Sunday, November 28, 2010

28/11 Việt-Trung lập đường dây nóng quốc phòng



Toàn cảnh cuộc đối thoại
Cuộc đối thoại diễn ra vào sáng 27/11
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đối thoại chiến lược Quốc phòng-An ninh cấp thứ trưởng lần thứ nhất tại Hà Nội.
Tại đây, hai bên thống nhất thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ quốc phòng.
Trước đây Việt Nam và Trung Quốc đã có ba cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng, nhưng chỉ ở cấp chuyên viên. Cuộc đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng giữa Việt Nam và Mỹ đã được tổ chức từ hồi tháng Tám.
Báo trong nước cho hay Đối thoại Chiến lược Quốc phòng-An ninh Việt-Trung diễn ra vào sáng 27/11 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trưởng đoàn Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Báo Quân đội Nhân dân viết cuộc đối thoại "nhằm cụ thể hóa thỏa thuận của hai Bộ trưởng Quốc phòng hai nước; tăng cường hợp tác trao đổi chiến lược, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo; hợp tác Hải quân, Biên phòng và các lĩnh vực hợp tác khác".
Tờ báo của quân đội Việt Nam cũng nói hai bên đã "đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề".
Cuộc đối thoại này được cho như cơ chế tham vấn quan trọng về an ninh và quốc phòng nhằm giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa hai quốc gia láng giềng mà cách đây ba thập kỷ đã trải qua cuộc chiến biên giới ngắn ngày nhưng đẫm máu.

Tăng cường lòng tin

Hôm 17/08, Việt Nam và Hoa Kỳ lần đầu tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng ở cấp thứ trưởng để "bàn về các vấn đề cùng quan tâm", trong khi giới bình luận nói đang có quan ngại về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.
Tại đây, hai bên đã "chia sẻ một số quan điểm của mình về việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc".
Báo chí nước ngoài trong năm nay đã phản ánh nhiều về các trao đổi quốc phòng-quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bình luận đây là bước tiến lại gần cựu thù Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo trong khu vực.
Các hoạt động này đã gây phản ứng từ phía Trung Quốc, đẩy Việt Nam vào thế phải có động thái cân bằng.
Bên lề cuộc đối thoại cấp thứ trưởng hôm 27/11, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang.
Ông Trương Tấn Sang được trích lời nói quan hệ chiến lược với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Hợp tác an ninh-quốc phòng Việt-Trung được cho là đã có cải thiện trong những thập niên gần đây, với sự trao đổi nhiều đoàn cán bộ sỹ quan và hoạt động tuần tra chung.

Friday, November 26, 2010

26/01 Chiến lược đầu tư 2010: Ngành mía đường


Thứ Sáu, 26/11/2010 | 10:07

Báo cáo phát hành trên website có độ trễ so với VietstockTrader
Cập nhật tháng 11/2010:
Chiến lược đầu tư 2010: Ngành mía đường
(Vietstock) – Kết quả dự phóng của chúng tôi cho thấy, P/E và P/B forward cho năm 2010 của các doanh nghiệp trong ngành đường chỉ vào khoảng 4.19x và 1.17x. Đây là mức định giá khá hấp dẫn khi nhu cầu đường vào cuối năm và giá đường đang tăng cao.

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Giá đường thế giới biến động mạnh và có xu hướng đi lên trong thời gian tới.Giá đường tăng cao kỷ lục vào đầu năm 2010 và duy trì đà tăng mạnh trong quý 1, đạt mức cao nhất 771 USD/tấn. Giá đường sau đó giảm mạnh trong quý 2 về mức thấp nhất 633 USD/tấn. Giá đường đã liên tục tăng trong quý 3, giảm mạnh vào đầu quý 4 nhưng xu hướng đi lên vẫn tiếp diễn cho đến tháng 11/2010.
Sản lượng đường thế giới giảm gần 5 triệu tấn trong niên vụ vừa qua. Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng xấu đến vụ mùa và hoạt động vận chuyển như lũ lụt tại Pakistan, hạn hán tại Nga, rắc rối tại cảng của Braxin… đã khiến sản lượng đường thế giới trong niên vụ vừa qua sụt giảm gần 5 triệu tấn. Nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc, trong khi khi triển vọng nguồn cung được dự báo sẽ khan hiếm trong vụ 2010/11.
Không chỉ Việt Nam mà ở các nước tiêu thụ nhiều đường trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ... đang tiếp tục nhập khẩu thêm đường để dự trữ, khiến giá đường chưa ngừng gia tăng và có khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá trong thời gian tới.

