Cập nhật 03/12/2011 06:03:00 AM (GMT+7)
Phải chăng Tổng thống Mỹ đang đi xuyên Thái Bình Dương, tập hợp đồng minh - cũ, mới và tiềm năng - cũng như tuyên bố quốc gia này sẽ vẫn là một cường quốc toàn cầu trong nhiều thập niên tới?
Chỉ trong ít ngày, Washington đã "quay ngoắt 180 độ" với Trung Quốc bằng hàng loạt động thái mà công bằng có thể nói rằng, họ đã thay đổi tâm lý của cả một khu vực. Bắc Kinh - đối thủ chính của Washington trong tương lai - dường như chết lặng.
Về lâu dài, Bắc Kinh sẽ không đứng chôn chân theo con đường ấy. Động thái tiếp theo là của Trung Quốc. Nhưng người khơi nguồn cuộc chơi trong ván cờ toàn cầu của thế kỷ 21 thuộc về đội ngũ Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc chơi mới chỉ bắt đầu.
Thậm chí ngay cả trước khi Obama chuẩn bị cho chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du - một cuộc gặp thượng đỉnh APEC, nhóm Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 21 thành viên - thì chính quyền Mỹ đã phác thảo ra lịch trình với bài báo của Ngoại trưởng Hillary Clinton trên tạp chí Chính sách Đối ngoại. Tiêu đề của nó là: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong đó, bà Clinton tuyên bố rằng, Mỹ đang "xoay quanh trục" từ Trung Đông. Tương lai, bà nói, sẽ mở ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ "tiếp tục tham dự và dẫn dắt". Và với ai đó tự hỏi liệu Mỹ sẽ hành động để chứng tỏ cam kết ấy, bà đã trả lời không chút do dự rằng: "Chúng tôi có thể và chúng tôi sẽ làm".
Có một cơ hội tốt để Trung Đông không còn nhiều dính dáng. Khu vực này có một thói quen là trở thành tâm điểm của sự chú ý. Từ vị ngoại trưởng Mỹ tới ông chủ Nhà Trắng đều biết rằng, họ có thể không "mát mặt" nếu bỏ qua nó. Tuy nhiên, thông điệp đưa ra đã rõ ràng. Washington sẽ tập trung nhiều hơn vào cái có thể gọi là láng giềng của Trung Quốc. Sau tất cả, trong khi Washington đổ của cải, tâm sức, nguồn lực vào Iraq, Afghanistan và những điểm nóng khác tại Trung Đông Lớn, thì Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc tự thiết lập vị trí của mình, trở thành một cường quốc trỗi dậy, đôi khi là dọa nạt ở Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á.
Trong điểm dừng chân đầu tiên của chuyến công du, tại Hawaii, Obama đã nhắc lại mong muốn của Wahsington để hợp tác với Trung Quốc, nhưng rõ ràng là có kế hoạch thách thức về mặt ngoại giao, kinh tế và chiến lược với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ bắt đầu bước chân vào một tranh chấp đã tạo ra sự lo lắng giữa các nước láng giềng của Trung Quốc về quyền kiểm soát hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông. Washington ra yêu cầu rằng, các bất đồng cần được giải quyết ở một diễn đàn đa phương, thay vì trong cuộc họp mặt đối mặt giữa hai nước.
Ngoại trưởng Clinton thì đã củng cố sự can dự của Mỹ trong một chuyến thăm được tính toán thời gian cẩn thận tới Philippines, nơi bà đề cập tới "các tranh cấp ở Biển Tây Philippines". Đây là cách gọi mới của Philippines với Biển Đông.
Tại Australia, Obama tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới nước này. Ở đây, người ta có thể chứng kiến đội ngũ Washington - Sydney đang diễn tập việc phô trương sức mạnh khi nữ Thủ tướng Julia Gillard nói, lực lượng Mỹ sẽ được tiếp cận các căn cứ không quân của Australia khi lực lượng Mỹ tới bờ biển nước Úc.
Trong suốt chuyến đi, ông Obama và đội ngũ của mình đã nỗ lực củng cố các liên minh cũ, nhìn vào khoảng trống giữa Trung Quốc và các nước thân cận, thiết lập nền tảng cho sự hồi sinh ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Đó là cách thể hiện khác xa những gì mọi người chứng kiến những ngày đầu chính quyền Obama ra mắt.
Sự dính líu cuối cùng là tuyên bố Ngoại trưởng Clinton sẽ tới thăm Myanmar. Việc bà Clinton tới Myanmar hôm thứ tư đã đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới nước Đông Nam Á sau cả nửa thế kỷ và gây ra nhiều bất ngờ. Ngoài chuyện nhân quyền, nó còn thể hiện rằng, Washington có thể thành công trong việc tách Trung Quốc ra khỏi một nước mà bấy lâu nay Bắc Kinh đứng sát cạnh.
Khi Mỹ chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống mới, thì sự cạnh tranh mới nổi với Trung Quốc sẽ trở thành chủ đề quan trọng để bàn luận. Đó không phải là một cuộc chiến, thậm chí cũng không phải là chiến tranh lạnh. Nó là lộ trình mà các cường quốc lớn di chuyển khi họ đi qua lịch sử. Và trong lịch sử của những gì sẽ trở thành sự cạnh tranh rất lớn, thì người ta đã thấy Obama và Clinton thực hiện trong ít tuần qua.
