Saturday, August 6, 2011

05/08 Báo Trung Quốc 'dọa' Philippines

Một tờ báo Trung Quốc hôm nay cảnh báo Philippines về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, giữa lúc căng thẳng hai nước lên cao.
Tàu chiến lớn nhất mà Philippines vừa mua để tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Coast Guard.
Tàu chiến lớn nhất mà Philippines vừa mua để tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Coast Guard.

China Daily đăng một bài xã luận với giọng gay gắt, nói rằng Manila xâm phạm "toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc", đồng thời cảnh báo Philippines có thể phải trả "giá đắt" nếu đánh giá sai tình hình. Bài xã luận cũng cáo buộc Philippines không coi trọng một thỏa thuận mà Bắc Kinh và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vừa đạt được ở Indonesia tháng trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên biển một cách hòa bình.
"Những việc mà Manila làm không chỉ vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc mà còn đi ngược lại lập trường của ASEAN cũng như tinh thần của văn bản hướng dẫn" thực thi Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC). "Philippines sẽ phải trả giá đắt nếu tính toán sai" về vấn đề Biển Đông, Inquirer dẫn bài xã luận trên China Daily cho biết.
Bài xã luận được đưa ra sau khi tờ Philippine Star đưa tin hải quân Philippines sẽ sớm hoàn thành một nơi trú ẩn để "bảo vệ các binh sĩ đang canh gác và bảo vệ chủ quyền đất nước" trên một hòn đảo ở Trường Sa mà cả hai nước đều tuyên bố sở hữu.
Khối kiến trúc giống vỏ sò mà hải quân Philippines bắt đầu khởi công từ hồi tháng 5 hiện diện trên đảo mà Philippines gọi là Patag, Trung Quốc gọi là Feixin và Việt Nam gọi là Bình Nguyên. Nó thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các bên khác cũng đưa ra tuyên bố gồm Trung Quốc và Philippines.
Căng thẳng về chủ quyền biển đảo lên cao trong năm nay khi Việt Nam và Philippines tố cáo Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng tại đây. Manila cáo buộc lực lượng Trung Quốc quấy nhiễu tàu khai thác dầu và bắn ngư dân của họ. Trong tháng 5, tàu Trung Quốc cũng hai lần cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mai Trang
Theo dòng sự kiện:
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông (20/07)
Philippines muốn LHQ phân xử tranh chấp ở Biển Đông (20/07)
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông (19/07)
Tranh chấp Biển Đông lên bàn hội nghị Bộ trưởng ASEAN (19/07)
Chủ đề biển Đông sẽ được đưa ra tại Hội nghị tư lệnh hải quân (19/07)
ARF kêu gọi ngoại giao phòng ngừa cho tranh chấp Biển Đông (17/07)

06/08 'Yêu sách của Trung Quốc đe dọa hòa bình ASEAN'

Thứ bảy, 6/8/2011, 10:51 GMT+7


Đòi hỏi vô lý của Trung Quốc đối với "đường lưỡi bò" trên Biển Đông là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Ngoại trưởng Philippines hôm qua khẳng định.
Ông
Ông Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippines. Ảnh: AFP.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu tại một đại học ở thủ đô Manila hôm qua. Trong bài phát biểu ông cho rằng mối đe dọa từ Bắc Kinh không chỉ liên quan tới những bên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, mà còn tác động tới tất cả thực thể đang sử dụng Biển Đông để lưu thông hàng hải.
"Các tàu hải quân Trung Quốc đã bắn cảnh cáo về phía ngư dân Philippines, quấy rối một tàu thăm dò dầu mỏ và dựng nhiều vật đánh dấu trên vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines trong năm nay, sau khi Trung Quốc đưa ra yêu sách 9 đoạn về Biển Đông", AFP dẫn lời ông Rosario.
Ông Rosario cho rằng, nếu chủ quyền Philippines trên Biển Đông bị "bôi nhọ" bởi yêu cầu "vô căn cứ" của Bắc Kinh, nhiều nước nên tính trước những nguy cơ tiềm ẩn đối với hoạt động hàng hải trên Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines nói yêu sách 9 đoạn hay còn gọi là "đường lưỡi bò" là một trong những "mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định tại khu vực Đông Nam Á".
Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng trong vài tháng gần đây, với việc nhiều nước châu Á lo ngại Trung Quốc ngày càng tỏ ra gây hấn trong quá trình thực thi yêu sách của họ đối với một số vùng thuộc Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines cũng đã kêu gọi Liên Hợp Quốc phân xử các tranh chấp trên Biển Đông.
Trước đó, tờ China Daily của Trung Quốc cảnh báo Philippines về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông. Báo này nói rằng Manila xâm phạm "toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc", đồng thời cảnh báo Philippines có thể phải trả "giá đắt" nếu đánh giá sai tình hình.
Bắc Kinh cáo buộc Philippines không coi trọng một thỏa thuận mà Trung Quốc và ASEAN vừa đạt được ở Indonesia tháng trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên biển một cách hòa bình. "Những việc mà Manila làm không chỉ vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc mà còn đi ngược lại lập trường của ASEAN cũng như tinh thần của văn bản hướng dẫn DOC. Philippines sẽ phải trả giá đắt nếu tính toán sai về vấn đề Biển Đông", xã luận trên China Daily có đoạn.
Việt Linh

