Thursday, September 1, 2011

01/09 Quản lý và điều hành thu, chi ngân sách còn nhiều hạn chế

07:11 | 01/09/2011
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán năm 2010 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2009. Kết quả cho thấy, quá trình quản lý và điều hành thu, chi ngân sách đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế đã lặp đi, lặp lại trong nhiều năm qua.
Kết quả kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách năm 2009 được tổng hợp từ báo cáo của 420 cuộc kiểm toán. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, quản lý và điều hành thu, chi ngân sách đã có những chuyển biến, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Phần lớn các đơn vị đã sử dụng ngân sách đúng quy định, các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức giảm so với năm 2008. Tình trạng chi sai đối tượng, nội dung của các chương trình mục tiêu đã có chuyển biến, các sai phạm dần được khắc phục. Phân bổ vốn của các chương trình này cơ bản đúng định mức, đối tượng, nội dung và đã kịp thời hơn.
Tuy nhiên, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu 4.904,4 tỷ đồng; xử lý giảm chi 2.462,7 tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm 697,7 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua Ngân sách nhà nước 7.962,2 tỷ đồng. Lượng vốn từ ngân sách Nhà nước phải xử lý tài chính còn lớn là do ngay từ khâu lập dự toán thu, chi còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Trong đó, việc lập dự toán thu xuất nhập khẩu không bảo đảm tỷ lệ tăng 5-7% theo quy định tại Thông tư số 54 của Bộ Tài chính. Đối với thu nội địa, một số địa phương đã có dự toán thu được Trung ương giao thấp hơn mức thực hiện năm 2008. Đương nhiên là con số trong thực hiện sẽ cao hơn với dự toán, là một thành tích của địa phương. Nhưng đây không phải là tin vui, mà là khoảng chênh của thành tích và khoảng chênh của lợi ích cục bộ. Do đó, công tác giám sát, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước dẫn đến bị động bị động.
Tương tự, công tác lập và giao dự toán chi của các bộ ngành, địa phương cũng chưa khắc phục những thiếu sót từ năm trước như: lập dự toán chậm, dự toán một số nhiệm vụ chi lập thiếu cơ sở (không tập hợp đầy đủ từ dự toán của các đơn vị trực thuộc), thiếu thuyết minh...; giao dự toán cho một số đơn vị còn chậm, một số khoản chi lập và giao dự toán chưa sát yêu cầu nhiệm vụ nên khi thực hiện phải hủy dự toán, hoàn trả ngân sách hoặc chuyển nguồn sang năm sau. Một số địa phương phân bổ dự toán cho một số nội dung không có định mức, nhiệm vụ chi cụ thể. Bố trí vốn cho các dự án còn dàn trải, chưa phù hợp với thời gian, tiến độ theo quyết định đầu tư của dự án, chưa ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ, thậm chí bố trí vốn chưa bảo đảm đầy đủ căn cứ, thủ tục.
