| ||
Các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được hỗ trợ về tiền thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp...
Đó là thông tin được nêu trong Quyết định 386/2012/QĐ-UBND ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành.
|
Tuesday, March 13, 2012
Quảng Ninh hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn
Đà Nẵng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài
| ||
Trong 2 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng đã cấp giấy chứng đầu tư cho 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, trong số các dự án này có 2 dự án của Hoa Kỳ, các nước Bỉ, Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi nước 1 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 triệu USD.
Tính đến thời điểm này, Đà Nẵng đã thu hút tổng cộng 213 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD. Phần lớn các dự án tập trung vào một số lĩnh vực như du lịch-dịch vụ, bất động sản và công nghiệp. Cụ thể, trong số 213 dự án FDI tại Đà Nẵng thì vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 76%, công nghiệp chiếm hơn 22%, còn lại là các lĩnh vực khác.
Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, các dự án dịch vụ, du lịch đã phát huy thế mạnh của Đà Nẵng, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
|
Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
| ||
Việc hai nhà bán lẻ hàng đầu Nhật Bản (Takashimaya và Aeon) công bố những dự án khủng tại thị trường Việt Nam đầu năm 2012 dường như hâm nóng lại thị trường bán lẻ trong nước.
Cuối tháng 2/2012, Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Takashimaya hoàn thành việc ký hợp đồng thuê mặt bằng rộng 15.000m2 tại vị trí đắc địa của trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên theo hướng đa dụng
| ||
(MPI Portal) – Ngày 13/3, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã có buổi làm việc với ông Pete Peterson, Chủ tịch và nhà đồng sáng lập của Peterson International Inc., Hoa Kỳ.
Nằm trong Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng boxit, trong đó có nội dung xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên, đây là dự án lớn, tầm cỡ quốc gia và là dự án hạ tầng quan trọng phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp và kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên. Dự án đường sắt phục vụ khai thác boxit Tây Nguyên (Đắc Nông – Bình Thuận) đã được đưa vào Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông thường, tốc độ cao và đô thị giai đoạn đến năm 2020 – 2030 với các thông số kỹ thuật như chiều dài tuyến là 253 km, tổng mức đầu tư 14.336 tỷ đồng, khổ đường đôi 1,435 m.
Trên cơ sở cập nhật tình hình các dự án đầu tư về boxit – alumin – nhôm và cả nhu cầu vận tải của các địa phương nơi tuyến đường đi qua, phía Peterson International Inc., đơn vị tư vấn dự án đã đề xuất, báo cáo các chỉ tiêu cơ bản về các căn cứ, định hướng cũng như các điều kiện cơ bản triển khai dự án.
|
Bài 3: Đói nghèo truyền kiếp
THÁI SINH -Thứ Tư, 07/03/2012, 9:42 (GMT+7)
Các cụ xưa có câu: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, muốn nhắn nhủ con cháu phải biết tự mình vươn lên, vượt qua gian khó để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khốn nỗi, người nông dân miền núi không có đất, sinh đẻ vô tội vạ hoặc sa chân vào những tệ nạn xã hội thì đói nghèo truyền kiếp…
Trưởng bản Nà Lại Lò Văn Chang đang đan rào trên đám ruộng một vụ trước nhà, đây là bản của người Khơ Mú xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) mà tôi đã biết mấy chục năm rồi. Kỳ thực, tôi chưa thấy ở đâu lại nghèo như họ, mấy chục năm rồi vẫn cứ đói nghèo. Người Khơ Mú có nguồn gốc phía Nam Trung Quốc, sau những cuộc chiến tranh sắc tộc kéo dài họ dạt xuống miền núi phía Bắc Việt Nam từ mấy thế kỷ trước. Họ tụ lại bên dòng suối Nặm Be sinh cơ lập nghiệp, khai khẩn đất hoang. Tôi biết ông Lò Văn Mu là người đúc lưỡi cày nổi tiếng của mấy huyện: Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ khi xưa.
