Saturday, July 14, 2012

Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Việt Nam


Ngoại trưởng Koichiro Gemba
Ông Gemba đã thăm Campuchia trước khi tới Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba vừa gặp người đồng nhiệm Việt Nam tại Hà Nội trong chuyến đi tăng cường quan hệ kinh tế-chính trị song phương.
Ông Gemba và ông Phạm Bình Minh cũng chủ trì một cuộc họp báo chung hôm thứ Bảy 14/7.
Được biết Ngoại trưởng Nhật chỉ ở Việt Nam trong hai ngày 13/7-14/7.
Trước đó ông đã ở thăm Campuchia và tham dự cuộc họp Ngoại trưởng các quốc gia Đông Á ở Phnom Penh.

Friday, July 13, 2012

Jakarta Trip!!!

I'm sorry for this odd request because it might get to you too urgent but it's because of the situation of things right now.

I'm with family on vacation in Jakarta, Indonesia, I know I didn't mention anything about it to you but we are in trouble, we were mugged last night in an alley by a gang of thugs on our way back from shopping, one of them had a knife poking my neck for almost two minutes and everything we had on us including my phone, credit cards were all stolen, quite honestly it was beyond a dreadful experience for us but looking on the bright side we weren't seriously hurt or injured and we are still alive so that is whats important. I've reported to the authorities here and canceled all our cards, it appeared I had acted quickly enough or they almost would have succeeded in cleaning out my bank account. I'm really having some difficulties clearing our hotel bills and also need to pick up a voucher ticket at the counter for us to catch a flight back home as soon as possible

All we need right now is 2500 but anything you can spare pending when we get things straightened out will be appreciated and I promise to refund you as soon as we arrive home safely, western union is the best way to get money across to us. Please get back to me as soon as possible to let you know how you can get the money across to us

Do khac Uy
TMS HR
Tokyo Office Chief Representative

Wednesday, July 11, 2012

Thủ tướng phớt lờ cảnh báo Harvard?


GS David Dapice
Các lời cảnh báo của nhóm nghiên cứu Harvard đã bị phớt lờ?
Cuốn 'cẩm nang' cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.
Hai năm sau khi nhậm chức, vào năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến Trường Kennedy thuộc Đại Học Harvard để tham vấn về một chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2011- 2020 qua “Chương Trình Châu Á” của Đại học này.
Tên gọi của tập tài liệu: “Lựa chọn thành công”, phần nào nói lên niềm tin của những giáo sư tham gia soạn thảo, rằng sự phát triển của Việt Nam hoàn toàn nằm trong những sự lựa chọn trong tầm tay của Chính phủ.
Cuộc gặp gỡ được báo chí trong nước ca ngợi là cởi mở, thẳng thắn và mang lại nhiều hi vọng phát triển cho Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay, trước thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng những chiến lược cùng các lời cảnh báo mà nhóm nghiên cứu gồm các vị David Dapice, Dwight Perkins, Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, Jonathan R. Pincus, Anthony Saich, Benjamin H. Wilkinson đưa ra đã bị phớt lờ.

Các nhóm đặc quyền

Bốn năm trước, nhóm giáo sư Harvard đã cảnh báo trước hậu quả từ sự trục lợi của các nhóm đặc quyền có ảnh hưởng chính trị lớn đang biến của công thành của riêng khiến chất lượng đầu tư công vào các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không hiệu quả, làm mất đi nguồn lực vươn lên của Việt Nam trong lúc nền kinh tế lẫn người dân vẫn phải chịu gánh nặng kinh phí.
“Sự ưu ái của Nhà Nước đối với các công ty dựa vào các mối quan hệ chính trị hơn là kết quả thành công trong kinh doanh”.
“Các doanh nghiệp này vẫn được hỗ trợ vốn dù thua lỗ liên tiếp và chậm chạp trong việc nâng cao chất lượng kinh doanh vì tầm nhìn hẹp và không phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh.”
"Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình."
“Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì sẽ dẫn đến những khoản vay và đầu tư quá mức của các tập đoàn này,” theo lời trích dẫn tập tài liệu.
Bốn năm sau, Việt Nam chìm ngập trong các vụ tai tiếng từ sự đổ bể của các doanh nghiệp nhà nước với thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn tỉ, gấp nhiều lần gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong năm 2012.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Ương nhận xét về doanh nghiệp nhà nước là “Lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu.”
“Các nhóm đặc quyền này sẽ tiếp tục ngăn cản Việt Nam trong công cuộc cải cách, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và hạn chế kết quả tăng trưởng của Việt Nam,” nhóm nghiên cứu Harvard viết.

