Tọa đàm tại Bắc Kinh giữa các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc, tập trung phân tích tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của Trung Quốc, những diễn biến gấn đây về tình hình Nam Hải (Biển Đông), đặc biệt là nhân tố Mỹ và ảnh hưởng đến cục diện xung quanh Trung Quốc. Các học giả cũng đưa ra các kiến nghị chính sách cho Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Hãng bình luận tin tức TQ (Chinareviewnews) và Nguyệt san Bình luận Trung Quốc của Hồng Công đã tổ chức buổi Tọa đàm về quyền lợi và chiến lược biển Trung Quốc tại Bắc Kinh. Buổi tọa đàm do Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế TQ, Cố vấn học thuật của Nguyệt san Bình luận TQ chủ trì: tham gia gồm các chuyên gia, học giả: Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế: Trường Đảng TƯ Mã Tiểu Quân; Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu CÁ-TBD, Viện Khoa học xã hội TQ Hàn Phong; Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược biển, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Vương San; Quyền Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu luật biển, Viện nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục hải dương TQ Ngô Kế Lục. Trợ lý Trung tâm nghiên cứu sử địa biên cương, Viện Khoa học xã hội TQ, Tiến sĩ Hầu Nghị.
Lược dịch một số nội dung chính như sau.
Quách Chấn Viễn: Năm ngoái TQ xảy ra tranh chấp đảo Điếu Ngư với Nhật Bản, năm nay lại xảy ra tranh chấp Biển Đông, do đó mọi người đều rất quan tâm đến vấn đề biển, về lý luận cũng trở thành vấn đề điểm nóng nổi bật.
Hàn Phong: Biển và an ninh phát triển của TQ
Tôi thấy rằng vấn đề Biển Đông xảy ra lần này một lần nữa cho thấy nó liên quan đến toàn bộ chiến lược phát triển của TQ. Sự phát triển và trỗi dậy của Trung Quốc quá nhanh, do đó khái niệm về khu vực đã có sự thay đổi lớn, ví dụ khái niệm xung quanh TQ, khu vực CA-TBD và Đông Á đều được mở rộng nhanh chóng. Hiện nay không thể phân biệt rõ đâu là Đông Á. Nếu cuối năm nay Mỹ và Nga tham gia thì thực tế Đông Á là 10+8. Nhưng khái niệm Đông Á này đã có thay đổi triệt để về mặt địa lý. Trong tình hình nội hàm chiến lược của TQ đang được mở rộng, vấn đề Biển Đông ngày càng áp sát hoặc bao phủ lên toàn bộ khu vực tranh chấp. Trong quan hệ nước lớn hiện nay, vấn đề Biển Đông trên thực tế đã ảnh hưởng đến sự phát trển của Trung Quốc, là con bài để một số nước kềm chế Trung Quốc phát triển. Bởi vì vấn đề Biển Đông không phải hôm nay mới có, một số nước căn cứ vào chiến lược của mình lúc nào cũng có thể sử dụng con bài này. Hiện nay họ đã sử dụng và gần giống với vấn đề Đài Loan trước đây. Việc hiện nay họ tập trung sử dụng con bài này chứng tỏ nó có tác dụng trong chiến lược của họ, có tác dụng kiềm chế TQ. Trạng thái chiến lược của TQ có thể hơi ôn hoà. Năm 2009 đã xảy ra một sự việc nhưng lần đó chủ yếu là đấu tranh pháp lý, còn lần này có thể không giống như thế mà tương đối tổng hợp, bối cảnh là lấy chủ quyền làm chính, các dạng đấu tranh đều đã xuất hiện, kể cả pháp lý. Do ở đây có chiến lược của nước lớn, cũng có sự tính toán của nước nhỏ. Đối với TQ đó có thể là cục diện chiến thuật vi mô hoặc là sự hỗn hợp thay thế nhau, đây có thể là lần đầu tiên đối với TQ. Có thể nói sự phát triển của TQ có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với khu vực, nên các nước đã đưa ra con bài đó ở thời điểm này, nhưng đây chưa hẳn là một việc tồi tệ bởi vì việc TQ xử lý vấn đề này thế nào, quản lý vấn đề khu vực và tạo dựng môi trường xung quanh là một khả năng mà TQ cần có để lớn mạnh.
Cục diện cơ bản của an ninh khu vực chưa có thay đổi về căn bản, bởi vì mặc dù xảy ra vấn đề nhưng các bên đều không muôn phá vỡ giới hạn cuối cùng của DOC. Có thể nói, sự ổn định của khu vực vẫn là nhận thức chính trị chung của các bên, tất nhiên trên cơ sở này các nước đều cố gắng chiếm được nhiều hơn, giành được nhiều hơn. Nhưng trên thực tế không gian có thể chiếm hữu hiện nay không còn nhiều. Trong cục diện hiện nay, việc làm thế nào để xử lý thoả đáng vấn đề là chiến lược lớn và lợi ích quốc gia của TQ. Nên cân bằng thế nào giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt. Hiện nay rất nhiều người đều quy nạp về vấn đề giữ ổn định hay bảo vệ quyền lợi, dường như có một số mâu thuẫn. Sở dĩ nói tình hình an ninh khu vực cơ bản không thay đổi, bởi vì chủ quyền Biển Đông từ khi có tranh chấp đến nay vẫn như vậy. TQ không mất mát và cũng không vì nước khác chiếm nhiều hơn mà làm cho lợi ích của TQ bị tổn thất về căn bản. Trung Quốc trong lúc này cần phải bình tĩnh, bởi vì đây là vấn đề chủ quyền, tài nguyên năng lượng, tuyến đường biển quốc tế, quan hệ quốc tế và vấn đề quản lý biển. Nhưng những vấn đề này đều liên quan đến chủ quyền, do chưa phân định rõ nên mới có vấn đề. Phương châm cơ bản của TQ như Đặng Tiểu Bình đã nói, đó là chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác. Nhưng “chủ quyền thuộc ta” và "gác tranh chấp” trên thực tế có mâu thuẫn với nhau, thuộc ta rồi thì gác tranh chấp cái gì để thực hiện cùng khai thác. Đằng sau câu nói nảy chính là thừa nhận tranh chấp, có nghĩa là chủ quyền mặc dù thuộc tôi, nhưng tôi không có đủ khả năng để quản lý hết, đo đó tồn tại tranh chấp. Đó là tư duy lúc đó. Hiện nay chúng ta cũng chưa có thay đổi về vấn đề đó, chủ quyền là không thể từ bỏ, nhưng là gác lại tranh chấp. Tranh chấp này chưa được giải quyết các nước khác đã nêu ra nhiều chủ trương rõ ràng là có rất nhiều nguy hiểm đối với chủ quyền của TQ. Về pháp lý, lần này có thể sẽ cụ thể hơn, đã tập trung đưa ra. đó là căn cứ pháp lý của "đường 9 đoạn" và phạm vi tài nguyên của TQ, tuyến đường biển liên quan. Do đó, phương diện lớn của TQ là phát triển, nhất là phát triển đột phá vùng ven biển, mở rộng ra vùng biển tranh chấp nâng cao vai trò của TQ trong khu vực và trên thế giới trong tương lai, tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực tranh chấp. Tất nhiên điều này ngoài chủ quyền còn ảnh hưởng đến nội bộ và ổn định trong nước của TQ.