Những đứa trẻ bản Nà Lại trong mùa đói
|
Bài 2: Đói ở bản tái định cư
THÁI SINH -Thứ Ba, 06/03/2012, 10:30 (GMT+7)
Bản tái định cư Pắc Khoa |
Bản Pắc Khoa tựa lưng vào núi Khỉ nhìn ra cánh đồng xã Phúc Khoa (Tân Uyên, Lai Châu) có 52 hộ, 306 khẩu. Đây là bản tái định cư của người Khơ Mú mới di chuyển khỏi lòng hồ thuỷ điện Bản Chát từ ngày 18/2/2011. Nhìn những ngôi nhà mới dựng khá khang trang thì khó tin rằng cuộc sống của người dân nơi đây đang phải đối mặt với cái đói rạc dài chưa từng thấy. Vào độ này năm ngoái, bản nhộn nhịp và náo nhiệt tiếng đục, tiếng máy xẻ, máy cưa để dựng lên những ngôi nhà mới. Sau một năm mọi gia đình đã tạm ổn định nơi ăn, chốn ở, còn bây giờ thì mọi nhà đều bận rộn lo miếng ăn.
Bài 1: Mùa đói trên núi cao
THÁI SINH -Thứ Hai, 05/03/2012, 10:19 (GMT+7)
Đang là mùa đói tháng ba, các cụ xưa có câu "Tháng tám đói qua, tháng ba đói kiệt". Mùa này ở trên núi dư thừa nắng gió, sương mù và giá rét. Khổ nỗi, những thứ đó chẳng làm vơi đi cái đói đang quằn quại trên nhiều gương mặt người trong những ngôi nhà ẩm thấp và tăm tối trên khắp các miền núi cao, khiến cho tháng ba ở đây như dài vô tận…
Tả Thàng là một trong những xã nghèo nhất huyện Mường Khương (Lào Cai), nằm chênh vênh trên ngọn nguồn của dòng sông Chảy. Trừ mấy tháng mùa mưa hầu như quanh năm Tả Thàng vật vã trong khô khát. Đã hơn mười giờ sáng, nhưng mù vẫn dày đặc, mặt đất lớp nhớp, khiến các con đường lên các thôn bản dựng ngược càng trở nên khó đi. Đất dẻo quánh, dính như bánh giầy, khắp các ngả đường nhão nhoét bùn đất trộn lẫn phân gia súc, ra khỏi nhà người ta phải xỏ chân vào ủng. Mọi người ở đây từ lớn bé, già trẻ ai cũng đi ủng, rất ít người đi dép. Đi ủng vừa ấm lại sạch, trông họ chả khác gì dân Cô-dắc sống trên các thảo nguyên của đất nước Ca-dắc-xtan.
Bài 4: Đói lay lắt miền tây Thanh Hóa
VĂN HÙNG -Thứ Năm, 08/03/2012, 9:48 (GMT+7)
* Huyện Quan Hóa gửi công văn hỏa tốc đề nghị được cứu đói
Nhiều nông dân xứ Thanh lại đối mặt với cái đói. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 12 huyện với 66.537 nhân khẩu đang thiếu lương thực. Ước tính, số gạo cần được cứu tế cho đồng bào thiếu đói là 1.522 tấn. Các hộ đói tập trung ở các huyện miền núi và vùng ven biển. Trong đó khu vực miền núi chiếm số đông.
Đói đến nỗi anh Kiếp phải đếm từng củ sắn trên gác bếp để phân chia cho 4 miệng ăn được 3-5 ngày tới
|
Thành lập Hội sinh viên Việt Nam tại Tours và Blois
13/03/2012
Ông Tạ Quốc Tuấn, đại diện cho Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tặng hoa cho Ban chấp hành AEViVaL nhiệm kỳ 2012-2013. (Ảnh: Thanh Sơn/Vietnam+)
Ban chấp hành mới gồm 7 người của Hội sinh viên Việt Nam tại hai thành phố Tours và Blois (Pháp) nhiệm kỳ 2012-2013 vừa được bầu tại Đại hội lần thứ nhất của Hội, diễn ra mới đây tại Trường đại học François-Rabelais thành phố Tours.
Hội mang tên "Asociation des étudiants vietnamiens du Val de Loire" (AEViVaL), do anh Vũ Minh Thắng làm Chủ tịch và chị Lê Thị Lãm Thúy làm thư ký. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại hai thành phố nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của Sinh viên Việt Nam tại Pháp.
Hội mang tên "Asociation des étudiants vietnamiens du Val de Loire" (AEViVaL), do anh Vũ Minh Thắng làm Chủ tịch và chị Lê Thị Lãm Thúy làm thư ký. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại hai thành phố nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của Sinh viên Việt Nam tại Pháp.
