Saturday, November 19, 2011

19/11 Nghịch lý đầu tư, nhìn từ các khu kinh tế


NGUYÊN THẢO
19/11/2011 09:56 (GMT+7)
pictureKhu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) sẽ là điểm thực tế của Hội thảo.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Mục tiêu phát triển khu kinh tế rất lớn trong khi nguồn lực hữu hạn chỉ là một nghịch lý được  nhiều ý kiến  nêu ra tại Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng,  những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức sáng nay (19/11) tại Hải Phòng.

Fw: Chuong trinh Ca mua kich va Hoi thi Hoa khoi

From: Kim Giao
Sent: Friday, November 18, 2011 12:08 PM
Subject: Chuong trinh Ca mua kich va Hoi thi Hoa khoi


Chương trình thi Hoa Khôi và biểu diễn ca múa nhạc của cộng đồng Việt tại Nhật Bản

*Mục đích :Chúng tôi muốn nâng cao sức mạnh của cộng đồng người Việt tại Nhật bản , muốn tạo được một buổi biễu diễn hoàn toàn do người Việt Nam sinh sống tại Nhật tổ chức ,Chúng tôi muốn thế hệ các em nhỏ nối được dây liên lạc cộng đồng và nhớ được cội nguồn dân Việt ,Chúng tôi muốn góp nhặt sự góp mặt của các bạn khắp nơi , để với sức mạnh của sự đoàn kết sẽ chứng minh được năng lực tự có , đem lại cho chúng ta một buổi giải trí thật vui


Fw: [ExryuVietnam] Vie^'t the^m Re: Bầu Đức & Chu tich tap doan MY LAN

From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Cc: Kamikawaji Luan <kamikawajiluan@yahoo.com>; Thai Minh <thaiminhjp@yahoo.com>; N.K.TRI <tritham.mtl.can@videotron.ca>; THANG Vu Tat <vtthang_tks@yahoo.co.jp>
Sent: Friday, November 18, 2011 4:47 PM
Subject: [ExryuVietnam] Vie^'t the^m Re: Bầu Đức & Chu tich tap doan MY LAN

 

 Cám ơn anh Bình post bài về ts Nguyễn Thanh Mỹ.

Câu chuyện của ts NT MỸ thật đúng là " Do not ask what your country can do for you, but ask what you can do for your country".
Ts Mỹ & ông bầu Đức của HAGL đúng thật là nguời lót gạch xây dựng & phát triển quốc gia VN, đem lại công ăn việc làm cho người dân.
Chứ một quốc gia mà tòan các nhà thơ , nhà văn hay trí thức chỉ biết chỉ trích , bất mãn  .... thì thật bất hạnh cho dân tộc.
Ts Thanh Mỹ Mỹ & ông bầu Đức gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng họ quyết tâm chuyển đổi những tiêu cực sang tích cực.
Thật đáng khâm phục. Xin ngã mũ chào những doanh nhân VN đem lại sự phát triển cho xã hội & cho quốc gia.
Chuc quy anh chi  vui ve cuoi tuan
 NTQ
 

Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế và làm khoa học cũng phải giỏi.

Bầu Đức: Nhiều người bảo số tôi khổ

http://biz.cafef.vn/20110927021335150CA48/bau-duc-nhieu-nguoi-bao-so-toi-kho.chn
"Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ" - ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tâm sự.
Ông Đoàn Nguyên Đức.

Nói về việc được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, ông có bất ngờ nhưng không ngạc nhiên.

Theo ông Đức, nhìn nhận lại, WSJ không phải là không có lý, một khi HAGL có rất nhiều thông tin ấn tượng trong thời gian qua. Tháng 3.2011, HAGL trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London. Tháng 6.2011, tập đoàn đã thu về 90 triệu USD từ đợt phát hành trái phiếu thành công tại thị trường Singapore.