Trong nước, tình trạng thiếu mía nguyên liệu ngày càng gay gắt. Giá mía nguyên liệu tại Hậu Giang hiện lên đến 1,150,000 đồng/tấn. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm nay chỉ trồng 48,000 ha, tức giảm 24,000 ha so năm 2007. Do năng suất không cao nên sản lượng cả vụ ước chỉ đạt 3.2 triệu tấn, không đủ cung cho các nhà máy đường đang vào vụ hoạt động, đã làm tái diễn tình trạng thiếu mía nguyên liệu. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung do thời tiết không thuận lợi, hầu hết các vùng trồng mía đều giảm năng suất và sản lượng.
Dự báo năm 2011 Việt Nam sẽ nhập khẩu 300,000 tấn đường. Bộ Công Thương dự báo sản lượng đường sản xuất trong nước năm 2011 xấp xỉ đạt 1 triệu tấn, trong khi nhu cầu sử dụng khoảng 1.3 – 1.4 triệu tấn. Tính đến ngày 15/10/2010 cả nước đã có 10 nhà máy đường đi vào sản xuất, sản lượng mía đạt 301,000 tấn, ép được 21,000 tấn đường, thấp hơn cùng kỳ năm trước 14,200 tấn. Do vậy, ước tính trong năm 2011, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 300,000 tấn đường.
Giá đường trong nước thấp hơn giá đường nhập khẩu. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến ngày 15/10/2010 là 25,700 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 13,700 tấn. Nguyên nhân là do cùng thời điểm này năm trước có lượng đường nhập khẩu bổ sung. Hiện nay, giá đường nhập khẩu cao hơn giá đường trong nước nên các doanh nghiệp được cấp quota không nhập khẩu mà vẫn mua trong nước.
Các nhà máy đường đang vào vụ ép mía, nhưng giá đường vẫn ở mức cao.Ngày 17/10/2010, đường tinh luyện RE bán buôn tại các nhà máy ở mức 18,500 – 18,800 đồng/kg, đường RS từ 17,300 – 17,800 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường dao động 19,500 – 22,000 đồng/kg tuỳ loại. Như vậy, giá đường tăng 27% so cùng kỳ năm 2009 và tăng 3,2% so đầu năm. Trước đó, giá đường năm 2009 đã tăng 60 – 80% so với năm 2008.
QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Giá đường trong nước tiếp tục đứng ở mức cao chủ yếu do giá đường thế giới tăng cao và có hiện tượng các nhà máy canh theo giá đường thế giới, trong đó có đường nhập lậu. Nếu cộng thuế nhập khẩu và các chi phí, giá thành về đến Việt Nam xấp xỉ 18,000 đồng/kg. Giá đường nhập lậu hiện đang ở mức tương đương.
Tình trạng thiếu đường trong nước sẽ tiếp tục diễn ra, khi mức cung tăng không nhiều và không đáp ứng đủ nhu cầu. Giá đường trong nước bị chi phối nhiều bởi các nhà máy và người tiêu dùng dường như không có “quyền lực thương lượng”.
Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm nên đầu tư vào các cổ phiếu ngành đường trong thời gian này. Trong thời gian tới, giá đường trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng, dù có thể giảm nhẹ do lượng cung tăng dần khi đi sâu vào mùa vụ mía đường.
Các doanh nghiệp mía đường vẫn có lợi nhuận tích cực nhờ giá mía đang ở mức cao và đang đi vào mùa vụ cao điểm sử dụng trong các dịp Noel, Tết. Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục có kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4/2010 và quý 1/2011.
Kết quả dự phóng của chúng tôi cho thấy, P/E và P/B forward cho năm 2010 của các doanh nghiệp trong ngành chỉ vào khoảng 4.19x và 1.17x. Đây là mức định giá khá hấp dẫn khi nhu cầu đường vào cuối năm và giá đường đang tăng cao.
Những doanh nghiệp có hàng tồn kho thành phẩm lớn, vùng nguyên liệu ổn định, có các chỉ số tài chính cơ bản tốt sẽ có nhiều lợi thế hơn trong giai đoạn cung không đủ cầu, giá đường biến động lớn, định giá chứng khoán đang rẻ như hiện nay.
Triển vọng của các công ty trong ngành mía đường trong ngắn hạn tỏ ra khá hấp dẫn. Tuy vậy, trong trung và dài hạn nên có quan điểm thận trọng đặc biệt sau mùa vụ Tết.
CỔ PHIẾU QUAN TÂM: NHSLSSBHS
CTCP Đường Ninh Hòa (HoSE: NHS): Lượng tồn kho thành phẩm của NHS chỉ còn 14.5 tỷ đồng vào ngày 30/09/2010, giảm nhiều so với mức 136.9 tỷ đồng vào ngày 30/06/2010. Đây là một bất lợi của NHS trong bối cảnh giá đường vẫn duy trì ở mức cao. Trong quý 4, NHS sẽ tập trung vào sản xuất và không tiếp tục tiêu thụ sản phẩm. Hiện công ty chưa có “ý định” điều chỉnh kế hoạch năm. Do vậy, trong quý 4/2010, doanh thu của NHS có thể không cao như các quý trước.
NHS vừa thống nhất nâng mức cổ tức năm 2010 từ 20% lên 40%, trong đó 15% bằng tiền và 25% bằng cổ phiếu. Đây là mức cổ tức khá hấp dẫn trong thời điểm giá cổ phiếu đang rẻ như hiện nay.
EPS dự phóng cho năm 2010 của NHS khá cao đạt 15,032 đồng/cp, tương ứng với P/E forward 2010 ở mức 2.44 lần.
CTCP Sản xuất Thương mại Thành Thành Công vừa thông báo sẽ chào mua công khai 2,248 triệu cổ phiếu NHS, tăng tỷ lệ sở hữu lên 51%. NHS vẫn chấp nhận bị thôn tính bởi Thành Thành Công với mục đích sẽ giúp nâng cao sản lượng tiêu thụ và thương hiệu của NHS.
CTCP Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS): LSS là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành đường Việt Nam với hơn 10% thị phần. Ngoài ra, LSS có vùng nguyên liệu ổn định với gần 20,000 ha được trồng ở 11 huyện miền núi và trung du Thanh Hoá là vùng đất tốt để trồng mía và ít bị cạnh tranh bởi các loại cây khác.
Giá thu mua mía ở miền Bắc thấp nhất trong nước, giúp giá thành phẩm đường củaLSS thấp hơn đa số nhà máy khác, tạo lợi thế cạnh tranh cao.
Hàng tồn kho thành phẩm của LSS đạt 89 tỷ đồng tại ngày 30/09/2010, lớn nhất so với các công ty trong ngành đang niêm yết, là yếu tố thuận lợi cho lợi nhuận quý 4 khi mà giá đường vẫn trong xu hướng tăng cao.
CTCP Đường Biên Hòa (HoSE: BHS): Lượng tồn kho thành phẩm còn khá cao với gần 78 tỷ đồng là lợi thế lớn của BHS trong quý 4/2010.
Ngoài ra, BHS có phân xưởng tinh luyện đường riêng tại Biên Hoà giúp công ty có thể sản xuất đường tinh luyện quanh năm, cung cấp sản phẩm ngay cả trong “những đợt sốt giá đường”. BHS có thể chủ động nguồn cung cấp cho nhà sản xuất và người tiêu thụ trong thời điểm cung không đủ cầu như hiện nay.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của BHS khá thấp ở mức 6% so với các công ty trong ngành trung bình khoảng 22%. Vào quý 4/2010, BHS sẽ bao tiêu sản phẩm mía nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và đi vào sản xuất đường thô với sản lượng khoảng 20,000 tấn. Điều này sẽ hỗ trợ BHS gia tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty.
Dự phóng chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Thursday, November 25, 2010

25/11 Chiến lược đầu tư quý 4: Ngành bất động sản


Thứ Năm, 25/11/2010 | 10:05

Với Nghị định số 71, thị trường bất động sản ít có khả năng phục hồi trong ngắn hạn.

