Tuesday, June 28, 2011

28/06 Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung

Cập nhật: 07:12 GMT - thứ ba, 28 tháng 6, 2011

Lính gác Philippines tại cảng Puerto Princesa
Hải quân hai nước Hoa Kỳ và Philippines từ thứ Ba 28/06 bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày ở gần Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ.
Một hôm trước đó, thứ Hai 27/06, một nhóm người Philippines tại Mỹ đã tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc bên ngoài đại sứ quán nước này ở Washington D.C.
Mỹ và Philippines đều tuyên bố rằng cuộc tập trận là hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ đồng minh, chứ không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền cũng như quan ngại về Trung Quốc.
Chỉ huy trưởng cuộc tập trận của phía Mỹ, ông David Welch, nói: "Hải quân Hoa Kỳ và Philippines có quá trình hợp tác lâu dài và các cuộc diễn tập như thế này cho cơ hội tốt để chúng tôi thao dượt kỹ năng".
Tuy nhiên, giới quan sát nói chung đánh giá đây là hành động biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình mới.
Những tuần gần đây, Philippines cáo buộc Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát của Philippines và có nhiều hành động 'vi phạm chủ quyền khác' trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của nước này. Manila nói ít nhất 9 vụ việc như vậy đã xảy ra trong thời gian từ tháng Hai tới nay.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thậm chí đã lên tiếng kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, trong chuyến thăm Mỹ tuần qua, cũng đề cập tới việc Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cung cấp vũ khí - khí tài cho quân đội Philippines.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thì tuyên bố Washington "quyết tâm và cam kết giúp Philippines tự vệ".
Người ta cũng nhắc tới khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines tăng cường khả năng

Tuần tra biển

Trong 11 ngày, hai khu trục hạm mang hỏa tiễn tối tân của Hoa Kỳ cùng các tàu chiến khá cũ kỹ của nước chủ nhà sẽ thực hiện hoạt động tuần tra trong Biển Sulu của Philippines.
Biển này cách Biển Đông, mà nay Manila gọi tên là Biển Tây Philippine, bằng hòn đảo Palawan.
Cuộc tập trận chung có tên Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT), chính thức bắt đầu lúc 3 giờ chiều giờ địa phương ngày 28/06 với lễ khai trương tổ chức trên đảo Palawan.
Khu trục hạm USS Chung-Hoon của Mỹ đã tới cập cảng Puerto Princesa của đảo này vào buổi sáng, trong tiếng quân nhạc chào mừng.
Khu trục hạm thứ hai, USS Howard, tới sau. Tổng cộng 800 lính Mỹ và 450 lính Philippines tham gia cuộc tập trận CARAT lần này.
Việt Nam cho tới nay chưa tham dự các cuộc tập trận CARAT, dù chỉ với tư cách quan sát viên.
Tuy nhiên, tháng tới, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ có cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Hoạt động này cũng được Hà Nội giải thích là "thường kỳ và không liên quan" tới các diễn biến ở Biển Đông.

28/06 Tài năng violin trẻ 13 tuổi sẽ biểu diễn xuyên Việt


28/06/2011 | 20:07:00

Nghệ sĩ violin Đỗ Phương Nhi. (Ảnh: Internet)
Nghệ sĩ violin Đỗ Phương Nhi, 13 tuổi, sẽ biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 7/7 đến 16/7 trong chương trình hòa nhạc xuyên Việt.

Năm nay là năm thứ 5 Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Quỹ Toyota Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc Toyota xuyên Việt nhằm mang lại chương trình âm nhạc cổ điển đặc sắc cho khán giả.

Đỗ Phương Nhi sinh năm 1998 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, em đã theo học đàn violin từ khi lên 4 tuổi cùng niềm say mê đặc biệt với giáo sư, nghệ sĩ ưu tú Ngô Văn Thành. Ðây là nghệ sĩ biểu diễn violin tài năng trẻ nhất Việt Nam ở thời điểm này.

Ngay từ khi còn nhỏ, Phương Nhi đã biểu diễn độc tấu ở nhiều chương trình, dịp hè hàng năm, em được mời tham dự biểu diễn cùng các tài năng trẻ châu Âu trong các liên hoan âm nhạc ở Nauy.

Năm 11 tuổi, Đỗ Phương Nhi đã biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji (Nhật Bản). Năm 2010, em nhận được học bổng theo học trường nhạc ở Oslo (Nauy) dưới sự dìu dắt của nhiều nghệ sĩ tên tuổi.

Trong buổi họp báo diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội, ông Ngô Hoàng Quân, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cho biết, chương trình hòa nhạc xuyên Việt lần này sẽ mang tới cho khán giả yêu nhạc cổ điển chương trình biểu diễn sinh động với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng, được yêu chuộng trên khắp thế giới của nhạc sĩ G.Bizet, J. Strauss, L.Anderson.

Đặc biệt, Đỗ Phương Nhi sẽ biểu diễn một tác phẩm nổi bật nhất của nhạc sĩ Saint Saens. Đây là tác phẩm mà Saint Saens viết khi mới 15 tuổi để tặng cho huyền thoại violin người Tây Ban Nha Pablo de Sarasate.