06/08 Nhiều ĐH đứng trước nguy cơ đóng cửa?

Cập nhật lúc 06/08/2011 01:10:11 PM (GMT+7)
- Hai ngày nữa Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn. Trước phát biểu chắc như "đinh đóng cột" của lãnh đạo Bộ về phương án điểm sàn năm nay không thay đổi so với năm 2010 khiến các trường ngoài công lập (NCL) như ngồi trên "đống lửa".
Tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY
Ảnh Lê Anh Dũng
Điểm sàn gây khó cho trường NCL
Các trường tốp trên không cần ngó xem điểm sàn như thế nào vì hầu hết điểm chuẩn duy trì ở các năm đều vượt xa ngưỡng điểm sàn. Ngược lại thì, các trường tốp dưới năm nào cũng “vẫy vùng” trong giới hạn điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đặt ra.
Do đó, trước ngày Hội đồng điểm sàn họp quyết định - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL phía Bắc đã họp về kiến nghị thay đổi điểm sàn. Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét điểm sàn theo thực tế giáo dục và nhu cầu chất lượng nhân lực đa dạng của xã hội.
Ông Võ Thế Lực, Tổng thư ký Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, hiện nay các trường NCL gặp khó khăn trong tuyển sinh vì điểm sàn của bộ bỏ qua hai lý do: lượng thí sinh ảo do thi hai khối và số lượng tuyển sinh ngoài ngân sách của các trường công. Hai con số này các năm trước đều không công khai để các trường ngoài công lập có thể ước tính thí sinh đỗ ảo vào trường mình. Chẳng hạn, nếu lượng thí sinh ảo khoảng 3%, các trường cần được tạo điều kiện để gọi tăng thêm so với chỉ tiêu để đề phòng thí sinh đỗ nhưng không đến học.
Ông Nguyễn Hữu Kiều, trưởng Phòng đào tạoTrường ĐH Lương Thế Vinh lo lắng "nếu Bộ GD-ĐT cứ giữ điểm sàn như năm 2010 thì chúng tôi chết vì sẽ rơi vào tình trạng như năm trước không có nguồn để tuyển”.
Nhiều người cho rằng điểm sàn thấp hơn hiện tai sẽ làm cho chất lượng đầu vào giảm, dẫn đến giảm chất lượng đào tạo. Theo ông Lực, điểm sàn không có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Có những trường đầu vào không cao hoặc cũng xoàng nhưng đầu ra vẫn được xã hội đón nhận như ĐH Lạc Hồng, ĐH Thăng Long...
Còn GS.TS Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường NCL cho rằng, việc kiến nghị mức điểm sàn của Liên hiệp hội dựa vào chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao cho các trường chứ các trường không tự quyết định lấy ồ ạt. Hơn nữa, điểm chuẩn do các trường đề xuất sẽ do Bộ duyệt, đó coi như sự bảo hiểm để điểm sàn không quá thấp đến mức không thể chấp nhận được.
 