Quản lí yếu kém

Sự sụp đổ của Vinashin và Vinalines là hoàn toàn được báo trước
“Hệ thống quản lí yếu kém đã luôn là nguyên nhân dẫn đến các nguồn đầu tư được sử dụng không đúng lúc, đúng nơi.”
“Lạm phát là kết quả từ những chính sách sai lầm của chính phủ, chủ yếu xuất phát từ yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động đầu tư công kém hiệu quả.” – Trích dẫn tập tài liệu.
Với quyền lực tập trung chủ yếu vào các nhóm đặc quyền nói trên, tập tài liệu đã cảnh báo Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình.
Sự quá tải này tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước thả sức phớt lờ chủ trương của Nhà Nước yêu cầu họ tập trung vào những ngành chiến lược và thay vào đó, mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo ra các công ty độc quyền trong nước để ngăn chặn cạnh tranh từ công ty nước ngoài.
Quả thực, vụ tai tiếng Vinalines và Vinashin và mức lạm phát lên đến 22% năm ngoái được giới quan sát cho là sự cao trào của trạng thái quá tải và yếu kém trong công tác quản lí.
“Quản lí yếu kém đồng thời cũng giúp người giàu tránh không phải trả những khoản thuế ... Khi nguồn thu quan trọng của ngân sách bị xói mòn thì nhà nước sẽ không đủ tiền tài trợ cho chi tiêu công”
“Sự tự do hóa tài chính cũng xảy ra quá sớm trong khi hệ thống tài chính được thiết kế không thích hợp và chưa rõ ràng. Điều này tạo cơ hội cho hiện tượng đầu cơ và tạo các bong bóng tài sản.” – Nhóm giáo sư Havard cảnh báo.
Trên thực tế, sự vỡ bong bóng của thị trường chứng khoán Việt Nam đóng góp bởi các giao dịch nội gián và hiện tượng đầu cơ đã chứng minh những cảnh báo này là đúng.
Nghị Quyết số 11 được Chính Phủ đưa ra nhằm “chữa cháy” dường như đã quá muộn màng, khi các báo cáo năm 2012 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với khối Bấmnợ xấu khổng lồ trong bối cảnh doanh nghiệp thay nhau phá sản và hiểm họa tiềm tàng từ những món nợ ngoài tầm kiểm soát từ các doanh nghiệp nhà nước.

Khủng hoảng giáo dục

"Sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội"
Nhóm giáo sư Harvard viết: ”Các quốc gia cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ không thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Các quốc gia này phải chật vật để có được một tỉ lệ lợi nhuận mỏng manh trong khi thị trường thế giới ngày càng trở nên tinh vi, thâm dụng vốn và công nghệ hơn.”
Thật vậy, trong suốt những năm gần đây, giới quan sát đang cho rằng lao động giá rẻ hiện tại đang là nguyên nhân khiến Việt Nam phải đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”, khi nền kinh tế bị kìm hãm bởi mức thu nhập thấp của người dân.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục đứng vào bậc thấp nhất so với các nước đang phát triển đồng khu vực hiện sẽ không đủ giúp Việt Nam sản sinh ra những lao động chất lượng cao hơn để thay đổi điều ấy.
“Số lượng, chất lượng giảng viên hết sức hạn chế và hơn phân nửa sinh viên ra trường tại Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo."
“Một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy tiền đi đâu ? Phải chăng đã bị “nuốt chửng” bởi cơ chế hiện nay ?”
“Dưới hệ thống quản trị hiện tại, các trường đã không có đủ quyền tự chủ để chuyên môn hóa sâu, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng phù hợp như cầu thị trường”
“Với một hệ thống quản trị như vậy, đổ thêm tiền vào chỉ là giải pháp tình thế, mà không giải quyết được những vấn đề cơ bản nhất của giáo dục Việt Nam” – Trích dẫn tập tài liệu.

