Dự án cải tạo chung cư cũ chậm tiến độ sẽ bị kiên quyết thu hồi (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)
Các thông số quy hoạch đối với từng chung cư cũ sẽ được thông báo trong tháng Tám. Các chủ đầu tư có thể dựa vào đó để tiến hành thực hiện dự án. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư thực hiện cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, những chủ đầu tư chậm trễ cũng sẽ bị thay thế.
Chậm vì cạnh tranh thiếu lành mạnh
Theo báo cáo nhanh từ Sở Xây dựng Hà Nội,trên địa bàn thành phố hiện có 982 nhà chung cư cũ 4-5 tầng do thành phố quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng quản lý. Hầu hết những chung cư này đều đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân cư trú tại đây.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, trong số này, đặc biệt có 11 công trình nhà chung cư nguy hiểm cấp D, buộc phải tổ chức di dời, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật nhà ở như nhà B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I 1, 2, 3 Thái Hà; P3 Phương Liệt (quận Đống Đa); C7, B6 Giảng Võ; C1 Thành Công; 148 - 150 Sơn Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình triển khai chậm cải tạo nhà chung cư nguy hiểm vẫn còn chậm. Điển hình nhất, ông Tuấn dẫn chứng: quá trình cải tạo nhà B6 Giảng Võ mới khởi công, C1 Thành Công chưa thực hiện, 148 - 150 Sơn Tây chưa tiến hành vì mới điều chỉnh quy hoạch.
Kỷ lục nhất phải kể đến khu tập thể Văn Chương, sau 10 năm từ khi có quyết định cải tạo đến nay dự án vẫn "dậm chân tại chỗ". Một số chung cư khác, mặc dù đã tiến hành đo đạc cũng như lấy ý kiến nhân dân, đạt được thỏa thuận đền bù và quyết định giao đất nhưng cũng chưa thể tiến hành.
Giải thích về vấn đề này, ông Tuấn cho hay: "Một số doanh nghiệp bằng mọi giá vào để thỏa thuận với dân. Nhưng trong quá trình thỏa thuận phát sinh rất nhiều ý kiến của người dân, đặc biệt là đòi hỏi về quyền lợi như diện tích nhà tái định cư, các khoản phí hỗ trợ… Bản thân doanh nghiệp cũng quay lại tạo sức ép với thành phố đề nghị được nâng cao tầng nhằm đảm bảo tái đầu tư."
Thậm chí, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến việc cải tạo các chung cư cũ bị chậm tiến độ. Ông Tuấn lấy dẫn chứng, hiện Sở đã phát hiện một số nhà đầu tư khác kích động người dân bằng cách họ đưa ra những ưu đãi lớn hơn để dân phản đối đơn vị thành phố giao nhiệm vụ, gây nên những lộn xộn, cản trở việc triển khai các dự án.
Đồng tình với ông Tuấn, lãnh đạo quận Đống Đa cho rằng hiện tại một số dự án tại quận đang xảy ra hiện tượng các chủ đầu tư vận động riêng lẻ các hộ gia đình, gây nên những bức xúc, tranh cãi đối với người dân. Lãnh đạo quận này kiến nghị cần có cơ chế chung đối với các dự án không để các chủ đầu tư vận động riêng lẻ, trả khoản hỗ trợ khác nhau.
Thu hồi sau 6 tháng không làm
Thực tế, sau khi rà soát, trên địa bàn thành phố hiện có tới 13 dự án cải tạo chung cữ có tiến độ quá chậm. Điển hình là các dự án cải tạo chung cư khu Hào Nam (Đống Đa) do Liên danh Công ty quản lý phát triển nhà Hà Nội và Cổ phần đầu tư đô thị Kang Long làm chủ đầu tư; B15, B16, B18, B19 Kim Liên do Công ty Cổ phần Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư… Đại diện Sở Xây dựng cũng đề nghị thay thế chủ đầu tư với một số dự án do chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể như: Khu Văn Chương (Đống Đa) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội đang làm chủ đầu tư; Khu Nam Đồng (Đống Đa) co Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng làm chủ đầu tư.