Điểm sàn có phải là thước đo chất lượng đào tạo hay không? Hoàn toàn không thể lấy điểm sàn để đo chất lượng sinh viên ra trường. Đây là kỳ thi tuyển chọn, không phải thi tốt nghiệp. Vì vậy, chất lượng như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của đề thi từng năm. Kỳ thi tuyển chọn đương nhiên có sự phân tầng chất lượng. Nhưng hiện nay, sự phân tầng ở đối tượng học sinh có điểm thi thấp chưa thực sự tốt. Nếu chỉ sử dụng điểm thi để đo chất lượng thuần túy thì không chính xác.
 
Theo ông Quân, năng lực học ở phổ thông không phải là đại diện cho năng lực của học sinh. Theo quan sát của tôi, nhiều học sinh học ở các trường phổ thông chất lượng không tốt nhưng thực sự các em lại có tư chất tốt, trong quá trình học ĐH, các em sẽ giỏi.
 
Hơn nữa, các trường ĐH khác nhau ở tính chất đào tạo: trường nghiên cứu khác với trường thực hành, trường ở trung ương khác trường ở địa phương, trường trọng điểm khác trường bình thường. Chất lượng đào tạo các địa phương cũng không đồng nhất. Có những địa phương điều kiện thiếu thốn, chất lượng yếu nên số học sinh trên sàn không nhiều. Ở những địa phương này nhu cầu nhân lực còn bức thiết hơn rất nhiều nơi khác. Kiến nghị của chúng tôi không chỉ là cho đại học dân lập mà còn liên quan đến ĐH địa phương.
Không thể chiều theo ý trường
Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam Phan Trọng Phức đồng quan điểm, kiến nghị về việc chọn một điểm sàn hợp lý cho khối trường ngoài công lập nên xem xét. Điểm sàn có liên quan đến chất lượng đào tạo nhưng quá trình đào tạo của trường rất quan trọng. Không nhất thiết điểm sàn quá thấp nên nếu một số ngành đã có điểm sàn như vậy mà không tuyển được học sinh thì phải chấp nhận không đào tạo hoặc thiếu chỉ tiêu.
"Điểm sàn là một giải pháp tốt, phù hợp với những năm trước đây nhưng đến thời điểm này thì không còn phù hợp" - ông Đặng Văn Định - chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH dân lập Chu Văn An nêu quan điểm.
"Bộ không thể chiều theo các trường và không thể hạ điểm sàn xuống quá thấp" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Điểm sàn năm nay không thể hạ thấp hơn năm trước. Khi trình độ thí sinh hiện nay còn đang chênh lệch quá lớn như vậy thì điểm sàn chính là ngưỡng để phân loại thí sinh. Do đó, trong bối cảnh hiện nay chưa thể bỏ được điểm sàn trong xét tuyển.
Thứ trưởng cho rằng, để học đại học thì người học phải có một ngưỡng kiến thức nhất định nên cần có sự sàng lọc để chọn được những học sinh có trình độ tốt hơn vào học. Do đó Bộ không thể chiều theo các trường và không thể hạ điểm sàn xuống quá thấp.
Vẫn bảo lưu quan điểm, Thứ trưởng tiếp tục dự báo điểm sàn các khối thi năm nay sẽ không thay đổi so với năm 2010 (khối A, D là 13; khối B, C là 14 điểm). Tuy nhiên, với kết quả điểm thi khối C năm nay không cao nên khả năng điểm sàn khối này sẽ có biến động - nhưng vẫn trong khoảng 13-14 điểm.
"Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp giữa trường đại học công lập và dân lập có giá trị như nhau nên không thể mỗi trường đại học lại có mức điểm sàn khác nhau được” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định.
Phương án điểm sàn chính thức sẽ được Hội đồng điểm sàn họp quyết định vào ngày 8/8 tới đây. Điểm sàn là mức điểm thấp nhất để từ đó các trường định điểm chuẩn và điểm xét tuyển các nguyện vọng (NV) tiếp theo.
Điểm sàn đại học khoảng 13-14
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy tại buổi họp báo chiều tối 10/7 sau khi kết thúc thi ĐH đợt 2. Với đề thi ĐH năm nay thí sinh đạt điểm tuyệt đối sẽ ít đi, thí sinh đạt điểm trung bình sẽ nhiều hơn.
  • Nguyễn Hường - Nguyễn Hiền

02/08 Thế giới 24h: Trung Quốc phạm luật ở Biển Đông

Cập nhật lúc 02/08/2011 06:50:00 AM (GMT+7)
 - Mỹ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật; Khủng bố ở Tân Cương được đào tạo ở Pakistan; Tranh cãi ngoại giao mới giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về chủ quyền đảo... là những tin tức nóng nhất trong 24 giờ qua.