Nhiều nhà đầu tư thế giới đang tích cực đầu tư vào HAGL. 70% vốn của HAGL là vốn quốc tế. HAGL là nhà đầu tư số tại Lào với 1 tỷ USD. Ngoài ra HAGL đang đầu tư có hiệu quả các dự án thủy điện, khai khoáng, cao su, bất động sản và tài chính tại Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện… Theo ông Đức, HAGL thực sự vươn ra thế giới và đây là lộ trình đã được soạn sẵn từ nhiều năm qua.

Nói về quyền lực, ông Đức cho rằng quyền lực theo cách hiểu của ông đó là uy tín và sức mạnh kinh tế. Ông khẳng định rằng trong hệ thống tập đoàn, ông thực sự là người có quyền lực.

Khi được hỏi về quyền lực ngoài xã hội, ông Đức nói: "Tôi không dám nói gì về quyền lực ngoài xã hội nhưng uy tín, sức mạnh kinh tế của cá nhân tôi và tập đoàn là những yếu tố quan trọng khi làm việc với đối tác. Đầu tư sang Lào, tôi được đánh giá là một trong nhà đầu tư số một, được Chính phủ tiếp đón nồng hậu, được tạo điều kiện tối đa.

Ở trong nước và các quốc gia khác, tôi cũng luôn được hỗ trợ. Lợi thế có máy bay riêng, tôi có thể có mặt sớm nhất ở những nơi cần có mặt, trong nước cũng như nước ngoài để làm việc với đối tác mà không nề hà về giờ giấc. Vì vậy, tôi được nhiều cơ hội thuận lợi chào đón".

- Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ông là doanh nhân duy nhất ở Việt Nam được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Có phải vì ông "vượt bão" giỏi?

- Ai cũng có khả năng trong một lĩnh vực gì đấy. Với tôi, tôi có khả năng phán đoán, nhận định tình hình và quyết định chính sách thích hợp. Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Chúng tôi đang đi bằng bốn chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững ba chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su. HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở ba quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia.

Tôi rất hào hứng với cây cao su vì tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Mà không chỉ tôi hào hứng đâu. Nhiều đối tác của tôi cũng rất ấn tượng khi đứng giữa bạt ngàn rừng cây cao su đang ở độ tuổi sắp thu hoạch. Nói về quỹ đất cao su thì HAGL chỉ đứng sau Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và HAGL là tư nhân có quỹ đất cao su lớn nhất Đông Nam Á.

Cao su thực sự là vàng trắng, làm một, bán năm. Chúng tôi thực sự có lợi thế về cao su với nhiều lẽ: HAGL có đại bản doanh ở Gia Lai, là vùng đất cao su nên tôi và anh em ở tập đoàn rất hiểu với cây cao su. Cách đây 20 năm tôi đã trồng cao su nhưng đây là thời điểm tuyệt vời nhất để hào hứng về loại cây này.

Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch. Trung bình mỗi ha thu hoạch 2 tấn mủ và với giá cả tạm tính như hiện nay thì từ năm 2014 trở đi, mỗi năm lợi nhuận thu được của tôi sẽ là 450 triệu USD. Hiện tại, tôi đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để đưa vào vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel để tưới cho cây cao su và có thể nói đây là hệ thống tưới nhỏ giọt đầu tiên được một doanh nghiệp Việt Nam như HAGL ứng dụng.

Chúng tôi có hơn 6.000 nhân công đang làm việc ở các nông trường cao su nhưng đến năm 2014, số công nhân sẽ tăng hơn 20.000 người. Giải quyết công ăn việc làm, tạo điều kiện sống ổn định cho từng ấy con người, tại sao tôi không vui và hào hứng?.

- Ông làm việc quần quật, quỹ thời gian của ông phần lớn cho công việc, vậy ông không quý sức khỏe ư?

- Sức khỏe là điều quý nhất trong tất cả những gì mà con người ta có trên đời. Trời cho tôi một sức khỏe tốt. Tôi hầu như không đau ốm gì nên đôi khi không chú ý giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, tôi 50 tuổi rồi.Tôi ngày càng chú ý giữ gìn sức khỏe hơn, lắng nghe và hiểu cơ thể của mình hơn. Ăn uống cẩn thận hơn.