Ông Tuấn khẳng định, trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tiến hành rà soát lại các dự án, nếu dự án nào chậm triển khai sau 6 tháng, Sở sẽ kiến nghị thay thế bằng nhà đầu tư khác có năng lực hơn.
Để khắc phục những tồn tại của các dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng: sau khi quy hoạch chung Thủ đô đã công bố, khu vực nào được xây dựng số lượng tầng bao nhiêu thì cần thực hiện nghiêm, không có chuyện thỏa thuận quy hoạch. Đồng quan điểm, ông Tuấn kiến nghị thành phố nên quy hoạch cải tạo các nhà chung cư cũ xuống cấp, sau đó công bố công khai, nếu nhà đầu tư nào đăng ký thực hiện thì sẽ mua lại quy hoạch của thành phố.
“Đối với các chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải có điều kiện ràng buộc về tiến độ. Không để tình trạng chủ đầu tư vào nhận rồi đắp chiếu làm tan hoang thành phố, khiến người dân phải chờ đợi”, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộikhẳng định.
Để giải quyết tình trạng chậm trễ của các dự án cải tạo chung cư cũ, ông Khôi yêu cầu trong tháng Tám, Sở Quy hoạch Kiến trúc phải cung cấp và công khai các thông số quy hoạch cho từng khu chung cư cũ.
“Sở Xây dựng cần tổng hợp, rà soát tất cả các dự án kể cả khu chung cư, nhà đơn lẻ để xác định lại nhà đầu tư được giao có đủ điều kiện thực hiện không: quỹ nhà tạm cư, vốn đối ứng… Sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và các nhà đầu tư. Thành phố kiên quyết, nếu chủ đầu tư nào không thực hiện trong khi đã có đủ điều kiện, được quận huyện tạo cơ hội thì cho nhà đầu tư khác vào thực hiện, không để kéo dài”, ông Khôi nói./.
Chậm vì cạnh tranh thiếu lành mạnh
Theo báo cáo nhanh từ Sở Xây dựng Hà Nội,trên địa bàn thành phố hiện có 982 nhà chung cư cũ 4-5 tầng do thành phố quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng quản lý. Hầu hết những chung cư này đều đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân cư trú tại đây.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, trong số này, đặc biệt có 11 công trình nhà chung cư nguy hiểm cấp D, buộc phải tổ chức di dời, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật nhà ở như nhà B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I 1, 2, 3 Thái Hà; P3 Phương Liệt (quận Đống Đa); C7, B6 Giảng Võ; C1 Thành Công; 148 - 150 Sơn Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình triển khai chậm cải tạo nhà chung cư nguy hiểm vẫn còn chậm. Điển hình nhất, ông Tuấn dẫn chứng: quá trình cải tạo nhà B6 Giảng Võ mới khởi công, C1 Thành Công chưa thực hiện, 148 - 150 Sơn Tây chưa tiến hành vì mới điều chỉnh quy hoạch.
Kỷ lục nhất phải kể đến khu tập thể Văn Chương, sau 10 năm từ khi có quyết định cải tạo đến nay dự án vẫn "dậm chân tại chỗ". Một số chung cư khác, mặc dù đã tiến hành đo đạc cũng như lấy ý kiến nhân dân, đạt được thỏa thuận đền bù và quyết định giao đất nhưng cũng chưa thể tiến hành.
Giải thích về vấn đề này, ông Tuấn cho hay: "Một số doanh nghiệp bằng mọi giá vào để thỏa thuận với dân. Nhưng trong quá trình thỏa thuận phát sinh rất nhiều ý kiến của người dân, đặc biệt là đòi hỏi về quyền lợi như diện tích nhà tái định cư, các khoản phí hỗ trợ… Bản thân doanh nghiệp cũng quay lại tạo sức ép với thành phố đề nghị được nâng cao tầng nhằm đảm bảo tái đầu tư."
Thậm chí, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến việc cải tạo các chung cư cũ bị chậm tiến độ. Ông Tuấn lấy dẫn chứng, hiện Sở đã phát hiện một số nhà đầu tư khác kích động người dân bằng cách họ đưa ra những ưu đãi lớn hơn để dân phản đối đơn vị thành phố giao nhiệm vụ, gây nên những lộn xộn, cản trở việc triển khai các dự án.