Bản tin nổi bật

Ủy ban Điều tra an ninh, kinh tế Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ cảnh cáo các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông "hoàn toàn trái với luật biển của Liên hợp quốc và tập quán cơ bản của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền trên biển", tờ Sankei của Nhật cho hay.


Trước đó, tại phiên thảo luận ở Quốc hội Mỹ ngày 29/7, cựu Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ Dan Brumensol nói rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông chỉ dựa trên căn cứ lịch sử của nước này, không thỏa mãn các điều kiện đòi chủ quyền theo tập quán quốc tế hiện đại.

Dan Brumensol nêu rõ, Trung Quốc đã tự diễn giải các quy tắc quốc tế khi đưa ra đòi hỏi về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nước này không có quyền hạn chế sự đi lại của tàu chiến nước khác trong vùng EEZ.

Tin vắn đọc nhanh

- Cảnh sát Indonesia ngày 1/8 cho biết tình hình bất ổn liên quan đến bầu cử và một vụ tấn công bằng súng vào một chiếc xe buýt chặt ních người đã làm 21 người thiệt mạng ở khu vực bất ổn Papua của nước này.

- Ngày 1/8, Hàn Quốc đã cấm ba nghị sĩ Nhật Bản nhập cảnh nước này trong một vụ tranh cãi ngoại giao mới liên quan tới một quần đảo tranh chấp giữa hai nước. Dự kiến, ba nghị sĩ này sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.

- Tân Hoa xã ngày 1/8 dẫn thông báo của chính quyền Tân Cương cho hay, các phần tử Hồi giáo cực đoan được huấn luyện ở Pakistan đã trực tiếp tham gia vào vụ tấn công đẫm máu ở khu vực này.

- Một máy bay chở khách của hãng hàng không United Airlines từ Washington tới Cancun (Mexico) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Jose Marti (Cuba) sau khi phát hiện "mùi lạ" ở khoang hành khách.

- Ngày 1/8, lực lượng bảo về bờ biển Italy đã phát hiện 25 thi thể trên một chiếc tàu chở 268 người di cư, khi tàu này cập đảo Lampedusa, miền Nam Italy. Hiện chưa rõ nguyên nhân và quốc tịch của các nạn nhân.

Phát biểu trong ngày


"Triều Tiên bảo lưu quan điểm sớm nối lại đàm phán sáu bên và thực thi toàn diện tuyên bố chung ngày 19/9/2005 về nguyên tắc cùng hành động", người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên tuyên bố.

Tin ảnh trong ngày

(Ảnh chụp sáng 1/8: THX)

Tối 31/7, một vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra tại bang Tây Bengal của Ấn Độ, khi một chiếc tàu chở khách đâm phải một tàu tốc hành, làm một người chết, 50 người bị thương. 

Ngày này năm cũ

Ngày 2/8/1919, tờ L’Humanité của đảng Xã hội Pháp đăng bài “Vấn đề dân bản xứ”, nhắc lại những nội dung cơ bản của “8 yêu sách của nhân dân An Nam” đã gửi tới hội nghị Versaille (6/1919).

Trong đó nhấn mạnh, “các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi và những quyền tự do mà nếu không có chúng thì con người ngày nay chỉ là kẻ nô lệ".

"Không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyền tự do ấy... thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hóa nghiêm chỉnh nào cả”.

Thanh Vân (Tổng hợp)

06/08 Cảnh sát biển VN nhận máy bay trinh sát đa năng

Cập nhật lúc 06/08/2011 03:20:36 PM (GMT+7)
Báo chí vừa loan tin lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã nhận chiếc đầu tiên trong đơn hàng 3 máy bay trinh sát đa năng CASA C212-400. Đây được coi là một trong những thiết bị hiện đại của lực lượng mới thành lập, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

TIN BÀI KHÁC
 

Máy bay CASA C212-400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay C212 do hãng Airbus chế tạo, có khả năng bay tuần tra dài tới 8 giờ, với tầm bay trên 1.800km. Đặc điểm nổi bật của phi cơ C212 là khả năng bay tốc độ thấp, thao diễn ở tầm bay thấp, rất phù hợp cho hoạt động tuần thám ven biển. C212-400 cũng có thể được điều chỉnh để hoạt động tầm cao, trong điều kiện nền nhiệt độ lớn.
Một chiếc C212-400 của Việt Nam Nguồn: Hãng Airbus