Mặc dù hiện nay vấn đề này đang bị làm to chuyện, nhưng các bên đều mong muốn thông qua đảm phán hoà bình để điều chỉnh. Philippines và Việt Nam cũng không muốn xung đột quân sự trực tiếp với TQ mà mong muốn trước khi TQ trỗi đậy sẽ thông qua mọi biện pháp để củng cố lợi ích mà họ đã giành được, tìm kiếm nhiều chứng cứ cho việc giải quyết vấn đề thực sự trong tương lai, nhằm giành được nhiều lợi ích hơn.
Mã Tiểu Quân: Cần làm rõ giữa quyền lực và quyền lợi biển
Những năm gần đây, tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông, bao gồm cả vấn đề biển Hoa Đông, Hoàng Hải liên tục quấy nhiễu đại cực chiến lược ngoại giao và môi trường quốc tế xung quanh TQ, tạo ra một cuộc thảo luận lớn của dư luận báo chí trong nước về quyền lợi biển. TQ có đi ra biển không? TQ có phải là một quốc gia biển không? TQ làm thế nào để xây dựng hải quân hùng mạnh? Hiện nay bao gồm cả giới học thuật và báo chí đều chưa nghiên cứu sâu những vấn đề này. Ví dụ trong một bài viết, hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nêu trên thường bị sử dụng lẫn lộn. Hiện tượng này cho thấy chúng ta chưa chuẩn bị tốt về học thuật, lý luận, pháp lý và luật pháp quốc tế.
Về vấn đề bảo vệ quyền lợi biển và an ninh chủ quyền lãnh thổ của TQ, quan điểm cơ bản của tôi là: 3 yếu tố là sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất và an ninh của TQ cho đến nay vẫn chưa có cái nào được thực hiện, trong đó tất nhiên cũng bao gồm vấn đề chủ quyền lãnh thổ biển. Hiện nay khi chúng ta nói đến vấn đề chiến lược biển thì vấn đề cần giải quyết đầu tiên là mục tiêu chiến lược biển của TQ, chứ không phải nói một cách chung chung. Trong 62 năm kể từ khi nước TQ mới được thành lập, TQ đã hoàn thành phân định và cắm mốc biên giới đất liền với 12/14 nước, hiện nay còn Ấn Độ và Butan chưa hoàn thành. Trong đó đáng kể nhất là việc phân định biên giới với Nga và Việt Nam. TQ đã từng đánh nhau với hai nước này vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng kết quả phân định cuối cùng không phải bằng phương thức chiến tranh, mà là thông qua đàm phán giải quyết, thông cảm nhân nhượng lẫn nhau để giải quyết giống như chưa từng xảy ra chiến tranh biên giới giữa hai nước. Kể cả vấn đề chủ quyền biên giới biển đang làm cho mọi người lo ngại nhất hiện nay cũng đã có tiền lệ giải quyết thành công và lại với Việt Nam: nước đang có màu thuận gay gắt nhất với TQ hiện nay về vấn đề trên biển, đã cùng với TQ phân định thành công Vịnh Bắc Bộ. Kinh nghiệm lịch sử chứng minh, cho dù là biên giới đất liền hay biên giới biển, không thể sử dụng biện pháp chiến tranh để giành giật.
Học giả và báo chí phải có trách nhiệm giải thích với dân chúng. Chúng ta đang sống trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay, việc giải quyệt tranh chấp biên giới và xung đột quốc tế chỉ có 2 con đường: một là cường quyền, hai là hòa bình và ngoại giao. Cho đến nay, cá nhân tôi chưa thấy lãnh đạo hay nhà chinh trị nào của TQ bày tỏ thông qua biện pháp cường quyền giải quyết vấn đề. TQ luôn tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc chính trị trong quan hệ quốc tế hiện đại và nguyên tắc của luật pháp quốc tế để giải quyết những vấn đề này.
Đối với lợi ích biển, việc đầu tiên vẫn là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất và an ninh đất nước. Đây là việc thiết thực và cấp bách nhất, cũng là lợi ích chiến lược quốc gia căn bản nhất của TQ. Do đó khi bàn về quyền lợi biển, đầu tiên là vấn đề bảo vệ cửa nhà, trước hết cần bảo vệ tốt nhà mình, sau đó mới bàn đến các khu vực tranh chấp; thứ hai là cần quan tâm đến vùng biển quốc tế. Những năm gần đây TQ đã bắt đầu đi vào vùng biển quốc tế và phát hiện thấy đây là một không gian rất lớn, có lợi ích chiến lược phong phú, nhưng sự chuẩn bị của TQ chưa đủ, nhân tài chuyên môn thiếu. Ở vùng biên quốc tế, Nam Bắc cực và vùng biển xung quanh, các tuyến đường biển, đáy biển quốc tế đều có lợi ích chiến lược to lớn của TQ. Việc xây dựng các cơ chế quốc tế liên quan cũng đang cần TQ tham gia nhiều hơn và mang tính xây dựng hơn.
Vương San: Biển có ý nghĩa to lớn đối vớt sự phát triển của TQ trong tương lai
TQ có đường bờ biển rất dài, lâu nay người TQ chịu sự bó buộc của tư tưởng quyền lợi đối với đất liền, ý thức biển của người TQ khá yếu, thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực này bao gồm cả trên các diễn đàn quốc tế và đấu tranh về quyền phát ngôn. Việc thể hiện chủ trương của TQ một cách có cơ sở, có lý lẽ tại các diễn đàn quốc tế là then chốt. Ngoài ra, xét từ góc độ môi trường quốc tế thì rõ ràng TQ ở vào thế rất bất lợi trong việc bảo vệ quyền lợi biển. Tại các diễn đàn đa phương, về học thuật thì chỉ có vài nước thực sự nêu chính nghĩa thay cho TQ, do vậy trên trường quốc tế, TQ ở vào trạng thái bị động trên vấn đề Biển Đông. Nói về lý lẽ thì chúng ta tuy rằng có lý nhưng xét về tình hình thi chúng ta lại không thể mở rộng lý ra được. Hiện nay, quyền lợi biển của TQ vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, các vùng biển xung quanh TQ liên tục bị xâm phạm. Hiện nay, các vùng Biển Hoa Đông, Hoàng Hải đến Biển Đông trên thực tế đều có tranh chấp với một số nước, đặc biệt là trong một, hai năm trở lại đây.
Tiếp đó là việc Mỹ tăng cường can thiệp vào vấn đề các vùng biển xung quanh TQ, quyền lợi biển của TQ bị xâm phạm . Nửa cuối năm 2010, Mỹ - Hàn liên tục lớn tiếng diễn tập quân sự tại Hoàng Hải và biển Hoa Đông; đưa tàu sân bay ra vào cửa nhà của TQ. Trong vấn đề Biển Đông, năm nay Mỹ lại có biện pháp mới, lợi dụng mâu thuẫn trong khu vực để kiềm chế TQ trong tranh chấp tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc, nhân tố Mỹ ngày càng nỗi cộm, đây là hiện tượng thứ hai.
Hiện tượng thứ ba là an toàn hàng hải, tình trạng của TQ cùng khá gay go trong vấn đề này. Cùng với việc đi ra ngoài ngày càng được thực hiện đi vào chiều sâu, an toàn hàng hải ngày càng quan trọng đối với an ninh kinh tế quốc gia của TQ. Hiện nay 80% ngoại thương của TQ cần qua đường biển, hơn nữa một tư tưởng quan trọng của chiến lược đi ra ngoài là phát tài từ biển, đi đường biển, dựa vào biển để làm mạnh bản thân. Ngoài ra, hợp tác giữa TQ với các quốc gia ven các eo biển, bao gồm một số eo biển chính trên thế giới hiện nay chưa nhiều. Theo thống kê, hàng năm có 4000 - 5000 tàu buôn của TQ qua lại khu vực từ Trung Đông đến Bác Phi. TQ hiện có một số bất cập trong việc quản lý an toàn hàng hải: (i) chuẩn bị về chính sách đối với việc bảo vệ an ninh hàng hải chưa đủ, năng lực xây dựng mới ở giai đoạn đầu, còn có khoảng cách khá xa so với Mỹ, Nhật; (ii) vận tải biển xa của TQ hiện đa số đều đi qua các khu vực biển có xung đột vá nguy hiểm. Hai năm gần đây, TQ có nhiều tàu bị cướp biển bắt giữ, thiệt hại không ít về kinh tế. Ngoài ra năng lực vận tải biền xa còn bất cập, đây là nhân tố mang tính bế tắc, hạn chế.
Thứ 4 là những thách thức của môi trường biển xung quanh TQ hay quyền lợi biển của TQ gặp phải, có khả năng đến từ hai bờ eo biển. Hiện nay quan hệ hai bờ phát triển khá nổi bật về kinh tế, nhưng trên vấn đề cùng bảo vệ quyền lợi biển của dân tộc Trung Hoa thì hai bờ vẫn chưa có hành động gì lớn và thực chất. Hiện hợp tác hai bờ mới chỉ dừng lại ở một số diễn đàn trong giói học thuật, ngoài ra chủ yếu nghiêng về an ninh trên biển, cứu hộ cứu nạn. Gân đây, Đài Loan cử tàu của Cục Hải Tuần đến đảo Thái Bình (Ba Bình), có tin Mã Anh Cửu muốn đến đảo Thái Bình (Ba Bình) tuyên bố chủ quyền, đây là những dấu hiệu tích cực giữa hai bờ trong việc cùng bảo vệ quyên lợi biển từ nay về sau. TQ cần xuất phát từ tầm cao chiến lược, từ ổn định lâu dài của quốc gia, từ bảo vệ ổn định xã hội để nhận thức vấn đề biển, đẩy nhanh chiến lược biểnTQ trong thời kỳ mới. Cần học tập kinh nghiệm của các cường quốc biển như Mỹ, Nhật. Các nước Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ trên thực tế đều có chiến lược biển tương ứng, Trung Quốc nên chăng cũng cần có chiến lược biển vào thời điểm thích hợp. Ngoài ra, TQ cần xây dựng mối quan hệ hài hòa với láng giềng, tích cực tham gia vào các công việc biển với láng giềng. Hiện nay trong nội bộ các nước láng giềng ở Biển Đông đang dần hình thành một nhận thức chung đối với TQ, chưa nói đến hoàn toàn nhất trí nhưng những nước nói thay cho TQ ít. Gần đây, Singapore cũng công khai yêu cầu TQ phải xác định rõ chủ trương lợi ích của TQ trên vấn đề Biển Đông. Ngoài ra chính là việc bảo vệ quyền lợi biển của TQ, cần đẩy mạnh công tác đối với các tổ chức biển liên quan của LHQ. Hiện nay trên vấn đề Biển Đông một số ý kiến học giả cũng cho rằng cần nghiêm túc tuân thủ Công ước luật biển, Công ước là một pháp nhân để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên Công ước chỉ giải quyết việc phân định các vùng biển, vấn đề Biển Đông ngoài tranh chấp phân định còn có tranh chấp chủ quyền, tranh chấp chủ quyền dựa vào Công ước thì không thể giãi quyết được. Công ước không có sự ràng buộc để quy phạm TQ bàn về tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh.
Mã Hiệu Quân: Thông thường, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia về bản chất là vấn đề phân định. Nếu anh không muốn thông qua đàm phán hòa bình giải quyết thì chỉ cỏ cách thông qua con đường chiến tranh để giải quyết, trong cộng đồng quốc tế ngày nay, con đường đó càng đi càng hẹp.
Vương San: Còn có một vấn đề khá truyền thống là làm phong phú sức mạnh trên biển, xây dựng hệ thống phòng vệ tổng hợp. Ai nấy đều biết thực lực hải quân chính là cơ sở vật chất của quyền lợi biển.
Ngô Kê Lục: Về vấn đề thứ nhất chỉnh là vấn đề giữa biển với sự phát triển, an ninh của TQ. Nói chung bây giờ là thời đại biển. TQ ngày càng phụ thuộc vào biển, lợi ích trên biển cũng ngày một nhiều. Trong các vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biền Hoa Đông và Biển Đông thì Biển Đông là nơi tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới.
Về những thách thức và cơ hội đối với quyền lợi biển của TQ, TQ trước tiên cần làm rõ quyền lợi bản là gì? Hiện nay nhiều người đánh đồng khái niệm quyền lợi biển, hải quyền, quyền sử dụng biển làm một. “Quyền lợi biển" đã được nhắc đến trong lập pháp của TQ, gồm 2 mặt là quyền lợi và lợi ích. Sự khác biệt là quyền lợi "right" được pháp luật quy định rõ, còn lợi ích thì mỗi nước có cách hiệu khác nhau, như Mỹ thì cho rằng hải quân của họ tự do đi lại khắp toàn cầu là lợi ích của mình, có nước lại nghiêng về lợi ích nghề cá, an ninh. Nói một cách nghiêm chỉnh thì quyền lợi biển không bao gồm chủ quyền các đảo, chủ quyền đối với các đảo cao hơn nhiều so với quyền lợi biển, nếu không có chủ quyền các đảo thì cùng không có các quyền lợi biển kèm theo chủ quyền các đảo nữa. Đất thống trị biển, đây là một.tư tưởng quan trọng của luật biển. Chủ quyền các đảo là cao nhất, quyền lợi biển kèm theo nó là thứ phát sinh. Quyền lợi biển của TQ không phải là vấn đề các vùng biển xung quanh mà bao gồm cả các vùngbiển quốc tế, biển sâu và mặt biển, khu vực Nam Bắc cực, và TQ cũng có quyền lợi bên trên mặt biển của các nước khác. Khi bàn về quyền lợi biển, nghiên cứu xây dựng chiến lược biển của Trung Quốc cần có cái nhìn toàn cầu, không nên chỉ tập trung vào các khu vực biển gần.
