ này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm 2012 chỉ còn 4%, thấp hơn mức 5% của năm ngoái.

30/09 Japanese team lays groundwork for Vietnamese nuclear plant

BY TETSUO KOGURE STAFF WRITER

2011/09/30

Japan Atomic Power Co. signed an agreement on Sept. 28 that is expected pave the way for the construction of two nuclear reactors in Vietnam.

According to the deal signed with Electricity of Vietnam (EVN), Japan Atomic Power will conduct a feasibility study, looking at the economic potential of the nuclear reactors and at their designs in the light of the weather, topography, geology and seismology of the site in Vinh Hai, Ninh Thuan province.

The study's findings will be reported to the Vietnamese side in March 2013, and the Japanese consortium hopes to have one reactor operational at the plant by 2021.

Vietnam plans to build 14 nuclear reactors by 2030. It has approved bids for four of those reactors, selecting Russian and Japanese bids to build two reactors each. Last October, Japan signed a deal with the government of Vietnam to export its nuclear technology.

Although the accident at the Fukushima No. 1 nuclear power plant has provoked calls in Japan for a rethink on exporting nuclear technology, the administration of Prime Minister Yoshihiko Noda is backing the policy and Vietnam has said the disaster will not change its decision to import from Japan.

The contracts for the remaining 10 planned nuclear reactors in Vietnam are the focus of fierce competition among foreign bidders, with one source at a Japanese government agency in charge of economic affairs admitting that South Korea might be leading the race.

A source close to Japan-South Korea relations said that South Korea proposed a potential nuclear power agreement to Vietnam in May.

A number of countries, including emerging nations, are considering introducing nuclear power, with Japanese bidding teams known to be negotiating in Turkey and Jordan.

Thursday, September 29, 2011

Hình ảnh Ban Mê Thuột xưa


 
Một số hình ảnh dịp cố TT Ngô Đình Diệm thăm viếng Ban Mê Thuột vào Tết Đinh Ngọ (1957):
 
 
 
BienChao.jpg
 
 
PhiTruong.jpg
"Bến cảng hàng không" quốc tế Phục Dực
 
 
BienChao.jpg
Welcome Mr. President !
 
 
BienChao.jpg
 
Bá quan văn võ đủ mặt: Có cả Đức Giám Mục Ngô Đình Thục và ông bà cố vấn
 
 
BienChao.jpg
 
 
 
BienChao.jpg
Lần đầu tiên thấy TT Diệm phì phèo Basto xanh (hay 555 ?)
 
 
BienChao.jpg
Bà Nhu hồi đó (1957) chưa bày ra áo dài cổ doãng và kiểu bới tóc ngược
 
 
BienChao.jpg
Hội chợ
 
 
BienChao.jpg
TT Diệm thăm các gian hàng hội chợ
 
 
BienChao.jpg
 
 
BienChao.jpg
 
 
BienChao.jpg
Mãi võ Sơn Đông: "Tam Tinh Bổ Thận Hoàn" đââây !
(Hình như yếu thận là nỗi lo âu muôn thủa của đấng mày râu)
 
 
BienChao.jpg
"Phố đồi" Ban Mê Thuột ...
 
 
BienChao.jpg
 
 
 
BienChao.jpg
Đài kiểm soát không lưu của phi trường Phụng Dực (BMT) - hình chụp 1969
 
.

----- Forwarded Message -----
From: T Nguyen <ttnguyen_21@hotmail.com>
To: 
Sent: Sunday, September 25, 2011 12:30 PM
Subject: [HUYET-HOA] FW: [HNC] Hình ảnh Ban Mê Thuột xưa



---Moi  xem hinh anh xua  co Tong thong Ngo dinh Diem vieng tham Ban me Thuot   1957
__,_._,___


23/11 Nhận xét và Góp ý về Thư ngỏ của 36 trí thức hải ngoại - Lê Quế Lâm


 

Phi lộ: Nhiều độc giả góp ý là thời may GS Vũ Quốc Thúc đã  ra mắt sách trước đây quyển hồi ký Thời Đại Của Tôi, kết quả rủng rỉnh đô la Obama. Nếu sách này ra mắt bây giờ thì kết quả có lẽ sẽ vô cùng bi đát và khiêm nhường, họa may 34 đồng chí kia mua giúp dùm vậy. VHLA
 

Nhận xét và Góp ý về Thư ngỏ của 36 trí thức hải ngoại

Lê Quế Lâm
 
Lá thư ngỏ gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc, với nội dung "phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay" của 36 trí thức hải ngoại, đã tạo được sự chú ý đặc biệt trong dư luận…Đồng thời cũng khiến một số trí thức khác phẫn nộ, lên tiếng phản bác, vì lẽ các trí thức hải ngoại đã thừa nhận chính danh của Đảng CSVN khi họ "Kính gửi" thư ngỏ đến: Chủ tịch Nước, Chủ tịch và Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng CSVN.
 
 * Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montreal (Canada) cho rằng "Bức thư ngỏ chỉ nêu lại những đòi hỏi đối với bọn CSVN đã được người Việt khắp nơi nói lên từ nhiều năm qua, không có gì mới mẻ, đột phá. CSVN có bao giờ thèm nghe theo lẽ phải đâu. Đối với họ chỉ có giữ vững chế độ chuyên chính vô sản là quan trọng để tiếp tục độc quyền cai trị, độc quyền ăn cắp. Mọi đòi hỏi thay đổi, dân chủ hoá đất nước chỉ là những tiếng gào trong sa mạc. Họ sẽ cho bức thư ngỏ này vào sọt rác". Theo Bác sĩ Tuyền, việc làm trên chứng tỏ "sự ngây thơ, hoàn toàn không biết gì về bọn CSVN của các tác giả của bức thư, họ đã vô tình mặc nhiên công nhận sự chính danh của phỉ quyền CS trên quê hương, để xin job hòa hợp, hòa giải với CS"
 
 * Giáo sư Lưu Trung Khảo (HK) nhận xét thư ngỏ với: "Ngôn từ khúm núm, đầy sự quỵ lụy, không tỏ được tinh thần bất khuất, hiên ngang của giới sĩ phu VN. Thật đáng chê trách và tủi hổ".
 
 * Riêng ông Lê Quốc Trinh (Canada) đồng ý hoàn toàn với nội dung lá thư, nhưng ông không muốn tham gia ký tên. Ông quan niệm "theo thuyết Nhân Quả của Nhà Phật, thì nay đã đến hồi tập đoàn lãnh đạo CSVN phải trả cái nghiệp ác mà họ đã từng gieo rắc trong quá khứ". Vì thế ông không muốn "đối thoại và xưng hô gì với tập đoàn lãnh đạo CSVN nữa". Ông coi CSVN như là một thứ Ngụy quyền không hơn không kém. Ngụy có nghĩa là giả tạo không ngay thẳng, nhiều lãnh đạo cấp cao nhất nước vẫn còn mang bí danh, tên giả và hành tung lập lờ bí hiểm không rõ ràng. Quý ngài "chủ tịch nước, tổng bí thư và thủ tướng chính phủ" đó đã được nhân dân VN bầu lên trong cuộc bầu cử phổ thông nào? Gọi bọn họ là Phản động cũng chính xác, bởi lẽ họ đã cố tình dẫn dắt cả ba thế hệ dân tộc đi vào con đường cộng sản phi nhân, phi nghĩa, phản khoa học, đi ngược chiều tiến bộ của nhân loại, để bây giờ xã hội VN băng hoại, giáo dục xuống cấp, dân khí tiêu vong. Và sau cùng họ cũng là bọn Phản quốc vì bằng chứng bán nước qua bản công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng ký hãy còn sờ sờ ra đó. Ông LQT quý trọng lòng yêu nước thương dân của các tác giả thư ngỏ, nên ông đề nghị nên sửa lại lá thư và gửi cho "Nhân dân Việt Nam" thì đúng hơn, vì lẽ nhân dân mới chính là "chủ nhân đích thực của tổ quốc hiện nay".
 
 * Ông Trần Bình Nam (HK) không phê phán nghiêm khắc thư ngỏ, trái lại đánh giá "nó có một tác dụng tích cực". Ông ca ngợi thái độ của 36 trí thức ký tên thư ngỏ là can đảm, "vì như một thông lệ, ở hải ngoại này 36 năm qua không có một việc làm gì của một nhóm người mà không bị nhóm khác chỉ trích. Chỉ trích xây dựng thì ít, chỉ trích để có tiếng nói thì nhiều. Thói quen này làm cho những người có suy nghĩ, dè dặt không muốn đóng góp ý kiến về bất cứ vấn đề gì, và đó là một thiệt thòi lớn cho cuộc đấu tranh vãn hồi tự do dân chủ và nhân quyền cho VN.  Ông TBN quan niệm "Tranh luận và bày tỏ khác biệt ý kiến là một sinh hoạt dân chủ. Rất tiếc có nhiều nhà trí thức đã bày tỏ ý kiến với 36 vị ký tên bằng một số lời lẽ nặng nề một cách không được trí thức lắm. Trong khi viết cho đả, nói cho thỏa thích, chúng ta đã không thấy ý nghĩa chính trị của sự việc và vô tình đập phá luôn những giá trị VN. Những gì Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã đóng góp cho đất nước là một giá trị Việt".  
  
Theo ông TBN, "Thư ngỏ yêu cầu chính quyền Hà Nội cần làm điều này điều khác khi đất nước đang trong cảnh "chỉ mành treo chuông" không có tính "hòa hợp hòa giải"… Các nhà trí thức ký Thư ngỏ biết rõ rằng chưa thể nói chuyện hòa hợp hòa giải với những người cộng sản trong lúc này. Nhưng chuyện "cứu nước như cứu hỏa" không thể trì hoãn được. Còn cho rằng nói với người cộng sản như 'nói với kẻ điếc' thì nếu đảng CSVN bịt tai bịt mắt không thèm nghe, thì còn đồng bào hải ngoại, còn nhân dân trong nước, còn cộng đồng thế giới nghe và tạo áp lực ngược lại lên đảng cộng sản Việt Nam". Tóm lại, theo ông TBN "Lá thư ngỏ của 36 vị trí thức hải ngoại nếu không làm thay đổi thái độ của người cầm quyền CSVN, nó cũng không làm gì thiệt hại cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của nhân dân trong và ngoài nước nếu không muốn nói (cho đến giờ này) nó có một tác dụng tích cực… Nếu một bức thư ngỏ 36 người ký không đáng gì, nhưng một Thư ngỏ có 3600 người hay lạc quan hơn có 36 ngàn người trong và ngoài nước ký thì sức mạnh của nó sẽ như thế nào? Nó có thể làm bật dậy sức phản kháng của nhân dân làm cho người cộng sản không thể ù lì bịt tai che mắt mãi được. Họ phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hay họ phải ra đi".
 
Mời xem link hay:
 
 * Đối với người viết bài này, lá thư ngỏ của 36 trí thức hải ngoại sẽ có ảnh hưởng và tác động lớn đến vận mạng dân tộc. Theo Giáo sư Lê Xuân Khoa, người soạn thảo thư ngỏ thì lá thư "đã được trí thức và nhân dân trong nước đón nhận nồng nhiệt. Một số trí thức như các ông Trần Thanh Vân, Mai Thái Lĩnh, Lê Đăng Doanh, Trần Khuê . . . đã lên tiếng hoan nghênh sự hỗ trợ cần thiết đầy ý nghĩa của trí thức hải ngoại. Cả ba trang blog lớn ở trong nước (Bauxitevn, Anh Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện) đều đăng Thư ngỏ. Tổng số độc giả trong và ngoài nước của ba trang blog này có thể lên đến gần một triệu người. Riêng cái YouTube của RFA bị tường lửa ở trong nước mà chỉ trong vòng 4-5 ngày cũng đã có trên 20,000 người xem và nghe, một con số kỷ lục so với những YouTube khác của RFA trong nửa tháng. Bản tin Vietnam News Briefs về Thư Ngỏ cũng được World Bank cho phổ biến. Về phía hải ngoại, trong khi Thư Ngỏ được tán thành bởi đa số . . . thầm lặng thì nhóm thiểu số quá khích lại lớn tiếng chỉ trích những người ký Thư ngỏ".
    Không hiểu đồng bào trong nước có đón nhận nồng nhiệt, cũng như đa số người Việt thầm lặng ở hải ngoại có tán thành, như ông LXK diễn tả hay không? Nhưng chắc chắn đông đảo đồng bào trong ngoài nước đã đọc qua thư ngỏ. Điều này cho thấy sự quan tâm của đồng bào đối với đất nước. Và niềm hy vọng của đồng bào được củng cố thêm, khi họ nhận thấy một số trí thức khoa bảng vẫn còn ưu tư đến tiền đồ dân tộc. Một điểm đáng chú ý nữa là thái độ cương quyết, dứt khoát của một số người Việt ở hải ngoại đối với giới lãnh đạo CSVN đã đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước
   Giáo sư LXK thừa nhận chính quyền CSVN không có chính nghĩa nhưng có chính danh đối với quốc tế. Quý vị ký Thư ngỏ là người VN, tại sao không gởi đến những người trí thức quốc nội, như quí vị đã xác định rõ trong thư "Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản "Tuyên cáo" ngày 26/6/2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản "Kiến nghị"  ngày 10/7/2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hóa thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước…Do đó, chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây".
    Nếu Thư ngỏ chỉ gởi nhân sĩ, trí thức trong nước vì mục tiêu kể trên, có lẽ chỉ có một số ít người lên tiếng phản đối và phê phán. Họ chỉ có thể bất mãn vì những nhận định bổ túc "không có gì mới mẻ, đột phá". Tuy nhiên những đề nghị của quý vị là chính đáng và có thể thực hiện được trong bối cảnh đất nước hiện nay. Có điều đáng tiếc là quý vị không đề cập điểm này. Ngoài ra, điều mà đồng bào mong đợi là muốn biết những gì mà CS bưng bít. Nhiều người không biết hoặc có biết cũng không dám phổ biến vì sợ bị tù đày với tội danh "lưu trữ, phát tán những tài liệu vu khống chế độ". Quý vị là trí thức, sinh hoạt trong môi trường dân chủ tự do, nhưng quý vị không giúp đồng bào những điều mà họ cần biết, cần trang bị để có thể chuyển đổi từ thể chế độc tài sang dân chủ tự do. Đồng bào mất niềm tin, không còn trọng vọng những người mang danh trí thức nữa.
   Dù nói gì đi nữa, tôi vẫn tôn trọng quyết định gởi thư ngỏ của quý vị đến các cấp lãnh đạo CSVN. Đã có nhiều người không chấp nhận chế độ CS, nhưng đôi khi vì chữ hiếu, họ phải về quê hương thọ tang các bậc sinh thành. Đương nhiên phải xin visa nhập cảnh VN, họ đã vô tình công nhận sự chính danh của nhà cầm quyền CS. Nay 36 trí thức hải ngoại vì nghĩa cả đối với đồng bào, họ cũng vô tình thừa nhận chính danh của những người CS. Vã lại, Giáo sư Vũ Quốc Thúc với cái Tâm thành, tin tưởng "Tương lai đất nước tùy thuộc rất nhiều ở cách suy tư cũng như xử sự của mọi người Việt, đặc biệt của những kẻ đang cầm quyền". (Trích Lời Mở Đầu của Hồi ký Thời Đại Của Tôi)
    Vì thiện chí trên, tôi nghĩ đây là Thư ngỏ đầu tiên của 36 trí thức hải ngoại ký tên gởi giới lãnh đạo Đảng CSVN. Đó chỉ là lá thư ngỏ ý, với sự kính trọng, là thái độ lịch sự của người trí thức đối với những người đang lãnh đạo VN. Rồi đây sẽ có lá thư thứ hai của người Việt hải ngoại bình thường, không tự nhận là trí thức, để bày tỏ nổi trăn trở thao thức về vận mạng dân tộc, của những sống ở ngoài nước với đồng bào ruột thịt trong nước.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Ông là một chứng nhân lịch sử lão thành, từng tham chính trong chính quyền Trần Trọng Kim (1945). Rồi tham gia Việt Minh kháng chiến chống Pháp (1946-47), sau đó làm Công cán Ủy viên cho Thủ tướng Quốc gia VN lâm thời Nguyễn Văn Xuân trong thời gian người Việt Quốc gia thương thảo với Pháp (1948-1949) để VN độc lập và thống nhất. Một hiệp ưóc lịch sử duy nhất cấp thượng đỉnh được ký kết giữa Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol tại Dinh thự Elysée ở Paris ngày 8/3/1949. Đến đầu năm 1954, G/s VQT với tư cách Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cùng Luật sư Nguyễn Đắc Khê, Bộ trưởng Bộ Dân Chủ Hóa Đất nước tham gia phái đoàn Quốc gia VN do Thủ tướng Bửu Lộc dẫn đầu, đã ký kết văn kiện độc lập cuối cùng với Thủ tướng Pháp Joseph Laniel. Chức vụ sau cùng của Gs Thúc là Quốc Vụ Khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển VN thời hậu chiến khi cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh khai diễn ở Paris năm 1969.
  