Tác phẩm này từ xưa tới nay vẫn được coi là một thách thức về ý đồ, đẳng cấp kỹ thuật đối với cả những nghệ sĩ bậc thầy về violin.

Chương trình năm nay ngoài vé bán thông thường còn có mức giá đặc biệt dành cho các học sinh, sinh viên yêu âm nhạc.

Toàn bộ số tiền bán vé được sử dụng cho chương trình học bổng Toyota hỗ trợ tài năng âm nhạc Việt Nam nhằm khuyến khích, động viên, cổ vũ các tài năng âm nhạc trẻ tích cực học hỏi, rèn luyện để trở thành nghệ sĩ tài năng thực thụ trong tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)

28/06 China insists on bilateral talks to resolve South China Sea disputes



Xinhua, June 28, 2011
China has always insisted on resolving disputes with other countries in the South China Sea through bilateral negotiations, Foreign Ministry spokesman Hong Lei said at a press conference on Tuesday.
Hong was responding to a question regarding the resolution passed on Monday by the U.S. Senate on China's "use of force" in the South China Sea.
"The disputes should be resolved through direct negotiations between the countries involved," Hong said.
"Freedom of shipping in the South China Sea has never been affected by the disputes, and there has never been such a problem."
Hong explained that the disputes among relevant countries in the South China Sea centered around the sovereignty of some isles in the Nansha Islands and the demarcation in certain parts of the sea.
On Sunday, China and Vietnam pledged to resolve their maritime dispute through negotiations.

28/06 U.S., Philippine navies kick off 11-day joint exercise


English.news.cn   2011-06-28 16:09:32FeedbackPrintRSS
The Philippines and the US launch joint naval military exercise entitled 'Cooperation Afloat Readiness Training' (CARAT) in Puerto Princesa on the western Philippine island of Palawan. (Xinhua/AFP Photo)
MANILA, June 28 (Xinhua) -- Navies from the United States and the Philippines kicked off an 11-day joint exercise Tuesday afternoon in waters off the southwestern Philippine island province of Palawan, showcasing the ties and interoperability between the two allies.
Dubbed the 17th "Cooperation Afloat Readiness and Training" (CARAT), the exercise was held in the Sulu Sea east of Palawan and is expected to wind up on July 8, both navies said.
Guided missile destroyers USS Chung-Hoon, USS Howard and the diving and salvage ship USNS Safeguard are the U.S. Navy's centerpieces for the exercise, U.S. navy said earlier in a statement, adding that in addition to the three ships, other participants include P-3C Orion aircraft, SH-60 Seahawk aircraft, U.S. Navy Seabees, a U.S. Coast Guard Maritime Safety and Security Team, U.S. Navy Mobile Security Squadron, U.S. Navy Riverine Forces and Medical Support personnel.
On the Philippine side, patrol ships BRP Pangasinan and BRP Rizal are dedicated for the exercise, according to Lt. Noel Cadigal, spokesman of the Philippines' Naval Forces West.
The at-sea phase of the exercise focuses on developing maritime security capabilities in areas such as maritime interdiction, information sharing, combined operations at sea, patrol operations, gunnery exercises, as well as anti-piracy and anti-smuggling exercises.
Ashore training includes such specialties as Visit, Board, Search and Seizure (VBSS) exercises; diver training; salvage operations; joint medical, dental and civic action projects, aircrew familiarization exchanges, etc.
"The main purpose of the activity is to strengthen the ties and cooperation between the two navies by the exchange of knowledge and skills in the field of navigation and naval operations, particularly maritime defense, port security, resource protection and disaster response," said Philippine Navy spokesman Lt. Col. Omar Tonsay, noting the exercise is among the bilateral trainings conducted under the auspices of the Mutual Defense Treaty, which was signed between the Philippines and the United States in 1951.
However, the exercise and the Mutual Defense Treaty were bombarded by a left-wing group in the Philippines.
In a statement issued prior to the exercise, New Patriotic Alliance, known as Bagong Alyansang Makabayan in Filipino, said the fact that the joint naval exercise will be between modern U.S. warships and ageing Philippine patrol ships shows the entire concept of U.S. military assistance is a failure.
"After 60 years of the Mutual Defense Treaty, several decades of U.S. military bases and 12 years of the Visiting Forces Agreement, our AFP (Armed Forces of the Philippines) has not modernized. We were promised the same in exchange for approving all these one-sided agreements and yet here is our navy, still employing World War II- era ships," said Renato Reyes, Jr., secretary general of the New Patriotic Alliance.
The Philippines and the US launch joint naval military exercise entitled 'Cooperation Afloat Readiness Training' (CARAT) in Puerto Princesa on the western Philippine island of Palawan. (Xinhua/AFP Photo)



The Philippines and the US launch joint naval military exercise entitled 'Cooperation Afloat Readiness Training' (CARAT) in Puerto Princesa on the western Philippine island of Palawan. (Xinhua/AFP Photo)