Nói đến những thách thức đối với quyền lợi biển của TQ, có 3 vấn đề: Các nước xung quanh chú trọng hơn vào vấn đề biển và quyền lợi biền, khả năng có liên quan cũng đã được nâng cao. Ví dụ như Nhật Bản đã ban hành luật biên cơ bản, Việt Nam đặt ra chiến lược biển đến 2020; thứ hai là sự liên kết giữa các nước quanh Biển Đông ngày càng nổi bật, đặc biệt từ năm 2009, sự giao lưu trao đổi giữa các nước này diễn ra nhiều, ngày càng liên kết lại với nhau để đối phó với TQ trên một số vấn đề quan trọng. Một động thái gần đây là vấn đề các đảo, cụ thể là vấn đề vai trò của luật pháp và hiệu lực phân định đối với các đảo, đá Trường Sa. Các nước trong khu vực dường như nghiêng về việc các đảo, đá này về luật pháp là đá chứ không phải đảo, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đồng thời không có hiệu lực trong việc phân định. Có nghĩa là khi phân định thì tính đất liền với đất liền, bỏ qua đảo. Những đảo này bị lờ đi trong khi phân giới, như vậy hiệu quả của việc phân giới như thế nào? Tứ đất liền của mình họ sẽ dồn vào giữa và như vậy Biển Đông chỉ còn là một khoảng nhỏ. Nếu như chủ trương này thành hiện thực thì sẽ tác động lớn đến việc phân định và khai thác tài nguyên biển; thứ ba, các nước ngoài khu vực can thiệp vào, đây là việc bình thường và không thể né tránh được. Các nước có liên quan nhúng tay vào vấn đề Biển Đông với mục đích khác nhau, cách thức cũng khác nhau nhưng tổng thể thì đều khiến tình hình thêm phức tạp. Từ khía cạnh này thì vấn đề Biển Đông không còn là vấn đề vốn có của nó nữa mà còn là sự giao nhau, chạm chán về lợi ích chiến lược của một số nước.
Về cơ hội của quyền lợi biển TQ, chủ yếu có 3 khía cạnh: (i) TQ ngày càng coi trọng; (ii) khả năng bảo vệ quyền lợi biển đã mạnh lên; (iii) TQ có ưu thế về căn cứ pháp lý và lịch sử. Từ cấp cao đến dân thường đều có sự coi trọng nhiều hơn đến vấn đề Biển Đông và quyền lợi biển trong thời gian quan qua. Về tầng quốc gia, quy hoạch 5 năm lần thứ 12 của TQ có 100 chữ nói riêng về vấn đê biển, bao gồm cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, xây dựng chiến lược quốc gia, bảo vệ quyền lợi biền, phát triển kinh tế biển…Về khả năng xây dựng, việc điều tra, chấp pháp, an ninh trên biển của TQ được nâng lên khá mạnh. Về cơ sở lịch sử và pháp lý đối với chủ quyền các đảo, đá Trường Sa, căn cứ của TQ có thể đứng vừng, có sức thuyết phục hơn cả.
Hậu Nghị: Biển có quan hệ chặt chẽ đến sự thịnh suy của quốc gia, nhà nước cần tăng đầu tư
Sự phát triển sức mạnh biển của TQ bao gồm phát triển kinh tế biển đều thể hiện sự thịnh suy của quốc gia. Ví dụ các thời Đường, Tống, Minh, kinh tế kỹ thuật của TQ đều đứng vào hàng đầu thế giới, lúc đó kinh tế biển, sức mạnh biển của TQ cũng rất phát triển. Thời nhà Thanh, thương mại giữa TQ và cá nước Đông Nam Á rất nhộn nhịp.
Sự suy yếu của TQ bắt đầu từ biển. Do sự hạn chế của giới thống trị phong kiến, sự phát triển về thương mại trên biển, khoa học kỹ thuật hàng hải, hải quân chịu ảnh hưởng nặng nề. Năm 1840 , chiến tranh Nha phiến nổ ra, TQ bắt đầu chìm vào xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Năm 1985, chiến tranh Trung - Nhật, sư đoàn thủy quân mạnh nhất châu Á của TQ khi đó bị chìm toàn bộ. Năm 1900, liên quân 8 nước tấn công, TQ hoàn toàn chìm trong chế độ nửa thực dân.
TQ là nước coi trọng đất liền có truyền thống, lâu nay, chiến lược phát triển biển của TQ mờ nhạt không rõ ràng, chưa thành hình. Việc này thể hiện rõ khi so sánh với một số nước như Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam, họ coi biển là mạch phát triển của quốc gia. Chỉ cần đọc báo Việt Nam, qua những phát biểu của lãnh đạo VN, các hội nghị quan trọng của Đảng và nhà nước đều có thể thấy các nội dung liên quan đến chiến lược phát triển biển và chiến lược đó đã được đưa vào trong Nghị quyết quan trọng của Đảng và nhà nước Việt Nam.
An ninh quốc gia của TQ bao gồm 2 nội dung, một là an ninh lãnh hải, an ninh chính trị và an ninh địa chính tri. Ngoài ra, chủ yếu vẫn là vấn đề an ninh năng lượng. Biển Đông là con đường vận chuyển năng lượng trên biển chủ yếu của TQ. Địa chính trị khu vực Biển Đông phức tạp, nếu một khi bị phong tỏa, thì tương đối phiền phức.
Để giải quyết vấn đề trong chiến lược biển của TQ, tôi cho rằng, một mặt cần giải quyết vấn đề nhân tài. Hiện nay, nhân tài về biển của TQ bị thiếu do ảnh hưởng của môi trường phát triển kinh tế xã hội của TQ, một bộ phận nhân tài chuyên ngành. Mặt khác, công tác biển đòi hỏi nhân tài cần hội đủ nhiều nhân tố, đều phải nắm bắt được các vấn đề như chính tri, lịch sử và luật pháp quốc tế hiện đại mới có thể trình bày được quan điểm của mình tại diễn đàn và hội nghị quốc tế, nên yêu cầu rất cao. TQ là nước lớn, dân số đông, chỉ cần đẩy mạnh đầu tư thì sẽ có khởi sắc.
Chúng ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền bên ngoài, các căn cứ lịch sử, pháp lý mà chúng ta có được về Hoàng Sa và Trường Sa là rất đầy đủ, nhưng rất nhiều người nước ngoài không biết điều này. Chúng ta bị thua ngay ở vấn đề quyền phát ngôn và tuyên truyền ra bên ngoài. Chỉ thảo luận trong chúng ta thì không có ý nghĩa thực tế gì. Hiện nay, mọi người nhìn bản đồ cảm thấy “đường 9 đoạn" của chúng ta sao lại vẽ đến của nhà của người khác. TQ là nước lớn, đối với những người không hiểu lịch sứ, rất dễ hình thành quan niệm nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Trong lĩnh vực tuyên truyền ra bên ngoài, chúng ta cần phải làm có kết quả và đẩy mạnh đầu tư cho nó.
Về vấn đề bảo vệ quyền lợi biển của TQ, nhũng năm gần đây và từ năm ngoái đến nay, do xảy ra nhiều việc, dường như cách nhìn đều cho rằng tình hình vô cùng nghiêm trọng, có một số học giả đầu ngành trong lĩnh vực quan hệ quốc tế dường như cũng coi vấn đề là vô cùng nghiêm trọng. Nhưng tôi luôn cho rằng, toàn bộ môi trường quốc tế của TQ càng ngày càng tốt. Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của TQ, trong khi môi trường quốc tế ngày càng có lợi cho TQ, không thể nói tình hình an ninh TQ lại rất nghiêm trọng. Đây là phán đoán mâu thuẫn, về cục bộ xuất hiện một số vấn đề, cần phái đặt nó vào môi trường xung quanh để nhìn nhận. Do vậy, khi có vấn đề, bàn đến những thách thức và cơ hội mà quyền lợi biển gặp phải, cơ hội là nhiều hơn. Nếu chúng ta chỉ thấy tình hình nghiêm trọng, mà xem nhẹ hoặc không coi trọng đúng mức việc chuyển nguy cơ thành cơ hội thì không được.