- Là tỷ phú, bữa ăn ông có cầu kỳ không?

- Tôi không có nhu cầu hưởng thụ, không ham mê rượu chè. Tôi ăn uống giản dị. Ra vườn cao su, lỡ bữa, tôi ăn cơm với công nhân. Thăm đội bóng, tôi ăn cơm chung với cầu thủ ở nhà bếp. Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ.

Có người hỏi tôi sắm máy bay rồi sao không sắm du thuyền. Tôi bảo: Tôi sắm máy bay không phải để chơi ngông hay hưởng thụ mà để làm phương tiện làm ăn, còn du thuyền, sắm để làm gì trong khi tôi không có nhu cầu? HAGL là doanh nghiệp bất động sản có tiếng nhưng tôi không có lấy một căn nhà tại Sài Gòn, đơn giản vì tôi không có nhu cầu.


Ông Đoàn Nguyên Đức là người Việt đầu tiên mua máy bay riêng với giá gần 8 triệu USD

- Ông là tỷ phú, còn cấp dưới ông? Thu nhập của họ chắc là cao chót vót?

- Làm việc trước hết là mưu sinh, nhưng người lao động còn có nhiều nhu cầu khác, nhất là nhu cầu được tôn trọng. Tuy nhiên, người lao động trước hết thật sự phải là người lao động và phải vì thương hiệu của công ty mình làm việc. Nếu đạt được điều này, nhân viên của tôi sẽ ổn cuộc sống kinh tế, có cơ hội để phát triển và có niềm tin vào tương lai.

Trong tình hình kinh tế khó khăn, lãnh đạo của nhiều công ty tìm cách bán tháo cổ phiếu thì ngược lại, lãnh đạo của HAGL chỉ có mua thêm chứ không bán đi. Lãnh đạo tin tưởng và đầu tư vào tương lai, tại sao nhân viên lại không thể?

- Tương lai của HAGL là gì, thưa ông?

- Tôi mới 50 tuổi, tôi còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tôi có những mục tiêu táo bạo, những khao khát cháy bỏng và đặc biệt tôi chưa bao giờ nản chí. Nhiều người bảo: Phấn đấu làm gì, không theo kịp với thế giới đâu. Đấy là suy nghĩ tiêu cực. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có?

Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế và làm khoa học cũng phải giỏi.

- Cảm ơn ông!

Theo Song An
Dân Việt

Theo WSJ, không chỉ là người nắm giữ lượng của cải lớn của xã hội, ông Đoàn Nguyên Đức còn tham gia sâu vào các lĩnh vực kinh doanh cao su, nội thất và thủy điện. Ông còn sở hữu một trong những đội bóng lớn nhất Việt Nam và là người Việt Nam đầu tiên mua máy bay riêng với giá gần 8 triệu USD. Hiện nay, giá trị tài sản của ông Đức trên sàn chứng khoán là gần 10.000 tỷ đồng.



--- On Fri, 18/11/11, binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com> wrote:

Sasuga!
Tha`y ba`n
=====================================================

http://www.baomoi.com/Chu-tich-Tap-doan-My-Lan-Tu-cau-be-ban-ca-rem-tro-thanh-tien-si/45/6906726.epi

Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan: Từ cậu bé bán cà rem trở thành tiến sĩ

Từng phải sống trong cơ cực ở vùng quê nghèo nhất nước, mưu sinh bằng bán cà rem và bánh mì, ông trở thành Tiến sĩ rồi xây nhà máy sản xuất vật liệu quang điện tử thứ 12 trên thế giới tại Trà Vinh.