Editor: Yang Lina

   
Related News

28/06 Thú nghe nhạc giao hưởng hôm nay

Tác giả: NGUYỄN THỤY KHA
Một người già ngoài tuổi bát tuần có thú nghe nhạc giao hưởng từ thời trẻ tâm sự với tôi rằng: “Bây giờ đi nghe nhạc giao hưởng vui thật, các nam thanh, nữ tú tha hồ thoải mái thời trang, đi lại cười nói tự nhiên. Chả bù cho ngày xưa, vào nghe nhạc giao hưởng thì người trẻ cũng tự nhiên nghiêm trang, đạo mạo như ông già”. Tâm sự này vừa thật lại vừa đúng. Đó là một đánh giá nhẹ nhàng về thực trạng đến với nhạc giao hưởng của người Hà Nội trong nhiều thập kỷ qua.
Hình như từ thời Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam mới thành lập đến hết chiến tranh chống Mỹ, khi ấy cả miền Bắc sống trong nghèo nàn, thắt lưng buộc bụng, nhưng mọi người đều luôn có cách sống hướng về cái cao cả. Nhạc giao hưởng là một thứ âm nhạc cao siêu chứa đựng cái cao cả đó, ai có thể thưởng thứcđược nó thì đều có niềm tự hào nho nhỏ về trình độ thẩm mỹ của mình nhỉnh hơn so với bạn đồng lứa. Có khi tỏ ra biết thưởng thức cũng chỉ là cái “mốt thời đại” không xuất phát tự đáy lòng thực sự say mê nghệ thuật, nhưng cái mốt ấy vẫn thúc dục người ta ngấm ngầm đua chen nhau tới chốn “thánh đường âm nhạc” này. Có biết bao người thực lòng say mê như bác sĩ Đặng Thùy Trâm cùng bao người thích nhạc giao hưởng theo thời thượng đã vì sự sống đẹp lên đường ra chiến trường và đã vĩnh viễn gửi lại tuổi xuân của mình với thú nghe nhạc giao hưởng cùng khát vọng nơi rừng thiêng nước lạnh, nơi bom đạn cày sới.
Nhạc trưởng: Lê Phi Phi
Sau ngày thống nhất đất nước, do bị ngộ nhận, người mến mộ âm nhạc nghĩ rằng nhạc giao hưởng là nhạc “mũ cao áo dài” đã lỗi thời, nhạc điện tử pop, rock mới là nhạc thời đại, trẻ trung và sôi động. Phong trào nghe nhạc giao hưởng ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội đã teo tép lại đến thảm hại. Ngay sự tồn tại của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cũng nhiều lần được các nhà lãnh đạo đặt trước câu hỏi: “Tồn tại hay là không tồn tại?”. May thay, sau khi Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi Chopin quốc tế mùa thu 1980, câu hỏi ấy hình như đã được đặt lại: “Tồn tại như thế nào?” và thế là có một lứa bạn học cùng Đặng Thái Sơn sau khi tốt nghiệp ở Nga về đã trở thành những diễn viên nòng cốt phục sinh lại Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam từ khoảng giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước và đến thập kỷ 90 thì sự phục sinh ấy đã thật sự có sức sống và có những bước phát triển đáng mừng như hôm nay.
Từ khi phong trào nghe nhạc giao hưởng được khởi động lại ở Hà Nội, thì người thưởng thức đã mang một tâm thức muốn “bình dân hóa” khi đi nghe thứ “nhạc kinh viện” này, thể hiện qua thời trang, cách ngồi thưởng thức không quá trang nghiêm. Song quan trọng hơn, dần dà họ đã biết vỗ tay đúng lúc sau khi toàn bộ tác phẩm đã được trình tấu, thay vì cho việc vỗ tay ngay sau mỗi chương nhạc. Đó là phần mềm và phần cứng của thú nghe nhạc giao hưởng hôm nay ở Hà Nội. Điều đáng mừng hơn là gần đây, nhất là từ khi có chương trình “Hòa nhạc Toyota xuyên Việt” thì số thính giả thiếu nhi nghe giao hưởng có vẻ nhiều hơn so với trước đó.
Nhờ sự khởi động của chương trình “Hòa nhạc Toyota xuyên Việt” mà người thưởng thức thấy gần gũi hơn với dòng nhạc bác học này. Trẻ con cũng có thể bước lên bục chỉ huy để vung tay khiến dàn nhạc phải tấu lên những giai điệu kỳ diệu của Beethoven, J.Strauss, … Bởi vậy, qua mấy năm gần đây, số nam thanh, nữ tú cùng thiếu nhi đã xuất hiện nhiều hơn trong những đêm nghe trình tấu giao hưởng.
Đỗ Phương Nhi
Năm nay, chương trình “Hòa nhạc Toyota Xuyên Việt” lại không mời ca sĩ cùng tham gia như hai năm trước mà lại quay về như chương trình đầu tiên. Chỉ có khác, nghệ sĩ độc tấu vĩ cầm không phải là một nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng mà là một tài năng trẻ Việt Nam đang ở độ tuổi thiếu niên. Đó là em Đỗ Phương Nhi mới ở tuổi 13 (sinh 16.11.1998). Ngay từ khi lên 4 tuổi Phương Nhi đã học chơi vĩ cầm với giáo sư NSUT Ngô Văn Thành. Bằng niềm say mê đặc biệt với nhạc giao hưởng, năm 11 tuổi, Phương Nhi đã biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam bản Concerto cung Mi thứ của F.Mendelssohn, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Sự xuất hiện của nghệ sĩ “nhí” Đỗ Phương Nhi chắc chắn sẽ có hiệu quả thu hút những “fans” hâm mộ đồng trang lứa, thêm một bước cải thiện thú nghe nhạc giao hưởng hôm nay của người Thủ đô mà hiệu quả nhận được rõ rệt từ chương trình “Hòa nhạc Toyota xuyên Việt”.