Mã Tiểu Quân: Tình hình biển hiện nay xung quanh Trung Quốc không phải là thời kỳ xấu nhất
Bàn về vấn đề biển hiện nay, đầu tiên cần phải phán đoán tình hình một cách thực sự cầu thị. Từ trước tới nay, luôn có người nói rằng tình hình trên vùng biển xung quanh TQ hiện nay đang ở thời kỳ nghiêm trọng nhất. Cá nhân tôi lại không cho là như vậy. Nhìn lại thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ thực hiện chủ nghĩa Eisenhower, dựa vào một số nước nhỏ xung quanh TQ để xây dựng chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai, với ý đồ bao vây TQ, nhằm ngăn chặn sự mở rộng của cái gọi là chủ nghĩa cộng sản tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Á. Tình hình của thập niên 50 không nghiêm trọng bằng hiện nay sao? Khi đó hài quân TQ dường như chưa có, toàn bộ khu vực Đông Á không chi là tình hình biển mà toàn bộ tình hình chiến lược nghiêm trọng hơn hiện nay rất nhiều. Khi đó hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên đi lại trên eo biển Đài Loan, Chinh phủ TQ tổng cộng đưa ra hơn 800 lần kháng nghị ngoại giao. Sau năm 1975 , Liên Xô thường trú tại cảng Cam Ranh, Mỹ đóng tại Subic, những căn cứ hải - không quân lớn nhất thế giới đều ở xung quanh TQ. Tình hình khi đó có nghiêm trọng hơn hiện nay không?
Bàn về vấn đề biển, phán đoán tình hình vẫn là vị trí số 1. Hiện nay không phải là thời kỳ tình hình trên biển nghiêm trọng nhất trong lịch sử TQ mới, đây là một sự thực cơ bản. So với thập niên 50 đến thập niên 80, phán đoán này hoàn toàn đứng vững. Hiện nay là thời kỳ tình hình biển tốt nhất trong 62 năm xây dựng TQ mới. Phán đoán này xuất phát từ việc hiện nay là thời kỳ môi trường chiến lược quốc tế tốt nhất trong lịch sử TQ. TQ hiện là nước thương mại trên biển lớn nhất thế giới, có đội ngũ tàu thương mại to lớn, đánh bắt thủy sản trên biển là một trong những nước lớn nhất thế giới, có đội ngũ nhân viên biển lớn nhất toàn cầu, công tác đóng tàu trọng tải lớn cũng nhiều nhất thế giới . Đây đều là sự thể hiện của cường quốc biển, trong cục diện quốc tế hiện nay, đối với Trung Quốc, điều cần suy nghĩ hàng đầu là những nhân tố này, cho dù nhìn từ góc độ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hiện nay không phải là thời kỳ tình hình nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Tiếp theo, nếu nói rằng tinh hình biển xung quanh TQ đang có chuyển biến, sự chuyển biến này có 2 phương diện: Một là, lực lượng của chúng ta lớn, các nước xung quanh, nhất là nước nhỏ đương nhiên có phản ứng. Đây là phản ứng tự nhiên xét về địa chính trị, là sự phản ứng mang tính vật lý, thậm chí là sự phản ứng lý tính. Một khi nước nhỏ căng thẳng, tự nhiên cần tìm một nước lớn để làm chỗ dựa. Hailà, sau khi Luật biển LHQ công bố và thực thi, ý thức quốc gia biển, đòi hỏi chủ quyền của một số nước xung quanh TQ bắt đầu nổi lên. Đây là điều rất tự nhiên. Trên thực tế, trong thực tiễn phân định biên giới với 12 nước láng giềng trên bộ, tiền đề cơ bản nhất của đàm phán phân định trong quá trình đàm phán, việc tôn trọng lẫn nhau đối với đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ mà bên kia đưa ra. Đương nhiên, bạn có thể không đồng ý với chủ trương của họ, nhưng kết quả không tôn trọng quyền lợi mà đối phương đưa ra thì hai bên đàm phán như thế nào? Ngay cả ngồi lại với nhau cũng không thể. Mắc dù hai bên đã nhận định giải quyết vấn đề cuối cùng vẫn là con đường đám phán ngoại giao, cần phải tôn trọng quyền lợi đòi hỏi chủ quyền của đối phương.
Gần đây, Thứ trưởng NG Việt Nam thăm Bắc Kinh. Tôi đặc biệt quan tâm đến tin do Tân Hoa Xã đưa. Bản tin do Tân Hoa Xã đưa đã nói 5 ý. Thứ nhất, hội đàm giữa hai bên là nhằm thực hiện nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai bên đạt được trong vấn đề Biển Đông. Trước cuộc gặp giữa thứ trưởng NG Việt Nam với Đới Bỉnh Quốc, lãnh đạo hai bên đã trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ rõ ràng chủ trương và lập trường đối với vấn đề này, sau đó, cuộc tiếp xúc giữa hai bên là cấp chuyên gia nhằm thực hiện hơn nữa việc này. Thứ hai, hai bên cần cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Thứ ba, điều mà từ trước tới nay chưa từng có: hai bên Trung - Việt cần định hướng dư luận theo hướng hữu nghị. Thứ tư, điệu tuyệt vời hơn, hai bên cần sớm thương thảo và ký kết "Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển". Thứ năm, cần trên cơ sở song phương, thúc đẩy thực hiện DOC, tức văn kiện năm 2002. Tôi cho rằng, lãnh đạo TQ xử lý vấn đề này vô cùng lý tính, hiểu rõ đòi hỏi lợi ích chiến lược của tự thân TQ. Chính sách ngoại giao của TQ không hề bị truyền thông trong nước dẫn dắt, cũng không bị dẫn dắt bởi cái gọi là một sô chuyên gia và sự quá khích của một số ý kiến nhân dân. Hoạch định chiến lược quốc tế của TQ xuất phát từ những tính toán tình hình chiến lược lớn hơn.
Quách Chấn Viễn: Hai vấn đề tất yếu để giải quyết cuối cùng vấn đề Biển Đông
Tình hình hiện nay là đan xen giữa mâu thuẫn cục bộ gia tăng và môi trường lớn tổng thể tốt đẹp. Sự tồn tại đan xen này đã tạo ra tính phức tạp khi xử lý các vấn đề cụ thể, điều này cũng là vấn đề cho chúng ta suy nghĩ, đối mặt với tình hình phức tạp đó, chúng ta làm như thế nào, đây là thử thách đích thực đối với chúng ta.
Bàn về vấn đề mà người ta đều rất quan tâm, vấn đề Biển Đông, cũng là sự tồn tại giữa nhân tố có lợi và bất lợi. Ví dụ như câu nói của Đặng Tiểu Bình, chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác. Nói thẳng thắn, đây là một tiền lệ không thành công trong 20 năm qua, đó là sự thực. Nhưng cần phân tích kỹ, tôi cho rằng giải quyết cuối cùng vấn để Biển Đông chỉ có đi theo con đường này, nếu không chỉ có đánh nhau. Từ tình hình hiện nay, bất kỳ nước đương sự nào đều không có nước nào muốn sử dụng vũ lực để giải quyết. Nếu có thể thực hiện gác tranh chấp, cùng khai thác có 2 điều kiện tất yếu: thứ nhất, nước đương sự đều nhận thức được cần phải đi theo con đường đàm phán hòa bình, cần có nhận thức này, đây là tiền đề. Thứ hai, lợi ích cùng khai thác nó tạo ra sức thu hút to lớn. Kết hợp hai điều kiện này mới có thể thực hiện gác tranh chấp, cùng khai thác, không có hai điều kiện này, thì rất khó để thực hiện gác tranh chấp, cùng khai thác. Làm thế nào thúc đẩy thực hiện vấn đề này, đây là điều mà chúng ta cần làm, cần suy nghĩ và cần tuyên truyền. Nói tóm lại, không phải là chúng ta không làm được gì, mà cần phải làm tích cực hơn. Mục đích theo đuổi cuối cùng của chúng ta là ở tầng nấc cao, tầng nấc cụ thể, có mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt. Trong vấn đề Biển Đông, tôi nghiêng về khả năng giải quyết khu vực cục bộ và vấn đề cục bộ. Khụ vực cục bộ và vấn đề cục bộ có hàm ý chiến lược của nó, song khi làm cụ thể cần cục bộ hóa, không nên toàn cục hóa.