Tóm tắt:
- TS Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mỹ Lan (Mylan Group) sinh sống tại làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
- Mưu sinh bằng cách rong ruổi khắp các nẻo đường để bán cà rem và bánh mì, thời gian còn lại thì đi học lóm. Năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Phú Thọ (bây giờ là Đại học Bách khoa TP.HCM).
- 1979, sang Canada, làm đủ thứ nghề: rửa chén, làm bếp, bồi bàn... để kiếm sống. 7 năm đi học, giành được một lúc hai học bổng (NSERC và FCAR), bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về "Chất xúc tác dị thể" và tiến sĩ về "Hợp chất cao phân tử liên hợp điện quang".
- Năm 2004, trở về Việt Nam một mình để kinh doanh, đầu tư xây dựng nhà máy, muốn tạo cho người lao động Việt Nam môi trường làm việc với chất lượng, mức lương như ở Canada (35.000 CAD/năm).
Phong cách đơn giản, mái tóc ngả bạc khiến ông Nguyễn Thanh Mỹ trông già hơn tuổi và có vẻ từng trải. Dù sống ở nước ngoài, làm việc cho các công ty lớn trên thế giới, nhưng cách ăn mặc và lối nói chuyện dân dã của ông khiến người đối diện quên đi cảm giác đang trò chuyện với một doanh nhân thành đạt và một nhà khoa học nổi tiếng.
Cậu bé bán cà rem trở thành tiến sĩ
* Giữa thời kỳ Trà Vinh còn là một trong những tỉnh nghèo bậc nhất ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngó lơ, còn người lao động trong tỉnh cứ lao về TP.HCM kiếm sống..., thì ông lại ôm hàng chục triệu USD về đầu tư. Có phải ông "giàu quá" không?
- Ngay cả vợ tôi còn nói là sớm muộn gì cô ấy cũng xin Nhà nước cho tôi giấy chứng nhận "doanh nhân dũng cảm".
Ngày trở về nước năm 2004, tôi đã nói với mọi người là tôi kinh doanh tại Việt Nam không phải vì lợi nhuận, mà đơn giản vì vùng đất này chính là quê hương của tôi và ước mơ lớn nhất trong đời tôi là trở về quê hương để đầu tư, giúp quê hương phát triển.
Không có gì to tát ở đây, chỉ là một tình cảm tự nhiên như bao người con xa quê khác.
Ba dự án đầu tư của tôi tại Trà Vinh gồm: hóa chất, vật liệu quang điện tử và vật tư ngành in (sản xuất bản kẽm theo công nghệ CTP), với tổng vốn đầu tư đến nay đã là 20 triệu USD (hơn 400 tỷ đồng) và tôi chưa mang được đồng lãi nào về Canada.
Tuy nhiên, công sức bỏ ra đang đưa giấc mơ của tôi trở thành hiện thực, đó là Trà Vinh đã trở thành một địa phương có ngành công nghiệp công nghệ cao vào loại hiện đại của thế giới.
Trên thế giới hiện chỉ có 11 nhà máy sản xuất vật liệu quang điện tử thì nhà máy thứ 12 chính là dự án đầu tư của tôi vào Tập đoàn Mỹ Lan nằm tại Khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh.
* Ông nói đây là giấc mơ của cả cuộc đời ông, vậy nguyên cớ nào khiến ông quyết tâm đến vậy?
- Tôi là con cả trong một gia đình nghèo có 5 anh em, sinh sống tại làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Năm tôi lên 9 tuổi, cha bỏ mẹ và anh em chúng tôi, lấy vợ mới rồi đi biệt xứ. Tết Mậu Thân 1968, căn nhà nhỏ ở quê bị đại bác lạc bắn sập, 6 mẹ con tôi mất nhà...