Phi hành đoàn của C212-400 gồm 2 người. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionics) tiên tiến. Riêng đối với dòng C212-400, hệ thống avionics được bố trí lại ở phía mũi, nâng cao khả năng bảo dưỡng. Súng máy hay bệ phóng hỏa tiễn có thể được trang bị 2 bên hông máy bay với trọng lượng mỗi bên 250 kg. Máy bay sử dụng động cơ cánh quạt TPE-331, có thể duy trì sức nâng ở độ cao lớn trong điều kiện nhiệt độ cao.
 
Khi thực hiện nhiệm vụ thả lính dù và vận tải, máy bay được bố trí 25 ghế ngồi đối diện dọc theo thân. Nếu làm nhiệm vụ tải thương, khoang máy bay được bố trí 12 cáng tải thương chia thành 4 hàng và 4 chỗ cho nhân viên y tế. Phi cơ 212-400 có tổng trọng tải gần 3 tấn. Nó có khả năng thả hàng tiếp tế bằng dù qua hệ thống thả hàng trên cao (HAD) hay thả hàng bằng dù tầm thấp (LAPES).
 
C212-400 thực thi các chuyến bay thám sát được trang bị hệ thống chuyển dữ liệu qua vệ tinh, máy ảnh đặc dụng tự động ghi vị trí, thời gian. Thiết bị ghi hình ứng dụng hồng ngoại của máy bay có thể hoạt động ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Cất hạ cánh và bay ở tốc độ thấp, với những chiếc lốp áp suất thấp, C212-400 có thể cất hạ cánh ở sân bay dã chiến, bãi đất, đường nhựa…
 
Nhiều nước mua C212-400 để dùng trong các hoạt động dân sự và quân sự như Tây Ban Nha (nông nghiệp), Úc (vận tải quân sự), Mexico (quân sự), Hàn Quốc (cảnh sát biển)… Brazil sử dụng C212-400 như loại vận tải cơ chiến thuật hạng nhẹ. Nước này nói sẽ nhận 50 chiếc C212-400 trong giai đoạn 2007-2015. Dự kiến, cuối năm nay và năm sau, Việt Nam nhận 2 chiếc C212-400 còn lại, theo lời đại diện Airbus.
 
Chi nhánh Tây Ban Nha của Airbus, nơi sản xuất dòng máy bay C212, đã xuất xưởng hơn 460 chiếc máy bay loại này tới khoảng 35 quốc gia. Đến nay, dòng C212 (bắt đầu hoạt động năm 1997) thực hiện khoảng 3 triệu giờ bay an toàn.
 
 Vài thông số của máy bay CASA C212-400:
 
 Sải cánh: 20,275m
 
 Dài: 16,154m
 
 Cao: 6,6m
 
 Rộng: 2,1m
 
 Trọng lượng tối đa khi cất cánh: 8.100kg
 
 Tốc độ hành trình: 300km/h
 
 Tốc độ tối đa: 360km/h
 
 Độ cao thông thường: 3.300m
 
 Độ dài đường băng yêu cầu (cất cánh ngắn): 395m
 
 Vũ khí: 500kg trên 2 giá treo ở cánh, có thể bố trí 2 ngư lôi, 2 thùng phóng rocket hoặc 2 súng máy.
  
 (Theo Tiền phong/Airforce-technology.com, Fight Global)

06/08 Đặt tên GS Hoàng Xuân Hãn ở giảng đường Pháp

Cập nhật lúc 06/08/2011 11:23:54 AM (GMT+7)
Trường Đại học Ponts et Chaussées (Cầu đường), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp vừa chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường.

Bảng tiểu sử của GS Hoàng Xuân Hãn đặt trước giảng đường.