Vương San: Ỷ thức từ biển là cơ hội từ biển
Môi trường biển của TQ đúng là đối mặt với một số cơ hội. Vì Công ước luật biền của LHQ thực tế là một cơ chế, không có sức ràng buộc, ở một mức độ nào đó thì nó chỉ đạo việc phân định biển giữa các quốc gia liên quan. Ngoài ra Công ước luật biển của LHQ từ ngày ra đời, là sàn phẩm thỏa hiệp của các bên, mọi người đều biết, năm 1972 TQ gia nhập LHQ. Trên thực tế, từ hội nghị về luật biển LHQ lần đầu tiên, TQ chưa tham dự, khi đó TQ chưa có ghế tại LHQ. Đúng năm 1972, sau khi chúng ta khôi phục ghế hợp pháp tại Liên Hợp Quốc, tham dự hội nghị luật biển Liên Hợp Quốc cũng trở thành một vũ đài quốc tế quan trong việc triển khai ngoại giao TQ. Khi đó, ý thức về biển của TQ kém xa so với hiện nay, hơn nữa đối với những khái niệm khu đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, bao gồm cả những lợi ích trong nó, chúng ta có thể cũng chưa nhận thức rõ ràng và sâu sắc. Nên tôi nghĩ rằng đó là một số vấn đề sau này của chúng ta. Vì sao Mỹ chưa tham gia "Công ước luật biển của LHQ", tôi nghĩ có thể liên quan đến nhận thức lâu dài của Mỹ đối với quyền lợi biển.
Mã Tiểu Quân: Trên thực tế, những năm gần đây, Mỹ đang tích cực tham gia. Là quốc gia biển của hai đại dương, nhưng Mỹ không tồn tại tranh chấp biển với bất kỳ quốc gia nào, trước kia họ không ký kết chủ yếu là vấn đề tự do lưu thông hàng hải quốc tế. Hiện nay trên thực tế không tồn tại vấn đề đó, do vậy tính tích cực được nâng lên. Một khi Mỹ tham dự thì sẽ đi đầu, đồng thời dùng thứ đó để trói buộc Trung Quốc. Trung Quốc cần phải cảnh giác.
Vương San: Trên thực tế, Mỹ đã ký kết, nhưng chưa phê chuẩn. Một nguyên nhân rất lớn là dường như phía quân đội phản đôi mạnh, cho rằng “Công ước luật biển của LHQ" hạn chế rất nhiêu hoạt động của quân đội trên biển. Có một điều nữa là, nếu Mỹ tham gia, Mỹ sẽ muốn đi đầu
Hàn Phong: Thách thức của vấn đề trên biển cần phân biệt rõ, không nên thù địch với các nước tranh chấp
Về thách thức, nhìn từ bên ngoài có thể thấy vấn đề TQ lo ngại nhất là sự can thiệp, chiến lược quay trở lại ĐNA và việc vận dụng thực lực mềm của Mỹ, nhưng trên thực tế hiệu quả vẫn có hạn và có tính co giãn. Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào tranh chấp lãnh thổ ở nấc cuối cùng kể cả đối với đồng minh, điều này là rõ ràng. Mỹ đưa ra phương thức giải quyết đa phương, nêu vấn đề an toàn hàng hải, ổn định khu vực, nhưng về mặt lợi ích chiến lược lại không muốn gánh vác trách nhiệm đối với khu vực tranh chấp, ít nhất là hiện nay Mỹ chưa nghĩ tới vấn đề này.
Thách thức từ bên ngoài còn đến từ ASEAN, đó là vấn đề liên kết đồng minh của ASEAN. ASEAN có một nguyên tắc chính trị bất thành văn đó là lợi ích của các nước đương sự là trên hết. Lần này cũng vậy, điều phối lẫn nhau nhiều nhất là giữa Việt Nam, Philippines và Malaysia. Và thêm Indonesia cũng muốn cầm đầu một lần nữa để điều phối với TQ. Ngoài ra còn một nguyên tắc nữa, khi các nước ASEAN khác không có lợi ích trong đó thì không thể dễ dàng nói không. Có thể thấy các nước tương đối tốt với TQ như Lào, CPC trong những lúc then chốt đều im lặng. Singapore là nước phụ thuộc lớn nhất vào biển, do đó nếu khu vực có vấn đề thì họ sẽ không thể chịu đựng nổi. Do đó, TQ cần phân biệt đối xử, không thể đặt tất cả các nước ASEAN trên một mặt bằng. Sự chênh lệch phát triển của các nước ASEAN cũng rất lớn, TQ cần phân biệt lợi ích, lợi hại của các nước ASEAN theo các mức độ khác nhau để đối xử.
Mã Hiểu Quân: Không nên coi các nước tranh chấp lả kẻ thù, điểm này rất quan trọng. Không thể nói Việt Nam và Philippines đưa ra đòi hỏi thì coi họ là kẻ thù. Khi chưa đánh nhau thì không phải là kẻ thù.
Hàn Phong: an toàn hàng hải có lợi ích chung, cần hiểu ASEAN
Còn có một vấn đề đã xuất hiện nhiều lần là hiệu ứng nước nhỏ hay lợi thế nước nhỏ. Đó là khi nước nhỏ đấu tranh với nước lớn hay khi xảy ra tranh chấp thì nước nhỏ dù có lý hay không có lý thì vẫn thường được cho là có lý. TQ là nước lớn nhất trong khu vực nên rất khó có lý. TQ cần bảo vệ cơ chế hiện hành có lợi cho mình và cho ổn định khu vực. Không thể nói Mỹ can thiệp vào khu vực này là chống TQ, kể cả muốn chống cũng cần phận biệt. Tàu thuyên của Mỹ cần an toàn và tàu thuyền của Trung Quốc cũng cần an toàn, nếu làm tàu thuyền bị chìm hoặc đánh nhau, thả mìn, đối với ai cũng đều không thể được. Do đó TQ cần tiến hành diễn tập quân sự với Mỹ, Úc… Bởi vì khu vực này hết sức quan trọng, nếu thực sự xảy ra vấn đề thì không chỉ TQ có vấn đề mà những nước này đều có vấn đề. Chúng ta đều có lợi ích chung nhưng trước đây nhấn mạnh chưa đủ. Khu vực này đều có lợi cho tất cả các nước.