Trong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước sau 1975 đồng bào không còn sự lựa chọn nào khác, đành phải mạo hiểm bỏ nước đi tìm tự do. Nhưng ra đi không phải là chuyện dễ dàng, phải liều mạng, chấp nhận mọi hiểm nguy. Nhiều người như Gs Vũ Quốc Thúc, gần 60 tuổi, sắp nghĩ hưu, lại mang gánh nặng gia đình với 4 con còn trẻ dại và ông bà cụ thân sinh trên 80 tuổi. Trong nổi tuyệt vọng, Giáo sư VQT chỉ còn cầu nguyện xin ơn trên độ trì. Dù không phải tín đồ Thiên Chúa giáo, song ông luôn cầu xin Đức Mẹ phù hộ cho gia đình được thoát khỏi VN toàn vẹn, ông nguyện dành những năm tháng còn lại để phục vụ dân tộc. Ông đã giữ lời hứa với Đấng Thiêng liêng qua các hoạt động chính trị trong 30 năm sau đó (1978-2008). Ngoài những đóng góp tích cực cho dân tộc, Gs VQT còn đóng góp cho lịch sử, qua việc xuất bản quyển hồi ký Thời Đại Của Tôi.
  
Gần suốt cuộc đời phục vụ quốc gia dân tộc, từng giữ những chức vụ lớn, Gs VQT có đủ tư thế viết hồi ký ghi lại sự nghiệp của mình như nhiều nhân vật lịch sử cùng thời. Nhưng ông đã không làm, vì "cái tôi thật đáng ghét". Nay ở tuổi 90, phải nói đến cái "tôi" chỉ vì tấm lòng đối với lịch sử, đối với dân tộc trong tình thế nguy nan. Đó là cái "tôi" của kẻ Sĩ phương Đông. Nếu cuộc đời phẳng lặng êm xuôi, thì ai cũng như ai…Nhưng khi biến động xảy ra "gió mạnh trúc kêu", gió càng thổi mạnh, tiếng khua động của trúc càng thánh thót rạt rào. Trúc là biểu tượng của người quân tử, họ khác người thường, biết "lo trước cái lo của thiên hạ". Vì thế Gs VQT không nỡ lòng 'bình an toạ thị' trước vận nước long đong, mà luôn canh cánh trong lòng, tìm cách giải nạn cho đồng bào. Có thể nói quyển Thời Đại Của Tôi của Gs VQT là một hồi ký đặc biệt, khác thường so với hồi ký của những nhân vật lịch sử. Tác giả viết để đền ơn Thiên Chúa, để phục vụ dân tộc.
 
 Kẻ Sĩ của thời đại đã viết về Thời đại của Dân tộc. Chúng ta hãy tìm đọc Thời Đại Của Tôi để hiểu rõ thêm lịch sử, để thấy được trách nhiệm của mình và kêu gọi sự thức tỉnh của mọi giới đồng bào trong bước ngoặc lớn của lịch sử hiện nay. Tôi kỳ vọng, sau khi đọc TĐCT, sẽ có nhiều người không còn dửng dưng trước vận nước, đứng bên lề lịch sử. Họ sẽ nói lên những suy tư và cách hành xử của mình, đó là quyền thiêng liêng tự do phát biểu và tự quyết dân tộc. Sự đóng góp của tác giả đối với lịch sử là một việc không phải ai cũng làm được.
 