Thiếu công bằng

Tập tài liệu đã chỉ ra thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc duy trì một xã hội công bằng.
Nhóm giáo sư Havard cho rằng, mức độ tiếp cận với nền giáo dục của người giàu nghèo vẫn còn cách rất xa nhau, và sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội.
Tập tài liệu cũng đã nhắm đến những bất công trong vấn đề đất đai.
“Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị đang làm một số người trong đó có các quan chức giàu lên một cách nhanh chóng, trong khi khiến nhiều nông dân trở nên thực sự vô sản.”
Nhóm giáo sư này cũng đã so sánh vấn đề tái tổ chức đất nông nghiệp giữa Việt Nam với hai nước phát triển bậc nhất trong khu vực là Hàn Quốc và Đài Loan:
“Trong quá trình tổ chức lại đất nông nghiệp ở hai nước này, nông dân có thể bán lại đất của mình khi họ muốn với giá công bằng chứ không bị cưỡng bức phải tái định cư và nhận tiền đền bù thấp hơn giá trị thực”
Hai vụ bạo động tại Văn Giang và Tiên Lãng gần tại Việt Nam đã chứng minh sự phớt lờ của chính phủ Việt Nam trước những lời cảnh báo này, đồng thời cho thấy thực trạng bất công rõ rệt có xu hướng tăng cao giữa người nông dân và người giàu trong đó có các nhóm đặc quyền.

Cải cách cần thiết

Giới quan sát nói chọn thành công hay không là hoàn toàn tùy vào các nhà lãnh đạo Việt Nam
Các giáo sư Harvard đã chỉ ra sáu lĩnh vực chính sách mà Việt Nam cần cải cách, dựa theo sự thành công của các nước Đông Á:
Giáo dục: Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục để tránh lãng phí và kém hiệu quả. Tiến độ thực hiện cải cách giáo dục đại học phải được thúc đẩy nhằm tận dụng lợi ích của đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng: Cần yêu cầu EVN chấm dứt ngay hoạt động đầu cơ, không nằm trong ngành kinh doanh chính nhằm tập trung vốn và nhân lực vào việc cung cấp năng lượng.
Hội đồng thẩm định đầu tư độc lập cần được đưa ra nhằm tránh các hạng mục đầu tư kém hiệu quả bằng cách sử dụng các ý kiến khách quan.
Minh bạch hóa các qui định về đất đai cần được tiến hành để đảm bảo một thị trường bất động sản công bằng và có tính cạnh tranh.
Các thành phố cần được đầu tư có hiệu quả để phục vụ cho mục đích dân sinh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Phân bổ nguồn lực giữa khu vực nhà nước và dân doanh dựa vào hiệu quả trong khả năng sử dụng, đồng thời kết quả kiểm toán của tất cả các công ty phải được thực hiện bởi những cơ quan kiểm toán độc lập.
"Sáu mảng chính cần cải cách: Giáo dục, Cơ sở hạ tầng, Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, Hệ thống tài chính, Hiệu lực của Nhà Nước, Công bằng"
Hệ thống tài chính: Giảm lạm phát bằng cách nâng cao chất lượng quản lí vĩ mô và tăng cường hiệu quả đầu tư công.
Biến ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thành một ngân hàng độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ và mục tiêu.
Hiệu lực của Nhà Nước: Loại bỏ những chính sách hoang đường không có khả năng thực hiện và hệ thống tuyển dụng nhân sự dựa vào thâm niên, lòng trung thành và xuất thân hiện nay để tuyển dụng người tài.
Khuyến khích tính phê phán trong nội bộ chính phủ và sự giám sát từ bên ngoài qua báo chí.
Theo đuổi định hướng cải cách một cách quyết liệt, nhằm tránh những sai lầm của Đông Nam Á, tận dụng cơ hội hiên tại và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân về sự phát triển đất nước.
Công bằng: Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, khả năng sở hữu nhà cho người dân thành thị để tạo một xã hội công bằng thực sự.
Trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề để giúp người dân đứng vững trước các biến động thị trường.
Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng chất lượng sinh sống của đại bộ phận người dân Việt Nam cũng nhu tăng năng suất và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Sunday, July 8, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] NB Trao tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất cho nguyên PTT Phạm Gia Khiêm