Cả tuổi thơ tôi phải sống trong cơ cực ở vùng quê nghèo nhất nước, mưu sinh bằng cách rong ruổi khắp các nẻo đường để bán cà rem và bánh mì, thời gian còn lại thì đi học lóm. Năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Phú Thọ (bây giờ là Đại học Bách khoa TP.HCM), nhưng vẫn không thoát được cái nghèo.
Vì vậy, năm 1979, tôi tìm cách đi nước ngoài với hy vọng kiếm đủ miếng ăn cho mình, cho mẹ và mấy đứa em nhỏ. Ký ức về sự nghèo khổ của quê hương luôn thôi thúc tôi làm được điều gì đó để giúp những cậu bé, cô bé ở đây không phải bán cà rem kiếm sống vất vả như tôi ngày nào... Có lẽ sự thôi thúc đó lớn hơn đối với một người xa quê hương, xa gia đình đằng đẵng.
* Vậy ông đã đổi đời ngay sau khi sang được Canada?
- Không có màu hồng như vậy đâu. Hơn 12 năm đầu sống tại vùng đất mới, tôi phải làm đủ thứ nghề: rửa chén, làm bếp, bồi bàn... ở nhà hàng, chỉ để làm được một việc là kiếm sống. Chỉ đến lúc gặp được Nhàn, bà xã tôi bây giờ, thì cuộc đời tôi mới sang trang. Hồi cưới Nhàn, tôi đã hứa với gia đình vợ sẽ trở thành kỹ sư để xứng với vị thế của gia đình cô ấy.
Trong 7 năm đi học, tôi giành được một lúc hai học bổng (NSERC và FCAR), bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về "Chất xúc tác dị thể" và tiến sĩ về "Hợp chất cao phân tử liên hợp điện quang".
Sau đó, tôi được nhận vào làm ở một số công ty điện toán và in ấn như: IBM, Sun Chemical và Kodak Polychrome Graphics. Đến năm 1997, tôi chính thức ra ngoài tự mở hãng và kinh doanh cho đến bây giờ.
* Phải thừa nhận là sự nghiệp khoa học của ông rất rực rỡ: nào là TS. Trung tâm Nghiên cứu khoa học năng lượng và vật liệu INRS - Energie et Materiaux, Varennes, Quebec (Canada), rồi các giải thưởng IBM - Invention Achievement Award (1994), Sun Chemical - Inventor Award (1995, 1996, 1997), Dianippon Ink and Chemicals - Silver Award for CTP Technology (1997), và cả trăm bằng sáng chế được thế giới công nhận. Vậy tại sao ông không chăm chút cho sự nghiệp nghiên cứu mà lại bước ra thị trường để kinh doanh?
- Về lĩnh vực kinh doanh, tôi thừa nhận mình không được học hành, đào tạo bài bản, mà chỉ là một "thợ đụng", tức đụng đâu làm đó. Tuy nhiên, máu kinh doanh có lẽ đã ngấm vào tôi từ nhỏ, khi còn đi bán cà rem, bánh mì.
Nhưng nguyên nhân chính khiến tôi có bước rẽ lại bắt đầu từ một câu chuyện lúc tôi còn làm tại IBM: Một buổi sáng đến công ty, tôi thấy một nhà khoa học rất giỏi buồn bã bước ra từ phòng của người điều hành, tìm hiểu thì được biết ông ta bị cho thôi việc.
Ngay lập tức tôi cảm thấy hoang mang: nhà khoa học đó rất giỏi, có nhiều cống hiến nhưng cuối cùng cũng phải ra đi, vậy thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tới lượt mình.
Từ đó tôi bắt đầu thấy chán phận làm thuê. Sau IBM, tôi cũng rời bỏ công việc tại Kodak với mức lương 100.000USD/năm, để mở hãng riêng mang tên American Dye Source, Inc. (ADS) chuyên nghiên cứu, sản xuất những vật liệu hữu cơ dùng trong ngành in, phát quang, điện tử hữu cơ, tạo hình ba chiều, màng biến đổi năng lượng Mặt trời hữu cơ, chống hàng giả... với vốn liếng hầu như chỉ là mấy cái bằng sáng chế.
Thời đó, số tiền đầu tiên tôi kiếm được là 25.000 USD khi bán bằng sáng chế và mua ngay một chiếc xe tặng vợ (cười).
Thay đổi tư duy doanh nhân Việt kiều về nước đầu tư
* Trở về Việt Nam đầu tư khi đã rất giàu, vậy chắc việc kinh doanh của ông tại Việt Nam không có khái niệm "khó khăn"?
- Tôi chỉ không gặp khó khăn về nguồn vốn chứ những chuyện khác khi tiến hành đầu tư thì phải gọi là từ "khổ đến khổ". Nhớ những ngày đầu về nước xin giấy phép đầu tư, Nghị quyết 36 chưa được thực hiện thì người Việt ở trong nước nghĩ về Việt kiều không được tốt lắm.
Nhiều người có thái độ cảnh giác đối với tôi và nói Việt kiều về nước chỉ vơ vét, kiếm một mớ tiền rồi về nước. Suy nghĩ này của họ buộc tôi phải chứng minh cho họ thấy tôi xây dựng nhà máy thật, đầu tư thật và quyết tâm phát triển thật.
Có lẽ cũng từ những suy nghĩ tiêu cực đó mà giai đoạn đầu làm hàng xuất khẩu, hải quan hành tôi "lên bờ xuống ruộng" khi làm thủ tục. Có những lần tôi tức phát khóc, đá bàn, đá ghế ở hải quan và bảo: "Có bị bỏ tù tôi vẫn phải nói"...
Có lúc tôi đã muốn bỏ cuộc, trở về Canada sống cho khỏe, nhưng khi thấy những bạn trẻ không có việc làm, vùng quê không có cơ hội phát triển thì tôi lại nhẫn nhịn. Mãi đến năm 2007, khi Luật Doanh nghiệp ra đời thì việc kinh doanh mới bớt khổ.
Nhưng còn rất nhiều việc phải làm để môi trường đầu tư của chúng ta thực sự thu hút đầu tư. Những điều cần hoàn thiện thì nhiều lắm, từ chính sách, thủ tục đến cả cách cư xử của các nhà chức trách.
Chẳng hạn, như ngày 3/8 vừa qua, tự nhiên có khoảng mười mấy người của Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường tỉnh kiểm tra nhà máy đột xuất. Kiểm tra là chuyện thường nhưng họ la lối, quát tháo như kiểu đi bắt tội phạm khiến tôi rất thất vọng.
Sự thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức của các doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp đang trở thành rào cản lớn. Hiện chúng tôi phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tự xây dựng quy trình xử lý nước thải, nhưng vẫn bị cơ quan chức năng hạch sách đủ điều...
* Khó khăn vậy nhưng hằng năm Mỹ Lan vẫn có lợi nhuận, điều này chứng tỏ ông đã kinh doanh rất hiệu quả?
- Hiện nay Công ty Mỹ Lan (95% xuất khẩu) lợi nhuận hằng năm 50%, Công ty sản xuất vật tư (40% xuất khẩu, hơn 10% sản xuất trong nước) lợi nhuận 60%/năm, còn Công ty Quang điện tử Mỹ Lan sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2012. Nhưng so với Canada, việc kinh doanh tại Việt Nam có nhiều điểm khác biệt.
Để kinh doanh "hiệu quả" thì ngoài thực lực, bạn phải vất vả hơn. Chẳng hạn như in ấn là ngành khá đặc thù và các công ty in thường là của Nhà nước. Công ty của tôi là công ty tư nhân, khó có thể bán hàng trực tiếp, vậy nên tôi chọn cách bán hàng qua đại lý.
Bớt những phiền nhiễu gây ức chế như tôi vừa kể, tôi nghĩ các nhà đầu tư như tôi có thể làm tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
* Ông nói kinh doanh không phải để kiếm lợi nhuận, nhưng những con số lợi nhuận ông đưa ra lại chứng tỏ ông "làm chơi ăn thật". Vậy ông có nghĩ rằng kinh doanh trong nước đang rất dễ dàng?