 Người xưa thường nói "Tri nan hành dị". Quả thật, biết và hiểu sự việc trên đời rất khó. Hiểu sai tất phải làm bậy, lại không nhận sai lầm, nhứt là đối với người lãnh đạo đất nước, sẽ gây tác hại lâu dài cho dân tộc. Thời Đại của tôi -Cuốn I: Nhìn lại 100 năm lịch sử, cho thấy tác giả phần nào đã thấu hiểu chuyện quốc gia đại sự. Và tác giả đã dấn thân với đại cuộc trong Cuốn II: Đời tôi trải qua các thời biến. Tác giả đã dành trên 100 trang sách cuối cùng đề cập đến các hoạt động của mình từ tháng Sáu 1978 đến ngày nay. Qua việc làm và những nhận định, cho thấy tác giả hiểu được phần nào những vấn nạn lớn của đất nước và đề ra những biện pháp giải quyết êm đẹp. Hoài bảo chưa thành vì "biết thì dễ nhưng thực hiện thì khó" (Tri dị Hành nan). Cuốn I là lịch sử, cuốn II là con người trong bối cảnh lịch sử đó. Tác giả, Gs VQT đã "tri hành hợp nhất".
    
Cảm kích một bậc trưởng thượng ở tuổi thượng thọ mà còn nặng tình với đất nước, tôi đã viết bài "Đọc hồi ký Thời Đại Của Tôi của Giáo sư Vũ Quốc Thúc để tìm hiểu Đất Nước, Con người và Lịch sử". Trong lời kết, tôi ghi nhận "Hồi ký của G/sư Vũ Quốc Thúc trong bối cảnh lịch sử 1948-1954, đã giúp làm sáng tỏ một đoạn đường lịch sử đã bị xuyên tạc nặng nề. Đó lại là giai đoạn quan trọng: Quốc Gia Việt Nam ra đời. Lịch sử bị bôi nhọ, dân tộc tất chịu bao thảm họa…" Tôi trích dẫn bài điếu văn của Gs VQT đọc trong ngày tang lễ Cựu hoàng Bảo Đại, nhắc đến "công lao của Cựu hoàng Bảo Đại, người đã khai sinh Quân đội Quốc Gia Việt Nam, quả thực không phải là nhỏ. Và ngày nay, đối với hai triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại, lá cờ vàng ba sọc đỏ cùng bài hành khúc "Tiếng gọi công dân" vẫn được coi là biểu tượng cho ý chí bất khuất của những người Việt tha thiết bảo vệ tự do và nhân phẩm".
    
Có lẽ do thói quen của một giáo sư, sau khi đọc bài viết của một học trò, Gs VQT đã phê trên trang đầu bài viết "Tôi vô cùng cảm động sau khi đọc bài bình luận của ông Lê Quế Lâm. Ông đã nói lên những điều mà tôi không có khả năng diễn đạt một cách vừa chính xác, vừa cô đọng lại vẫn xúc tích. Từ trước tôi vẫn khâm phục ông Lê Quế Lâm là một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam có thể sánh với nhiều sử gia danh tiếng trên thế giới. Một lần nữa ông Lâm đã xác nhận sự thẩm định của tôi". (VQT) 
  
 Cá nhân tôi, chưa hân hạnh được là học trò Gs Thúc, nhưng là học trò của học trò giáo sư. Mở đầu bài viết tôi đã tự giới thiệu là một giáo viên dạy Sử Địa, gia nhập Quân đội được phân công làm công tác nghiên cứu cuộc chiến VN, nên được biết ít nhiều về lịch sử cận đại.
 
Đối với bài viết của một người tầm thường như vậy, vị thầy của rất nhiều ông tiến sĩ lại hạ bút tự nhận "có những điều mà mình không có khả năng diễn đạt". Điều đó đã nói lên "Tư cách lớn" của một vị tôn sư, đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước qua nhiều thế hệ. Ông quả là bậc chính nhân quân tử! Phải chăng phẩm cách đó, phong độ đó là một phần tạo nên giá trị VN mà Gs VQT đã đóng góp, như lời ông Trần Bình Nam.
   
Khi nghiên cứu, tìm hiểu những vấn nạn lớn của đất nước, Gs Thúc không những chỉ nhìn chiều dài và chiều rộng của lịch sử, mà còn tìm hiểu cả chiều sâu qua nhiều khía cạnh tâm tư tình cảm dân tộc. Với cái nhìn gần như toàn diện, ông tin tưởng "mới có thể đến gần với sự thật lịch sử". Có lẽ nhờ đó, ông sáng suốt trong nhận định và trong hành động. "Biết và làm" đều dễ (Tri dị, hành dị) Nhưng việc lớn chưa thành là do lòng người còn lấn cấn đảo điên. Tình thế đất nước hiện nay đã có hai thế mạnh Thiên thời và Địa lợi, chỉ thiếu yếu tố nhân hoà. Đã đến lúc, Người Việt trong và ngoài nước cần gắn bó nhau hơn, hợp tác trong mục tiêu chung: bảo vệ nhân phẩm và những giá trị dân tộc, lãnh thỗ vẹn toàn, đất nước độc lập tự chủ, nhân dân tự do.
  