----- Forwarded Message -----
From: 平島 照久 <hirashima@okasanlivic.co.jp>
To: tonghoi@yahoogroups.jp
Sent: Tuesday, June 12, 2012 12:47 PM
Subject: [CLBcSVVNtNB] NB Trao tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất cho nguyên PTT Phạm Gia Khiêm

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---
Thân gừi các anh chị.
Võ Công Tánh
 
Nhật Bản: Trao tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất cho nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 20:52 | 11/06/2012 
 (ĐCSVN) - Ngày 11/6, tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ta-ni-da-ki I-a-su-a-ki đã thay mặt Nhà nước Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất cho nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.
Đây là Huân chương cao quý nhất mà Nhà nước Nhật Bản trao tặng cho những người nước ngoài có đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ quốc tế của Nhật Bản.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ta-ni-da-ki I-a-su-a-ki thay mặt Nhà nước Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất cho nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (Ảnh: Mạnh Hùng) 
Đến dự có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; nguyên Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ...
Phát biểu tại buổi Lễ, Đại sứ Nhật Bản Ta-ni-da-ki đánh giá cao những đóng góp của đồng chí Phạm Gia Khiêm trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đối với việc xây dựng nền tảng và phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng nguyên Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (Ảnh: Mạnh Hùng)
Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cảm ơn Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về phần thưởng cao quý này và bày tỏ tin tưởng dưới sự nỗ lực và phấn đấu chung của Chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển toàn diện, sâu sắc và thực chất hơn nữa, nhất là trong bối cảnh hai nước sẽ tổ chức Năm Hữu nghị Việt-Nhật nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2013./.
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30093&cn_id=526871
 
 

Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。



Fw: [CLBcSVVNtNB] anh Tran ngoc Phuc



----- Forwarded Message -----
From: VT Tan <sakuraengjp@ybb.ne.jp>
To: tonghoi@yahoogroups.jp
Sent: Sunday, July 8, 2012 9:39 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] anh Tran ngoc Phuc

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---
Thân gởi các anh chị trong Tổng Hội.

Chắc các anh chị cũng đã biết qua tin tức trên mạng
Sáng hôm nay Vua Nhật Hoàng tới thăm công ty anh Trần Ngọc Phúc (Cty Metran)
Xin chuyển tin vui này tới các anh chị để chúc mừng anh Phúc và cùng chia sẽ sự vinh dự này với anh Phúc.
Xin đính kèm vài tấm hình anh Phúc đang thuyết minh về những máy thiết bị Y khoa của cty Metran
Và coi thêm tin tức trong trang Web dưới đây mà anh VT. Tân đã gởi cho tôi.
Thân,
PMKha.

Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。



Friday, July 6, 2012

Fw: Fwd: Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới




----- Forwarded Message -----
From: cuong tong <charlie.t365@gmail.com>
To: vnco2010_2012_tet2011@yahoogroups.com
Sent: Friday, July 6, 2012 1:43 PM
Subject: Fwd: Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới


2012/7/5 Tran Ho <tranho1@yahoo.com>

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới

  
Ngày 29-6, cuộc tập trận hải quân  Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2012 đã khai mạc tại  Hawaii (Mỹ). Có  22 quốc gia tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012.

Tàu khu trục Singapore RSS Formidable, tàu chiến tối tân nhất Đông Nam Á - Ảnh: Wikipedia
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ ( http://www.defense.gov/ ), khoảng 25.000 thủy thủ từ 22 quốc gia trên thế giới sẽ có mặt tại Hawaii để thực hiện cuộc tập trận do Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tổ chức.     
   