Labels:
AEViVal,
AUF,
Couleur du Vietnam,
France,
Hoi Sinhvien,
UEVF
Dinh Decoux và chuyện tình nhuốm máu của Trần Lệ Xuân
Tác giả: PHÚC ÂN
Bài đã được xuất bản.: 13/03/2012 06:00 GMT+7
Đến Đà Lạt, vừa bước vào khu trung tâm thành phố du khách đã bắt gặp Dinh Toàn quyền Decoux cổ kính ( Dinh II, nay là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng) tọa lạc ở đường Trần Hưng Đạo, trên một quả đồi rợp bóng thông xanh biếc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngôi dinh này là chứng nhân lịch sử của biết bao biến cố chính trị và chuyện tình nhuốm máu của "bà cố vấn" nổi tiếng Trần Lệ Xuân.
Ngược dòng lịch sử
Dinh toàn quyền Decoux được xây dựng vào năm 1933 đến năm 1937 mới hoàn thành. Đây là một trong những công trình độc đáo do 2 kiến trúc sư người Pháp A. Léonard, P. Veyssere và A.T. Kruze thiết kế. Tòa dinh thự được kiến trúc theo lối cổ điển kếp hợp với hiện đại, nằm trên quả đồi cao 1.539m so với mặt biển, có đường hầm bí mật để các chính khách có thể thoát thân ra ngoài khi chẳng may xảy ra sự cố.
Labels:
Dalat,
Jean Decoux,
Lam Dong,
nhanvat,
Tran Le Xuan,
VN history
Biệt thự của TT Nguyễn Tấn Dũng
|
Bộ trưởng Giao thông: Tôi không quá buồn
Trả lời báo chí ngay sau khi có kết quả biểu quyết của Quốc hội chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng nói ông không quá buồn.
>> Nóng bỏng kỳ họp thứ 7
>> Đường sắt cao tốc và những dấu mốc nghị trường
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội
>> Đường sắt cao tốc và những dấu mốc nghị trường
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội
Bộ trưởng Dũng cho biết cơ quan của ông sẽ tiếp tục nghiên cứu, còn việc “có trình một lần nữa không thì Chính phủ sẽ quyết, tôi chưa thể nói được”.
“Tôi cũng không có gì quá buồn, chúng tôi sẽ tuân thủ quyết định hôm nay của Quốc hội”, Bộ trưởng nói.
"Hợp lòng dân"
Tiếc là không đến lượt chất vấn Thủ tướng
"Để chất vấn Thủ tướng thì phải mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị hơn. Tiếc là không đến lượt" - ĐB Triệu Thị Bình nhớ lại.
"Lúc ấy không hiểu ĐBQH làm gì"
Cách đây 8 năm, chị vào QH khi mới 25 tuổi, cảm giác lúc ấy của chị thế nào, có bị choáng ngợp trước các vị đại biểu giàu kinh nghiệm, nhiều vị là giáo sư, tiến sĩ không?
Bỡ ngỡ nhiều lắm, vì không hiểu làm ĐBQH là làm cái gì. Trải qua 1 - 2 kỳ họp, tôi mới bắt đầu làm quen được với môi trường làm việc của QH.
Nhưng lúc ấy tôi vẫn nghĩ rằng, đã là ĐBQH, dù già hay trẻ, dù nhiều kinh nghiệm hay còn non trẻ thì trách nhiệm đều như nhau.
Mình là đại biểu dân tộc thì mình sẽ xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương quê mình, xem những vấn đề nào chính đáng nhất thì lắng nghe, chắt lọc, cố gắng truyền đạt nguyện vọng của người dân quê mình đến QH.
Tôi chỉ nghĩ làm thế nào đó có thể đóng góp được chút gì đó cho cử tri ở địa phương mình một cách cụ thể, thiết thực nhất, còn những việc vĩ mô thì thôi, các bác có kinh nghiệm hơn cứ góp ý trước, mình lắng nghe, tiếp thu, để hoàn thiện hơn và để kỳ tiếp theo góp ý được nhiều và tốt hơn. Mình còn cả quãng đời phía trước để cống hiến.