(Vietstock) – Chúng tôi vẫn chưa nhận thấy triển vọng tích cực của ngành bất động sản vào các tháng cuối năm 2010. Sự thay đổi lớn về chính sách trong lĩnh vực bất động sản và chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã phần nào làm cho thị trường kém sôi động.
Chúng tôi cho rằng, tình trạng đóng băng của thị trường sẽ còn tiếp tục, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp. Những yếu tố này tiếp tục tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu bất động sản trong quý 4/2010.
1. Diễn biến ngành bất động sản đầu năm 2010
Điểm nổi bật của thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm 2010 là việc áp dụng Nghị định số 71 từ ngày 08/08/2010 đã hạn chế nhất định sự tham gia của giới đầu cơ, và vì vậy làm cho thị trường bất động sản ít có khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Không những vậy, sự thiếu vắng bộ phận này sẽ làm cho thị trường bất động sản trong thời gian tới có khả năng chững lại. Tuy vậy, về dài hạn Nghị định 71 sẽ minh bạch hóa thị trường, giúp hoạt động đầu tư trở nên chuyên nghiệp hơn.
Sự biến động giá vàng và USD trong thời gian qua đã kìm hãm đà phục hồi của thị trường bất động sản. Giá vàng tăng mạnh, kết hợp với việc giảm giá đồng nội tệ đã đẩy giá bán bất động sản tính theo giá vàng và USD tăng cao. Đây là lực cản lớn cho thị trường bất động sản trong ba quý đầu năm 2010 và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong thời gian tới.
Lãi suất trong nước tiếp tục đứng ở mức cao. Mặt bằng lãi suất hiện tại vào khoảng 15%-16% đối với các khoản vay trung và dài hạn. Mức lãi suất khá cao này đã hạn chế dòng vốn chảy vào bất động sản.
Tín dụng bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi Thông tư 13 bắt đầu có hiệu từ ngày 01/10/2010. Thông tư này quy định hệ số rủi ro của tất cả các khoản cho vay nhằm kinh doanh bất động sản là 250%. Đây được xem là rào cản mới đối với loại hình tín dụng này.
Dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào bất động sản TP.HCM. Với 12 dự án và tổng vốn 811 triệu USD, lĩnh vực bất động sản đang dẫn đầu về tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM  trong 8 tháng đầu năm nay, chiếm 60.8%. Hiện tại, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang dẫn đầu về vốn, với 373 triệu USD (chiếm 27.96%), trong khi Singapore lại chiếm ưu thế về số dự án (44 dự án, chiếm tỷ lệ 18.88%).
1.1 Thị trường đất nền
Giao dịch trầm lắng trong những tháng đầu năm 2010. Số lượng giao dịch thành công được ghi nhận tại các sàn giao dịch hầu như rất ít. Những biến động vĩ mô như chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao và Nghị định 71 đã phần nào không ủng hộ sự đột biến của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số giá đất nền ở TP.HCM giữ xu hướng đi ngang trong những tháng đầu năm 2010.
Đất nền Đồng Nai có những đợt sốt ngắn hạn. Với kế hoạch mở sân bay quốc tế tại Long Thành, Đồng Nai, giá đất tại các vùng lân cận tăng mạnh trong thời gian ngắn bất chấp sự cảnh báo của giới chuyên gia. Một số giả định cho rằng việc tăng giá này có thể là do một bộ phận môi giới kết hợp để đẩy giá lên cao. Hiện đã có hơn 50 dự án bất động sản trong vòng bán kính 25 km xung quanh sân dự án Sân bay Long Thành. Chúng tôi cho rằng đây là nguồn cung rất lớn so với nhu cầu nhà ở tại Đồng Nai, và vì vậy, giá tăng cao chủ yếu là do hiện tượng đầu cơ.
Đất nền Ba Vì, Hà Nội sụt giảm mạnh. Sau những tháng tăng mạnh, bất động sản ở Ba Vì, Hà Nội đã giảm hơn 70% so với đỉnh điểm và hầu như không có giao dịch sau thông tin không di dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì. Có thể thấy việc tăng giá đất ở nhiều khu vực ở Hà Nội trong thời gian qua là kết quả của sự thiếu minh bạch ở thị trường này.
1.2 Thị trường căn hộ, nhà ở
Giá USD và vàng tăng cao đã tiếp tục kìm hãm giao dịch. Hầu hết giao dịch ở phân khúc bất động sản cao cấp đều được tính theo USD hay theo giá vàng. Trong 10 tháng đầu năm, thị trường đã chứng kiến nhiều đợt tăng giá mạnh của vàng và USD. Điều này đã khiến cho giá bán các loại bất động sản tính theo vàng và USD tăng lên rất mạnh và hạn chế đáng kể đến sự sôi động trong giao dịch.
Điểm nóng vẫn là phân khúc nhà giá thấp. Phân khúc nhà ở giá thấp có diện tích 60-80 m2 được sự quan tâm của người tiêu dùng và giới đầu tư, đặc biệt là căn hộ có giá từ 600-800 USD/m2. Tại TP.HCM, nguồn cung nhà giá thấp bùng nổ tại các quận Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Phú, Thủ Đức và quận 2, 7. Gần đây, các dự án phát triển theo đại lộ Đông Tây tăng giá khá mạnh. Một số doanh nghiệp như CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) và CTCP Vạn Phát Hưng (HoSE: VPH) nắm bắt được xu hướng và đã có những dự án nhà cho người có thu nhập thấp dọc theo trục đại lộ này.
Cạnh tranh tiếp tục tăng cao. Hầu hết các công ty kinh doanh bất động sản đã có sự thay đổi trong chiến lược, khi chuyển mạnh sang phân khúc nhà giá thấp, điển hình là CTCP Bê Tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (HNX: XMC). Dự kiến trong thời gian tới, nguồn cung ở phân khúc này sẽ tiếp tục tăng cao, và mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục khốc liệt.
1.3 Thị trường văn phòng cho thuê
Nguồn cung gia tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm. Trong năm 2010, thị trường văn phòng cho thuê tiếp tục chứng kiến một loạt các dự án lớn được đưa vào sử dụng như: tòa nhà Vincom Tower, Bảo Việt… Tòa nhà Bitexco Financial Tower đi vào hoạt động sẽ cung cấp khoảng 50,000 m2 văn phòng cho thuê, hơn 5,000 m2 trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu làm việc của gần 10,000 người. Dự báo nguồn cung văn phòng cho thuê tiếp tục gia tăng mạnh trong vòng 3 năm tới.
Công suất cho thuê đạt mức cao. Thị trường bất động sản văn phòng cho thuê vẫn còn dấu hiệu đóng băng trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, công suất cho thuê trung bình của ngành đạt 85% diện tích bao phủ, tỷ lệ này bình ổn so với các quý trước. Trong đó nổi bật nhất là CTCP Cơ Điện lạnh (HoSE: REE), có tỷ lệ cho thuê luôn đạt trên 95%.
Giá cho thuê có xu hướng giảm nhẹ về cuối năm. Theo thống kê của Savills giá thuê trong quý 3 có xu hướng giảm nhẹ so với các quý trước. Cụ thể, giá thuê văn phòng hạng A là 57 USD/m2, hạng B là 33 USD/m2, hạng C là 22 USD/m2 giảm nhẹ từ 2%-3% so với các tháng trước.
1.4 Thị trường mặt bằng bán lẻ
Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng mạnh nhưng công suất thuê luôn đạt ở mức cao. Theo số liệu thống kê gần đây, hơn 90% mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội đã được lấp đầy. Chúng tôi cho rằng thị trường mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi. Tại TP.HCM công suất trung bình đạt 94%, giảm nhẹ 2% so với quý trước, giá thuê giảm gần 9% so với quý trước đó. Ngoài vị trí thuận lợi và tiện tích, việc quản lý chuyên nghiệp trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trên thị trường này.
1.5 Thị trường bất động sản du lịch
Đây là lĩnh vực mới đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới đầu tư thì thị trường này ở Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển cao do tiềm năng vẫn chưa được khai thác hết.
Cao điểm của mùa vụ tập trung vào quý 1 và 4. Vì vậy, trong quý 3 giá phòng cho thuê và công suất phòng giảm so với các tháng trước. Công suất thuê trung bình ngành đạt 59% trong quý 3 so với quý trước là 65%. Trước sự sụt giảm công suất, giá cho thuê cũng có xu hướng giảm khoảng 4% so với các tháng trước đó.
2. Triển vọng ngành bất động sản trong quý 4/2010 và năm 2011
Chúng tôi cho rằng thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi trong ngắn hạn, khi các yếu tố về chính sách không ủng hộ cho sự tăng trưởng trong ngắn hạn của thị trường.
Với áp lực lạm phát và giảm giá tiền tệ, nhiều khả năng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục duy trì trong quý 4/2010 và quý 1/2011. Việc giảm lãi suất trong thời gian tới sẽ trở nên khó khăn hơn và là lực cản đối với dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản.
Đà tăng của giá vàng và USD vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một số nhận định cho rằng tỷ giá USD và vàng có thể tiếp tục tăng cao vào các tháng cuối năm. Dòng tiền sẽ bị phân tán sang hoạt động đầu tư vào USD và vàng. Đồng thời giá USD và vàng tăng cao sẽ làm cho giá bán bất động sản tiếp tục tăng cao, hạn chế sự tiếp cận của phía cầu.
Triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản đến từ khả năng duy trì tốc độc phát triển kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trường GDP của năm 2010 dự kiến đạt 6.5%, và định hướng trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 7.5%. Đây chính là yếu tố quan trọng để ổn định và phát triển thị trường bất động sản.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của Việt Nam đang ở mức cao. Đến năm 2030, dự kiến dân số sống tại Hà Nội sẽ gần 10 triệu người và tại TP.HCM là hơn 12 triệu người. Nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân 15 m2/người thì trong giai đoạn 2010 - 2030, hai thành phố lớn này sẽ cần phải cần thêm khoảng 160 triệu m2 nhà để đáp ứng được nhu cầu nhà ở. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục mạnh dạn đầu tư vào các dự án địa ốc tiềm năng.
Trong thời gian tới, các dự án bất động sản sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ quy hoạch và cải tạo cơ sở hạ tầng. Tại Hà Nội, trục đường Láng - Hòa Lạc và quốc lộ 32 hiện đang được mở rộng. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho thị trường phía Tây Hà Nội tăng trưởng mạnh. Một số công ty như CTCP Đầu tư Đô thị & KCN Sông Đà (HoSE: SJS), CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HoSE:NTL) và CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) hiện đang nắm giữ nhiều quỹ đất sạch quanh các trục đường này sẽ có cơ hội phát triển dự án thuận lợi.
Trong khi đó, TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình đa trung tâm với các trung tâm mới đã được xác định là Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn, Tây Bắc Củ Chi và Tân Kiên. Các công trình hạ tầng giao thông hiện nay như Đại lộ Đông Tây (Giai đoạn 1), Cầu Phú Mỹ, Cầu Thủ Thiêm đã hoàn  thành và hầm chui qua sông Sài Gòn (quý 1/2011), toàn tuyến Đại lộ Đông Tây (quý 2/2011), đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây (2013), tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang được đầu tư triển khai...
Những dự án này sẽ làm thay đổi cấu trúc đô thị, thu hút lượng vốn đầu tư lớn trong những năm sắp tới. Sự thuận tiện đi lại từ trung tâm thành phố ra ngoại thành sẽ làm tăng thêm giá trị các dự án tại khu vực Quận 2, Quận 9, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các công ty bất động sản đang sở hữu các dự án tại các khu vực này như CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG), CTCP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín (HNX: SCR), CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (HoSE: KDH), CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE:NBB), CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (HoSE: BCI)...
2.1 Thị trường đất nền
Những ràng buộc về chính sách khó cởi trói cho phân khúc đất nền. Việc cho phép huy động 20% vốn và giới hạn giao dịch chuyển nhượng hợp đồng góp vốn cho đến khi dự án hoàn thành phần móng, sẽ tác động không nhỏ đến thị trường giao dịch đất nền trong thời gian tới.
Rủi ro bất động sản ở Long Thành, Đồng Nai tiếp tục tăng cao. Với những gì đã diễn ra ở Ba Vì, Hà Nội, chúng tôi cho rằng bong bóng bất động sản ở Đồng Nai có khả năng diễn ra nếu giá đất nền tiếp tục tăng cao; trong khi thời gian để thực hiện dự án Sân bay Long Thành vẫn còn khá dài. Hơn 50 dự án xung quanh sân bay có thể tạo một lượng cung khá lớn trong tương lai.
2.2 Thị trường căn hộ   
Căn hộ cao cấp có thể sẽ tiếp tục đóng băng. Không có sự gia tăng trong nguồn cung, nhưng cầu vẫn không được cải thiện dù giá đã có giảm so với những tháng đầu năm. Chúng tôi cho rằng thị trường căn hộ cao cấp sẽ tiếp tục đóng băng khi thiếu vắng sự tham gia của giới đầu cơ. Một sự cải thiện đáng kể chỉ có thể diễn ra vào giữa năm 2011 khi nền kinh tế đã phục hồi thật sự và chính sách tiền tệ được nới lỏng trở lại.
Cạnh tranh ngày càng gia tăng tại phân khúc nhà giá thấp. Hầu hết các công ty bất động sản đều đang có chiến lược tập trung vào phân khúc nhà giá thấp. Vì vậy, trong thời gian tới các dự án nhà thu nhập thấp đồng loạt tung ra sẽ tạo nên một làn sóng cạnh tranh rất mạnh trên thị trường này.
Chúng tôi cho rằng giá khó có khả năng tăng khi dự kiến có khoảng 10,300 căn hộ tiếp tục tung ra thị trường vào năm sau. Tại TP.HCM, nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu ở Quận 8, dọc theo Đại lộ Đông Tây.
Nguồn cung dự kiến