Ông cũng là người Việt Nam duy nhất được chọn đặt tên bên cạnh những danh nhân Pháp như Christian Beullac, Jacques Boulloche, Albert Caquot, Célia Russo, Bejamin Nadault de Buffon, Jean Kérisel… Hoàng Xuân Hãn, người Việt Nam, là cựu sinh viên của Đại học Polytechnique (Bách khoa), kỹ sư của Trường Pont et Chausssées, nhà toán học và là một học giả. Cuộc đời ông, cuộc đời của một nhà nhân văn lớn được nuôi dưỡng bởi ba nền văn hóa, ông đã hiến dâng nó cho cuộc đấu tranh giành độc lập suốt từ hai nghìn năm nay của dân tộc ông.
Từ 6 tuổi, cùng với việc học chữ trong gia đình, ông bắt đầu tiếp thu một cách vững chắc nền văn hóa Trung Hoa. Năm lên 9, ông học tiếng Pháp ở trường tiểu học ; ở trường trung học Albert Sarraut Hà Nội, ông khám phá tinh thần của Descartes, tư tưởng của thời đại Khai Sáng và các con đường của khoa học.
Ngay khi mới bắt đầu nhập học ở trường Polytechnique, ông đã quan niệm rằng để du nhập khoa học và kỹ thuật phương tây vào tư tưởng Việt Nam, thì điều quan trọng là phải tự trang bị một ngôn ngữ phù hợp. Chính với quan niệm này mà ông bắt đầu soạn thảo cuốn Từ điển thuật ngữ khoa học sẽ được công bố năm 1942.
Vì ở Việt Nam chính quyền thực dân ngăn cản ông tiếp cận với mọi vị trí công việc trong lĩnh vực chuyên môn dành cho một kỹ sư được đào tạo ở Đại học Pont et Chaussées, nên ông đã tham dự kỳ thi Thạc sĩ (agrégation) về toán. Một số người trong số vài nghìn học sinh của ông sau này đã được đảm nhận những trọng trách.
Năm 1936, khi tham gia chiến dịch xóa mù chữ, ông nghĩ ra một phương pháp sử dụng cùng lúc cả ngữ âm hiện đại và truyền thống truyền miệng của đất nước.
Trong những bài báo xuất bản trên Tạp chí Khoa học Sài Gòn (ông giữ mục Toán học của tạp chí này) ông đã kết hợp truyền thống dân gian và tính chặt chẽ tuyệt đối của toán học, những bài báo đó là những hình mẫu về sư phạm. Như vậy, qua thực hành, ông đã làm rạng rỡ những phương tiện tiếng Việt sử dụng trong lĩnh vực khoa học, vì thế mà mở một con đường cho sự "Việt Nam hóa" giáo dục mà ông sẽ vận dụng với tư cách là Bộ trưởng của chính phủ độc lập đầu tiên (năm 1946).

Trong tư cách là sử gia và là nhà ngữ văn học, ông đã phát hiện ra di tích Đò Lèn, chỉ ra tầm quan trọng về mặt văn hóa của các tấm bia và của các gia phả do các dòng họ gìn giữ; và đặc biệt ông đã khôi phục các tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm.
Ông đã thực hiện bản văn có chú giải của tiểu thuyết bằng thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), một công trình uyên bác mẫu mực, được Hiệp hội Aubonne xuất bản sau khi ông mất. Ông đã sáng lập Hiệp hội này năm 1992, cống hiến cho cả hai nền văn hóa Việt Nam và Pháp, mà nhiều người Việt Nam hiện đang sống ở Pháp cùng chia sẻ.
Theo Từ Huy (SGTT)

06/08 Vietnam to build submarine fleet in 6 years



By Zhang Ming'ai
0 Comment(s)Print E-mailChina.org.cn, August 6, 2011
Adjust font size: 
Vietnamese Defense Minster Phung Quang Thanh on Thursday said Vietnam will acquire a submarine fleet over the next six years in what analysts say is a bid to strengthen Vietnam's military presence in the South China Sea.
"In the coming five to six years, we will have a submarine fleet with six kilo 636-class submarines," Vietnamese media quoted Thanh as saying.
Russia media reported in 2009 that Vietnam had agreed to buy six Russian kilo submarines for nearly US$2 billion.
Vietnam has no capacity to produce modern weapons and military equipment, so it must purchase costly weapons from abroad, Thanh said. He did not reveal the exact cost of the submarines, only saying the cost "depends on our economic ability."
The purchasing of submarines, missiles and warplanes were for self-defense, Thanh said. The new submarine fleet will not constitute a threat to other countries.
Chinese military expert Zhang Bo said that Vietnam's military force is the most powerful among Southeast Asian countries, and that despite Thanh assurances that the submarine fleet will be used solely for self-defense, it may cause frictions with other countries in the South China Sea.
Viewed from this perspective, the submarine purchases are an attempt to contain Chinese influence in the region, Zhang said. Vietnam has been mired in financial difficulties as it copes with rising inflation and a sluggish global economy. But its defense budget has not seen substantial cuts.
Last week, Vietnam received three coastal patrol planes it had ordered from Madrid-based manufacturer Airbus Military. Last year, the country ordered twelve Sukhoi Su-30MK2 warplanes from Russia.