27/06 Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ

Tác giả: HÀ LINH VIẾT TỪ WASHINGTON DC.
Đã xuất hiện tín hiệu tích cực của một giải pháp được xây dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử dụng Biển Đông.
Trong hai ngày 20 đến 21/6/2011, Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Hoa Kỳ tổ chức tại Thủ đô nước Mỹ đã tụ họp được nhiều quan chức chính phủ, học giả và chuyên gia  am hiểu về các vấn đề ở Biển Đông, đến từ nhiều nước khác nhau, như Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,... Hội thảo đã thảo luận những chủ đề đang thu hút sự quan tâm ở Việt Nam cũng như trên thế giới, như: lợi ích và lập trường của các Bên ở Biển Đông, các sự kiện diễn ra mới đây tại Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ chế bảo đảm an ninh Biển Đông hiện hành và những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh ở vùng biển này.
Luận điểm cơ bản được các đại biểu Trung Quốc trình bày tại Hội thảo là mặc dù Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông, Trung Quốc chưa được tham gia vào việc khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Trong khi đó, các nước ven Biển Đông khác, với sự trợ giúp của các nước ngoài khu vực, đã tiến hành nhiều hành động xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc. Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để khắc phục tình trạng trên, mặc dù dư luận người Trung Quốc hết sức bất bình. Giải pháp thích hợp trước mắt là tạm gác tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng biển, cùng khai thác tài nguyên.
Ảnh: Tuổi trẻ.
Luận điểm này thực ra không có gì mới lạ. Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 cũng có quy định về việc cùng khai thác tài nguyên như là một giải pháp tạm thời trong khi chưa đạt được giải pháp phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển. Giữa Việt Nam và các nước ASEAN có một số thực tiễn áp dụng giải pháp cùng thăm dò khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa chồng lấn trước khi đạt giải pháp phân định ranh giới. Nhưng điều làm cho đề nghị gác tranh chấp cùng khai thác tài nguyên ở Biển Đông của Trung Quốc không được các nước trong khu vực hưởng ứng nằm ở chính sự mập mờ và phi lý của yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc.
Tại Hội thảo, đại biểu Trung Quốc tiếp tục viện dẫn kết hợp cả đường đứt khúc 9 đoạn với tư cách là yêu sách lịch sử và các nguyên tắc xác định vùng biển và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982 để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Khi học giả các nước chất vấn về cơ sở pháp lý của đường đứt khúc 9 đoạn, đồng thời đề nghị học giả Trung Quốc làm rõ quan điểm của Trung Quốc về việc áp dụng Công ước Luật biển 1982 để xác định các vùng biển và thềm lục địa ở Biển Đông, họ đã không nhận được câu trả lời.
Không chỉ học giả từ các nước ven Biển Đông, mà cả học giả từ các nước ngoài khu vực đều cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn hoàn toàn không có cơ sở trong Luật biển quốc tế và nếu Trung Quốc coi đó là ranh giới vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không một nước nào trên thế giới có thể chấp nhận được. Trung Quốc không thể sử dụng nó để yêu sách quyền đối với tài nguyên ở Biển Đông, hoặc tạo thành vùng chồng lấn lên vùng biển và thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông, làm cơ sở cho yêu sách cùng khai thác tài nguyên.
Để triển khai bất kỳ biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có thể bao gồm giải pháp gác tranh chấp cùng khai thác, vấn đề then chốt là phải xác định được khu vực tranh chấp thật sự.
Theo các học giả quốc tế, khu vực có tranh chấp thật sự chính là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển kế cận các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo này.
Việc xác định các vùng biển kế cận các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo phải dựa vào các quy định của Luật biển quốc tế, như điều 121 Công ước 1982 về quy chế pháp lý của các đảo, cũng như các quy định và án lệ quốc tế liên quan đến phân định ranh giới biển. Một khi các nước hữu quan thống nhất được nguyên tắc xác định vùng tranh chấp như nêu ở trên, có thể thực hiện khoanh vùng tranh chấp để triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc giải pháp tạm thời mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được. Còn tại các khu vực nằm ngoài vùng tranh chấp, việc xác định và sử dụng vùng biển, thăm dò khai thác và quản lý tài nguyên đều phải thực hiện theo đúng quy định của Công ước Luật biển 1982.
Những sáng kiến
Trên cơ sở chia xẻ cách tiếp cận nêu trên, một số sáng kiến cụ thể đã được giới thiệu tại Hội thảo. Đại biểu đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam nêu ý tưởng về việc soạn thảo một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong đó quy định cụ thể các hành vi được phép và không được phép triển khai tại khu vực tranh chấp liên quan đến hai quần đảo, cũng như cách ứng xử tại các vùng biển khác nằm ngoài khu vực tranh chấp. Điểm mấu chốt trong đề nghị về Bộ Quy tắc ứng xử này là yêu cầu tất cả các bên tham gia không đưa ra những yêu sách về vùng biển và thềm lục địa không dựa trên quy định của Công ước Luật biển 1982; vùng biển liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo cách áp dụng thiện chí điều 121 của Công ước; việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử có thể do Trung Quốc và ASEAN cùng tiến hành, hoặc do ASEAN khởi xướng, sau đó mở cho các nước khác tham gia.
Đại diện của Ban thư ký ASEAN cho biết các nước ASEAN đã thỏa thuận sẽ soạn thảo một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có giá trị cao hơn so với Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông năm 2002.
Giáo sư Carl Thayer đến từ Úc cho rằng có thể ký kết một văn kiện về quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực ràng buộc về pháp lý nếu các nước hữu quan thỏa thuận như vậy, mặc dù đó không phải là thực tiễn phổ biến. Từ đó ông đề nghị các nước ASEAN xem xét ký kết một Hiệp ước về cách ứng xử ở Biển Đông và mở cho các nước khác có tham gia sử dụng Biển Đông tham gia.
Đại biểu đến từ Ủy ban phụ trách các vấn đề biển và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines giới thiệu Sáng kiến về Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Phát triển. Theo sáng kiến này, sẽ triển khai song hành ở Biển Đông hai chế độ: chế độ hợp tác cùng phát triển, bao gồm cùng khai thác tài nguyên, cùng bảo tồn đa dạng sinh học biển,... tại khu vực tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa và chế độ sử dụng, thăm dò, khai thác, quản lý các vùng biển và thềm lục địa không bị tranh chấp của các nước ven biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982.
Đại biểu Philippines khẳng định để có thể tạm gác tranh chấp, cần phải khoanh vùng tranh chấp. Căn cứ vào Công ước Luật biển 1982, các vùng biển do các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo bị tranh chấp tạo ra có phạm vi rất hạn chế và có thể xác định được, chẳng hạn là 12 hải lý.
Rõ ràng đã xuất hiện tín hiệu tích cực của một giải pháp được xây dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử dụng Biển Đông.
Một giải pháp như vậy chắc chắn sẽ thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cho phép phân biệt rõ đâu là khu vực có tranh chấp có thể tạm gác tranh chấp cùng khai thác hay bảo quản tài nguyên, đâu là khu vực đương nhiên thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền hợp pháp của các quốc gia khác ở Biển Đông sẽ được bảo vệ như thế nào, trong khi chưa đạt được giải pháp phân định chủ quyền lãnh thổ và vùng biển tại các quần đảo bị tranh chấp.
Hy vọng tất cả các nước ven Biển Đông, nhất là các Bên tranh chấp trực tiếp, duy trì nỗ lực ngoại giao để đạt được một giải pháp như vậy. Và cũng hy vọng không nước nào lựa chọn phương thức sử dụng sức mạnh đơn phương áp đặt yêu sách của mình, đẩy các nước khác vào tình thế buộc phải huy động những nguồn lực eo hẹp của họ vào việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị phòng thủ để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, thay vì có thể dùng các nguồn lực đó cho phát triển kinh tế, xã hội.
Hà Linh viết từ Washington DC.