Nguồn: Savills
2.3 Thị trường văn phòng cho thuê
Nguồn cung tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại TP.HCM, nguồn cung văn phòng cho thuê tăng thêm chủ yếu tập trung ở Quận 1 và Quận 7. Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có sự phát triển ổn định và ngày càng thu hút nhiều công ty nước ngoài. Nhu cầu về văn phòng cho thuê sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với nhu cầu mở rộng của các doanh nghiệp trong nước, chúng tôi cho rằng văn phòng hạng C tiếp tục có lợi thế hơn so với hạng A, B.

2.4 Thị trường mặt bằng bán lẻ
Giá thuê mặt bằng bán lẻ có khả năng giảm do cạnh tranh và nguồn cung mới tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại TP.HCM, nguồn cung tương lai dự kiến tiếp tục tập trung vào Quận 1 và Quận 7.
Với những cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài càng dễ dàng tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây chính là yếu tố hỗ trợ cho thị trường mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
2.5 Thị trường bất động sản du lịch
Do đặc thù mùa cao điểm tập trung vào quý 1 và 4, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới bất động sản du lịch sẽ có sự cải thiện đáng kể về công suất cho thuê. Tuy nhiên, với hơn 2,000 phòng cho thuê tiếp tục tung ra thị trường nên giá cho thuê khó có thể tăng mạnh trong năm 2010.
Thị trường du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh trong thời gian qua. Tính chung 9 tháng năm 2010, ước có khoảng 3.7 triệu lượt khách đến Việt Nam, tăng 34.2% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là yếu tố hỗ trợ cho thị trường bất động sản du lịch phát triển trong thời gian tới.
3. Cổ phiếu quan tâm: HAGNBBSJSNTL
Thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi trong năm 2010. Tuy vậy, chúng tôi kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có thế mạnh về quỹ đất và có các dự án hưởng lợi từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng như trục Đại lộ Đông Tây, khu vực phía Tây Hà Nội. Chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp này phần nào tránh được sự đóng băng của thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010 được dự báo vẫn ổn định.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG): Trong 9 tháng đầu năm 2010, HAG ước đạt 2,211 tỷ đồng LNTT, hoàn thành 73.7% kế hoạch điều chỉnh cả năm là 3,000 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng HAG có thể hoàn thành kế hoạch đặt ra dựa vào các nguồn thu chắc chắn trong năm 2010.
Điểm nhấn của HAG là tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dài hạn không chỉ tập trung vào các dự án bất động sản mà còn các lĩnh vực khác như: khoáng sản, trồng và chế biến cao su, thủy điện. Bên cạnh đó, HAG được đánh giá là công ty có năng lực tài chính mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã tích cực mua vào cổ phiếu HAG. Giá trị mua ròng của khối ngoại đối với cổ phiếu này tính từ đầu năm đến nay đã hơn 1,700 tỷ đồng.
CTCP Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB): 9 tháng đầu năm NBB lãi ròng hợp nhất xấp xỉ 121.9 tỷ đồng, tăng 184.5% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch kinh doanh cả năm, NBB thực hiện được 56.05% chỉ tiêu tổng doanh thu (550 tỷ đồng) và 110.83% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (110 tỷ đồng). Chúng tôi cho rằng khẳ năng hoàn thành củaNBB hoàn toàn có thể dựa vào nguồn thu chắc chắn từ dự án City Gate Town. Đây là dự án được hưởng lợi từ trục Đại lộ Đông Tây.
Thị trường chính của NBB là căn hộ chung cư với diện tích sở hữu 12 ha. Quỹ đất củaNBB là các dự án tại vị trí chiến lược trên đại lộ Đông Tây, Quận 8, TP.HCM. Trong thời gian gần đây, giới đầu tư bất động sản đã chứng kiến tốc độ tăng giá chóng mặt giá các dự án xung quanh trục Đại lộ này. Chúng tôi cho rằng đây là điểm rất thuận lợi giúp NBB tránh được tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản. Ngoài ra, NBBcòn có hơn 600 ha đất dự án khu dân cư, khu đô thị sinh thái tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Thuận, Quảng Nam.
CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (HoSE: SJS): Sở hữu hơn 100 ha đất nền dự án ở Khu vực phía Tây Hà Nội, trục đường Láng – Hòa Lạc. Đây là trục đường được hưởng lợi từ thay đổi cấu trúc hạ tầng và Đại lễ Ngàn năm Thăng Long.
Ngoài ra, SJS còn có quỹ đất sạch rất lớn, khoảng 1,400 ha đất ở phía Tây Hà Nội, Nhơn Trạch Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng. Các dự án sẽ mang lại nguồn thu vững chắc cho SJS là khu đô thị mới Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội (28ha), khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, Hòa Bình (24ha), khu đô thị Văn La, Văn Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội (12ha).
Chúng tôi cho rằng SJS đang sở hữu một quỹ đất rất lớn và điều đó đã góp phần gia tăng sức mạnh của SJS trên thị trường bất động sản. Tiềm năng của SJS được chúng tôi đánh giá cao, do khu vực phía Tây Hà Nội đang là khu vực được hưởng lợi rất lớn từ việc tái cấu trúc thành phố.
CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HoSE: NTL): Sở hữu 16 ha đất nền có thể kinh doanh, vị trí chủ yếu là tại thị trấn Trạm Trôi, Hà Nội. Đây là khu vực có mức tăng giá đất khá mạnh từ 13 triệu/m2 lên 30 triệu/m2 trong 6 tháng đầu năm 2010. NTL đã hưởng lợi và dòng tiền thu về từ các dự án này trong tương lai dự kiến là rất tích cực.
Ngoài ra, NTL còn có quỹ đất 150 ha tại phía Tây Hà Nội và khu vực Lương Sơn, Hòa Bình. Các dự án lớn mà NTL đang theo đuổi là dự án khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32, Trạm Trôi (38ha), khu đô thị Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. NTL có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào dự án khu đô thị Tây Đô, là một dự án có tiềm năng lớn do có vị trí tốt trên vành đai 4 Hà Nội. Với dự án này, công ty đã “đặt 1 chân” vào chuỗi vành đai 4 của Hà Nội. Công ty hiện đã có giấy phép đầu tư cho dự án này và dự kiến sẽ có doanh thu trong 2 năm tới.  
Dự phóng chỉ tiêu tài chính cơ bản cho năm 2010



24/11 Bộ Tài chính thẩm định thế nào?

24/11/2010

ĐBQH Ngô Minh Hồng (TP Hồì chí minh): Cho Vinashin vay lại 750 triệu USD có đúng quy định cho vay từ ngân sách không?
Liên quan đến Vinashin, xin Bộ trưởng cho biết, việc cho vay lại 750 triệu USD có đúng với các tiêu chí theo quy định việc cho vay từ ngân sách không? Bộ Tài chính lúc đó đã thẩm định như thế nào? Kết quả thẩm định ra sao?
Khi cho vay một khoản tiền lớn như thế, tương đương 12.085 tỷ đồng (xin nói thêm là dự toán chi ngân sách của TP Hồ Chí Minh năm 2010 cũng chỉ được khoảng hơn 28 ngàn tỷ) nhưng không gắn với các đề án, dự án, đầu tư cụ thể thì trách nhiệm quản lý ngân sách của Bộ Tài chính đến đâu?
Trong các báo cáo có nêu, Bộ Tài chính ngay năm 2007 đã có thanh tra, 4 lần kiểm tra định kỳ về việc sử dụng trái phiếu vay nước ngoài... Và sau khi có các kiến nghị thì Thủ tướng đã nhiều lần có những văn bản để chỉ đạo. Tuy nhiên, vẫn dẫn đến kết quả của Vinashin như ngày hôm nay. Xin hỏi Bộ trưởng đánh giá như thế nào về hiệu lực quản lý nhà nước của chúng ta. Phải chăng là chúng ta bất lực?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Bộ Tài chính chủ trì cùng với các bộ liên quan đã thẩm định
Trước hết, 750 triệu USD này không phải lấy từ ngân sách Nhà nước mà được huy động từ trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để thực hiện việc cho vay lãi. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2003, doanh nghiệp được quyền huy động. Thứ hai, về chủ trương, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII đã xác định: tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức thu hút vốn nước ngoài và tăng nhanh mức huy động vốn thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và mở rộng thị trường vốn bằng nhiều hình thức, kể cả việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế. Đại hội IX tiếp tục khẳng định, trong 5 năm tới, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp khác khoảng 1 đến 2 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài để đầu tư trung và dài hạn nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn, giúp tăng cường an ninh, tài chính của Việt Nam.
Khi xây dựng đề án phát hành trái phiếu 750 triệu USD này, có đề ra nguyên tắc là vay về để cho vay lại. Lúc đó, cũng có các đơn vị xây dựng đề án sử dụng số trái phiếu này, trong đó có Vinashin. Lúc bấy giờ, Vinashin xây dựng một đề án được phê duyệt là phát triển ngành công nghiệp đóng tàu cần có 39.000 tỷ vốn, trong đó dự kiến huy động vốn từ nước ngoài là 17.000 tỷ.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì cùng với các bộ liên quan thẩm định. Hiện nay, chúng tôi vẫn lưu giữ văn bản của các bộ. Trên cơ sở thẩm định phương án phù hợp với mục đích sử dụng vốn, cơ chế chính sách, đề án và phù hợp với chiến lược, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có Nghị quyết về việc phát hành vốn cho Vinashin vay lại. Khi cho vay lại thì cho vay theo một chương trình dự án tổng thể. Chúng tôi cũng đã ban hành Quyết định số 36 ngày 7.7.2006 về quy chế giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005, trong đó có phân công trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của Vinashin và trách nhiệm của các ngân hàng phục vụ, định kỳ có kiểm tra và giám sát với nguồn vốn trái phiếu này.
Đối chiếu với các quy định của Nhà nước thì việc cho vay thực hiện là phù hợp. Quá trình triển khai thực hiện, bắt đầu từ năm 2007, 2008, 2009 và 2010, chúng tôi có 4 cuộc kiểm tra định kỳ, 1 cuộc kiểm tra đột xuất và cũng có phát hiện ra Vinashin sử dụng vốn chưa đúng với những cam kết ban đầu, có hiện tượng dàn trải.
Chúng tôi đã có báo cáo với Chính phủ và Chính phủ có văn bản chỉ đạo - Công văn số 4056 ngày 19.6.2008 - yêu cầu Tập đoàn Vinashin nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị của Bộ Tài chính (tại Công văn 6223 ngày 28.5.2008 về kiểm tra việc sử dụng vốn trái phiếu quốc tế năm 2005 cho Vinashin vay lại. Nhất là, kiến nghị cân nhắc danh mục các dự án sử dụng vốn trái phiếu quốc tế năm 2005, sắp xếp cắt giảm các dự án chưa thật sự cần thiết, chưa sát với mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 914 ngày 1.9.2005 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tập trung vốn hơn nữa cho các dự án hiện đại hóa và nâng cấp đóng tàu mới. Quyết định 914 được Chính phủ ban hành năm 2005, trong đó có danh mục Vinashin được sử dụng vốn trái phiếu để đầu tư. Năm 2008, phát hiện Vinashin sử dụng chưa đúng danh mục này. Tại các báo cáo của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã xác định việc đầu tư như vậy là trái với quyết định của Thủ tướng, trái với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tuesday, November 23, 2010

22/11 Quốc hội chất vấn về bô xít và Vinashin

Sáng nay, Quốc hội bắt đầu đợt chất vấn kéo dài hơn 2 ngày với các thành viên Chính phủ, trong đó quản lý khai thác bô xít Tây Nguyên và những rối ren tại tập đoàn Vinashin thời gian qua là nội dung sẽ được yêu cầu làm rõ.> Toàn cảnh dự án bô xít Tây Nguyên
4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn tại Quốc hội kỳ này là Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Giao thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng. Phần chất vấn Thủ tướng được tổ chức vào sáng thứ 4, 24/11.
Bô xít Tây Nguyên và Vinashin dự kiến là hai vấn đề nóng được cử tri và các đại biểu Quốc hội quan tâm và mong muốn được giải đáp thỏa đáng. Trong đó, vấn đề Vinashin sẽ được hai bộ trưởng Tài chính và Giao thông Vận tải cùng giải trình.
Câu chuyện bô xít Tây Nguyên đã được đề cập và đưa ra tại kỳ họp Quốc hội vào năm 2009, nhưng tiếp tục nóng lên tại kỳ họp lần này đặc biệt sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ Hungary. Do tính nhạy cảm về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng, dự án này thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng là người đăng đàn đầu tiên. Trong sáng nay, ông Hoàng đã nhận được một số câu hỏi liên quan tới vấn đề bô xít. Từ cuối tuần trước, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cùng Bộ Công Thương đã họp bàn và chuẩn bị nội dung liên quan tới các dự án khai thác bô xít để phục vụ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời sáng nay.
Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng, dự án bô xít Tây Nguyên có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của ngành và quan điểm của Bộ trước sau như một.
Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang triển khai 2 dự án Tổ hợp bô xít nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và dự án alumin Nhân Cơ (Đăk Nông). Dự án Tân Rai được khởi công vào năm 2008 (công suất thiết kế 650.000 tấn alumin một năm), dự kiến sẽ đi vào hoạt động quý I/2011. Dự án Nhân Cơ (với công suất 650.000 tấn alumin mỗi năm) được khởi công từ tháng 2/2010 và tới tháng 10 năm nay, các đơn vị mới chính thức tiến hành thi công. Dự kiến, công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2012. Tổng mức đầu tư của dự án lên tới hơn 20.000 tỷ đồng.
Bộ Công Thương và phía TKV, đơn vị trực tiếp triển khai cho rằng, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao. TKV đưa ra dẫn chứng, dự án có thể thu lãi vì giá thành chỉ vào khoảng 265-287 USD mỗi tấn alumin, trong khi đó, có thể bán ra ở mức 315-330 USD mỗi tấn alumin. Ngược lại, các chuyên gia kinh tế lại hoài nghi về tính toán trên và khẳng định, theo giá giao nhận ngay của thị trường thế giới thì giá alumin sang năm sẽ không có loại nào bán được trên 270 USD mỗi tấn, kể cả sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án bô xít Tây Nguyên. Ảnh: TKV.
Không chỉ có vậy, dự án bô xít Tây Nguyên còn gây tranh cãi lớn về môi trường và an ninh quốc phòng, đặc biệt hồ bùn đỏ là vấn đề nhức nhối gây lo ngại cho dư luận. Sau sự cố hồ bùn đỏ ở Hungary, Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ, chuyên gia kinh tế như Phạm Chi Lan, nhà nghiên cứu Trần Đức Nguyên, Giáo sư Hoàng Tụy... cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác, đã ký vào văn thư khẩn thiết yêu cầu các vị lãnh đạo cao nhất nước ra quyết định ngừng việc xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, các nhân sỹ kiến nghị tạm hủy dự án đang đàm phán với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông và đình chỉ việc triển khai toàn bộ dự án hiện thời liên quan đến khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Theo các nhân sĩ, sự cố bùn đỏ ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.
Trong khi các chuyên gia kinh tế cùng nhiều nhà khoa học trong nước vẫn chưa an tâm thì Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công Thương và TKV liên tục khẳng định dự án trong phạm vi an toàn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cam đoan, Việt Nam đang làm hồ chứa bùn đỏ theo mô hình của Brasil và Australia chứ không phải của Hungary. Người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường cho hay, mức độ an toàn cho hồ bùn đỏ đã được hội đồng thẩm định quốc gia tăng lên gấp đôi. Khu động đất ở Tây Nguyên dự kiến tối đa là cấp 7 nhưng hồ đã được thiết kế an toàn cho cấp 9.
Bộ Công Thương cũng trấn an dư luận, dự án bô xít Tây Nguyên được giám sát như một siêu dự án quốc gia. Sau sự cố ở Hungary, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan và TKV tổ chức Đoàn khảo sát, nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary; Thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, uy tín để tái thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ để hoàn thiện và bổ sung thiết kế hiện nay, lập phương án phòng chống và ứng phó sự cố khi xảy ra vỡ hồ bùn đỏ.
Không an tâm về những thông số cũng như dẫn chứng của phía Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và TKV, nhiều đại biểu cho rằng, Quốc hội, một lần nữa, cần thể hiện thái độ rõ ràng về vấn đề bô xít Tây Nguyên.
Trước lo ngại của dư luận, Bộ Công Thương cho biết, không giống như dự án thông thường, dự án này phải báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ rất nhiều lần. Dự án có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của ngành nên mới được phê duyệt. Bộ Công Thương không có kiến nghị dừng, ngược lại, đang chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ nhà máy Tân Rai. Bởi dự án đưa vào sử dụng càng sớm thì càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhấn mạnh: “Bộ Công Thương đang chuẩn bị giải trình trước Quốc hội về vấn đề bô xít Tây Nguyên. Quan điểm của bộ trước sau như một”.
Theo TKV, trữ lượng và tài nguyên bô xít ở Việt Nam vào khoảng 5,4 tỷ tấn. Trong đó, riêng vùng Đăk Nông và Lâm Đồng khoảng 4,4 tỷ tấn. Theo xếp hạng của Cục địa chất Mỹ năm 2010 về trữ lượng và tài nguyên bô xít thì Việt Nam được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới sau Guinea và Australia. Với kịch bản sản xuất 5 triệu tấn alumin mỗi năm, thì phải 200 năm mới khai thác hết số quặng bô xít ở Tây Nguyên.
Hoàng Lan
Theo dòng sự kiện:
Khai thác Bô xít Tây Nguyên (22/10)
Nhiều nhân sĩ kiến nghị dừng dự án bô xít (22/10)
Chỉ động đất mới vỡ được hồ bùn đỏ Tây Nguyên (21/10)
Rà soát lại toàn bộ thiết kế hồ bùn đỏ Tây Nguyên (14/10)
Sự cố bùn đỏ Hungary là cảnh báo với bô xít Tây Nguyên (13/10)
Dân Trung Quốc tẩy chay dự án bô xít (18/07)
ShowTopicJS (5751, 5, 3, 0, '', 2, 'tdTopic_5751_1000485888', 1, 1000485888);








Off Telex VNI VIQR


var bshow = false;

function ShowFormComment() {
if(bshow){
gmobj('dComment').style.display="block";
gmobj('pShow').style.display="none";
bshow=false;
}
else{
gmobj('dComment').style.display="none";
gmobj('pShow').style.display="block";
bshow=true;
}
}
ShowFormComment();

function submitForm(theform){
document.frmComment.txtAddedBy.value = Trim(document.frmComment.txtAddedBy.value);
if (document.frmComment.txtAddedBy.value == '' document.frmComment.txtAddedBy.value == 'Họ tên')
{
alert('Xin hay nhap Ho ten!');
document.frmComment.txtAddedBy.focus();
return;
}
if ((SEmail = CheckEmailAddress(document.frmComment.txtAddedByEmail.value))=='')
{
alert('Dia chi Email khong hop le!');
document.frmComment.txtAddedByEmail.focus();
return;
}
document.frmComment.txtAddedByEmail.value = SEmail;
document.frmComment.txtAddedTitle.value = Trim(document.frmComment.txtAddedTitle.value);
if (document.frmComment.txtAddedTitle.value == '' document.frmComment.txtAddedTitle.value == 'Tiêu đề')
{
alert('Xin hay nhap Tieu de!');
document.frmComment.txtAddedTitle.focus();
return;
}

document.frmComment.txtValidCode.value = Trim(document.frmComment.txtValidCode.value);
if (document.frmComment.txtValidCode.value == '' document.frmComment.txtValidCode.value == 'Mã xác nhận')
{
alert('Xin hay nhap Ma xac nhan!');
document.frmComment.txtValidCode.focus();
return;
}
document.frmComment.txtAddedContent.value = Trim(document.frmComment.txtAddedContent.value);
if (document.frmComment.txtAddedContent.value == '')
{
alert('Xin hay nhap Noi dung!');
document.frmComment.txtAddedContent.focus();
return;
}
if (!confirm('Gui yeu cau?'))
return;

var status = AjaxRequest.submit(
theform
,{
'onSuccess':function(req){
if(req.responseText=='ValidCode'){
alert('Ma xac nhan khong dung!');
}
else{
alert(req.responseText);
ResetDefault();
}
}
,'onError':function(req){
alert(req.responseText);
}
}
);
return status;
}

function ChangeImage() {
var ranNum = Math.floor(Math.random() * 5);
AjaxRequest.get(
{
'onSuccess':function(req){
gmobj('imgValidCode').src = "/Service/Vote/securelog/image.asp?Code=" + ranNum;
}
,'onError':function(req){
}
}
)
}

function InputDefault() {
document.frmComment.txtAddedBy.value = 'Họ tên';
document.frmComment.txtAddedBy.className = 'adword-textbox';
document.frmComment.txtAddedByEmail.value = 'Email';
document.frmComment.txtAddedByEmail.className = 'adword-textbox';
document.frmComment.txtAddedTitle.value = 'Tiêu đề';
document.frmComment.txtAddedTitle.className = 'adword-textbox';
document.frmComment.txtValidCode.value = 'Mã xác nhận';
document.frmComment.txtValidCode.className = 'adword-textbox';
document.frmComment.txtAddedContent.value = '';
document.frmComment.txtAddedContent.focus();
}

function ResetDefault() {
InputDefault();
ChangeImage();

ShowFormComment();

}

ShowArticlebanner();

Tin mới
FED 'chê' nhà kinh tế đoạt giải Nobel (23/11)
Bộ trưởng Tài chính bị quy trách nhiệm trong vụ Vinashin (23/11)
Mắt kính Eyewear Hut khuyến mãi mùa Noel (23/11)
Dược Viễn Đông bị phạt vì vụ thâu tóm khủng (23/11)
'Nhà thu nhập thấp không có suất ngoại giao' (23/11)
Các tin khác
[Trở về]
Đề nghị có chính sách điều chỉnh giá điện, than (21/11)
Siết khuyến mãi, lộ chuyện nhà mạng lãng phí kho số (21/11)
Giá tiêu dùng tại Hà Nội tiếp tục tăng tốc (20/11)
Nhiều thuê bao phía Nam của MobiFone không thể gọi đi (20/11)
Gạ tình qua di động tái phát (20/11)
Giá vàng, USD giảm nhiệt (20/11)
CPI tháng 11 TP HCM tăng 1,73% (20/11)
Vinashin khẳng định sẽ trả hết nợ nần (19/11)
Khách rút tiền ATM bị điện giật bất tỉnh (19/11)
Đề nghị tăng giá bán than cho điện theo 2 bước (19/11)
Thị trường vàng đảo chiều, giá rớt 800.000 đồng (19/11)
Doanh nghiệp xăng dầu xin thêm ưu đãi (19/11)
Thanh tra 16 doanh nghiệp kinh doanh hàng bình ổn giá (19/11)
Giá vàng nhảy vọt lên 36,3 triệu đồng (19/11)
Duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin (19/11)

23/11 Tham mưu trưởng lục quân Mỹ thăm Việt Nam

Đại tướng George William Casey Jr. Ảnh: ask.com.