06/08 Xây dựng hệ thống chính trị đa đảng ở VN

Cập nhật: 02:16 GMT - thứ bảy, 6 tháng 8, 2011
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI
Đảng cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền ở trong nước
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã phát biểu trước hội đồng xét xử phúc thẩm:
“Tôi không chống đối Đảng cộng sản Việt Nam, tôi chỉ yêu cầu xây dựng một hệ thống đa đảng cho phép cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích cuối cùng của nhân dân và đất nước.”
Tôi chia sẻ và ủng hộ quan điểm này của tiến sĩ Vũ. Sau đây tôi đặt ra một số câu hỏi và tự trả lời cũng như lý giải cho các câu hỏi ấy:
1/ Công dân Việt Nam có quyền kiến nghị về việc xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng không?
Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định tại Điều 69 “công dân có quyền lập hội” và tại Điều 50 “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,… được tôn trọng,..” điều này được hiểu rằng các quyền con người về chính trị như quyền tham gia đảng phái, tổ chức chính trị hoặc quyền thành lập đảng phái, tổ chức chính trị được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ.
Tại Điều 52 qui định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” điều này được hiểu là công dân Việt nam dù là đảng viên đảng cộng sản hay là đảng viên của một đảng khác hay không theo một đảng phái nào thì đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Pháp luật không trao một đặc quyền nào cho những công dân là đảng viên đảng cộng sản. Và pháp luật cũng không tước đi một quyền nào của những công dân theo đảng phái khác hay không theo đảng phái.
Điều 53 qui định “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,” và Điều 69 qui định “Công dân có quyền tự do ngôn luận” qua hai Điều này được hiểu là công dân Việt Nam có quyền được tự do bày tỏ hay thảo luận các vấn đề có liên quan đến chính trị hay cải cách chính trị, cải cách dân chủ mà Nhà nước đang đề cập đến, đồng thời cũng có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước về những điều mong muốn của mình.
Hiện nay, Nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo đang kêu gọi cải cách hệ thống chính trị và dân chủ hóa xã hội. Mà công cuộc cải cách dân chủ phải bắt đầu từ hai phía đảng cầm quyền và người dân. Đồng thời các đảng phái đối lập là một thành phần cần thiết của tiến trình dân chủ.
"Bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có quyền đề cập hay kiến nghị xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng ở Việt Nam. Điều này phù hợp với Hiến pháp cũng như thực tiễn của tiến trình dân chủ hóa đất nước."
Bởi vậy, bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có quyền đề cập hay kiến nghị xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng ở Việt Nam. Điều này phù hợp với Hiến pháp cũng như thực tiễn của tiến trình dân chủ hóa đất nước.
2/ Kiến nghị xây dựng hệ thống chính trị đa đảng có phải là chống lại đảng cộng sản Việt Nam không? Có vi phạm Điều 4 Hiến pháp không?
Để cho một hệ thống chính trị của một quốc gia được hoạt động hiệu quả và lành mạnh đem lại quyền lực thực sự cho nhân dân thì trong hệ thống chính trị ấy phải có sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các đảng phái chính trị.
Trước năm 1989 ở Việt Nam đã tồn tại một hệ thống chính trị đa đảng cho dù không sảy ra tình trạng cạnh tranh về quyền lực giữa đảng cộng sản và đảng dân chủ, đảng xã hội.
Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam với gần 4 triệu đảng viên, có hệ thống cơ sở vật chất và tổ chức đảng từ trung ương đến địa phương.