Đồng tình với ông Tuấn, lãnh đạo quận Đống Đa cho rằng hiện tại một số dự án tại quận đang xảy ra hiện tượng các chủ đầu tư vận động riêng lẻ các hộ gia đình, gây nên những bức xúc, tranh cãi đối với người dân. Lãnh đạo quận này kiến nghị cần có cơ chế chung đối với các dự án không để các chủ đầu tư vận động riêng lẻ, trả khoản hỗ trợ khác nhau.
Thu hồi sau 6 tháng không làm
Thực tế, sau khi rà soát, trên địa bàn thành phố hiện có tới 13 dự án cải tạo chung cữ có tiến độ quá chậm. Điển hình là các dự án cải tạo chung cư khu Hào Nam (Đống Đa) do Liên danh Công ty quản lý phát triển nhà Hà Nội và Cổ phần đầu tư đô thị Kang Long làm chủ đầu tư; B15, B16, B18, B19 Kim Liên do Công ty Cổ phần Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư… Đại diện Sở Xây dựng cũng đề nghị thay thế chủ đầu tư với một số dự án do chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể như: Khu Văn Chương (Đống Đa) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội đang làm chủ đầu tư; Khu Nam Đồng (Đống Đa) co Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng làm chủ đầu tư.
Ông Tuấn khẳng định, trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tiến hành rà soát lại các dự án, nếu dự án nào chậm triển khai sau 6 tháng, Sở sẽ kiến nghị thay thế bằng nhà đầu tư khác có năng lực hơn.
Để khắc phục những tồn tại của các dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng: sau khi quy hoạch chung Thủ đô đã công bố, khu vực nào được xây dựng số lượng tầng bao nhiêu thì cần thực hiện nghiêm, không có chuyện thỏa thuận quy hoạch. Đồng quan điểm, ông Tuấn kiến nghị thành phố nên quy hoạch cải tạo các nhà chung cư cũ xuống cấp, sau đó công bố công khai, nếu nhà đầu tư nào đăng ký thực hiện thì sẽ mua lại quy hoạch của thành phố.
“Đối với các chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải có điều kiện ràng buộc về tiến độ. Không để tình trạng chủ đầu tư vào nhận rồi đắp chiếu làm tan hoang thành phố, khiến người dân phải chờ đợi”, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộikhẳng định.
Để giải quyết tình trạng chậm trễ của các dự án cải tạo chung cư cũ, ông Khôi yêu cầu trong tháng Tám, Sở Quy hoạch Kiến trúc phải cung cấp và công khai các thông số quy hoạch cho từng khu chung cư cũ.
“Sở Xây dựng cần tổng hợp, rà soát tất cả các dự án kể cả khu chung cư, nhà đơn lẻ để xác định lại nhà đầu tư được giao có đủ điều kiện thực hiện không: quỹ nhà tạm cư, vốn đối ứng… Sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và các nhà đầu tư. Thành phố kiên quyết, nếu chủ đầu tư nào không thực hiện trong khi đã có đủ điều kiện, được quận huyện tạo cơ hội thì cho nhà đầu tư khác vào thực hiện, không để kéo dài”, ông Khôi nói./.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, hiện thành phố mới chỉ chú ý đến việc cải tạo lại các chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp D. Nhưng, thực tế, các nhà chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp C cũng rất cần được quan tâm. Theo ông Tuấn, trong số này, một số công trình nhà lắp ghép tấm lớn chỉ có chiều dày 10cm, liên kết bằng thép D6, D8 đến nay hầu hết đã bị phá hủy mối nối, nếu có lực xô ngang (động đất) rất dễ xảy ra tai họa. Do đó, Ông Tuấn đề nghị Bộ Xây dựng cần cho phép nghiên cứu, lập phương án tổ chức di dời các hộ gia đình tại các nhà lắp ghép tấm lớn được đánh giá mức độ nguy hiểm cấp C. |
Sơn Bách (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment