Friday, August 5, 2011

05/08 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết



(05/08/2011 18:32:00)
Thảo luận tại Hội trường, phần lớn các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng các giải pháp hỗ trợ bổ sung về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân là cần thiết.
Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 5/8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009; việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.
Doanh nghiệp cần nguồn vốn với lãi suất hợp lý
Đồng tình với Tờ trình của Chính phủ trong việc bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, phần lớn các ý kiến thảo luận cho rằng các giải pháp này là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc miễn giảm thuế  không nên quá mở rộng nhiều đối tượng, nên tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số ngành cụ thể.
Trước băn khoăn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) rằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu liệu có vi phạm quy định về chống phá giá và chống trợ giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết WTO không có quy định bắt buộc thực hiện việc không được hỗ trợ về miễn và giảm thuế, nhất là đối với đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu doanh nghiệp không sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp chỉ mang tính tình thế. Đại biểu Đào Tấn Lộc (Phú Yên) nhấn mạnh, điều mà các doanh nghiệp đang cần là được tiếp cận với nguồn vốn vay một cách minh bạch và lãi suất hợp lý. Do đó, một số đại biểu cho rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của các ngân hàng thương mại.
Liên quan đến việc giảm 50% mức thuế khoán đối với cá nhân và hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân từ quý III/2011 đến hết năm 2011, nhiều ý kiến cũng đề nghị cân nhắc bởi tính khả thi bởi khó có thể kiểm soát được việc các hộ có thực hiện giảm giá phòng trọ hay nâng cao chất lượng bữa ăn cho người lao động. Một số ý kiến đề nghị nên chăng hỗ trợ trực tiếp cho công nhân, người lao động nghèo, học sinh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh:  Ảnh: Chinhphu.vnTheo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm mục tiêu giảm tổng cầu của nền kinh tế, kéo lạm phát xuống. Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh những khó khăn của doanh nghiệp như chi phí đầu vào cao, lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại.
Trước bối cảnh vừa phải giảm tổng cầu để chống lạm phát, vừa duy trì sản xuất, Chính phủ đã lựa chọn giải phảp miễn giảm thuế có mức độ để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thực hiện ngân sách 2009: Nỗ lực lớn của Chính phủ
Đánh giá về thực hiện chính sách tài khoá năm 2009, đa số các đại biểu đều nhận định, từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế đất nước. Quốc hội, Chính Phủ đã kịp thời ban hành các nhóm giải pháp cấp bách với chính sách tài chính, tiền tệ đặc thù của năm 2009.
Cụ thể, triển khai một số nhóm giải pháp, trong đó có gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung vốn đầu tư cho một số lĩnh vực, hỗ trợ lãi suất 4%/ năm cho các tổ chức cá nhân vay để sản xuất kinh doanh.
Nhờ các gói giải pháp này, kinh tế nước ta đã sớm vượt qua thời điểm khó khăn nhất và đạt tăng trưởng như mục tiêu Quốc hội đặt ra.
Tuy nhiên, một số đại biểu nhìn nhận vấn đề sử dụng ngân sách vẫn còn điều phải bàn. Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh), chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho nông thôn phát triển về giáo dục, y tế rất đúng. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn dàn trải, cần tổng kết đánh giá rõ ràng tác động và hiệu quả thực sự của chương trình để chấn chỉnh lại.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách của năm 2009 là cơ bản đạt và vượt so với nghị quyết của Quốc hội, chứng tỏ sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ.
Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cũng thẳng thắn cho rằng mức bội chi 6,9% cả năm 2009 vẫn là cao và nếu tiếp tục ở mức cao, kéo dài sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không thể xem thường.
Ông Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, việc giảm bội chi ngân sách cần đặt ra trong một giai đoạn dài hơn với những biện pháp cụ thể. Việc tiếp tục giảm đầu tư công không chỉ là biện pháp tình thế của năm  2010 – 2011, mà phải là biện pháp trong trung hạn và dài hạn. Đi cùng với đó, điều quan trọng là phải tăng hiệu quả đầu tư công.
Một số đại biểu kiến nghị dành ít nhất trên một nửa số tăng thu hàng năm để xử lý bội chi, như vậy mới có thể quyết liệt trong giảm bội chi hàng năm.
Theo Chinhphu.vn

05/08 Thách thức phát triển nguồn nhân lực

07:34 | 05/08/2011
Phân tích tình hình kinh tế quốc gia và quốc tế trong bài viết nêu bật những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của nguồn lực con người – lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển và là nhân tố làm chuyển dịch lợi thế so sánh giữa các quốc gia.
Nhìn từ thực tế, nước ta được xếp vào nhóm quốc gia có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 66% dân số. Cơ cấu này giúp cho thị trường lao động có được lợi thế cạnh tranh đặc biệt về giá và số lượng nhân công. Thực tế này cũng đang được các doanh nhân, giới sử dụng lao động trăn trở, góp ý với Chính phủ. Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vân Long, Hải Dương Bùi Anh Sáu cho biết, các doanh nghiệp đang phải khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Nguồn lao động trong nước đang cạn kiệt vì bây giờ học xong là đi học đại học, mà không biết rằng nhiều khi học đại học xong xin việc rất khó khăn. Trong khi đó không một người công nhân có tay nghề nào thiếu việc làm. Do vậy chúng ta phải đào từ người thợ thủ công cho đến công nhân kỹ thuật.

Nguồn: blogpost.com
Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một thực tế đáng lo ngại, vì hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, giá nhân công rẻ không còn được coi là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt nữa. Thay vào đó là chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, số lao động được đào tạo chỉ chiếm 30%. Chính vì thế, lực lượng trong độ tuổi lao động của Việt Nam chưa tạo nên sức bật về kinh tế, xã hội cho đất nước và Việt Nam chưa tận dụng những thế mạnh của cơ cấu dân số vàng. Nếu không sớm có đột phá trong phát triển nguồn nhân lực thì chất lượng nhân lực sẽ là lực cản đối với tiến trình thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Đảng đã đặt ra.
Vậy khắc phục lực cản này như thế nào?
Theo các chuyên gia kinh tế, có ba việc cần làm trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết là hài hòa hóa quan hệ lao động để tạo một thị trường lao động ổn định, bền vững, tránh tình trạng tranh chấp lao động bùng nổ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, theo Trưởng văn phòng giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phùng Quang Huy, trong những năm tới cần hoàn thiện hơn nữa các định chế, thể chế cho thị trường lao động Việt Nam. Trong đó các cơ quan của thị trường lao động cần được hoàn thiện, đặc biệt là tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn phải được phát triển và hoàn thiện hơn nữa, nâng cao năng lực của hai tổ chức này về việc tạo ra cơ chế hợp tác, đối thoại, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, có hiệu quả trong tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai tổ chức này phải có tính tương thích ở các cấp từ trung ương đến địa phương, hỗ trợ cho người sử dụng lao động và người lao động quan hệ hài hòa, xây dựng quan hệ lao động ổn định, tiến bộ theo chuẩn mực trong nước và quốc tế.
Đổi mới thứ hai là đổi mới hệ thống giáo dục theo quan điểm đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp… Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: khái niệm nguồn nhân lực rất rộng nên có khá nhiều cơ quan tham giá, nhưng vai trò chủ yếu và trung tâm phải là hệ thống giáo dục, hệ thống đào tạo: đào tạo nghề, đào tạo đại học… Không những chỉ có truyền đạt kiến thức mà còn xây dựng một cái nhân cách, phương thức sống, tinh thần kỷ luật. Nếu có sự bắt tay giữa cơ quan giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp thì sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn...
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao...; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Do vậy, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình hành động cụ thể phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…
Thu Thùy

05/08 'Phải chính Nguyễn Tất Thành nói ra điều ấy'

Cập nhật lúc 05/08/2011 06:08:00 AM (GMT+7)
Đáp án có nhầm lẫn giữa bối cảnh và nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nói nguyên nhân ở đây là không chính xác. Sao dám khẳng định điều này, điều kia là nguyên nhân một khi không phải chính Nguyễn Tất Thành nói ra điều ấy. Bởi thế, không nên đặt ra câu hỏi này.