Đối với ASEAN, TQ đã làm được rất nhiều việc thành công. Hiện nay họ lo ngại đối với chiến lược của TQ là việc bình thường. TQ cần phải hiểu, trước cửa nhà anh có một người to lớn, những thứ trong tay anh ta ngày càng nhiều, do đó cần phải nói rõ với họ. Thực ra chiến lược khu vực của ASEAN là không muốn lôi kéo các nước lớn vào, nhưng họ muốn duy trì cân bằng nước lớn, TQ cũng bị kéo vào. Chúng ta không nên nói ASEAN muốn liên minh với Mỹ để chống lại TQ, đó là kết luận quá đơn giản. Nếu cứ có kiểu tư duy như vậy, chúng ta sẽ đẩy các nước này lại với nhau, đối đầu với TQ, trên thực tế chưa nghiêm trọng như vậy. Ví dụ, Việt Nam thực ra quan hệ với Đảng CS TQ vẫn rất tốt. Tranh chấp lãnh thổ không phải tối hôm qua mới xảy ra, mà tính muộn nhất là bắt đầu từ thập kỷ 70, đến nay đã hơn 30 năm, đo đó chúng ta cần có lòng tin chiến lược.
Ngô Kế Lục: Mở rộng lợi ích chung, giảm bớt bất đồng
TQ mấy năm nay ra sức thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm ở Biển Đông như khảo sát khoa học, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, đã có hiệu quả và tiến triển lớn, như là hợp tác với Indonesta và Malaysia. Một số dự án hợp tác đã trở thành hình mẫu trong họp tác trên biển ở Đông Á. Ở Biển Đông, chúng ta có thể hợp tác nhiều hơn. Ví dụ, có thể xây dựng khu bào tồn thiên nhiên Trường Sa, bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên biển ở Trường Sa. Biển Đông cũng có vấn đề cướp biển, TQ có thể chủ động đề xướng xây dựng cơ chế an ninh khu vực trong lĩnh vực chống cướp biển. Cố gắng mở rộng điểm đồng và lợi ích chung, giảm bớt bất đồng, làm nhiều việc hơn theo hướng này.
Quách Chấn Viễn: Kết luận
Tóm lại, đối với vấn đề trên biển giữa TQ với các nước láng giềng cần thúc đẩy phát triển lợi ích chung hơn nữa, trong quá trình đó cần không ngừng triệt tiêu mâu thuẫn và xung đột song phương. Đây là sự tính toán cơ bản. Hai là, đây là một quá trình lịch sử, hình thành từ lịch sử, ít nhất đã có mấy chục năm lịch sử, do đó không nên nghĩ rằng một hai năm có thể giải quyết được. Lịch sử đã chứng minh vấn đề phức tạp nhất là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước. Do đó cần phải kiên định lòng tin, không ngừng phát triển lợi ích chung, giải quyết mâu thuẫn và xung đột, đồng thời không nên nóng vội. TQ là một nước lớn đang lên nhanh thi càng phải rộng lượng. Có vấn đề thì giải quyết, nhất thời không giải quyết được thì giải quyết từ từ. "Gác tranh chấp” không thể nói không thể giải quyết được, chỉ có điều không nên nóng vội.
Bản gốc tiếng Trung 中评论坛:中国海洋权益与海洋战略
Theo China Review News
Hoàng Loan, cộng tác viên tại Bắc Kinh
Tin mới hơn:
- Báo cáo đặc biệt của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông[26/09/2011 00:00]
Tin cũ hơn:
- Trung Quốc có thể bảo vệ được "lợi ích cốt lõi" tại Biển Đông hay không?[12/09/2011 08:46]
- ASEAN và tranh chấp Biển Đông[05/09/2011 13:57]
- Tuyên bố Hà Nội của Clinton về Biển Đông: Khởi nguồn chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ?[31/08/2011 16:58]
- Đánh giá hiệu quả các khuôn khổ và cơ chế về an ninh biển trên Biển Đông hiện nay[31/08/2011 00:00]
- Vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông[30/08/2011 00:00]
- Triển vọng trong tương lai và các hàm ý chiến lược (phần cuối)[26/07/2011 07:00]
- Địa chính trị, Hải quân và Chiến lược ở Biển Đông[29/06/2011 15:12]
- Ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc: Mối đe dọa của những xung đột cường độ thấp[28/06/2011 09:40]
- Yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc[28/06/2011 09:29]
Báo cáo đặc biệt của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông
Bản báo cáo của của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (NBR) của Mỹ phân tích, đánh giá những rủi ro ở vùng Biển Đông, biển Hoa Đông và Vịnh Thái Lan; các xu hướng gần đây tại các vùng biển tranh chấp - bao gồm cả tích cực và tiêu cực; các rào cản và cơ hội để thúc đẩy hợp tác. Cuối cùng, báo cáo đề xuất một loạt các kiến nghị chính sách cho các bên liên quan. Bản báo cáo được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này.
ĐỌC TIẾP...Trung Quốc: Tọa đàm hẹp về tình hình Biển Đông và lợi ích, chiến lược của Trung Quốc
Tọa đàm tại Bắc Kinh giữa các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc, tập trung phân tích tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của Trung Quốc, những diễn biến gấn đây về tình hình Nam Hải (Biển Đông), đặc biệt là nhân tố Mỹ và ảnh hưởng đến cục diện xung quanh Trung Quốc. Các học giả cũng đưa ra các kiến nghị chính sách cho Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
ĐỌC TIẾP...Trung Quốc có thể bảo vệ được "lợi ích cốt lõi" tại Biển Đông hay không?
Đặt giả thuyết rằng Trung Quốc thực sự coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, bài viết của Toshi Yoshihara và James R. Holmes, Đại học Hải chiến Mỹ, phân tích khả năng thành công của Trung Quốc trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình tại Biển Đông. Khía cạnh mà tác giả tập trung phân tích chủ yếu nhằm vào năng lực quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
ĐỌC TIẾP...ASEAN và tranh chấp Biển Đông
Bài viết của GS. Baldas Ghoshal, Thành viên danh dự của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (Ấn Độ), nhìn vào cách tiếp cận của ASEAN đối với tranh chấp Biển Đông, kiểm định tính hiệu quả của ASEAN trong việc đối phó với các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, bên tranh chấp chính, và đánh giá triển vọng xoa dịu căng thẳng trong khu vực bằng những khuôn khổ pháp lý hiện hành.ĐỌC TIẾP...
Tuyên bố Hà Nội của Clinton về Biển Đông: Khởi nguồn chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ?
Bài viết của TS. Renato Cruz De Castro (Philippines) nghiên cứu ngụ ý chính sách dài hạn của Mỹ trong Tuyên bố Hà Nội ngày 24/7/2010 của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton về tranh chấp Biển Đông, đó là chính sách kiềm chế (constrainment ) đối với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Bài viết cũng đưa ra những thách thức về khả năng thành công của với chính sách này.
ĐỌC TIẾP...Đánh giá hiệu quả các khuôn khổ và cơ chế về an ninh biển trên Biển Đông hiện nay
Trong bối cảnh tình hìnhBiển Đông căng thẳng, bài nghiên cứu của GS. Peter Dutton, Viện nghiên cứu Biển Trung Quốc, Học viện Hải quân Mỹ, đánh giá vai trò của các khuôn khổ và cơ chế an ninh biển hiện tại như Công ước luật biển 1982 hay Tuyên bố ứng xử 2002 trong việc duy trì hoà bình và thúc đẩy phát triển ở khu vực. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng lòng tin và đề ra tiến trình hướng tới sự ổn định lâu dài.