Sở dĩ tôi tôi đề cập dài dòng đến Giáo sư Vũ Quốc Thúc, vì trước khi có thư ngỏ ngày 21/8 của 36 trí thức hải ngoại, từ đầu tháng 7/2011 tôi đã gợi ý với Gs Thúc về việc lên tiếng của trí thức hải ngoại. Tình hình đất nước đang có biến động lớn khi TQ gây hấn ở Biển Đông. HK trở lại Đông Nam Á sau 4 thập niên vắng bóng, để cân bằng thế lực với TQ, vừa hợp tác Quốc phòng với 10 nước ASEAN và các cường quốc khác như Ấn, Nga, Nhật, Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan kể cả TQ để hình thành khu vực Đông Á/Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển trong thế kỷ 21. Đó là chiến lược đưa TQ vào thế hợp tác và có trách nhiệm với thế giới, không còn là mối đe dọa đối với lân bang.
  
 Bốn thập niên trước, TQ đã hợp tác với Mỹ hạ thủ Liên Xô và xây dựng nền kinh tế thị trường, nhờ đó kinh tế TQ phát triển nhanh chóng…Nhưng phải lệ thuộc vào HK, vì nước Mỹ là khách hàng lớn nhất và cũng là con nợ lớn nhất của TQ. Tổng thống Bush (cha) từng cảnh cáo (TQ): "HK có khả năng nuôi, thì cũng có khả năng giết". Nhất cử nhất động của con nợ đều làm cho chủ nợ lo sợ, chẳng hạn HK hạ giá đồng Mỹ kim, TQ mất vài trăm tỉ đôla dễ dàng. Mối hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật Ấn và Úc vừa được thiết lập, liệu một ngày nào đó, Mỹ có cùng với Nhật đầu tư vào Ấn để làm phá sản nền kinh tế đang phát triển của TQ, nếu TQ không chịu hợp tác với họ vì một Đông Á/TBD phồn vinh thịnh vượng?
   
Trong khi CSVN chia thành hai phe: một bên chủ trương hợp tác với Mỹ chống TQ, một bên hợp tác với TQ chống Mỹ. Thế đu dây này giúp CSVN duy trì chế độ độc tài. Nhưng đã tạo ra mối xung đột giữa HK và TQ. Tình thế này có thể HK sẽ phải giúp Ấn để hạ uy thế của TQ, như họ đã từng giúp TQ để hạ LX. Thế lực của TQ trong vài ba thập niên tới cũng chưa thể mạnh, để có thể đối đầu với Mỹ, chia đôi thế giới để tiến tới thống trị thiên hạ. Do đó, TQ vẫn phải theo con đưởng cũ, tiếp tục hợp tác với HK để phát triển kinh tế. Chính sách đu dây hiện nay của Hà Nội là hành động phá hoại thế sống còn của TQ và cũng phá hoại chiến lược Đông Á Thái Bình Dương của Mỹ.
  
 Đảng CSVN là nguyên nhân tạo ra chiến tranh trường kỳ kéo dài từ 1946 đến 1989 tại Đông Dương (43 năm). Cuộc chiến đã làm cho các cường quốc xung đột với nhau nặng nề, gây bất ổn định cho cả vùng ĐNÁ. Vì thế ĐD là nơi duy nhất mà trong hạ bán thế kỷ 20 vừa qua đã có 4 hội nghị quốc tế được triệu tập với sự tham dự đầy đủ của 5 cường quốc Hội đồng Bảo An: đó là hội nghị Genève 1954 về Đông Dương. Hội nghị Genève 1962 về Lào. Hội nghị Paris 1973 về VN và Hội nghị Paris 1991 về Cam Bốt. Nên nhớ qua 4 hội nghị này, mối liên hệ của TQ với HK ngày càng gắn bó hơn trước.
  
Giờ đây CSVN mong muốn xung đột lại xảy ra ở Biển Đông giữa HK và TQ, vì đó là chủ trương cố hữu giúp họ duy trì quyền lực. Vì sự sống còn, TQ dựa vào công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 để tiếp tục khống chế Biển Đông nhằm áp lực VN phải sớm từ bỏ chủ nghĩa CS. Như vậy TQ đã tiếp tay giúp HK thực sự kết thúc cuộc chiến VN. Đó là cuộc chiến mà Giáo sư Carlyle A. Thayer -một chuyên gia hàng đầu về VN tại Học viện Quốc phòng Úc Đại Lợi, đã nhận định là Cuộc chiến cách tân VN khỏi chủ nghĩa CS.
 
TQ gây hấn ở Biển Đông, đồng bào trong nước đã xuống đường biểu tình phản đối TQ. Nhờ sưu khảo tài liệu cũ, đồng bào biết được ngày 8/9/1951 tại San Francisco (HK) thủ tướng Quốc gia VN, Trần Văn Hữu đã cùng đại diện 50 quốc gia từng góp công chiến đấu chống Nhật trong Thế chiến II đã ký một hiệp ước hòa bình với Nhật. Những lãnh thổ và hải đảo mà Nhật chiếm đoạt trước đây, được trao trả lại cho chủ cũ. TT Trần Văn Hữu tuyên bố "để dập tắt những mầm móng các tranh chấp sau này. Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
 
 Ngày 4/9/1958, Bắc Kinh đưa ra bản Tuyên bố bề rộng lãnh hải là 12 hải lý, áp dụng cho toàn thể lãnh thổ TQ và các hải đảo trực thuộc, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) Ngày 14/9/1958, TT Phạm Văn Đồng gởi công hàm đến Tổng lý (Thủ tướng) Chu Ân Lai báo tin "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc". Dựa vào công hàm này, chính quyền TQ khẳng định Biển Đông bao gồm hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ, không thể tranh cãi được.
   
