Saturday, December 3, 2011

03/12 Thế kỷ Thái Bình Dương của Obama và Hillary Clinton


Cập nhật 03/12/2011 06:03:00 AM (GMT+7)

Phải chăng Tổng thống Mỹ đang đi xuyên Thái Bình Dương, tập hợp đồng minh - cũ, mới và tiềm năng - cũng như tuyên bố quốc gia này sẽ vẫn là một cường quốc toàn cầu trong nhiều thập niên tới? 

Bất cứ ai dõi theo sát sao chuyến đi tháng 11 của Tổng thống Obama tới châu Á và những điểm khác ở Thái Bình Dương cũng phải thừa nhận rằng, động thái này có cái gì đó đáng để tâm. Tổng thống Mỹ không bao giờ thiếu sự tự tin. Tuy nhiên, trong quá khứ, kế hoạch lôi kéo và tập hợp của ông trên vũ đài toàn cầu thường không thành công. Lúc này đây, ông và đội ngũ chính sách đối ngoại đang trình diễn một kế hoạch với tư duy chiến thuật và chiến lược nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng, làm sống lại khát vọng cũ bằng hành động thực tế.
Ảnh: highbridnation

Tái cấu trúc 'đừng là trò chơi chính trị'


Cập nhật: 12:58 GMT - thứ bảy, 3 tháng 12, 2011
Ông Jonathan Pincus từng là kinh tế gia cao cấp tại UNDP ở Việt Nam.
Kinh tế gia Jonathan Pincus, làm việc cho Chương trình Việt Nam, Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM vừa có bài viết đăng trên BấmFinancial Times, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị.
Báo chí Việt Nam đưa tin dày đặc về tái cấu trúc kinh tế. Lạm phát giá cả vượt quá 20%, mức lãi suất danh nghĩa cao, tiền đồng bị mất giá và thâm hụt mậu dịch triền miên đã làm suy yếu niềm tin trong chiến lược phát triển của chính phủ, bao gồm cả việc tự do hóa thương mại trong ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cộng với việc trợ giá và bảo hộ cho cho các công ty nhà nước.

Nhưng Việt Nam thực sự nên làm gì để thay đổi có kết quả?

03/12 ĐBQH - trung tâm của đổi mới Quốc hội

07:00 | 03/12/2011

Theo ĐBQH NGUYỄN MẠNH CƯỜNG (QUẢNG BÌNH), gốc rễ trong đổi mới hoạt động QH là bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, song trung tâm của đổi mới nằm ở các ĐBQH. Muốn QH gần dân, ĐBQH cũng cần nỗ lực hoạt động để QH được người dân theo dõi, giám sát quan tâm nhiều hơn, bởi lẽ QH mạnh khi ĐBQH luôn giữ cho tâm sáng, rèn luyện trí cao.
- Đổi mới hoạt động của QH – ngay đầu nhiệm kỳ Khóa XIII đã được đặt ra, cụ thể là Đề án đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Ý kiến của Đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'

Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.



TÌNH THẾ ĐỊA CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG ĐANG TRÊN TIẾN TRÌNH THUẬN LỢI CHO VN và PHI LUẠT TÂN ĐƯA HOÀNG SA (VN) và TRƯỜNG SA (VN + Phi Luật Tân) RA LIÊN HIỆP QUÓC và CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN LUẬT BIỂN QUÓC TẾ



Hướng đi tới cho tranh chấp HS-TS
Cập nhật: 09:31 GMT - thứ năm, 1 tháng 12, 2011 

Quần đảo Hoàng Sa đã hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc


Gần 40 năm sau khi một phần lãnh thổ Việt Nam bị ngoại bang chiếm đoạt, lãnh đạo Nhà nước tuần qua lần đầu tiên lên tiếng trước Quốc hội về hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa.[1]


Sự kiện Hoàng Sa được những người quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước nhiều lần nhắc đến trong gần bốn thập niên qua, mới đây nhất là trong "Thư Ngỏ" gửi lãnh đạo Việt Nam ngày 21/8/2011 của một số trí thức ở nước ngoài.[2]

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào."
Tuyên bố trên thể hiện phần lớn sự thật về chủ quyền. Tuy nhiên, để giải quyết hữu hiệu tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam cần có những bước cụ thể hơn ngoài "khẳng định" chủ quyền như từng làm trong nhiều năm.[3]

Đến lượt Trung Quốc phải xoay chiều? - Is it China's Turn to Pivot?- The Diplomat

Minxin Pei (*)
Trúc An dịch
28-11-2011
Mỹ đã phục kích và cô lập Trung Quốc tại hội nghị Đông Á. Nếu Trung Quốc muốn hồi phục, nước này cần phải thành công trong cuộc cạnh tranh với Mỹ – và không dọa nạt các nước láng giềng.
Nếu năm 2010 là năm mà Trung Quốc thực hiện một loạt các động thái chiến lược và chiến thuật để củng cố vị thế của nước này ở Đông Á thì năm 2011 chứng kiến cả khu vực phản ứng lại.

VI ANH: Mỹ Bao Vây Trung Cộng

Vi Anh
Mỹ lơ là với Đông Nam Á trong thời Chiến tranh Lạnh sắp chấm dứt cũng vì Kissinger đi đêm và TT Nixon bắt tay được với TC. Sau đó chẳng những sống chung hòa bình với TC mà Mỹ còn thân thiện và nâng đỡ TC cho giàu mạnh lên. Vì TC mà Mỹ hy sinh hai đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam Cộng Hòa đã cùng Mỹ chiến đấu chống CS với Mỹ. Mỹ thừa nhận TC và giúp cho TC giành lấy cái ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc. Còn VNCH thì mất chế độ, mất pháp nhân công pháp làm cảtriệu người vượt biên tỵ nạn CS, phân nửa số đó làm mồi cho cá và hải tặc và hàng trăm ngàn người bị CS bỏ tù không xét xử mà CS Hà nội gọi là cải tạo.. Đồng minh lịch sử của Mỹ là Phi luật tân lo liên lụy với Mỹ, bị TC như con hùm xám Á châu bên cạnh vồ mình, nên yêu cầu Mỹ rút khỏi hai căn cứ không quân và hải quân của Mỹ đã trú đóng ở Phi từ sau Thế Chiến 2. Còn nước Úc đồng minh lịch sử của Mỹ, lợi dụng sự giàu có tài nguyên của nước mình mà TC rất cần để tăng gia kinh tế, mở rộng giao thương và mong được yên thân với TC.

Cách mạng và ba chàng rể nhà họ Vi (kỳ 3): Chàng rể Tôn Thất Tùng


Thứ Tư, 24/08/2005, 00:54 (GMT+7)
Giáo sư Tôn Thất Tùng cùng vợ Vi Nguyệt Hồ và cháu nội Tôn Nữ Hiếu Thảo
TT - Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10-5-1912 ở Thanh Hóa nhưng sống thời thơ ấu và niên thiếu ở Huế trong một gia đình hoàng phái tại một ngôi nhà có vườn rộng bao quanh sát bên bờ con sông Hương xanh ngắt, phía trên cầu Bạch Hổ, nhìn sang cồn Dã Viên um tùm cây cỏ nhô lên giữa dòng Hương.