Sunday, July 24, 2011

24/07 Người trẻ Việt giàu hay nghèo?


Chủ Nhật, 24/07/2011, 06:12 (GMT+7)
TT - Sống và làm việc ở VN được hai năm, tôi vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi trên từ đứa con 7 tuổi của mình.
Khi mới được điều chuyển qua VN công tác, tôi rất háo hức vì mình sẽ có cuộc sống “đế vương” tại đây bởi tôi nghe nói mức sống ở VN khá thấp. Nhiều bạn bè của tôi còn tay bắt mặt mừng, giọng nửa đùa nửa thật: “Sướng nhé. Làm ở VN mà lãnh lương nước ngoài thì tha hồ để dành tiền mua sắm nhà, đất”.
Cả đám chúng tôi đâu biết mình đã “bé cái lầm”!
Những ngày đầu sống tại đây, tôi từng trố mắt không ít lần khi thấy nhiều chiếc xe hơi đắt tiền vi vu ngược xuôi khắp phố phường VN. Nhiều chiếc trong số đó trị giá cả trăm ngàn USD, một con số không hề nhỏ ngay đối với những cá nhân thành đạt trong xã hội phương Tây như chúng tôi. Điều đáng nói hơn cả là rất nhiều người ngồi sau vôlăng có gương mặt non choẹt. Cái cách họ tiêu tiền cũng khiến tôi và bạn bè phương Tây nhiều lần phải kinh ngạc khi chứng kiến.
Tôi từng thấy cảnh một nhóm bạn trẻ (chỉ trạc 20 tuổi) thản nhiên rút tờ 500.000 đồng để “boa” cho người giữ xe ở một quán bia Đức. Người bạn Việt đi cùng tôi nói: “Anh bảo vệ vừa khen xe của họ nhìn thật sành điệu. Câu nói đó khiến họ cảm thấy vui nên quyết định “boa” là vậy”. Lời giải thích của anh bạn người Việt khiến tôi choáng váng. Cá nhân tôi cũng vài lần gặp những câu chuyện tương tự, nhất là ở những tụ điểm thiên về ăn chơi, giải trí...
Những mặt hàng điện tử đắt tiền như iPad, iPhone... cũng được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt ở VN dẫu thu nhập trung bình của người dân nơi đây khá thấp. Trong cơ quan tôi, hầu hết nhân viên người Việt đều sở hữu một trong những sản phẩm công nghệ trên, dẫu nhiều người trong số họ hoàn toàn chỉ dùng những chức năng rất căn bản của máy. Lẽ dĩ nhiên tôi rất ủng hộ việc mọi người ứng dụng công nghệ mới phục vụ cuộc sống của mình, tuy nhiên chúng ta cần xác định thật rõ đâu là thứ bản thân thật sự cần để tránh sự lãng phí không cần thiết.
Nói họ giàu là vậy, nhưng tôi từng nhiều lần chứng kiến những cá nhân trên tải nhạc miễn phí trên mạng thay vì đi mua đĩa, họ cũng thờ ơ với những hoạt động tình nguyện cần sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Có lần công ty chúng tôi quyết định kêu gọi mọi người đóng góp tiền đi xây nhà tình thương cho một số hộ nghèo ở ngoại thành. Nhất trí 100% nhưng khi đóng góp thật sự thì con số trên chỉ còn lại khoảng 40%. Lẽ dĩ nhiên chẳng ai muốn làm to chuyện nên mọi việc vẫn tiến triển như dự kiến.
Tuy vậy, tôi biết đâu đó trong suy nghĩ của mình đã có một khoảng không hụt hẫng thật sự...
MARK T. (người Mỹ, doanh nhân)
CÔNG NHẬT ghi
email
email
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
top
(22)
Cuộc sống vốn thực dụng
25/07/2011 3:59:43 CH
Mình thuộc thế hệ 8X. Mặc dù biết là hình thức không làm nên giá trị con người, nhưng thật sự khi sống trong một tập thể có đến 99% là những con người đánh giá con người qua vẻ bề ngoài (thời trang, xe cộ, điện thoại, vv...) thì nếu không thích nghi bạn sẽ bị coi thường và tách biệt. Rõ ràng là có sự phân biệt rất lớn của những người xung quanh đối với bạn (từ bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cho đến bảo vệ giữ xe ở các nhà hàng) khi bạn đi một chiếc xe wave alpha trông nhỏ bé củ kỹ và khi bạn cưỡi 1 chiếc tay ga.
Mình đã cảm nhận được rất nhiều cái nhìn xem thường khi ngồi trong quán cafe, điện thoại reo và mình lôi ra 1 chiếc Nokia đời cũ, khi đỗ chiếc xe Wave alpha mà đỏ vào bãi giữ xe của một nhà hàng sang trọng. Cuối cùng vì không chịu nổi cái cảm giác bị coi thường đó, nên đành thay chiếc Nokia bàn phím bằng chiếc màn hình cảm ứng thời thượng, gá chiếc xe Wave còn rất tốt thế chỗ bằng chiếc tay ga hầm hố.
Và mỗi lần mình thay một món đồ mới, luôn nhận được sự trầm trồ, yêu cầu "rửa đồ" của bạn bè đồng nghiệp, khi chưa kịp tắt máy trước một tiệm spa hay salon, nhân viên đã vội chạy ra đon đả, khác xa rất rất rất nhiều cái thời mà mình trung thành với cái wave alpha đỏ. Cuộc sống vốn là thực dụng vậy đó. Và tôi cam đoan chắc là phần lớn những người đọc bài báo sẽ đồng tình với tác giả "vật chất không làm nên giá trị con người" nhưng thực tế, thái độ của các bạn đối với 1 người sử dụng 1 chiếc Nokia 8250 và 1 chiếc Iphone là hoàn toàn khác nhau, tin tôi đi.