27/06 Tại sao không nên lo lắng về Trung Quốc?

Tác giả: JAMES MANICOM
Những diễn biến gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á khiến nhiều nhà quan sát lên tiếng cảnh báo. Tuy nhiên, một cuộc tranh chấp tương tự giữa Bắc Kinh và Tokyo cho thấy rằng, xung đột không phải là không thể tránh khỏi.
Năm ngoái là một năm khó khăn với các quốc gia duyên hải ở Biển Đông và có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng, cả thập niên ẩn mình của Trung Quốc đã chấm dứt. Trong năm 2010, tin đồn về việc Bắc Kinh coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", việc Trung Quốc cắm cờ ở đáy biển, phản ứng "quá khích" của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì khi người đồng cấp Mỹ Hilary Clinton ra tuyên bố về chính sách của Mỹ với tranh chấp Biển Đông... dường như quá mức cần thiết.
Nửa đầu năm 2011, mọi sự việc lại xảy ra tương tự. Các tàu Trung Quốc, cả của dân và chính phủ, đã can thiệp vào những hoạt động thăm dò của Philippines và Việt Nam ở vùng tranh chấp, thậm chí tàu Trung Quốc còn bắn vào ngư dân nước khác. Cách hành xử này dường như đã xác nhận những nghi ngờ bấy lâu nay về quan điểm của Trung Quốc với Biển Đông; rằng ngay khi Trung Quốc phát triển khả năng quân sự để thống trị Biển Đông, họ sẽ làm như vậy. Giờ đây, với những diễn biến mới nhất xảy ra, xung đột tại Biển Đông có vẻ sắp xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến kiểu hành xử này của Trung Quốc trước đó, tại biển Hoa Đông, khi Trung Quốc và Nhật Bản tranh cãi về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và những vùng biển lân cận. Quan trọng là, sự leo thang căng thẳng trong tranh chấp đã dẫn tới hợp tác, không xung đột. Tranh chấp về tài nguyên năng lượng bắt đầu tăng cao trong năm 2004 sau khi Nhật Bản phát hiện ra một giàn khoan của Trung Quốc ở khu khai thác Xuân Hiểu (người Nhật gọi là Shirabaka) trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Nhật Bản nhưng lại ở ngay phía ngoài đường trung tuyến đánh dấu giới hạn chủ quyền Vùng đặc quyền Kinh tế của Nhật quy định trong luật pháp nội địa của họ.
Khi tài nguyên thương mại được xác định rõ ràng tồn tại ở Xuân Hiểu, Tokyo tuyên bố, Bắc Kinh cần ngừng các hoạt động và cùng tham gia phát triển khu khai thác với Nhật Bản. Để xác định quy mô tài nguyên dưới biển, Tokyo đã uỷ quyền để tàu Ramform Victory mang cờ Na Uy tiến hành cuộc khảo sát toàn diện ở khu vực đường trung tuyến gần khu khai thác Xuân Hiểu. Trong cuộc khảo sát này, Ramform Victory đã vài lần đụng chạm với tàu hải quân Trung Quốc và ít nhất một lần đối mặt với tàu quân sự che dậy dưới vỏ bọc tàu nghiên cứu.
Hơn thế nữa, vào tháng 9/2005, tàu khu trục hiện đại Sovremennyy đã trở thành "mục tiêu" của máy bay tuần tra  P3-C Orion khi tàu đi qua khu khai thác Xuân Hiểu. Kết quả của những sự kiện này là việc Nhật Bản tăng tốc các nỗ lực để tiếp cận nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông. Tuần tra trên không trong khu vực cũng gia tăng. Cùng với ít nhiều nhượng bộ, Tokyo đồng thời thiết lập các quy định cần thiết để bảo vệ những công ty dầu khí Nhật Bản hoạt động ở biển Hoa Đông.