ĐỌC TIẾP...Vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông
Bài viết của tác giả Trang Ngọc Hoa, đăng trên trang trang mạng “Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc – China Institute of International studies” đã nêu ra một số đánh giá và phân tích của phía Trung Quốc về lợi ích, vai trò và chính sách của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.ĐỌC TIẾP...
Địa chính trị, Hải quân và Chiến lược ở Biển Đông
Bài nghiên cứu của hai học giả Trung tâm Tài nguyên và An ninh Đại dương Quốc gia Úc, Đại học New South Wales, Úc phân tích ba lĩnh vực trong vấn đề Biển Đông: địa chính trị, phát triển hải quân và chiến lược. Trong đó nghiên cứu cụ thể về việc Trung Quốc phản đối các hoạt động quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế nhằm thể hiện quyết tâm tăng cường vị thế chiến lược tại Biển Đông.
ĐỌC TIẾP...Những sự việc căng thẳng trên Biển Đông gần đây: Đã đến lúc cần Bộ quy tắc ứng xử?
Bàn về những sự việc căng thẳng trên Biển Đông thời gian gần đây, học giả Aileen S.P.Baviera vừa có bài viết đăng trên RSIS Commentaries No. 91/2011 ngày 14/6, nhan đề “China and the South China Sea : Time for Code of Conduct?”; hoặc trên The Manila Times.Tác giả đã nêu diễn biến những vụ việc đáng quan ngại xảy ra trên Biển Đông xuất phát từ động thái của Trung Quốc, khẳng định bản chất vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh yêu cầu cần có COC trong bối cảnh hiện nay và kiến nghị thái độ của các bên liên quan nhằm hướng tới mục tiêu giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông.
ĐỌC TIẾP...Ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc: Mối đe dọa của những xung đột cường độ thấp
Bài viết của TS.Emmanuel Karagiannis, Đại học Macedonia nêu những thuận lợi và khó khăn trong chiến lược xây dựng và duy trì những đường dẫn dầu xuyên quốc gia của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Bài viết được in trong Series đặc biệt của tạp chí Harvard Asia Quarterly của Trường Đại học Havard với chủ đề "Tranh chấp biển- An ninh hàng hải tại Đông Á", (The Disputed Sea – Maritime Security in East Asia) tháng 12/2010.
ĐỌC TIẾP...Đối tượng tranh chấp trên Biển Đông: đảo hay đá?
Mạng bình luận trường RSIS Singapore đăng bài phân tích “Islands or Rocks? Evolving Dispute in South China Sea” của Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, giáo sư tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Singapore. Tác giả cho rằng cuộc tranh cãi về quyền khai thác tài nguyên quanh quần đảo Trường Sa đã biến thành một cuộc tranh cãi về mặt quy chế pháp lý của các đảo, đá.
ĐỌC TIẾP...Tại sao Biển Đông đang trở nên dậy sóng
Trang Christian Science Monitor ngày 3/6 đăng bài “Why the South China Sea is turning more turbulent” của Simon Montlake. Theo nhận định của tác giả, sự kình địch quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ có thể là nguyên nhân của những hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.ĐỌC TIẾP...
Liệu Trung Quốc có thể tôn trọng luật biển?
Bài viết của GS. Keyuan Zou, Khoa Luật, Đại học Trung tâm Lancashire, Vương quốc Anh, đăng trên Series đặc biệt của tạp chí Harvard Asia Quarterly của Trường Đại học Havard với chủ đề: "Tranh chấp biển- An ninh hàng hải tại Đông Á", (The Disputed Sea – Maritime Security in East Asia), phân tích hành vi của Trung Quốc trong các tranh cấp biển đảo với các nước láng giềng, từ đó đánh giá về khả năng tôn trọng luật biển của nước này.
Nguy cơ nhiều vụ va chạm liên quan đến dầu khí tại Biển Đông
Theo Daniel Ten Kate, tác giả bài viết “South China Sea Oil Rush Risks Clashes as U.S. Emboldens Vietnam on Claims” đăng trên trang Bloomberg, việc các nước đẩy mạnh các kế hoạch khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh đang tuyên bố chủ quyền sẽ làm bùng phát một cuộc xung đột mới tại khu vực này.
ĐỌC TIẾP...Lực lượng Tuần duyên và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?
Một thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Trung Quốc không là gì nhiều hơn một lực lượng tuần duyên tỉ mỉ. Ngày này, sự phân chia rõ ràng hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh chiến tranh tập trung vào công nghệ.
ĐỌC TIẾP...Triển vọng trong tương lai và các hàm ý chiến lược (phần cuối)
Qua phân tích, có thể rút ra ba hàm ý chiến lược, trong đó quan trọng hơn cả là cảnh sát biển thể hiện một hình thức sức mạnh đặc biệt khác còn hơn cả hải quân. Một viễn cảnh mà trong đó các lực lượng tuần duyên là tấm đệm tốt cho các quốc gia trong xung đột hay ngăn chặn sự leo thang của xung đột.
ĐỌC TIẾP...Yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc
Sự chia rẽ của các thực thể thẩm quyền trên biển ở Trung Quốc đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển đồng bộ của các cơ quan tuần duyên. Những con rồng giống hệt nhau ở những chức năng nhất định, không hợp tác hiệu quả với nhau và quá yếu để đạt được những đột phá căn bản trong quản lý hàng hải.
ĐỌC TIẾP...Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ
Tạp chí “Strategic Affairs” số ra tháng 4 cho rằng sự có mặt bước đầu của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông là sự khởi đầu suôn sẻ trong việc giúp nước này đạt được các mục tiêu chiến lược ở khu vực.
Tags:
ĐỌC TIẾP...Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương – Hai trong năm con rồng của Trung Quốc.
Tính theo quy mô nhân lực, thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc là một trong những con rồng nhỏ nhất, nhưng lại có thẩm quyền nhiều nhất trong vấn đề chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Cơ quan Hải dương Trung Quốc có quy mô khoảng sáu đến tám nghìn người, được đánh giá là một con rồng thực thi pháp luật trên biển cỡ trung bình. Cơ quan này có nhiệm vụ là bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng đặc quyền kinh tế.
ĐỌC TIẾP...Con rồng thứ ba: Cơ quan Ngư Chính Trung Quốc
Cơ quan Ngư chính của Trung Quốc (FLEC), trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chỉ có khoảng một nghìn nhân viên. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực thi pháp luật ở các ngư trường, đảm bảo thi hành các quy định nhằm duy trì sự ổn định, làm tái tạo lại các nguồn cá.
ĐỌC TIẾP...
ĐỌC TIẾP...
- Con rồng thứ hai: Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc
- Con rồng thứ nhất: Lực lượng Cảnh sát biển của Trung Quốc
- Triển vọng cho việc giải quyết và quản lý xung đột ở Biển Đông (tiếp theo)
- Năm con rồng khuấy động biển cả
- Triển vọng cho việc giải quyết và quản lý xung đột ở Biển Đông
- Tìm hiểu bản chất thách thức của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông Á (tiếp theo)
- Tìm hiểu bản chất thách thức của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông Á
- Bất đồng giữa Trung Quốc và Philíppin trong vấn đề Biển Đông
- Quản lý Biển Đông: Từ tự do trên biển tới các phong trào khoanh vùng biển (tiếp theo)
- Quản lý Biển Đông: Từ tự do trên biển tới các phong trào khoanh vùng biển
No comments:
Post a Comment