NGỌC HOA
Tất cả đều có lý do!
25/07/2011 2:21:45 CH
Thực sự ông Mark đã phản ánh đúng một phần nào đó đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần nhỏ nào đó mà ông đã đã được chứng kiến vì ông cũng chưa thể có được cái nhìn tổng quan về giới trẻ Việt Nam khi ông chưa có cơ hội để tiếp xúc với giới trẻ Việt nam. Nếu chúng ta đem con số này so sánh với hàng chục triệu học sinh, sinh viên Việt nam đang vượt qua nhiều sự thiếu thốn và học hành cật lực, hàng triệu doanh nhân trẻ, những người đang làm việc rất tốt và rất hiệu quả tại các công ty lớn nhỏ tại Việt nam và cả các tập đoàn đa quốc gia thì con số đó ít hơn nhiều.
Có một lý do mà tôi cho là xuất phát từ hoàn cảnh xã hội khi nước ta mới bước vào hội nhập nên có rất nhiều cơ hội kiếm tiền dễ dàng khi mọi thứ dang "Dở trắng dở đen" cho những người có cơ hội và do đó bản thân họ và có thể là con cái họ có một số tiền lớn trong thời gian ngắn nên họ rất lạc quan và tiêu xài một cách rất phung phí. Khi xã hội đã phát triển ổn định, mọi thứ đã đi vào nề nếp, tỉ suất lợi nhuận của mọi ngành nghề kinh doanh đi theo quy luật, lúc đó họ sẽ biết tiêu tiền một cách khoa học hơn! Nếu nhìn chung Việt Nam là một nước nghèo, nhưng trên thực tế có không ít người thu nhập hàng năm của họ có thể tương đương với tổng mức thu nhập và các khoản phụ cấp của tân giám đốc IMF đấy!

PHẠM TUÂN
Tán thành!
25/07/2011 2:19:43 CH
Xã hội hiện phổ biến người giàu của cải nhưng nghèo tri thức, nhân cách... Nên những người biết nghĩ, đôi khi lại thấy mình lạc lõng... Nhưng vẫn sẽ sống như vậy, để biết mình muốn gì và sống cuộc đời của chính mình!
TRUC
Có thể coi họ họ như trưởng giả học làm sang!
25/07/2011 1:01:42 CH
Tôi đồng tình với cách nhìn nhận của Mark đối với một số nhỏ thanh niên trong xã hội Việt Nam ngày nay. Nhưng bù lại cũng còn có những thanh niên VN biết tiêu đúng giá trị của đồng tiền mà mình có được. Nhất là những con người biết giá trị đúng đắn nhất của việc kiếm ra tiền! Những con người ấy có rất nhiều ở khắp đất nước, đặc biệt là những người trẻ ở nông thôn nghèo. Thói tiêu xài cho bằng chị bằng anh là do cái tính sĩ mà ra cả.
Gần nhà tôi có một gia đình có 4 người con mẹ là GV cấp 1, cha làm thợ hồ nhà không có rẫy ruộng gì cả nhưng 3 trong 4 người con thì mắc bệnh sĩ nên ăn mặc tiêu xài như con cái nhà giàu, nên gần như cha mẹ họ phải đầu tắt mặt tối kiếm tiền cho họ để bằng chị bằng em... Lên thành phố học cậu con trai tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo hệ cao đẳng, nhưng không về lại tỉnh xin việc mà lại xin đi làm thợ kéo cáp viễn thông, để được cái mác là làm ở thành phố lâu lâu về quê nổ cho bà con lác mắt. Thế mới biết những bài học như "Hũ bạc của ông già đốt than" ở lớp tiểu học ngày nào vẫn còn nguyên giá trị đạo đức trong bộ phận giới trẻ ngày nay.

HOÀNG GIANG
Không làm người khác tôn coi trọng hơn
25/07/2011 11:24:59 SA
Tôi có quen một người cùng học thời phổ thông. Tuy là quê ở một tỉnh lẻ nghèo ở miền Trung nhưng may mắn là gia đình rất giàu có. Trong lúc bạn bè ngược xuôi lo học hành, rồi ra trường chật vật kiếm công ăn việc làm, thì ra khỏi trường phổ thông, anh ta chỉ lông bông ngao du khắp Bắc Nam, chẳng cần học hành gì sất. Rồi sau đó ăn chơi ở phố phường chê chán rồi, về quê, và làm quản lý một cái xưởng chế biến hải sản cho bố mẹ. Mức độ ăn chơi trác táng của anh ta thì khỏi phải bàn cãi. Gần đây, anh ta tậu một con xế hộp khá đắt tiền, cứ tối tối lại đánh xe chở bạn bè đi ăn nhậu. Đi đâu, cũng khệnh khạng ra mặt. Tuy nhiên, những ai từng là bạn bè của anh ta ở quê thì ai cũng rõ, cái ô tô đó đều là tiền của của bố mẹ hắn bỏ ra. Và điều đó không đủ cho mọi người coi trọng anh ta hơn.
LẠC VĂN
Tôi thấy nhiều phần đúng!
25/07/2011 11:12:41 SA
Anh Mark nói tôi thấy phần đúng nhiều hơn sai. Nếu ta chia giới trẻ ra làm hai phần: một phần sống sung sướng từ nhỏ và phần vất vả từ nhỏ. Những người trẻ, gia đình khá giả thì chưa bao giờ nếm thử những ngày đói lả với những gói mì để hiểu rằng sư vất vả thiếu thốn để mà quý đồng tiền. Đồng ý có tiền nhiều mắt mớ gì không xài. Nhưng nếu xài đúng mục đích và mức độ, không những lợi ích cho bản thân và gia đình mà còn cho xã hội nữa. Những người trẻ, khi còn khó khăn thì luôn tự nhắc mình sống tiết kiệm và chịu khó học tập, làm việc...Bởi vì bạn đã trải qua thời kỳ vất vả và thiệt thòi quá, nên khi làm ra nhiều tiền bạn muốn tự bù đắp cho bản thân bằng cách xài tiền hoặc cho phép con bạn xài tiền cho thoải mái.
TRUC.NT.VN
Không phải tiền làm ra
25/07/2011 10:11:27 SA
Cách xài tiền, đi xe hơi, xử dụng đồ dùng đắt tiền của một bộ phận giới trẻ như tác giả bài viết đã nêu là có thật. Tôi cam đoan với bạn rằng những người này họ hoàn toàn không làm ra tiền, tiền này cơ bản là từ gia đình của họ tạo ra mà thôi. Những người thật sự làm ra tiền họ không tiêu xài như vậy. 
PHẠM NGỌC HÙNG
Câu hỏi đúng
25/07/2011 10:02:39 SA
Người trẻ Việt giàu hay nghèo? Theo tôi, đó là một câu hỏi đúng. Và nếu ông Mark đi sâu hơn nửa vào đời sống của một bộ phận người trẻ có mức sống trung bình, thậm chí nghèo chắc ông sẽ còn nhiều bất ngờ, khó hiểu.
Một người bạn nước ngoài sau khi tạm trú tại nhà tôi trong 3 tuần đã hỏi tôi: Những thanh niên đó làm nghề gì mà suốt ngày thấy la cà quán cà phê, quán nhậu, chơi cờ, đánh bài, chơi game... Anh bạn nước ngoài khó hiểu vì trông những thanh niên đó đâu phải là con nhà khá giả (đúng như vậy), vậy tiền đâu họ chơi bời suốt ngày quanh năm như thế?
Tôi chỉ biết cười trừ, vì chính tôi cũng không hiểu. Tất nhiên đó chỉ là phần nhỏ trong giới trẻ mà thôi. Tôi dẫn chuyện này ra để thấy rằng ông Mark đã có cái nhìn khá bén về người trẻ Việt. Có lẽ chúng ta không nên tranh luận về cái nhìn của ông Mark, dĩ nhiên cái gì cũng có giới hạn. Chuyện bây giờ là chúng ta mạnh dạn nhận và chỉnh sức những nghịch lý, trớ trêu, thậm chí sai lầm của một số người trẻ việt chúng ta. bảo rằng có tiền xài sao cũng được vì đó là tiền của họ, bảo rằng sống sao mặc họ vì đó là quyền của mọi người...
Nghe thì cũng phải. Nhưng trong chừng mực nào đó việc lên tiếng với những biểu hiện, hành động trái tai gai mắt nghỉ cũng là chuyện nên làm nhằm xây dựng cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng hơn.

THANH THẢO
Lối sống hình thức
25/07/2011 9:29:01 SA
Có một số người chúng ta rất chuộng hình thức. Ăn xài, chi tiêu vượt khả năng. Ở ngôi nhà rách chứ ra đường thì xe tay ga mắc tiền, vàng vòng có bao nhiêu đeo hết trên người. Người thì vay mượn nợ mua sắm xe hơi mắc tiền, nhà cao cửa rộng để dễ dàng lừa đảo chỉ ít lâu rồi đổ nợ bỏ trốn. Giới trẻ một số la cà những nơi ăn chơi nổi tiếng, tiêu tiền bạt mạng, ỷ lại sự giàu có bất chính của gia đình. Nên chuyện người nước ngoài không thề hiểu được là chuyện đương nhiên. "Con sâu làm rầu nồi canh" là vậy...
NGUYỄN ĐỨC AN

24/07 Hà Nội có biểu tình phản đối TQ lần thứ tám

Cập nhật: 06:14 GMT - chủ nhật, 24 tháng 7, 2011
Biểu tình ở Hà Nội hôm 24/7
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra quanh khu hồ Hoàn Kiếm
Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm.
Giới trí thức và cộng đồng mạng Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chính trong việc vận động tổ chức ra cuộc xuống đường tuần hành và trương biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc lần này.
Trong số các trí thức, nhân sĩ tham gia có các vị Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và con số thanh thiếu niên lên tới hàng trăm.

24/07 Hai cách nhìn về ông Nguyễn Tấn Dũng

24 Jul 2011
Ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (trái)
Ông Dũng bị tố cáo trấn áp nhân quyền nhưng cũng có báo nước ngoài nói ông là lãnh đạo 'giỏi'
Hãng thông tấn Pháp AFP nói người ta sợ có thêm trấn áp trong nhiệm kỳ hai của TT Nguyễn Tấn Dũng trong khi báo Hàn Quốc khen ngợi.
Trong bản tin ngày 24/7, AFP nói ông Dũng sẽ được quốc hội chọn làm thủ tướng nhiệm kỳ hai trong cuộc bỏ phiếu có tính 'biểu tượng' vì Đảng Cộng sản đã bầu ông vào Bộ Chính trị trước đó.
Theo hãng thông tấn này, trong nhiệm kỳ đầu của ông Dũng, người từng là thứ trưởng công an, tình hình nhân quyền đã xấu đi và các nhà hoạt động sợ rằng Hà Nội sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến "từ trong trứng" vì lo sợ trước làn sóng bạo động ở Trung Đông và Bắc Phi và sự bất mãn của người dân về tình hình kinh tế.