Một ông thủ tướng Quốc gia công khai tuyên bố với thế giới Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. Còn ông thủ tướng 30 năm của CS lại thừa nhận HS và TS thuộc chủ quyền của TQ. Đó có phải là hành động phản quốc, bán nước hay không? Sự kiện này có thể biến các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược sang biểu tình chống tập đoàn lãnh đạo CSVN bán nước. Quân đội và Công an Nhân dân sẽ đứng về phía nhân dân để bảo vệ quê hương! Chả lẽ họ lại đàn áp đồng bào yêu nước để ủng hộ TQ xâm lấn đất nước hay sao? Nếu CSVN đàn áp đồng bào yêu nước, TQ sẽ là nước đầu tiên ra tay can thiệp, cũng như tại Lybya, Pháp và Anh đã ra tay trước NATO và Mỹ. Tất cả chỉ vì quyền lợi dân tộc của TQ mà thôi. Đó là chính sách thực dụng của Đặng Tiểu Bình. Chính CSVN cũng thừa nhận từ 1950 đến 1979, TQ đã ba lần phản bội CSVN, mà lần sau lớn hơn lần trước. Phản bội để mang lại lợi ích cho TQ.
  
Các quốc gia đều đặt lợi ích ích dân tộc của mình lên trên hết. Biến động Biển Động là thời cơ giúp những người lãnh đạo Đảng CSVN quay về phục vụ quyền lợi dân tộc, tự nguyện từ bỏ quyền lực và giải tán Đảng CS. Nếu chần chừ, nhân dân cũng phải hành động để cứu nước. Đảng CSVN giải tán sẽ mở đầu giai đoạn giúp dân tộc hồi sinh, vừa giữ được tình hữu nghị với TQ lẫn HK, vì VN đã góp phần đắc lực với hai siêu cường kinh tế hình thành khu vực Đông Á Thái Bình Dương, trong đó VN là trung tâm điểm của khối mậu dịch khổng lồ này.
 
    Trong bước ngoặc lớn chuyển hóa đất nước từ độc tài chuyên chế sang dân chủ tự do, người Việt hải ngoại đã đóng góp được gì cho Dân tộc? Do đó tôi dự định, nếu được Gs Vũ Quốc Thúc đồng ý, chúng tôi sẽ gởi về nước một lá thư để tâm tình với đồng bào (ruột thịt) trong nước về quê hương đất nước, để cùng nhau chia sẻ mối ưu tư chung trong tình thế nghiêm trọng hiện nay. Đồng bào quốc nội bao gồm cả những nhân sĩ, trí thức và các nhân vật lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN.  Sở dĩ tôi mạo muội có đề nghị này vì Gs Vũ Quốc Thúc đã viết lời Tựa quyển Việt Nam Thắng và Bại (Bản nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh) xuất bản năm 1993. Sách được tặng Giải Văn Học đầu tiên của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (10/8/2002) Ngoài ra, Bài viết tựa đề "Giải pháp êm đẹp ở Biển Đông: Việt Nam cách tân khỏi chủ nghĩa Cộng sản" phổ biến ngày 10/7/2011 được Gs Vũ Quốc Thúc nhận xét: "Đây là những nhận định độc đáo, sâu sắc và có thể nói là táo bạo, đúng với dũng khí của một bậc đại trí thức. Tôi rất tâm đắc với Ông về các nhận định cũng như đề nghị này. Nếu nhóm người đang lãnh đạo quê hương chúng ta biết và dám hành động theo chiều hướng Ông đã chỉ dẫn thì là một cơ may cho dân tộc Việt"
   
Cục diện đất nước là như vậy, tất phải giải quyết như vậy. Đảng CS mà ông Hồ Chí Minh tin tưởng sẽ giúp ông giải phóng dân tộc, đã tỏ ra không thích hợp khi đất nước bước vào ngưỡng cửa độc lập tự do. Nên ông phải giải tán nó hồi năm 1945. "Cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiệu rất quái gở tức là "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc". Đó là nhận xét của ông Nguyễn Hữu Đang, Bộ trưởng trong Chính phủ HCM sau tháng 8/1945 tuyên bố trên đài RFI hồi tháng 9/1995.
Đến 1951, Đảng Mác Lê này lại được tái lập mang thêm tư tưởng Mao, đưa đến cuộc Cải Cách Ruộng Đất (1953-1955) giết chết gần 180 ngàn người. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường nhận xét giai đoạn này như sau:"Chưa bao giờ ở nước ta và trong cả lịch sử loài người, một chính quyền dám khẳng định sự áp chế vô nhân đạo đến độ không đoái hoài đến nỗi đau khổ cá nhân và gia đình như thế. Chưa bao giờ, kể cả trong lúc thác loạn điên khùng nhất, một bạo chúa dám động đến quyền sở hữu cá nhân và đập vỡ viên gạch nền móng của xã hội loài người".
Đảng CSVN đã gây ra ba cuộc chiến tranh từ 1946 đến 1988, trên 3 triệu chết mà còn tạo ra mối hận thù dân tộc, khiến đất nước tụt hậu nặng nề, đạo đức suy đồi, xã hội đảo điên, nhân quyền bị chà đạp và hậu quả đất nước ngày nay được coi như sân nhà của TQ. "Tương lai đất nước tùy thuộc ở cách suy tư cũng như xử sự của mọi người Việt chúng ta", là lời nhắc nhỡ của Gs Vũ Quốc Thúc trong Lời Mở Đầu quyển hồi ký Thời Đại Của Tôi
 