Con đường trở thành ĐBQH của chị bằng phẳng và thuận lợi không?
Tôi thấy mình rất may mắn vì nhờ cơ cấu thành phần ĐBQH như dân tộc, nữ, trẻ, rồi trình độ học vấn. Chiếu theo các tiêu chuẩn thì tôi đều đáp ứng được. Vậy là trở thành ĐBQH. Chứ quả tình trước đó cũng không hình dung ra trở thành đại biểu như thế nào, làm gì.
Chị có nhớ câu chất vấn đầu tiên của chị ở Hội trường?
"Lúc mới vào Quốc hội bỡ ngỡ lắm, còn không hiểu làm ĐBQH là làm gì..." - ĐBQH Triệu Thị Bình nhớ lại. (Ảnh: Bảo Bình) |
Bỡ ngỡ nhiều lắm, vì không hiểu làm ĐBQH là làm cái gì. Trải qua 1 - 2 kỳ họp, tôi mới bắt đầu làm quen được với môi trường làm việc của QH.
Nhưng lúc ấy tôi vẫn nghĩ rằng, đã là ĐBQH, dù già hay trẻ, dù nhiều kinh nghiệm hay còn non trẻ thì trách nhiệm đều như nhau.
Mình là đại biểu dân tộc thì mình sẽ xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương quê mình, xem những vấn đề nào chính đáng nhất thì lắng nghe, chắt lọc, cố gắng truyền đạt nguyện vọng của người dân quê mình đến QH.
Tôi chỉ nghĩ làm thế nào đó có thể đóng góp được chút gì đó cho cử tri ở địa phương mình một cách cụ thể, thiết thực nhất, còn những việc vĩ mô thì thôi, các bác có kinh nghiệm hơn cứ góp ý trước, mình lắng nghe, tiếp thu, để hoàn thiện hơn và để kỳ tiếp theo góp ý được nhiều và tốt hơn. Mình còn cả quãng đời phía trước để cống hiến.
Con đường trở thành ĐBQH của chị bằng phẳng và thuận lợi không?
Tôi thấy mình rất may mắn vì nhờ cơ cấu thành phần ĐBQH như dân tộc, nữ, trẻ, rồi trình độ học vấn. Chiếu theo các tiêu chuẩn thì tôi đều đáp ứng được. Vậy là trở thành ĐBQH. Chứ quả tình trước đó cũng không hình dung ra trở thành đại biểu như thế nào, làm gì.
Chị có nhớ câu chất vấn đầu tiên của chị ở Hội trường?
Phát biểu của ĐB Triệu Thị Bình về giáo dục đại học
Phát biểu của ĐB Triệu Thị Bình tại buổi thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học sáng 7/6/2010.
Kính thưa Chủ tọa phiên họp,
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Tôi thống nhất với đánh giá trong kết quả Báo cáo giám sát là giáo dục đại học nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng như một số đại biểu đã phát biểu trước, tôi thấy còn một số những bất cập trong giáo dục đại học của nước ta, đó là:
Đường sắt cao tốc- cuộc rượt đuổi vượt thông lệ Quốc hội
Có lẽ do chúng ta đã quen với thông lệ cứ Chính phủ trình thì QH sẽ thông qua, dù có thể giảm về mức độ, giãn về thời gian. Lần này, QH không thông qua dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM, khác hẳn với thông lệ nên chúng ta hơi “bất ngờ”, thoáng một chút “giật mình” nhè nhẹ đầy sung sướng?
>> Quốc hội ’bác’ dự án đường sắt cao tốc>> Nóng bỏng kỳ họp thứ 7
>> Đường sắt cao tốc và những dấu mốc nghị trường
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội
>> Đường sắt cao tốc và những dấu mốc nghị trường
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội
“Giật mình” vì… đúng quá!
Sau 3 vòng bỏ phiếu với tỷ lệ rượt đuổi sát sao, cả phía ủng hộ lẫn phía phản đối đều không dành đủ 50% số phiếu cần thiết, Quốc hội đã không thông qua nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM (ĐSCT). Không thông qua, hiểu theo ngôn ngữ báo chí, là "bác" dự án của Chính phủ, dù dĩ nhiên Chính phủ hoàn toàn có thể làm lại dự án này để trình vào một kỳ họp khác.
Subscribe to:
Posts (Atom)