 Hải quân các nước cử 42 tàu chiến, sáu tàu ngầm, 200 máy bay trong các hoạt động tập trận kéo dài tới ngày 3-8. Nội dung luyện tập bao gồm săn lùng tàu ngầm, truy đuổi cướp biển, dò mìn, cứu trợ thảm họa...
"Chúng tôi đã thực hiện RIMPAC trong hơn 40 năm qua, nhưng năm nay có sự khác biệt bởi quy mô của cuộc tập trận trở nên lớn hơn - đô đốc hải quân Mỹ
 File:Jonathan W. Greenert.jpg
Jonathan W. Greenert cho biết. Năm 2006, chỉ có tám nước tham dự RIMPAC, năm 2008 là 10 và năm 2010 là 14. Trong số các nước tham dự có một số quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
   Đây là lần đầu tiên Nga tham dự RIMPAC. Hãng tin Itar-Tass đưa tin Hạm đội Thái Bình Dương Nga cử ba tàu tham dự các cuộc tập trận ngoài khơi Hawaii. Đó là tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev
, tàu chở dầu
Boris Butoma
 và tàu cứu nạn Fotiy Krylov.
Vũ khí công nghệ xanh
Theo  Naval-Technology.com, RIMPAC 2012 là cơ hội để hải quân các nước giới thiệu công nghệ quân sự mới. Tại cuộc tập trận, hải quân Mỹ sẽ khai triển  "hạm đội xanh" gồm các tàu chiến và máy bay  nhiên liệu sinh học. Cơ quan tiếp liệu quốc phòng Mỹ đã mua 1,7 triệu lít nhiên liệu sinh học với giá 12 triệu USD để phục vụ "hạm đội xanh" tại RIMPAC.
   Trong cuộc tập trận, các tàu chiến và máy bay của "hạm đội xanh" sẽ thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của nhiên liệu sinh học.
Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm công nghệ liên lạc "laser xanh" nhằm cải thiện sự liên lạc giữa tàu ngầm và các phương tiện trên mặt biển.
    Do sóng radio không thể xuyên qua nước biển, các tàu ngầm buộc phải sử dụng phao kéo hoặc dây để liên lạc với tàu chiến hoặc máy bay. Ngược lại, bước sóng "laser xanh" có khả năng di chuyển xuyên qua nước biển. Theo các chuyên viên kỹ thuậthải quân Mỹ, nếu hệ thống liên lạc "laser xanh" thử nghiệm thành công, các tàu ngầm Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay.
   Tại RIMPAC, hải quân Mỹ sẽ điều động hàng loạt tàu chiến, máy bay tối tân. Đầu tiên phải kể đến tàu ngầm tấn công tốc độ cao
 USS North Carolina lớp Virginia. Đây là loại tàu ngầm tối tân nhất của hải quân Mỹ, giá mỗi chiếc lên đến 2,4 tỉ USD. Dẫn đầu "hạm đội xanh" là hkmh khổng lồ 
 
USS Nimitz, dài 332,8m, chở đến 90 máy bay chiến đấu và trực thăng. Bên cạnh đó là năm tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống rađa Aegis và hoả tiển  chống máy bay, vũ khí chống tàu ngầm...
Trong "hạm đội xanh" của Mỹ còn có máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, tốc độ tối đa 1.900 km/giờ, được trang bị hoả tiển  không đối không, không đối đất, bom định vị... Ngoài ra các máy bay đáng chú ý của Mỹ còn có chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt II, F-16 Fighting Falcon, máy bay ném bom B-52, máy bay do thám và chống tàu ngầm hiện đại P-8A Poseidon...

P-8A Poseidon
Lực lượng hùng hậu
Naval - Technology.com bình luận các tàu chiến và máy bay hải quân các nước điều động đến RIMPAC 2012 cũng rất hùng hậu. Mexico trình làng tàu chở xe tăng
ARM Usumacinta lớp Newport mua lại từ Mỹ.
    Hàn Quốc  điều động hai tàu khu trục
 ROKS Yulgok Yi-I và
ROKS Choi Young. Trong đó, tàu ROKS Yulgok Yi-I thuộc lớp Sejong, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển  tối tân Aegis.
Với 128 quả hoả tiển , tàu lớp Sejong là một trong những tàu khu trục có hỏa lực mạnh nhất thế giới.
Hàn Quốc cũng đưa đến RIMPAC một tàu ngầm tấn công lớp
Chang Bogo và một trung đội thuỷ quân lục chiên. Không thua kém nước láng giềng, Nhật cũng khai triển  ba tàu, trong đó có tàu khu trục
JS Myoko lớp Kongo, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển  Aegis cũng như hàng loạt hoả tiểnchống tàu, chống tàu ngầm...
Một quốc gia châu Á khác là Singapore thể hiện sức mạnh hải quân bằng tàu khu trục tàng hình RSS Formidable.
Được trang bị hoả tiển Boeing Harpoon và súng
Oto Melara, tàu RSS Formidable được đánh giá là "chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á". Hơn nữa, tàu RSS Formidable còn có loại rađa đa chức năng Thales Herakles, có khả năng giám sát ba chiều trong phạm vi 250km. Hệ thống định vị giúp tàu dễ dàng phát giác tàu ngầm từ khoảng cách xa.
Diễn tập chống tàu ngầm là một ưu tiên của RIMPAC 2012. Do đó các quốc gia khai triển  hàng loạt tàu tuần tra và máy bay trực thăng chống tàu ngầm.
  Nhật và Hàn Quốc giới thiệu trực thăng tuần tra
SH-60J Seahawk và
Super Lynx MK. 99, trong khi
 