Trong công tác quản lý chi có nghịch lý là chi quản lý hành chính tăng thì các khoản chi cần bảo đảm tỷ lệ trong tổng chi ngân sách lại giảm. Cụ thể là chi sự nghiệp y tế giảm 8,7%, khoa học công nghệ giảm 13,2%, giáo dục, đào tạo và dạy nghề giảm 3,7%. Đặc biệt là tỷ lệ chi chuyển nguồn trong tổng chi ngân sách Nhà nước đã giảm so với năm 2008, chỉ ở mức 27,4%. Nhưng về số tuyệt đối thì vẫn tăng so với các năm trước. Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho rằng, ngoài các khoản chuyển nguồn có lý do khách quan, thì số lượng khoản chuyển nguồn do triển khai chậm còn lớn. Như vậy, nhiều nhiệm vụ chi được giao chưa hoàn thành trong năm, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Bùi Đặng Dũng, việc giải ngân vốn chậm không chỉ do năng lực thực hiện của địa phương, chủ đầu tư còn hạn chế. Một nguyên nhân khác của tình trạng này là do giao dự toán chậm, không giao hết kinh phí ngay từ đầu năm. Nguồn vốn thực hiện không được cấp sớm, chia làm nhiều lần nhỏ khiến địa phương, chủ đầu tư khó dốc sức để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đúng các thời hạn đã đề ra. Trong bối cảnh điều kiện tài chính của nước ta còn hạn chế thì lượng chuyển nguồn lớn từ năm này sang năm khác là sự lãng phí cần sớm được chấn chỉnh.
Tình trạng chi thường xuyên vượt dự toán giao đầu năm tại các địa phương chậm được khắc phục. 31/32 tỉnh, thành phố được kiểm toán đều chi vượt dự toán chi thường xuyên được hội đồng nhân dân giao đầu năm, trong đó 9/32 tỉnh mức vượt trên 30%; 19/32 tỉnh, thành phố chi quản lý hành chính vượt trên 30% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao. Tình trạng này xảy ra là do công tác lập dự toán chưa sát thực tế, việc quản lý sử dụng chi thường xuyên, chi tăng thu đều thiếu chặt chẽ, để xảy ra các sai phạm, gây lãng phí ngân sách. Và công tác ghi thu, ghi chi các khoản viện trợ, khoản thu để lại chi cho công tác quản lý qua ngân sách không được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Đặc biệt, việc cho vay sai quy định, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm hoặc chưa thu hồi tuy có giảm so năm 2008 (năm 2009 là 3.081,3 tỷ đồng, năm 2008 là 4.683 tỷ đồng) song còn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố được kiểm toán (năm 2008 có 12/37 tỉnh; năm 2009 có 18/32 tỉnh). Một số bộ, ngành còn số dự nợ phải thu lớn, kéo dài, trong khi, ngân sách Nhà nước vẫn phải đi vay để trả lãi.
Những hạn chế trong công tác quản lý và điều hành thu, chi ngân sách được Kiểm toán Nhà nước phát hiện trong Báo cáo kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách năm 2009 không mới. Song không thể xuê xoa với các hạn chế, bất cập này. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc tiếp thu và khắc phục trong quá trình quản lý, điều hành thu, chi ngân sách theo kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Bởi việc chuyển nguồn, chi vượt dự toán, sử dụng sai mục đích… đều là lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước. Với điều kiện tài chính còn hạn chế của nước ta, thì từng sự lãng phí nhỏ đều phải kịp thời khắc phục, không nên lặp đi, lặp lại như hiện nay.
Hải Thanh