Hôm qua Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp Đại tướng George William Casey Jr, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.


Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh chào mừng Đại tướng George William Casey Jr. cùng các thành viên trong đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam, mong rằng chuyến thăm này góp phần củng cố, khôi phục và tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội, nhân dân hai nước; chúc chuyến thăm và làm việc của đoàn thu được kết quả tốt đẹp.


Đại tướng George William Casey Jr. chân thành cảm ơn Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh đã dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử đất nước con người và Quân đội nhân dân Việt Nam.


Thông tin trên trang web của bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay hai bên thống nhất trong thời gian tới tập trung hợp tác trên các lĩnh vực trao đổi đoàn các cấp; trao đổi học viên quân sự và các lĩnh vực đang hợp tác như quân y, rà phá bom mìn.
Anh Minh


ShowArticlebanner();


Tin mới
Triều Tiên bắn đạn pháo sang Hàn Quốc (23/11)
Thảm kịch giẫm đạp thường xảy ra như thế nào (23/11)
Nên cưới vợ khi có thẻ xanh hay nhập quốc tịch? (23/11)
Hàng chục điệp viên Nga tại Mỹ có cơ bị lộ (23/11)
Mỹ phóng vệ tinh tình báo lớn nhất thế giới (23/11)
Các tin khác
[Trở về]
Máy bay Đài Loan trượt khỏi đường băng (23/11)
'Họ giẫm lên đầu, lên mặt, lên người tôi' (23/11)
Chat với tổng thống Nga (23/11)
375 người chết ở Campuchia vì giẫm đạp (23/11)
Chuyện tình cổ tích của Anh 'chỉ dài 7 năm' (23/11)
Hàn Quốc có thể đề nghị Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân (22/11)
Sao nhạc rock hầu tòa vì băng sex (22/11)
Máy bay chở 262 người hỏng động cơ (22/11)
Tổng thống Iran muốn các cô gái lấy chồng từ tuổi 16 (22/11)
Sữa bẩn lại hoành hành Trung Quốc (22/11)
'Bom thư' gửi tới cuộc thi khiêu vũ (22/11)
Vua Ảrập đến Mỹ chữa bệnh (22/11)
Hillary Clinton bác tin chạy đua làm tổng thống (22/11)
Máy bay cháy cánh tại New York (22/11)
Triều Tiên 'khoe' với Mỹ nhà máy tinh chế uranium (22/11)

03/11 米有名旅行雑誌、読者投票で越のホテル5件を選出

2010/11/04 15:18 JST配信
*関連記事:
>> ワールドトラベル、ベトナムの最優秀ホテルを発表 (10/10/20)

>> アジアのトップリゾート25 越から3カ所選出 (09/11/13)

 米国の人気旅行雑誌「コンデナスト・トラベラー(Conde Nast Traveler)」が実施した読者投票の結果が発表され、ベトナムの5つのホテルとリゾートがリスト入りしたことが分かった。このリストは、2万5916人の読者が、レストラン・ロケーション・アーキテクチャー(建築様式)・客室・サービスの品質の5項目を評価して投票した結果により作成されたもの。3日付ダウトゥ紙電子版が報じた。

 それによると、「ライフヘリテージ・ホイアン」、「ザ・ナムハイ」、「エバソン・アナ・マンダラ&シックスセンシズ・スパ」の3つのリゾートがアジアのベストリゾートのトップ20リストに、「ソフィテルレジェンド・メトロポールハノイ」と「パークハイアット・サイゴン」の2つのホテルがアジアのベストホテルのリストに登載された。

 ザ・ナムハイ・リゾートのジョン・ブランコ支配人は「バリ島とタイは観光地として世界中で有名だ。そんな中、この有名な雑誌の読者にベトナムが高く評価されたことは実に素晴らしい」と述べた。

[Dau tu online, 10:28:20, 03/11/2010, O]

© Viet-jo.com 2002-2010 All Rights Reserved.

主要ニュース
白昼の路上で短銃発砲事件、裏社会の勢力争いか (13:58)
11か月の自動車輸入台数は前年同期比28.1%減 (10:54)
ズン首相、ビナシン再建案を承認 (07:57)
ハノイ:11月のCPIは前月比1.93% 上昇 (22日 20:54)
ホーチミン:11月のCPIは前月比1.73%上昇 (22日 18:58)

最新ニュース
VNPT、ネット市場でシェア70%と他社をリード (12:49)
商工省庁舎屋上に太陽光発電システムを設置 (11:54)
国営大手オンラインメディア、ハッカーに攻撃される (09:56)
ベトナム日産、ダナンに販売代理店をオープン (08:54)
電子納税、2011年年初から開始へ (06:58)

17/11 南シナ海問題、第2回国際会議が開催

2010/11/17 07:55 JST配信
*関連記事:
>> 中国政府系ネット地図に領有権違反、越政府が抗議 (10/11/09)
>> ズン首相、日中米の防衛・国防相と相次ぎ会談 (10/10/13)
>> 中国に再抗議、パラセル諸島海域で海上埋め立て (10/08/07)
>> ダナン:領有権巡って問題の諸島 道路名に命名 (10/07/19)

ホーチミン市で11日から12日にかけて、学術会とベトナム弁護士協会の共催で、第2回南シナ海問題国際会議が開催された。会議にはアセアン諸国・中国・オーストラリア・カナダ・インド・日本・韓国・アメリカ、欧州連合(EU)の学者70人と、在ベトナムの各国外交官などが参加した。12日付サイゴンザイフォン紙(電子版)が報じた。

会議では、南シナ海の領海を巡る問題が関係国の安全保障へ及ぼす影響、平和的な問題解決などについて討議された。この中で、専門家からは南シナ海行動宣言(DOC)に基づいて各国間で情報を共有し、拘束力の高い南シナ海行動規則を策定する必要性が指摘された。

[Viet Anh, sggp.org.vn, 12/11/2010, 01:31 (GMT+7), T]
© Viet-jo.com 2002-2010 All Rights Reserved.

主要ニュース
白昼の路上で短銃発砲事件、裏社会の勢力争いか (13:58)
11か月の自動車輸入台数は前年同期比28.1%減 (10:54)
ズン首相、ビナシン再建案を承認 (07:57)
ハノイ:11月のCPIは前月比1.93% 上昇 (22日 20:54)
ホーチミン:11月のCPIは前月比1.73%上昇 (22日 18:58)

最新ニュース
VNPT、ネット市場でシェア70%と他社をリード (12:49)
商工省庁舎屋上に太陽光発電システムを設置 (11:54)
国営大手オンラインメディア、ハッカーに攻撃される (09:56)
ベトナム日産、ダナンに販売代理店をオープン (08:54)
電子納税、2011年年初から開始へ (06:58)