Úc và Canada giới thiệu các loại trực thăng tấn công như
S-70B-2 Seahawks,
CH-124A Sea Kings,
 MH-60R/B/S Seahawks và
 MH-53 Pave Lows. Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật đều đưa đến RIMPAC máy bay do thám chống tàu ngầm P-3 Orion.
Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định mục tiêu của RIMPAC là tạo cơ hội cho hải quân các nước tăng cường hợp tác đồng thời bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải.
Cuộc tập trận năm nay diễn ra đúng vào thời điểm Chính phủ Mỹ công bố chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
TỔNG HỢP




Monday, July 2, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] Nhân nhượng là mất chủ quyền




----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: bio vietnam <bio-vn@yahoogroups.com>; "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Monday, July 2, 2012 4:49 PM
Subject: [CLBcSVVNtNB] Nhân nhượng là mất chủ quyền

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---


http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/chinhtri/Nhan-nhuong-la-mat-chu-quyen/20127/219952.datviet

Nhân nhượng là mất chủ quyền
Cập nhật lúc :6:57 AM, 02/07/2012
(Đất Việt) Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc, không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.
>> Giải nước cờ thâm nho của TQ
>> 'Lưỡi bò' và khát vọng bành trướng
>> Tổng bí thư: Một tấc đất cũng phải bảo vệ
>> Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí thuộc VN
>> Hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC

Hiện nay, thách thức của Trung Quốc đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở biển Đông là hết sức nghiệm trọng. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong mấy chục năm sau kể từ sự kiện này, Trung Quốc liên tục tiến hành các bước chuẩn bị về lập pháp, cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử, hành chính, chính trị và ngoại giao, thông tin tuyên truyền và sức mạnh quân sự để thực hiện ý đồ bành trướng ở biển Đông.

Chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc

Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở năm 1996, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, Luật về các Hải đảo năm 2010; thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để "quản lý" trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2007… Mới đây (tháng 6.2010), Trung Quốc ban hành Cương yếu phát triển hải dương với tầm nhìn 2020, hoàn thiện các chính sách mới để quản lý, sử dụng, bảo vệ hải đảo, đặc biệt là đảo không có người nhằm vào khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các hoạt động khác còn bao gồm: chương trình hỗ trợ, ưu đãi các tỉnh  Quảng Tây và Hải Nam triển khai đăng ký quyền sở hữu đất đai, quản lý địa chính ở Hoàng Sa của Việt Nam và các đảo không người trên biển Đông; quy định đặt cột mốc và tên gọi hải đảo năm 2011, quy chế khai thác du lịch tới Hoàng Sa và xây dựng mở rộng các cơ sở, trạm đón tiếp trên đảo, mở đường cho việc lấn chiếm dân sự đối với các đảo nằm trên vùng biển của Việt Nam và các quốc gia khác.
Đồng thời với việc tăng cường tiềm lực hải quân và không quân (gồm cả tàu sân bay), đến nay, Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện yêu sách chủ quyền trên thực địa thông qua các hoạt động như: tăng cường tập trận, trấn áp, khiêu khích quân sự (năm 2010 Trung Quốc đưa cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải vào tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay); thực hiện "quân sự hóa hàng hải và quân sự hóa hoạt động dân sự" cho đội tàu giám ngư đi tuần tra vùng biển, kiểm tra, truy đuổi, sách nhiễu, thậm chí bắt giữ ngư dân của các nước đang hoạt động; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hàng năm trên biển Đông, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam; sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các đối tác, gia tăng sức ép đối với hoạt động hợp pháp của các bên có chủ quyền tai biển Đông (ngăn cản và đe dọa các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, liên tục đưa các tàu khảo sát cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn khu vực Hoàng Sa và các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam…
Ngày 26.5 và ngày 9.6.2011, Trung Quốc đã ngang ngược cho tàu vào cắt cáp địa chấn tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam... Thực chất, đây là sự mở màn của cuộc xâm chiếm trên biển nhằm vào Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử khu vực và thế giới. Mục tiêu của hành động này rất rõ ràng: một là, lấn chiếm gần như toàn bộ diện tích biển Đông, trùm lên một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò"; Hai là, khẳng định độc quyền đối với toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biển này; và ba là, chiếm toàn bộ các quần đảo nằm trong "đường lưỡi bò", trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Làm gì để bảo vệ chủ quyền?
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giữ được chủ quyền biển, đảo của mình ở biển Đông hay không? Câu trả lời là: Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông. Nếu chúng ta có bản lĩnh, trí tuệ thì với thế và lực của Việt Nam trong sức mạnh về chính trị, ngoại giao và pháp lý trong bối cảnh thế giới tương đối thuận lợi hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể giữ vững chủ quyền biển, đảo ở biển Đông.
Vấn đề đáng bàn lúc này là chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở biển Đông? Để làm phá sản âm mưu độc chiếm biển Đông và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, làm phá sản tham vọng "đường lưỡi bò" của Trung Quốc…, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta là xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Không được nhân nhượng
Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.
Một là, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.
Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5.2011 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6.2011 trên vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, thì sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một "lỗ thủng" trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.
Hai là, kiềm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này
Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ba là, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kiềm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở ( áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác tron khu vực.
Bốn là, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên biển Đông; đồng thời góp phần kiềm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.  

PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội

======================================================
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/442039/On-hoa-nhung-khong-nhan-nhuong.html
Chủ Nhật, 12/06/2011, 10:12 (GMT+7)
Ôn hòa nhưng không nhân nhượng

TT - Từ ngày 3 đến 5-6-2011, Hội nghị an ninh châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tại Singapore có nhiều quan điểm, chủ yếu tập trung vào ba nội dung chính:
Máy bay tuần thám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để thu thập tin tức về tàu Bình Minh 02 ngày 21-5 - Ảnh: TS
+ Mặc dù không lên án hay ủng hộ cụ thể nước nào về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng Mỹ và các nước khác trong khu vực tỏ thái độ quan ngại về những va chạm gần đây tại khu vực có thể gây ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại của tàu bè quốc tế ở eo biển Malacca. Do đó vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông là một vấn đề đa phương và phải được giải quyết hòa bình bằng đàm phán, hạn chế sử dụng vũ lực quân sự gây xung đột tại khu vực.
+ Diễn biến phức tạp trong tranh chấp biển Đông nhưng một số nước Đông Nam Á đã không trực diện phản đối Trung Quốc. Các diễn biến trên ngày càng cho thấy Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) gần như vô hiệu vì không có biện pháp chế tài đối với các nước đã tham gia ký kết.
+ Trung Quốc một mặt kêu gọi kiên trì đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp, nhưng lại cố tình đưa những vụ việc xảy ra tại khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp (như vụ tàu Bình Minh 02 và Viking 2), tiến hành đàm phán song phương với các nước ASEAN nhằm thực hiện chiến lược chia để trị, bẻ gãy sự liên kết trong khối ASEAN rồi từ đó đi đến thỏa thuận song phương với từng nước theo giải pháp gác tranh chấp, cùng khai thác tại những khu vực chồng lấn có lợi cho Trung Quốc.
Thủ đoạn leo thang của Trung Quốc
Nhiều ý kiến đề nghị đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế. Tuy nhiên việc kiện ra tòa không hề đơn giản vì thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế theo quy định được xác lập trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp. Như vậy, nếu phía Trung Quốc không đồng ý thì tòa án cũng không đủ cơ sở để xác lập quyền tài phán.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa là một vấn đề song phương giữa hai nước có yêu sách là Việt Nam và Trung Quốc. Vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa là liên quan đến yêu sách của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc do vậy cần đàm phán đa phương. Còn vấn đề chủ quyền trên biển Đông thì liên quan đến quyền lợi của cả những nước khác trên thế giới.
Để bảo vệ tối đa lợi ích của mình, Trung Quốc sử dụng nhiều thủ đoạn để làm phức tạp tình hình như cử tàu chiến và máy bay ra Bãi Cỏ Rong để răn đe Philippines. Trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp tàu Việt Nam rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Khi Việt Nam tiến hành khảo sát để lập hồ sơ báo cáo Liên Hiệp Quốc về ranh giới ngoài của thềm lục địa thì tàu khảo sát của Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp.