Nhiều người dự đoán kết quả sẽ là những "trò diễn" từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, có những điều bất ngờ rằng, khi Nhật Bản chuẩn bị khoan khí đốt ở vùng tranh chấp, thì các cuộc đàm phán giữa hai bên bắt đầu có kết quả. Sau khi nghị viện Nhật thông qua Luật xây dựng vùng an toàn cho công trình hàng hải vào tháng 4/2007 - cho phép Nhật phác thảo những vùng an toàn xung quanh nơi lắp đặt giàn khoan và lực lượng phòng vệ bờ biển được phép đuổi các tàu vi phạm những khu vực này - thì các cuộc đàm phán trở nên thường xuyên hơn, đem lại kết quả hữu hình hơn. Cuối cùng, tháng 6/ 2008, hai bên đã tuyên bố một thoả thuận phát triển chung cùng chia sẻ tài nguyên ở Xuân Hiểu và định ra một khu vực phát triển chung ở phía bắc ở giữa đường trung tuyến.
Dĩ nhiên, thoả thuận không phải là hoàn hảo. Nó chưa được thực thi do những phản đối chính trị trong nước ở Trung Quốc, và sự miễn cưỡng của Nhật Bản trong việc từ bỏ tuyên bố chủ quyền với khu khai thác Xuân Hiểu. Căng thẳng hàng hải vẫn tồn tại. Tàu nghiên cứu thuộc lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật, Shoyo, đã hai lần đối đầu với các tàu Trung Quốc năm 2010, sau đó là vụ viêc va chạm giữa m ột tàu cá Trung Quốc với tàu tuần tra Nhật. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những bài học có thể. Nước nào đó có thể đem chuyện tranh chấp không gian hàng hải ra mặc cả khi họ có bất kỳ vấn đề nào khác trong hoạt động chính trị quốc tế; Họ sẽ chứng tỏ, sẽ đe doạ hay tiến hành phô diễn sức mạnh quân sự ở mức độ thấp để củng cố các tuyên bố chủ quyền và nỗ lực cải thiện vị trí của mình. Trong khi khá mạo hiểm thì cách hành xử này không đồng nghĩa với việc xung đột là không thể tránh khỏi.
Trong khi có một số lập luận cho rằng, tài nguyên dẫn tới những tranh chấp hàng hải, thì lại có rất ít bằng chứng ủng hộ quan điểm dầu và khí đốt ở  Biển Đông sẽ khơi nguồn cho một cuộc chiến tài nguyên. Hơn thế nữa, các nước tuyên bố chủ quyền công nhận rằng, việc đơn phương phát triển tài nguyên của một đối phương nào đó sẽ có hại với tuyên bố chủ quyền của họ ở khu vực tranh chấp, không phải vì chuyện "đánh cắp" tài nguyên mà là vì những hành động "phớt lờ" như vậy sẽ khiến họ bị lên án, thậm chí phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền với khu vực.
Trong thực tế, có thể lập luận rằng, chính việc khám phá ra tài nguyên thương mại tồn tại ở biển Hoa Đông đã dẫn tới sự đồng thuận vào tháng 6/2008 giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy, điều này cũng sẽ có thể xảy ra ở Biển Đông, khi sự thương lượng và các quan điểm hoàn tất. Nếu Trung Quốc cần nguồn tài nguyên khổng lồ như nhiều người dự đoán, Bắc Kinh có thể thực sự thúc đẩy hợp tác phát triển tài nguyên ngoài khơi hơn là cố gắng ngăn chặn hoàn toàn hoạt động sản xuất. Đó là chưa kể việc khai thác ở Biển Đông có thể bị trì hoãn bởi những quan ngại về chủ quyền, quyền tài phán.
Tuy nhiên, trong khi so sánh, có thể đặt ra những câu hỏi thú vị về quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Tại sao các tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Philippines và Việt Nam trong khi các tàu thăm dò Nhật Bản lại không hề hấn gì? Đó là bởi những cuộc khảo sát gần đây của Nhật được các tàu chính phủ tiến hành chứ không phải tàu dân sự? Đó là bởi Nhật Bản là đồng minh quân sự của Mỹ? Trong cả hai trường hợp, sự khác biệt này có thể hỗ trợ cho việc kêu gọi Việt Nam và Philippines tăng cường hơn nữa các khả năng thăm dò khảo sát, khả năng hải quân và tìm kiếm mối quan hệ quân sự gần gụi hơn với Mỹ. Tuy vậy, điều này cũng có thể xem là công cụ mặc cả bởi khi Nhật Bản củng cố vị thế của mình thì Trung Quốc tiến tới hợp tác, cho dù ở hình thức hạn chế. Và, điều tương tự có thể sớm xảy ra ở Biển Đông.
  • James Manicom là nhà nghiên cứ tại Quỹ Nghiên cứu chính sách Đại dương ở Tokyo.
Thái  An (dịch theo Diplomat)