Đảng cộng sản với đội ngũ đảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm hơn 80 năm tồn tại và hoạt động, cho dù có thêm những đảng phái chính trị khác được thành lập và hoạt động thì họ cũng không phải là đối thủ của đảng cộng sản, nhưng nó lại là cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Đảng cộng sản không nên coi các đảng phái chính trị đối lập là kẻ thù của mình mà nên coi họ như một chất xúc tác giúp cho đảng cộng sản có ý thức và động lực để nhìn lại mình, hoàn thiện chính mình giúp cho đảng cộng sản có thể duy trì được sự ủng hộ của nhân dân.
Đồng thời việc thành lập các đảng phái chính trị đối lập không phải là để chống lại đảng cộng sản mà quá trình phát triển tự nhiên và tất yếu của xã hội Việt Nam.
Nhưng họ sẽ là sự thử thách đối với bản lĩnh, trình độ và kinh nghiệm của đảng cộng sản, giúp cho đảng cộng sản nỗ lực hơn, sáng tạo hơn trong việc lãnh đất nước. Và do vậy nhân dân và đất nước sẽ được hưởng lợi và đảng cộng sản cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Ông Nguyễn Văn Đài
Ông Nguyễn Văn Đài vừa ra tù hồi tháng Ba
Như vậy bất kể công dân Việt Nam nào mà kiến nghị việc xây dựng hệ thống chính trị đa đảng hay đứng ra thành đảng không phải là chống lại đảng cộng sản Việt Nam mà chính là đang giúp cho đảng cộng sản dân chủ hơn và mạnh mẽ hơn. Và do vậy việc làm đó cũng không vi phạm Điều 4 Hiến pháp.
3/ Xây dựng hệ thống chính trị đa đảng sẽ đem lại lợi ích gì?
Các đảng phái đối lập là một thành phần cần thiết và bắt buộc phải có của tiến trình dân chủ. Sự cạnh tranh và sự giám sát giữa các đảng phái sẽ giúp cho hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, nhân dân có quyền trong sự lựa chọn của mình dành cho các đảng phái.
Điều này giúp cho đảng cộng sản cầm quyền cũng như các đảng phái khác phát huy hết khả năng, trí tuệ để phục vụ nhân dân và đất nước. Sự giám sát giữa các đảng chính trị sẽ chống tham nhũng một cách hiệu quả.
Đảng cộng sản cầm quyền sẽ phải dân chủ hóa trong nội bộ của mình để lựa chọn những đảng viên ưu tú, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh và kinh nghiệm để tham gia chính quyền các cấp, đồng thời loại bỏ được những đảng viên yếu kém về phẩm chất đạo đức và năng lực, đảng viên cơ hội.
"Khi xây dựng hệ thống chính trị đa đảng ở Việt Nam, tất cả mọi người dân, đất nước và đảng cộng sản đều được lợi và tất cả đều chiến thắng."
Những điều này sẽ mang lại sức mạnh và uy tín cho đảng cộng sản, duy trì được sự ủng hộ của nhân dân với họ.
Xây dựng hệ thống chính trị đa đảng sẽ xóa bỏ đi sự khác biệt về chính trị giữa Việt Nam với các nước dân chủ, văn minh trên thế giới. Giúp cho đất nước chúng ta có thể hội nhập một cách toàn diện với cộng đồng quốc tế.
Từ đó chúng ta có thể xây được các mối quan hệ đồng minh với các cường quốc, nhằm giúp cho sự phát triển kinh tế, thương mại, hợp tác an ninh quốc phòng để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Như vậy khi xây dựng hệ thống chính trị đa đảng ở Việt Nam, tất cả mọi người dân, đất nước và đảng cộng sản đều được lợi và tất cả đều chiến thắng.
Tóm lại trong bài viết ngắn ngủi này tôi chưa thể trình bày hết được những vấn đề xung quanh việc xây dựng hệ thống chính trị đa đảng ở Việt Nam. Tôi sẽ trình bày thêm ở các bài viết khác về vấn đề này.
Trong bài viết này tôi chỉ muốn chia sẻ và ủng hộ quan điểm của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về vấn đề này. Tôi mong muốn và ước ao nhận được sự chia sẻ đồng tình cũng như phản đối của các quí vị độc giả về bài viết này của tôi.
Bài viết phản ánh ý kiến cá nhân của tác giả, một người đấu tranh dân chủ ở Hà Nội.

Thêm về tin này