Sự kiện Bình Minh 02 cũng như phá cáp tàu Viking 2 là do tàu Trung Quốc dấn sâu hơn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Đó cũng là lý do trước khi diễn đàn Shangri-La diễn ra thì dư luận nhận định đây là một động thái của Trung Quốc nhằm răn đe Việt Nam cùng các nước trong khu vực ASEAN và Mỹ, tỏ rõ lập trường của Trung Quốc là không bao giờ nhân nhượng và từ bỏ tấm bản đồ "đường lưỡi bò" vốn kiểm soát phần lớn diện tích biển Đông.
Trong bài phát biểu sáng 5-6 tại diễn đàn an ninh cấp cao Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh "chỉ bằng cách ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi ích cốt lõi, cũng như những mối quan tâm lớn của nhau" mới có thể khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương "thật sự tìm thấy hòa bình lâu dài, ổn định và hòa hợp".
Tuy nhiên, xâu chuỗi hàng loạt vụ việc xảy ra từ tháng 3 tới nay trong vấn đề chủ quyền biển Đông, người ta đã không còn ngạc nhiên hay thắc mắc chuyện Trung Quốc nói vậy mà không phải vậy. Việc này đã được chứng minh một cách không thể chối cãi khi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố bằng lời hay chữ đẹp thì các tàu Trung Quốc lại phá hoại tàu Viking 2.
Vấn đề leo thang tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa có thể là một ngòi nổ cho xung đột tại khu vực, nếu có xảy ra thì thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Nhưng không có nghĩa vì điều này mà Việt Nam phải nhân nhượng với Trung Quốc, bởi vì trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Vậy liệu Trung Quốc có thể "cắt" cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?
Những việc cần làm ngay
Giải pháp hòa bình trên biển Đông vẫn là mục tiêu Việt Nam theo đuổi, tuy nhiên hiện nay DOC chưa có chế tài nào để các nước cam kết thực thi thì việc ra đời Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) là việc làm cần thiết nhằm duy trì trật tự và hòa bình trên biển Đông. Cuộc họp cấp cao ASEAN vừa qua ở Jakarta (Indonesia) cũng đặt ra mục tiêu kêu gọi các bên sớm đạt được COC vào năm 2022 nhưng thời hạn này là quá lâu. Vì lẽ Trung Quốc liên tục quấy phá các vùng biển trong khu vực và họ sẽ đưa giàn khoan lớn đến khoan tại các vùng nước sâu ở biển Ðông vào tháng 7 năm nay.
Do đó giải pháp trước mắt của Việt Nam là:
(1) Kiên quyết trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ khi đàm phán với Trung Quốc và ASEAN, để có được sự ủng hộ cần thiết nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình tại đây. Quốc hội cần nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành luật biển. Chuẩn bị sẵn sàng đối phó, chủ động trong mọi tình huống bất ngờ về xung đột vũ trang có thể xảy ra.
(2) Việt Nam cần gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế.
(3) Mời gọi và bảo vệ các công ty dầu khí nước ngoài, thí dụ như Mỹ, Anh, Nga, thăm dò và khai thác tài nguyên vùng đặc quyền kinh tế.
(4) Mặt khác, với chiến lược biển đến năm 2020 thì ngư dân Việt Nam cần vươn ra khơi xa với sự bảo vệ của lực lượng kiểm ngư (đã có đề án thành lập). Các tàu của ta trong vùng biển Ðông cần có đủ phương tiện ghi lại các hành động vi phạm, cản trở, uy hiếp... của tàu Trung Quốc làm bằng chứng và lập thành hồ sơ để công bố chứng cứ với quốc tế về các vi phạm những thỏa thuận song phương, đa phương và luật pháp quốc tế.
NGUYỄN TRỌNG BÌNH - LÊ VĨNH TRƯƠNG - PHẠM THU XUÂN
(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)



Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。