01/09 Quản lý và điều hành thu, chi ngân sách còn nhiều hạn chế

07:11 | 01/09/2011
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán năm 2010 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2009. Kết quả cho thấy, quá trình quản lý và điều hành thu, chi ngân sách đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế đã lặp đi, lặp lại trong nhiều năm qua.
Kết quả kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách năm 2009 được tổng hợp từ báo cáo của 420 cuộc kiểm toán. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, quản lý và điều hành thu, chi ngân sách đã có những chuyển biến, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Phần lớn các đơn vị đã sử dụng ngân sách đúng quy định, các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức giảm so với năm 2008. Tình trạng chi sai đối tượng, nội dung của các chương trình mục tiêu đã có chuyển biến, các sai phạm dần được khắc phục. Phân bổ vốn của các chương trình này cơ bản đúng định mức, đối tượng, nội dung và đã kịp thời hơn.
Tuy nhiên, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu 4.904,4 tỷ đồng; xử lý giảm chi 2.462,7 tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm 697,7 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua Ngân sách nhà nước 7.962,2 tỷ đồng. Lượng vốn từ ngân sách Nhà nước phải xử lý tài chính còn lớn là do ngay từ khâu lập dự toán thu, chi còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Trong đó, việc lập dự toán thu xuất nhập khẩu không bảo đảm tỷ lệ tăng 5-7% theo quy định tại Thông tư số 54 của Bộ Tài chính. Đối với thu nội địa, một số địa phương đã có dự toán thu được Trung ương giao thấp hơn mức thực hiện năm 2008. Đương nhiên là con số trong thực hiện sẽ cao hơn với dự toán, là một thành tích của địa phương. Nhưng đây không phải là tin vui, mà là khoảng chênh của thành tích và khoảng chênh của lợi ích cục bộ. Do đó, công tác giám sát, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước dẫn đến bị động bị động.
Tương tự, công tác lập và giao dự toán chi của các bộ ngành, địa phương cũng chưa khắc phục những thiếu sót từ năm trước như: lập dự toán chậm, dự toán một số nhiệm vụ chi lập thiếu cơ sở (không tập hợp đầy đủ từ dự toán của các đơn vị trực thuộc), thiếu thuyết minh...; giao dự toán cho một số đơn vị còn chậm, một số khoản chi lập và giao dự toán chưa sát yêu cầu nhiệm vụ nên khi thực hiện phải hủy dự toán, hoàn trả ngân sách hoặc chuyển nguồn sang năm sau. Một số địa phương phân bổ dự toán cho một số nội dung không có định mức, nhiệm vụ chi cụ thể. Bố trí vốn cho các dự án còn dàn trải, chưa phù hợp với thời gian, tiến độ theo quyết định đầu tư của dự án, chưa ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ, thậm chí bố trí vốn chưa bảo đảm đầy đủ căn cứ, thủ tục.
Trong công tác quản lý chi có nghịch lý là chi quản lý hành chính tăng thì các khoản chi cần bảo đảm tỷ lệ trong tổng chi ngân sách lại giảm. Cụ thể là chi sự nghiệp y tế giảm 8,7%, khoa học công nghệ giảm 13,2%, giáo dục, đào tạo và dạy nghề giảm 3,7%. Đặc biệt là tỷ lệ chi chuyển nguồn trong tổng chi ngân sách Nhà nước đã giảm so với năm 2008, chỉ ở mức 27,4%. Nhưng về số tuyệt đối thì vẫn tăng so với các năm trước. Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho rằng, ngoài các khoản chuyển nguồn có lý do khách quan, thì số lượng khoản chuyển nguồn do triển khai chậm còn lớn. Như vậy, nhiều nhiệm vụ chi được giao chưa hoàn thành trong năm, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Bùi Đặng Dũng, việc giải ngân vốn chậm không chỉ do năng lực thực hiện của địa phương, chủ đầu tư còn hạn chế. Một nguyên nhân khác của tình trạng này là do giao dự toán chậm, không giao hết kinh phí ngay từ đầu năm. Nguồn vốn thực hiện không được cấp sớm, chia làm nhiều lần nhỏ khiến địa phương, chủ đầu tư khó dốc sức để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đúng các thời hạn đã đề ra. Trong bối cảnh điều kiện tài chính của nước ta còn hạn chế thì lượng chuyển nguồn lớn từ năm này sang năm khác là sự lãng phí cần sớm được chấn chỉnh.
Tình trạng chi thường xuyên vượt dự toán giao đầu năm tại các địa phương chậm được khắc phục. 31/32 tỉnh, thành phố được kiểm toán đều chi vượt dự toán chi thường xuyên được hội đồng nhân dân giao đầu năm, trong đó 9/32 tỉnh mức vượt trên 30%; 19/32 tỉnh, thành phố chi quản lý hành chính vượt trên 30% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao. Tình trạng này xảy ra là do công tác lập dự toán chưa sát thực tế, việc quản lý sử dụng chi thường xuyên, chi tăng thu đều thiếu chặt chẽ, để xảy ra các sai phạm, gây lãng phí ngân sách. Và công tác ghi thu, ghi chi các khoản viện trợ, khoản thu để lại chi cho công tác quản lý qua ngân sách không được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Đặc biệt, việc cho vay sai quy định, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm hoặc chưa thu hồi tuy có giảm so năm 2008 (năm 2009 là 3.081,3 tỷ đồng, năm 2008 là 4.683 tỷ đồng) song còn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố được kiểm toán (năm 2008 có 12/37 tỉnh; năm 2009 có 18/32 tỉnh). Một số bộ, ngành còn số dự nợ phải thu lớn, kéo dài, trong khi, ngân sách Nhà nước vẫn phải đi vay để trả lãi.
Những hạn chế trong công tác quản lý và điều hành thu, chi ngân sách được Kiểm toán Nhà nước phát hiện trong Báo cáo kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách năm 2009 không mới. Song không thể xuê xoa với các hạn chế, bất cập này. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc tiếp thu và khắc phục trong quá trình quản lý, điều hành thu, chi ngân sách theo kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Bởi việc chuyển nguồn, chi vượt dự toán, sử dụng sai mục đích… đều là lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước. Với điều kiện tài chính còn hạn chế của nước ta, thì từng sự lãng phí nhỏ đều phải kịp thời khắc phục, không nên lặp đi, lặp lại như hiện nay.
Hải Thanh

01/09 Di tích nằm chờ ngân sách - Kỳ 5: Văn Miếu, Võ Miếu xuống cấp


Trong khi di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được bảo tồn khá tốt và UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới năm 2010, thì ở Huế hai di sản Văn Miếu và Võ Miếu (còn gọi là Văn Thánh - Võ Thánh), dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay đã xuống cấp và hoang phế.
Công trình Văn Miếu hư hỏng
Ngược dòng sông Hương, theo con đường từ chùa Linh Mụ lên thêm một đoạn chừng vài cây số là đến di tích Văn Miếu và Võ Miếu (thuộc xã Hương Hồ, H.Hương Trà, Thừa Thiên - Huế).
 
Bên cạnh Văn Miếu, Võ Miếu đã hoang phế hoàn toàn chỉ còn lại vài công trình mục nát và 5 tấm bia đá trơ giữa nắng mưa - Ảnh: B.N.L
Văn Miếu là một biểu tượng độc đáo của nền giáo dục VN trong giai đoạn vương quyền phong kiến thống trị. Việc lập Văn Miếu và dựng bia tiến sĩ nhằm nhắc lại cụ thể sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngày 7.6.2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định (số 818/QĐ-TTg) phê duyệt đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có kế hoạch (số 35/KH-UBND ngày 13.5.2011) triển khai thực hiện đề án, với mục tiêu: cơ bản, đến năm 2020 phục hồi hoàn nguyên toàn khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng thành trước kia; Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên khu vực kinh thành, các lăng tẩm và các công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế; Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng những điểm di tích; Di dời các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; Nghiên cứu phục hồi và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; Tổ chức bảo tồn các ngành nghề truyền thống, phục chế các loại vật liệu truyền thống và bồi dưỡng đào tạo lực lượng nghệ nhân đang có nguy cơ thất truyền nhằm phục vụ tốt cho công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hóa Huế.
Theo tài liệu của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế, trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của Đàng Trong, nhưng không rõ thời điểm xây dựng, chỉ biết địa điểm tại làng Triều Sơn. Đến năm Canh Dần (1770), dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ. Đến khi nhà Nguyễn gây dựng cơ đồ, Văn Miếu chính thức mới được xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long, ở địa điểm hiện nay.
 Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn đường, Duỵ Lễ đường, nhà Thổ Công, Đại Thành môn, Văn Miếu môn, Quan Đức môn, Linh Tinh môn, La thành, bến vua ngự...
Tại Văn Miếu, hiện có hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
Trong khuôn viên của di tích, hiện nhiều công trình đã bị xóa sổ, trong đó có điện chính là Đại Thành điện, nơi thờ Khổng Tử đã đổ nát hoàn toàn chỉ còn lại nền móng. Hệ thống các cổng chính như Văn Miếu môn, Quan Đức môn và Đại Thành môn cũng đều hư hỏng…
Gần đây, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn di tích này, những tấm bia đã được dựng lại ngay ngắn và làm nhà bia che chắn. Văn Miếu không còn nét hoang tàn đổ nát như trước. Song, những điều làm được vẫn còn quá ít cho một di tích mang nét văn hóa hết sức độc đáo, tôn vinh nền giáo dục và học thuật của đất nước.
Võ Miếu hoang phế
Ngay sát bên Văn Miếu là Võ Miếu cũng đang trong tình trạng hoang phế, nhiều công trình đã bị xóa sổ hoàn toàn. Vào năm 1835 dưới thời Minh Mạng, theo kiến nghị của Bộ Lễ, triều đình chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ.
Võ Miếu được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Với chu vi khoảng 400m, cấu trúc Võ Miếu cũng không cầu kỳ, gồm một miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả vu và Hữu vu đối diện nhau. Chung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế. Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu. Những tấm bia này ghi tên những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển... Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời Tự Đức: 1. khoa Ất Sửu (1865), 2. khoa Mậu Thìn (1868), 3. khoa Kỷ Tỵ (1869). Võ Miếu là nơi thờ các danh tướng VN như: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội... Về hình thức, việc lập Võ Miếu nhằm tạo ra một sự đăng đối so với Văn Miếu. Võ Miếu được triều Nguyễn lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở.
Hiện trạng của di tích Võ Miếu chỉ còn lại miếu chính là ngôi nhà rường mục nát, có 5 án thờ bên trong, một ngôi nhà khác kế bên hoang phế. Vị trí đặt 5 tấm bia hiện đã không còn nhà bia chỉ trơ lại 5 tấm bia đá phơi nắng mưa.
Đã tranh thủ được dự án Linh Tinh môn
Tháng 6 vừa qua, nhân dịp khánh thành công trình trùng tu nhà Bia thị học Quốc Tử Giám (tại Huế), Đại sứ Ba Lan Roman Iwaszjiewics đã ký kết thỏa thuận đóng góp tài trợ tiếp theo cho dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo công trình Linh Tinh môn - Văn Miếu Huế. Tổng kinh phí để thực hiện dự án bảo tồn tôn tạo di tích này là 1,784 tỉ đồng, trong đó vốn tài trợ từ Đại sứ quán Ba Lan là 25.497 USD (hơn 500 triệu đồng), được thực hiện từ đầu tháng 7 - 12 năm nay.
Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, dự án này sẽ là một bước chuyển tiếp để trùng tu, bảo tồn tổng thể khu vực di tích Văn Miếu - Võ Miếu của Huế trong tương lai.
Bùi Ngọc Long

01/09 Ai mới là người giàu nhất Việt Nam?



01/09/2011 09:59 (GMT +7)
Sau khi xuất bản bài viết về con người kín tiếng này, có nhiều người Việt ở Mỹ gửi cho tôi một số thông tin mà theo họ, ông Trần Đình Trường không chỉ có tài sản nhìn thấy 1 tỷ đô la. Ông còn có tài sản ở một số nơi, có cả những khách sạn ngoài thành phố ông sống.
Người khen ông Trường hết lời, nhưng cũng có người đặt ra nhiều câu hỏi mà tôi chẳng thể nào kiểm chứng được. Trước khi gặp người em ruột của ông, cũng là một doanh nhân hiện đang đại diện cho dòng họ Trần làm ăn ở Việt Nam , tôi lại nhớ tới chuyến đi năm ấy, chuyến đi để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên. Chuyến đi mà tôi đã ở rất gần nhà ông Trường tại Mỹ, nhưng đắn đo mãi, là có nên gặp ông hay không!
Ấy là vào đầu những năm 90, tôi có một số chuyến công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi Mỹ với hoa hậu Thu Thủy do một hãng nước ngọt nổi tiếng nhiều năm tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Việt Nam mời và đài thọ chi phí.
Hôm đến New Yo rk, người ta bố trí một máy bay lên thẳng chở chúng tôi đi thăm thành phố được coi là phồn thịnh bậc nhất thế giới này. Người phi công trẻ khi biết mình đang chở hoa hậu Việt Nam nên nổi hứng lượn vòng vèo sát nóc những tòa nhà chọc trời, bay qua bay lại mấy lần trên tượng thần tự do, quảng trường Thời Đại. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy một khách sạn mà sau đó chúng tôi đã đến ăn cơm trưa. 

Đó chính là khách sạn Carter ở ngay trung tâm của thành phố New York. Nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là người Việt. Họ hỏi chúng tôi có phài là người Nhật không? (Tất nhiên là hỏi bằng tiếng Anh).

Khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt và đến từ Việt Nam, họ trố mắt ngạc nhiên. Họ lấy thêm thức ăn cho chúng tôi và mời “Ăn thật nhiều vào… chứ về Việt Nam làm gì có mà ăn!”. Tôi suýt bật cười. Họ hoàn toàn không biết rằng lúc đó Việt Nam đã trải qua mấy năm đổi mới, kinh tế phát triển, đã bắt đầu có gạoxuất khẩu ra thế giới.
Khách sạn Carter
Tôi biết đó là khách sạn của ông Trần Đình Trường.

Một khách sạn bề thế, ở ngay trung tâm của thành phố bậc nhất thế giới, ở ngay trung tâm thương mại thế giới là của một người Việt nam. Ra khỏi khách sạn, tôi còn ngoái lại nhìn, một sự thật khó tin.

Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều, cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.

Có một dạo, ở quê tôi người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh  - nơi ông trường đã sinh ra và lớn lên. Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý. Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
Ông Trần Đình Trường cùng quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh với tôi. Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông (Học cấp 3 thời đó). Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia đình Triêm ở, đàm đạo văn chương. Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.

Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được, nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông mình cho đến bây giờ còn in đậm trong tôi.

Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004, do báo TP tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văm hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.

Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường. Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác. 

Sau đó, có một người bà con của ông Trường có đến tìm tôi ở tòa soạn. Người bà con của ông Trường nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản, cuốn Xuyên Cẩm.

Khi cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” xuất bản, trong đó có bài viết tôi có nhắc đến ông Trần Đình Trường với chi tiết 900 triệu đô la từ khách sạn Carter và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.

Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề về cuốn sách, trong đó có thư của ông Trần Đình Trường. Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài viết, ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết : Ông không có ý định bán khách sạn Carter vì khách sạn Carter là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. 

Ông Trường viết “… Vì thế tôi nhấn mạnh rằng, khách sạn Carter không bán. Khách sạn Carter sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.

Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam, cùng vợ là Chu Thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần Đình Trường và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ đô la Mỹ nhưng ông Trường không bán. Như vậy, có thể nói ông Trần Đình Trường là người Việt Nam có tài sản nhìn thấy là 1 tỷ đô la Mỹ.

Qua câu chuyện vui đầu xuân, tôi hỏi Trần Đình Nam về cuộc sống gia đình, về một người giàu có như ông Trường tiêu pha, làm việc ra sao?

Trần đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào …

Tôi bảo: Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ. Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái. Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa”!

Khi ông Trần Đình Chín - em ruột ông Trần Đình Trường hiện đang làm ăn ở Việt Nam điện mời tôi đến nhà chơi, tôi mới biết ông Chín đã sống nhiều năm ở Hà Nội, nhà ở ngay bờ hồ Hoàn Kiếm, phố hàng Khay.
Câu chuyện xoay quanh dự án khách sạn 5 sao, 250 phòng với công viên biển tọa lạc trên một diện tích gần 50 hét ta ngay ở bờ biển tuyệt đẹp và thơ mộng của Nha Trang. Bên hồ cá Tri Nguyên nổi tiếng sẽ là một khu nghỉ dưỡng cao cấp do tập đoàn Đầu tư Quản Trần xây dựng.

Ông Trần Đình Trường sinh ra trong một gia đình có 11 người con, là gia đình thương binh liệt sĩ, được trao thưởng huân chương Chiến công và Quân công. Theo lời kể của ông Chín, gốc tích họ Trần của ông vốn là dòng họ quý tộc. Do những biến động lịch sử, một nhánh của dòng họ phải phiêu bạt vào Làng Trại, thuộc huyện Kỳ Anh.
Ông Trần Đình Chín
Thủa nhỏ, gia đình nghèo, ông Trần Đình Trường cũng như những người con trong gia đình đều cần cù làm ăn và nuôi chí thoát nghèo. Khi sạng Mỹ, ông Trường ban đầu làm nghề lái xe cho ông chủ một khách sạn lớn. Vốn thông minh và chịu khó, Trần Đình Trường được ông chủ quý mến và tìm cách truyền nghề quản lý khách sạn cho. Ông Trần Đình Trường đi lên từ một chân lái xe thuê như vậy.
Từ một anh lái xe thuê cho ông chủ một khách sạn lớn, ông Trần Đình Trường dần dược ông chủ tin cậy và trải qua thăng trầm, vất vả …Ông đã trở thành một ông chủ khách sạn có vị trí vào loại bậc nhất ở Mỹ.
Theo lời ông Chín, thì ông Trường còn có một khách sạn nữa, ngoài khách sạn Carter có giá 1 tỷ đô la.
Ông Chín kể rằng, hiện các con của ông Trường như Trần Đình Nam, Trần Thanh Bắc… đang nối nghiệp bố làm ăn ở Mỹ. Các con ông Chín cũng vậy. Trần Đình Thành, Trần Đình Sơn, Trần Đình Hùng đã là chủ sở hữu của QUALITY INN. Công ty đầu tư quản trị TRẦN, chính là công ty của dòng họ TRẦN hiện do ông Chín đại diện đang đầu tư nhiều dự án ở Việt Nam.

Khi tôi hỏi ông quan niệm về kinh doanh, làm ăn của dòng họ TRẦN, ông Chín nói : Tôi cũng như anh Trường và bây giờ là các con tôi, con anh Trường đều luôn tự hào về dòng họ của mình. Chính niềm tự hào này đã giúp chúng tôi nghị lực vươn lên. Chúng tôi mong muốn làm gì cũng phải trọng chữ TÍN, làm gì cũng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam, là người của dòng họ Trần.

Ông Chín cho rằng, trên thương trường, quan điểm của dòng họ Trần là cùng phát triển. Ông ví như người chạy việt dã, tất cả cùng trên một đường chạy, ai chạy nhanh thì về đích đầu tiên, nếu không thì cũng là nhì, ba, tư …

“Chứ không triệt tiêu nhau?” - Tôi hỏi.

Ông Chín dứt khoát “Không”!

Quy luật tư bản trên thương trường là “Cá lớn nuốt cá bé”, các ông thoát được quy luật này chăng?

Ông Chín cười: Vậy là dòng họ Trần làm ăn “ Có đạo”? 

Trong việc làm giàu, nếu có được chữ TÂM thì… Rất khó chăng?

Nhưng, có TÂM mới có PHÚC, có đúng vậy không?!

Tôi rất muốn biết người Việt Nam có tài sản nhìn thấy 1 tỷ đô la như ông Trần Đình Trường giữ chữ TÂM như thế nào?!
Theo Tamnhin

01/09 GS Phan Huy Lê nhận Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội


Thứ Năm, 01/09/2011 11:09

(NLĐO)- Lễ trao giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội đã được Thông tấn xã Việt Nam tổ chức chiều ngày 31-8, tại Hà Nội với Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho Nhà giáo nhân dân, GS Phan Huy Lê do những đóng góp suốt đời của ông đối với lịch sử, văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

GS Phan Huy Lê là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam, ông là chủ biên của hồ sơ đăng ký di sản thế giới cho Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời đóng góp công sức vào hồ sơ lễ hội Phủ đổng, Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ông đã chủ biên hoặc viết 36 công trình nghiên cứu về Hà Nội.
                   
  
Giáo sư Phan Huy Lê nhận giải thưởng
        
Giải Tác phẩm – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho các tác phẩm trong dự án Hóa thạch sống của họa sĩ Vương Văn Thạo vì đã tôn vinh được các giá trị của Thăng Long – Hà Nội bằng các sáng tạo độc đáo có giá trị mỹ thuật cao. Giải Ý tưởng – Vì tình yêu Hà Nội được giành cho ý tưởng tổ chức và các đồ án xuất sắc trong cuộc thi thiết kế Công viên thống nhất cho tất cả mọi người của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (ĐH Hawaii, Hoa Kỳ), Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt và Ashui.com cùng các tác giả dự thi. Cuối cùng, Giải Việc làm – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho tập thể các nhà khoa học và quản lý đã chăm sóc, cứu chữa rùa Hồ Gươm vì đã có biện pháp mạnh, kịp thời, khoa học và hiệu quả trong việc bảo vệ “linh vật sống” của thủ đô.
       
H.L.Anh