Lê Quế Lâm
 
 
 
 
 
 .
----- Forwarded Message -----
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: lehungbruxelles@gmail.com; bacaytruc@gmail.com; bbt.danchimviet@gmail.com; DCVOnline <banbientap@danchimviet.com>; ngokyusa@yahoo.com; le.khoa@cox.net; hoang4eb@gmail.com; kvvnncvc@yahoogroups.com; thuc.vu-quoc@wanadoo.fr; sanduyle@sbcglobal.net; huongsaigon9@gmail.com; info@hoiquanphidung.com
Cc: Nguoi Viet Quoc Gia <nguoivietquocgia@yahoogroups.com>; Dien Dan Binh Luan <diendan_binhluan@yahogroups.com>; Dien Dan Tin Tuc <diendantintuc@yahoogroups.com>; Dien Dan Thong Tin <diendanthongtin@yahoogroups.com>; diendanthongluan@yahoogroups.com; diendanthoiluan@yahoogroups.com; diendannghiluan@yahoogroups.com; huyethoa@yahoogroups.com; vuonthotaodan@yahoogroups.com; tinhthuong36-a@yahoogroups.com; diendantudodanchu@yahoo.com; diendanchinhtri@yahoogroups.com; nhomtruyenthong@yahoogroups.com; dantocviet@yahoogroups.com; diendancongluan@yahoogroups.com; diendandautranh@yahoogroups.com; vandanvamcodong@yahoogroups.com; thica@yahoogroups.com; diendanviahe@yahoogroups.com; tintucdatviet@yahoogroups.com; vnch-foundation@yahoogroups.com; vietnamhaingoai@yahoogroups.com; diendanqlvnch@yahoogroups.com; nqnvagdqd@yahoogroups.com; kqvn@yahoogroups.com; diendankbc@yahoo.com; hoinghinguoiviethaingoai@yahoogroups.com; diendansanjose@hotmail.com; chuong_ga@yahoogroups.com; tiengchuong1@yahoogroups.com; Ty Nan Viet Nam <tynanvietnam@yahoogroups.com>; Dien Dan Hoi Nghi <hoinghi@yahoogroups.com>; Dien Dan Chinh Luan <chinhluan@yahoogroups.com>; Dien Dan Thao Luan <thaoluan9@yahoogroups.com>; Nguoi Linh VNCH <nguoilinhconghoa@yahoogroups.com>; Tap The Chien Si VNCH <tapthechiensivnch@yahoogroups.com>; Chien Si Tu Do News <CHIENSITUDONEWS@yahoogroups.com>; Dien Dan Doi Song Vui <doisongvui@yahoogroups.com>; Dien Dan Than Huu <thanhuu@yahoogroups.com>; Khong Gian May Ngan <vandankhonggianmayngan@yahoogroups.com>; Tu Canh Dong May <nhomtruyenthongtucanhdongmay@yahoogroups.com>; Dien Dan DongNaiCuuLong <DongNai-CuuLong@yahoogroups.com>; diendanxahoi@yahoogroups.com; diendanbaochi@yahoogroups.com; diendannhanquyen@yahoogroups.com; diendantongiao@yahoogroups.com; nuoc_viet@yahoogroups.com; thaoluan@yahoogroups.com; huonggiang@yahoogroups.com; vuicuoi@yahoogroups.com; ngonngu_viet@yahoogroups.com; diendanvanhoa@yahoogroups.com; vietnamconghoa@yahoogroups.com; diendanvietnam@yahoogroups.com; diendanquocgia@yahoogroups.com; vietnamdiendan@yahoogroups.com; vietnamitifree@yahoogroups.com; vietnamthidan@yahoogroups.com; mevietnam@yahoogroups.com; sghn_9@yahoogroups.com; Dien Dan KVVNNCVC <KVVNNCVC@yahoogroups.com>; Tran Trong Nhan <trn_trongnhan@yahoo.com>; 'Cat Bien' <sn68pbc@yahoo.com>; Tran Viet Hai <viethai712@yahoo.com>; Do Kiem <kedo01@aol.com>; Le Van Que <quevle2003@yahoo.com>; Nguyen Dat Thinh <nguyendatthinh@aol.com>; Dinh Lam Thanh <dinhlamthanh@hotmail.com>; Lao Moc <laomoc247@gmail.com>; Le Van Dang <lvd2003@gmail.com>; Khuong Tu Dan <dantukhuong@yahoo.com>; Le Duy San <sanduyle@sbcglobal.net>; Pham Dinh Long <maclyhuong@yahoo.com>; Van Tran <vietassoc@aim.com>; Pham Kim Long <long1pham@aol.com>; Le Binh <nangtheky21@yahoo.com>; Do Thai Nhien <dothainhien80@hotmail.com>
Sent: Friday, September 23, 2011 3:14 PM
Subject: [HUYET-HOA] Re: Nhận xét và Góp ý về Thư ngỏ của 36 trí thức hải ngoại - Lê Quế Lâm

__,_._,___