27/06 Hậu trường QH chuyên nghiệp - nhìn từ cách làm của Ủy ban Kinh tế

06:54 | 27/06/2011
Sau hơn 3 năm phối hợp hoạt động, Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức được 8 hội thảo khoa học lớn, tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô; biên soạn và cung cấp các Bản tin kinh tế vĩ mô cho ĐBQH hàng tháng... Ủy ban Kinh tế không phải là cơ quan chuyên môn duy nhất của QH huy động được đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học ngoài xã hội tham gia đóng góp cho hoạt động của mình. Song, theo đánh giá của Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên, mô hình phối hợp hoạt động của Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có thể được xem là điển hình thành công trong việc mở rộng quan hệ hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan của QH.
Tháng 3.2008, lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2007, những vấn đề đặt ra cho năm 2008trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có biến động mạnh do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới. Từ cuối năm 2007 đến tháng 3.2008, chính sách kinh tế được chi phối bởi mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành sớm các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2006-2010, vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong năm 2008... Tuy nhiên, từ tháng 3.2008, tình hình kinh tế đổi chiều với việc lạm phát tăng cao, các chính sách kinh tế phải chuyển hướng từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Tại Hội thảo, Ủy ban Kinh tế cùng với các chuyên gia kinh tế vĩ mô hàng đầu đã thẳng thắn và khách quan nhìn nhận lại những quyết sách về KT-XH của QH, Chính phủ từ cuối năm 2007 và việc thay đổi chính sách đầu năm 2008, nhận diện những vấn đề mới phát sinh và đưa ra những kiến nghị, đề xuất cần thực hiện cho những tháng còn lại của năm 2008. Hội thảo đã thống nhất quan điểm: giải quyết triệt để những vấn đề bất ổn của nền kinh tế đã tích tụ qua nhiều năm. Theo đó, giải pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài cần kiên trì thực hiện là: thay đổi cơ cấu thu ngân sách để tạo bền vững nguồn thu, kiểm soát chi tiêu công, giữ cân bằng ngân sách; sử dụng các biện pháp trung hòa hóa, chính sách nới lỏng linh hoạt, từng bước thực hiện chế độ lưu hành duy nhất tiền đồng Việt Nam trên lãnh thổ nước ta và tạo điều kiện để tiền đồng Việt Nam chuyển đổi được nhằm ứng phó với dòng vốn nước ngoài đổ vào nước ta; giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước vào kinh doanh, trước hết là những ngành đã dư thừa công suất, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh của khu vực nhà nước; đẩy mạnh cải cách và siết chặt quản lý hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, nhất là ở các hạng mục hàng hóa công cộng; xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, trước mắt tập trung vào việc đáp ứng đầu vào cho các ngành sản xuất có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, điện tử; tăng cường năng lực dự báo, tăng cường năng lực điều hành và quản trị vĩ mô. Những kiến nghị này của Ủy ban Kinh tế lúc đó đã được nhiều ĐBQH ghi nhận và một số kiến nghị đã được chuyển hóa vào Nghị quyết của QH.
Tại Kỳ họp cuối năm 2009 của QH, Ủy ban Kinh tế đã đưa ra một đề xuất mà ở thời điểm đó được xem là trái chiều là dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn theo Quyết định 131 của Thủ tướng đúng thời hạn đã công bố. Vì gói hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn đã hoàn thành vai trò giải cứu cho một bộ phận doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong khi đó, những vấn đề phát sinh do tác động của gói hỗ trợ lãi suất đang gây ra rất nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế, nhất là cán cân thanh toán, cung cầu tiền tệ, ổn định lãi suất và tỷ giá. Đề xuất của Ủy ban Kinh tế được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Các giải pháp kích thích kinh tế và những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam, tổ chức tháng 9.2009. Ngay tại thời điểm nêu quan điểm này, nhiều ý kiến đã phản đối nhưng sau đó, tình hình thực tế cho thấy quan điểm của Ủy ban là đúng đắn và QH, Chính phủ đã quyết định theo hướng này.
Một đề xuất hết sức quan trọng của Ủy ban Kinh tế trong nhiệm kỳ QH Khóa XII là đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế; lấy ổn định vĩ mô làm điều kiện và nền tảng để bảo đảm tốc độ tăng trưởng ổn định và theo đó, kiềm chế lạm phát, giảm thâm hụt thương mại, giảm thâm hụt ngân sách và chênh lệch cán cân thanh toán là những ưu tiên hàng đầu. Đề xuất này đã được UBTVQH trình QH cho ý kiến và được QH thông qua trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009. Cơ sở và những luận cứ quan trọng để Ủy ban đưa ra đề xuất này là từ kết quả Hội thảo Vượt qua thách thức khủng hoảng: kinh tế Việt Nam 2009 và triển vọng 2010. Sau khi đề xuất được QH chấp thuận, Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức các hội thảo, chuyên đề nghiên cứu nhằm tiếp tục huy động trí tuệ của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế vào việc xây dựng những nội dung cụ thể hơn của đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tại Kỳ họp cuối năm 2010, QH đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, trong đó ghi nhận khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế về việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm cơ cấu đầu tư từng ngành, từng lĩnh vực...
Một điểm nhấn nữa trong việc phối hợp hoạt động của Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam là tháng 3.2011, hai cơ quan đã tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam – những vấn đề đặt ra trong trung hạn và dài hạn; đánh giá toàn diện những vấn đề kinh tế vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010, nhận diện và phân tích những hạn chế, tồn tại trong mô hình và chất lượng tăng trưởng cũng như những vấn đề về thể chế kinh tế và điều hành chính sách dẫn tới những bất ổn vĩ mô. Từ hội thảo này, Ủy ban Kinh tế đã tiếp tục nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp mang tính trung hạn và dài hạn nhằm giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn, gắn với việc thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011-2015. Cụ thể là, cần thực hiện những bước khởi động mạnh mẽ cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ, giải quyết các nút thắt tăng trưởng về kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; Nhà nước tập trung cho ổn định vĩ mô, chống lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm dần đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước, tăng cường huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng theo hướng gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của cả quốc gia, của từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình và mỗi người dân; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo hướng tăng cường vai trò độc lập của Ngân hàng Nhà nước, trong đó cần quy định rõ chức năng và quyền hành ổn định vĩ mô và tính chịu trách nhiệm của NHNN đồng thời sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, kiên quyết loại bỏ những ngân hàng thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản – là tác nhân của các cuộc chạy đua lãi suất gây bất ổn và rủi ro cho toàn hệ thống. Đồng thời, cần giải quyết tận gốc vấn đề thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách; xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế phối hợp thực thi chính sách; kiểm soát hiệu quả các dòng vốn vào – ra; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, buộc tất cả các tổng công ty nhà nước phải minh bạch hóa thông tin như quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán...
Những kết quả cụ thể trên cho thấy, mô hình phối hợp hoạt động của Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã vượt qua khuôn khổ hợp tác giữa một cơ quan chuyên môn của QH với một cơ quan nghiên cứu thuần túy để trở thành một diễn đàn rộng lớn, quy tụ được giới chuyên gia, các nhà khoa học tham gia đóng góp ý kiến cho QH trong việc quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, những kiến nghị, đề xuất chính sách được xây dựng từ các Hội thảo, các chuyên đề nghiên cứu mà Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức đã đáp ứng được những đòi hỏi chung của nền kinh tế trong bối cảnh hết sức phức tạp từ năm 2008 đến nay. Trong điều kiện thành viên của Ủy ban không nhiều, lực lượng thường trực Ủy ban khá mỏng, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, các hoạt động phối hợp giữa hai cơ quan đã phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn của Ủy ban, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm chất lượng các báo cáo thẩm tra, các khuyến nghị, đề xuất chính sách của Ủy ban Kinh tế trình QH. Nhiều thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc huy động được lực lượng chuyên gia tham gia các hoạt động của Ủy ban đã góp phần làm cho Ủy ban chuyên nghiệp hơn, trí tuệ hơn...
Lâu nay, khi nói về tính chuyên nghiệp của các cơ quan chuyên môn của QH, không ít ý kiến cho rằng, để có các Ủy ban chuyên nghiệp thì dứt khoát phải có các ĐBQH chuyên nghiệp, phải tăng tối đa tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách và bảo đảm các điều kiện làm việc xứng tầm. Điều này quả không sai. Nhưng từ cách làm của Ủy ban Kinh tế Khóa XII, có thể thấy, dù không nhiều ĐBQH chuyên trách, dù lực lượng Thường trực các Ủy ban rất mỏng, điều kiện làm việc thiếu thốn trong khi khối lượng công việc ngày càng đồ sộ, các cơ quan của QH vẫn có thể chuyên nghiệp, thậm chí là rất chuyên nghiệp bằng cách thu hút sự tham gia và phát huy trí tuệ của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Tất nhiên, từ những đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia dân sự trở thành khuyến nghị của cơ quan chuyên môn của QH và được QH chấp thuận thì bộ lọc của Thường trực Ủy ban phải trí tuệ, phải tinh tế và thực sự chuyên nghiệp.
Phạm Thúy