Thái An (theo miamiherald)
>> Trung Quốc sắp tập trận ở Thái Bình Dương
>> Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ
>> Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
Bất cứ ai dõi theo sát sao chuyến đi tháng 11 của Tổng thống Obama tới châu Á và những điểm khác ở Thái Bình Dương cũng phải thừa nhận rằng, động thái này có cái gì đó đáng để tâm. Tổng thống Mỹ không bao giờ thiếu sự tự tin. Tuy nhiên, trong quá khứ, kế hoạch lôi kéo và tập hợp của ông trên vũ đài toàn cầu thường không thành công. Lúc này đây, ông và đội ngũ chính sách đối ngoại đang trình diễn một kế hoạch với tư duy chiến thuật và chiến lược nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng, làm sống lại khát vọng cũ bằng hành động thực tế.>> Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ
>> Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
Ảnh: highbridnation |
Chỉ trong ít ngày, Washington đã "quay ngoắt 180 độ" với Trung Quốc bằng hàng loạt động thái mà công bằng có thể nói rằng, họ đã thay đổi tâm lý của cả một khu vực. Bắc Kinh - đối thủ chính của Washington trong tương lai - dường như chết lặng.
Về lâu dài, Bắc Kinh sẽ không đứng chôn chân theo con đường ấy. Động thái tiếp theo là của Trung Quốc. Nhưng người khơi nguồn cuộc chơi trong ván cờ toàn cầu của thế kỷ 21 thuộc về đội ngũ Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc chơi mới chỉ bắt đầu.
Thậm chí ngay cả trước khi Obama chuẩn bị cho chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du - một cuộc gặp thượng đỉnh APEC, nhóm Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 21 thành viên - thì chính quyền Mỹ đã phác thảo ra lịch trình với bài báo của Ngoại trưởng Hillary Clinton trên tạp chí Chính sách Đối ngoại. Tiêu đề của nó là: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong đó, bà Clinton tuyên bố rằng, Mỹ đang "xoay quanh trục" từ Trung Đông. Tương lai, bà nói, sẽ mở ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ "tiếp tục tham dự và dẫn dắt". Và với ai đó tự hỏi liệu Mỹ sẽ hành động để chứng tỏ cam kết ấy, bà đã trả lời không chút do dự rằng: "Chúng tôi có thể và chúng tôi sẽ làm".
Có một cơ hội tốt để Trung Đông không còn nhiều dính dáng. Khu vực này có một thói quen là trở thành tâm điểm của sự chú ý. Từ vị ngoại trưởng Mỹ tới ông chủ Nhà Trắng đều biết rằng, họ có thể không "mát mặt" nếu bỏ qua nó. Tuy nhiên, thông điệp đưa ra đã rõ ràng. Washington sẽ tập trung nhiều hơn vào cái có thể gọi là láng giềng của Trung Quốc. Sau tất cả, trong khi Washington đổ của cải, tâm sức, nguồn lực vào Iraq, Afghanistan và những điểm nóng khác tại Trung Đông Lớn, thì Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc tự thiết lập vị trí của mình, trở thành một cường quốc trỗi dậy, đôi khi là dọa nạt ở Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á.
Trong điểm dừng chân đầu tiên của chuyến công du, tại Hawaii, Obama đã nhắc lại mong muốn của Wahsington để hợp tác với Trung Quốc, nhưng rõ ràng là có kế hoạch thách thức về mặt ngoại giao, kinh tế và chiến lược với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ bắt đầu bước chân vào một tranh chấp đã tạo ra sự lo lắng giữa các nước láng giềng của Trung Quốc về quyền kiểm soát hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông. Washington ra yêu cầu rằng, các bất đồng cần được giải quyết ở một diễn đàn đa phương, thay vì trong cuộc họp mặt đối mặt giữa hai nước.
Ngoại trưởng Clinton thì đã củng cố sự can dự của Mỹ trong một chuyến thăm được tính toán thời gian cẩn thận tới Philippines, nơi bà đề cập tới "các tranh cấp ở Biển Tây Philippines". Đây là cách gọi mới của Philippines với Biển Đông.
Tại Australia, Obama tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới nước này. Ở đây, người ta có thể chứng kiến đội ngũ Washington - Sydney đang diễn tập việc phô trương sức mạnh khi nữ Thủ tướng Julia Gillard nói, lực lượng Mỹ sẽ được tiếp cận các căn cứ không quân của Australia khi lực lượng Mỹ tới bờ biển nước Úc.
Trong suốt chuyến đi, ông Obama và đội ngũ của mình đã nỗ lực củng cố các liên minh cũ, nhìn vào khoảng trống giữa Trung Quốc và các nước thân cận, thiết lập nền tảng cho sự hồi sinh ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Đó là cách thể hiện khác xa những gì mọi người chứng kiến những ngày đầu chính quyền Obama ra mắt.
Sự dính líu cuối cùng là tuyên bố Ngoại trưởng Clinton sẽ tới thăm Myanmar. Việc bà Clinton tới Myanmar hôm thứ tư đã đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới nước Đông Nam Á sau cả nửa thế kỷ và gây ra nhiều bất ngờ. Ngoài chuyện nhân quyền, nó còn thể hiện rằng, Washington có thể thành công trong việc tách Trung Quốc ra khỏi một nước mà bấy lâu nay Bắc Kinh đứng sát cạnh.
Khi Mỹ chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống mới, thì sự cạnh tranh mới nổi với Trung Quốc sẽ trở thành chủ đề quan trọng để bàn luận. Đó không phải là một cuộc chiến, thậm chí cũng không phải là chiến tranh lạnh. Nó là lộ trình mà các cường quốc lớn di chuyển khi họ đi qua lịch sử. Và trong lịch sử của những gì sẽ trở thành sự cạnh tranh rất lớn, thì người ta đã thấy Obama và Clinton thực hiện trong ít tuần qua.
Thái An (theo miamiherald)
No comments:
Post a Comment