PGS.TS Phạm Quốc Sử, nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và hiện đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phân tích một nguyên nhân từ đề thi và đáp án môn Lịch sử dẫn tới kết quả điểm thi thấp.

Trong câu chuyện với VietNamNet, PGS chia sẻ những suy nghĩ của mình về điều đáng quan tâm hơn: làm sao để học sinh hứng thú học môn học vốn dĩ tự thân không thiếu sự hấp dẫn này:  “Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về giảng dạy lịch sử cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn Lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.” 

PGS.TS Phạm Quốc Sử
Ảnh hưởng của tư duy người dạy đại học
Phóng viên: Sau khi có kết quả thi đại học, lại rộ lên ý kiến về đề thi môn Lịch sử  khó. Liệu đề thi có bị ảnh hưởng bởi tư duy của người dạy đại học?
PGS.TS Phạm Quốc Sử: Có thể lắm! Tôi chưa biết rõ người ra đề môn sử năm nay là ai, nhưng trước đây hầu hết là các thầy dạy ở đại học ra đề. 
Một khi là đề tuyển học sinh vào ĐH, do người dạy ĐH ra thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tư duy của họ. Đương nhiên người ra đề cũng phải suy nghĩ rất cẩn thận và cố gắng để ra đúng với trình độ học sinh phổ thông và kiến thức SGK. Bình thường đã có thể có sự vênh nhau giữa mong muốn của người ra đề với thực trạng chất lượng dạy học môn Sử ở nhà trường phổ thông, huống chi năm nay đề thi lại mắc phải những sai sót, dẫn đến thực trạng rất đau lòng như chúng ta đã biết.
Cũng phải thấy rằng, với thực trạng việc dạy và học môn sử như hiện nay, ai ra đề tuyển sinh đại học cũng lo lắng, bởi rất dễ gặp rủi ro, “tai nạn”. Ngay cả thí sinh đạt điểm cao nhiều cũng không hẳn là tốt. Bởi thế, kỳ thi đi qua còn phải nghe ngóng dư luận. Việc ra đề vinh quang không lớn mà trách nhiệm thì rất nặng nề. Nhiều thầy rất ngại nhận trách nhiệm này.
Đề năm nay, ý đồ của người ra đề là tốt, muốn kích thích và đổi mới tư duy học sinh, phân loại thí sinh để khuyến khích được những em giỏi.
Nhưng ra đề phải thỏa mãn nhiều đối tượng. Tình trạng thí sinh đi thi mà không có điểm, giống như người đi gặt mà không có lúa mang về là điều không bình thường. 
Số thầy đại học lúc đầu không xem kỹ, khen đề ra hay, kích thích tư duy học sinh, vì đó cũng là tư duy, cách nghĩ của họ, nhưng với giáo viên phổ thông, những người hiểu thực trạng học sinh hơn thì rất lo lắng. Còn học sinh thì rối trí.
Vậy đề thi năm nay không phù hợp là một đề thi tuyển sinh ĐH?
Đề ra vừa khó với trình độ phổ biến của học sinh, vừa dễ gây cho thí sinh sự nhầm lẫn. Có 5 câu thì đến 4 câu dễ bị nhầm lẫn, còn một câu thì yêu cầu học thuộc lòng, mà đây chính là điều học sinh hãi nhất và chán môn Lịch sử.
Câu 1, theo tôi, vấn đề là đáp án đã nhầm lẫn giữa bối cảnh và nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nói nguyên nhân ở đây là không chính xác. Sao dám khẳng định điều này, điều kia là nguyên nhân một khi không phải chính Nguyễn Tất Thành nói ra điều ấy. Bởi thế, không nên đặt ra câu hỏi này.
Câu 2 yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác nhau của hai văn kiện nhưng phần dưới lại hỏi "vấn đề đó” đã được giải quyết như thế nào ở giai đoạn 1939-1945? Vậy “vấn đề đó” là vấn đề gì? Là vấn đề những điểm khác nhau giữa hai văn kiện ư? Trên thực tế, đáp án lại hoàn toàn khác và cũng không đúng với lịch sử.
Câu 3 không định đặt bẫy nhưng thí sinh dễ mắc sai lầm vì khi nói đến chiến thắng “đánh cho Mỹ cút” thì tư duy trực giác sẽ nghĩ ngay đến thắng lợi quân sự. Bởi thế nhiều thí sinh đã nghĩ ngay đến Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và Thắng lợi Hiệp định Paris, nhưng trực tiếp phải là Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ sai với đáp án.
Câu 4 thì rõ ràng đã xuất hiện một cái bẫy với cụm từ “lớn nhất hành tinh”. Phần lớn học sinh sẽ nghĩ là Liên Hợp Quốc.
Với đáp án và đề thi này, học sinh có thể làm đúng nhưng soi vào đáp án lại thành sai.

PGS.TS Phạm Quốc Sử: Cần dũng cảm nhận sai về quan điểm đối với môn Sử

Tư tưởng chỉ đạo dạy Sử đã cũ
Từng là thầy của sinh viên khoa Lịch sử của Trường  ĐHSP Hà Nội, ông có thể nói rõ hơn vấn đề của giáo viên dạy sử ở phổ thông hiện nay?
Thực tế, chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay rất đáng lo ngại. Đây là sự thật, có kiêng nể cũng không nói khác được. Điều này có nhiều nguyên nhân.
Tôi không nghĩ SGK quá nặng kiến thức, bởi chả lẽ chúng ta cứ nói với các em những điều ngô nghê mới hợp với lứa tuổi sao? Vấn đề là ở chỗ sách viết không hấp dẫn, và nói thẳng là không khách quan, nặng về số liệu mà không nâng tầm nhận thức cho người học.
Chương trình mới nặng vì bài học được giải quyết với số giờ dạy cực kỳ hạn chế trong tuần khiến cho cả thầy lẫn trò đều thấy vất vả, nặng nề.
Đội ngũ dạy có vấn đề. Các thầy cô chịu nhiều thiệt thòi ngay từ khi còn trong quá trình đào tạo ở đại học, đó là chương trình đào tạo đại học khá nghèo về tri thức văn hoá, chỉ có chuyên môn sử trần trụi, mà cũng không thật khách quan, khoa học.
Bởi thế, phông văn hoá chung của họ còn nghèo, cộng với kiến chuyên môn không thật sâu, không đầy đủ thì không thể giảng hay được. Trước kia việc đào tạo liên ngành Văn-Sử cũng có cái hay của nó, mà nhờ thế mà các thầy cô được phân công dạy sử có kiến thức văn hoá toàn diện hơn
Trên thực tế, một số trường phổ thông, không ít thầy cô đã cố gắng đầu tư nhiều để nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng phần lớn còn lại vẫn chưa có chuyển động.
Hiện nay người ta nói nhiều đến trình chiếu, giáo án điện tử, đến những phương tiện hỗ trợ hiện đại cho quá trình dạy học môn Sử. Nhưng tôi cho  
Đã đến lúc phải vứt bỏ cách nghĩ học lịch sử chỉ đơn thuần để khơi gợi niềm tự hào dân tộc đi. Và hoàn toàn không sợ mất niềm tin. Mất niềm tin làm sao được. Chính nhân dân, xã hội, báo chí đã nói, đã nhận thức ra điều đó từ lâu rồi. Chỉ thiếu sự dũng cảm để thay đổi thôi. Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về nó cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn lịch sử và cả những môn KHXH khác nữa-PGS Phạm Quốc Sử.
rằng, kiến thức của người thầy và phương pháp, tác phong giảng dạy vẫn là quan trọng. Một khi thầy cô đã uyên bác thì giờ giảng nhất định sẽ hay. Còn khi kiến thức què cụt thì phương tiện mấy cũng vô ích. 
Nhưng giáo viên phổ thông không thể là người gánh hết trách nhiệm. Còn người biên soạn SGK, của các trường đại học, rồi chương trình, và cao hơn thế là quan điểm, mục tiêu giáo dục, những vấn đề ở tầm vĩ mô. Đừng bắt giáo viên phổ thông phải gánh hết trách nhiệm, bởi dù sao họ vẫn là người thực hành sự chỉ đạo mang tính pháp lệnh từ bên trên.
Có người nói môn  sử đã bị chính trị hóa, trở thành môn thuộc nhóm “giáo dục công dân” về lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp bằng những trang sử hồng. Ý kiến của thầy về vấn đề này như thế nào?
Đúng là như thế. Đó là điều khó bác bỏ. Môn Lịch sử là một môn khoa học đích thực, nhưng bị biến thành một môn giáo dục thuần tuý. Tại sao lại quan niệm môn Lịch sử thuần tuý chỉ là môn học giáo dục về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc. Đây là một cách nghĩ rất cũ và lệch lạc.
Môn Lịch sử cần phải được nhận thức lại, cũng như phải đánh giá lại vị thế của nó trong nhà trường.
Nếu tuyệt đối hoá khía cạnh giáo dục của nó, hay lợi dụng nó làm thay cho việc tuyên truyền thì chỉ khiến cho nó nghèo nàn đi và dễ bị chán, bị đơn giản hóa. Vì nó còn mảng lịch sử thế giới, nó còn phải nói đến những sự thật cay đắng không đáng học, nhưng phải đúc rút kinh nghiệm cho đời sau, hay những sự thật đã bị vùi lấp cần phải làm sáng tỏ…
Bởi thế, đã đến lúc phải vứt bỏ cách nghĩ học lịch sử chỉ đơn thuần để khơi gợi niềm tự hào dân tộc đi. Như thế chỉ cần học thuộc những bài SGK được biên soạn theo chủ định là đủ. Khó mấy cũng nhớ được, nhưng sẽ rất chán. Môn  Lịch sử không phải như vậy, người ta mới chỉ khai thác nó một cách hời hợt và chủ quan thôi. Nó thực sự rất hấp dẫn, hấp dẫn tự thân như nó vốn dĩ như thế.
Phải thay đổi chứ không phải là chỉ sửa đổi trong quan điểm nhận thức về môn này. Nếu cứ sửa chữa vá víu, không thay đổi nhận thức, mà chỉ sửa chữa sách giáo khoa thì rất tốn tiền bạc mà chất lượng giáo dục vẫn không tốt lên. Tuy nhiên, đây không phải chỉ là việc của người biên soạn SGK, mà ở cấp cao hơn, ở hệ thống quan điểm giáo dục.
Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội vào những giá trị mà lịch sử trước đó đã tạo ra?
Hoàn toàn không. Mất niềm tin làm sao được. Chính nhân dân, xã hội, báo chí đã nói, đã nhận thức ra điều đó từ lâu rồi. Chỉ thiếu sự dũng cảm để thay đổi thôi. 
Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về nó cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa.
Cách đây 3-4 năm, có hội nghị về giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông, có mặt các nhà khoa học đầu ngành báo cáo, phát biểu nhưng lại không có người chức trách cao trong ngành giáo dục đến dự.
Mọi ý kiến trao đổi trong giới sử sôi nổi thế nhưng rồi cũng chìm đi vì bên trên chưa chuyển động. 
Nhưng bây giờ, đã đến lúc cần phải thay đổi. Tâm huyết của các giáo sư chưa hết, lòng yêu nước trong nhân dân vẫn chảy mạnh, niềm tự tôn dân tộc của thanh thiếu niên vẫn không hết, nỗ lực của Bộ, của Trung ương vẫn rất lớn, nhưng chưa có chuyển biến. Ấy là bởi ta còn lúng túng giữa sửa chữa hay thay đổi. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.
Xin cảm ơn ông!
  •      Nguyễn Hường (thực hiện)

05/08 India may disappoint Vietnam on S. China Sea


9 Comment(s)Print E-mailChina.org.cn, August 5, 2011
Adjust font size: 
Media reports said that Vietnam and India recently stepped up efforts to strengthen their naval ties. Vietnam will allow Indian naval warships to drop anchor at its Nha Trang port in southern Vietnam. In addition, India will offer naval facilities for training and capacity-building for Vietnamese forces.
Indian missle destroyer
Indian missle destroyer 


When asked why Vietnam invited the Indian navy to establish a permanent military presence at Na Thrang port in Southern Vietnam, Ye Hailin, a researcher with the Chinese Academy of Social Sciences, said that it is difficult to say whether India will actually send ships to the port.
"I believe that it is another attempt taken by Vietnam to exert pressure on China," Ye said in an interview with China National Radio. "Vietnam hopes to establish military ties with many other countries so that it can counter China in the South China Sea with more confidence," Ye said.
India may not need to send ships to the port to serve its strategic interests, Ye said. India responded favorably to Vietnam's offer because it wants to make other Southeast Asian countries feel that India can play a role in the South China Sea. As a player, it doesn't need to take any specific responsibilities. The step could simply be a mechanism for India to project global sea power.
But India has also made clear that it is not realistic for it to act as a global naval power in its present financial position, Ye said. Projecting global sea power requires a global military presence, which India currently does not have, Ye said.
To India, the Indian Ocean and the waters from the Arabian Sea to Hormuz Strait are more important, Ye added. India is neither willing to nor has the ability to extend to the South China Sea and build a military presence there.
No matter how many countries Vietnam chooses to ally with, it cannot change a basic fact: its military force still lags far behind China's, Ye said.
If Vietnam chooses to resolve the South China Sea disputes by force, Ye continued, its allies would not be able to protect it. India likely formed its alliance on the understanding that China and Vietnam will not likely enter into large-scale armed conflict. But if Vietnam were to go too far and engage China militarily, India would likely be the first to leave, Ye said.
Vietnam's military alliance strategy is only an attempt to put pressure on China, Ye said.

Indian missle destroyer
Indian missle destroyer 

Indian fleet
Indian fleet 

Indian fleet
Indian fleet 



05/08 Truyền thông 'tấn công' TS Cù Huy Hà Vũ

Cập nhật: 08:19 GMT - thứ sáu, 5 tháng 8, 2011
Bên ngoài phiên tòa xử CHHV tại Hà Nội ngày 4/8/2011
Em gái và vợ của luật sư Hà Vũ giương biển phản đối bên ngoài phiên toà xử tại Hà Nội ngày 4/8/2011
Sau phiên tòa phúc thẩm ngày 2/8/2011 xét xử ông Cù Huy Hà Vũ, truyền thông Việt Nam đã đăng nhiều tin bài nhằm vào cá nhân ông, đi đầu là phóng sự của kênh VTV1 tối 4/8.
Kênh VTV1 của Ban thời sự truyền hình Việt Nam đã phát phóng sự dài 15 phút có tên 'Sự thật về hành vi vi phạm của Cù Huy Hà Vũ' trong bản tin thời sự buổi tối, hai ngày sau khi phiên toà kết thúc.
Phóng sự này có trích dẫn nhiều nhân vật kể cả chính quyền và người dân thuật lại phiên xử, mà họ cho là "công bằng và khách quan", đồng thời thuật lại các cáo buộc đối với ông Cù Huy Hà Vũ.
Ngoài nội dung chính là diễn biến sự việc xung quanh phiên toà, ban biên tập của VTV1 đã tích cực khai thác các khía cạnh cá nhân của ông Vũ.
VTV1 trích lời ôngTrần Mạnh Quân, chủ tịch UBND phường Điện Biên: “Chúng tôi cho rằng là quan hệ với họ hàng, với gia tộc, nhất là quan hệ với anh em (của ông Cù Huy Hà Vũ) là không được tốt.”
“Lúc sinh thời, ông Cù Huy Cận cũng đã lên phường gặp chúng tôi rất nhiều lần và đã khẳng định là tôi sinh ra thằng con bất trung, bất nghĩa và bất hiếu”, ông Quân nói.
VTV1 dẫn lời một vài người hàng xóm sống ở phường Điện Biên Phủ, nói rằng họ gọi cách ứng xử của Cù Huy Hà Vũ là “thiếu văn hoá” và “thằng cha hung hăng và láo lếu”.
Phóng sự truyền hình này sau đó nhanh chóng được đưa lên trang mạng của Đài truyền hình Việt Nam.

Chiêu bài nhân cách?

Trong khi đó cũng hôm thứ Năm 4/8 báo Công an Nhân dân của Bộ Công an đã có bài 'Cù Hà Huy Vũ và chiêu bài nhân cách' của tác giả Quý Thanh.
Cây bút này của báo Công an từng thu hút chú ý khi viết bài chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu và gọi ông là "ngộ nhận".
Bài báo tự nói là cung cấp thêm "sự thật" về con người Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ để đánh giá về ông, vì "sự nhầm lẫn về nhân cách sẽ tạo ra những hệ lụy trầm trọng đối với những giá trị đạo đức chung cũng như đối với nhận thức của mỗi cá nhân".
Trong đó, tác giả đã dùng những cụm từ như “phản bội tín điều”, “kẻ hoạt ngôn”, tầm thường và nhỏ mọn” hay kẻ "tính toán cá nhân"... để mô tả ông Vũ.
Bài báo cũng thoáng nhắc đến vụ kiện đồi Vọng Cảnh nhưng lại bỏ sót vụ ông Hà Vũ đâm đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các sự vụ mang tính cá nhân của ông Vũ cũng bị mang ra mổ xẻ, như việc ông 'không có đóng góp' trong khi vẫn lĩnh lương của nhà nước; hay lá đơn khiếu nại của cố nhà thơ Cù Huy Cận gọi ông Vũ là kẻ phản bội cha mình.
Tác giả Quý Thanh kết luận: "Vũ đã là một kẻ phản bội luân lý và đạo làm người. Nhưng những người lợi dụng Vũ, đau lòng thay, đã phản bội chính danh dự và trí tuệ của mình."
"Việc áp dụng chiêu bài nhân cách cho một kẻ tầm thường nhỏ mọn như vậy chỉ cho thấy mưu đồ quyền lực của những kẻ vẫn tung hô và ủng hộ Vũ."

05/08 Philippines và MILF thúc đẩy đàm phán hòa bình


Hãng Kyodo đưa tin tối 4/8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã có cuộc gặp bí mật với thủ lĩnh Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) Al Haj Ebrahim Murad tại ngoại ô Tokyo, Nhật Bản.

Các nguồn tin cho biết cuộc gặp kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ, có sự tham gia của trưởng đoàn đàm phán hòa bình của ông Aquino và MILF.

Tại cuộc gặp, ông Aquino đã đề cập tới việc "tăng cường mạnh mẽ các cuộc đàm phán hòa bình, thắp lại mong muốn chung về giải quyết hòa bình một cách nhanh chóng," cho rằng cuộc gặp này là một sự kiện lịch sử, mang đến nhiều hy vọng.

Hai bên đã thảo luận về các biện pháp hữu hiệu trong việc hướng tới lộ trình hòa bình, đồng thời nhất trí sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán vào ngày 15-17/8 tới, tại Malaysia.

MILF là nhóm vũ trang Hồi giáo lớn nhất tại Philippines, với hơn 10.000 chiến binh.

Lực lượng này thực hiện các hoạt động chống chính phủ từ những năm 1970, với mục tiêu thành lập chính quyền độc lập theo luật Hồi giáo, tại đảo Mindanao và các hòn đảo xa.

Hoạt động của MILF chống chính phủ trong hơn 40 năm qua đã khiến 120.000 người thiệt mạng, hơn 2 triệu người ở miền Nam Philippines phải tha hương.

Nhật Bản cùng Anh, Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ, là thành viên của Nhóm Tiếp xúc quốc tế, thành lập từ năm 2001.

Nhóm tiếp xúc này có vai trò hỗ trợ thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Chính phủ Philippines và MILF./.
(TTXVN/Vietnam+)