- Lợi thế của tôi là có thể sử dụng những phát minh của mình để kiếm tiền, nên lợi nhuận hằng năm của Công ty được duy trì là chuyện đương nhiên. Mỗi môi trường kinh doanh có cái khắt khe riêng, không thể nói ở nơi này dễ dàng hơn nơi kia.
Như đã nói, tôi đầu tư về Việt Nam không phải để kiếm tiền. Giàu có thì biết thế nào cho đủ. Mục đích chủ yếu của tôi là tạo cho người lao động Việt Nam môi trường làm việc với chất lượng, mức lương như ở Canada (35.000 CAD/năm).
Tôi và gia đình tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống là nỗ lực giúp những người xung quanh mình, để họ cũng có cuộc sống đầy đủ, có việc làm tốt hơn. Tôi luôn đối xử tốt với nhân viên, đổi lại họ cũng hết lòng với Công ty và chính họ đã có những phát minh giúp Công ty có được lợi nhuận.
Lấy công việc làm niềm vui riêng
* Sau mười mấy năm bước ra kinh doanh và thành công, theo ông, ông là người chọn nghề hay chính nghề đã chọn ông?
- Trước đây, tôi là người chọn kinh doanh, nhưng bây giờ nghĩ lại có lẽ nghề kinh doanh đã chọn tôi. Tôi cảm thấy kinh doanh là cái nghiệp, trước sau gì tôi cũng phải làm. Nói như thế vì ngay từ nhỏ tôi đã nung nấu chuyện kiếm tiền, mà chỉ có kinh doanh mới dễ kiếm tiền thôi.
Giống như nghiên cứu, kinh doanh không chỉ cần có tiền, có kinh nghiệm, có mánh lới, mà còn phải có cả đam mê. Tôi dám nghĩ, dám làm, đam mê công việc, lấy công việc làm niềm vui trong cuộc sống nên đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
Tuy vậy, con người ai không có tuổi già, suốt cuộc đời tôi rong ruổi kiếm tiền nên bây giờ cũng là lúc bắt đầu nghỉ ngơi để tập trung đào tạo người kế thừa.
* Khi trò chuyện với bà Nhàn, tôi thấy bà luôn rạng ngời mỗi khi nhắc đến ông. Có lẽ trong mắt vợ con, ông là người chồng, người cha hoàn hảo, vậy đã bao giờ ông làm buồn lòng những người trong gia đình mình chưa?
- Dù làm bất cứ chuyện gì tôi cũng được vợ ủng hộ, nên đó chính là động lực buộc tôi phải làm tốt mọi chuyện. Bằng chứng là mỗi sự thay đổi trong cuộc đời tôi đều có nguyên nhân là vì vợ con, gia đình và quê hương. Tên công ty Mỹ Lan là tên của con gái tôi đấy!
Năm 2004, tôi trở về Việt Nam một mình để xây dựng nhà máy, vợ ở lại Canada chăm sóc các con. Bà xã nói rằng tin tưởng tôi 100% và tôi luôn cảm ơn và chịu ơn vợ vì điều này.
* Ông nói đang chuẩn bị người kế thừa, vậy chắc các con của ông cũng sẽ sớm trở về quê hương như ông?
- Hiện con trai lớn của tôi đang điều hành Công ty ADS tại Canada, con gái Mỹ Lan thì theo ngành luật sư, con trai út đang theo học ngành kinh tế. Các con tôi có trở về hay không tôi cũng không chắc.
Tôi mong muốn sản xuất các sản phẩm quang điện tử với công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ kỹ sư hóa học chất lượng để góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học và kinh tế của Trà Vinh trong tương lai.
Tôi cũng hợp tác với Trường Đại học Trà Vinh để thành lập khoa Hóa học ứng dụng, đào tạo hai chuyên ngành: Hóa học ứng dụng chất dẻo linh hoạt và Vật liệu nano - công nghệ in. Tôi nhận tất cả các sinh viên đang học và ra trường về làm tại Mỹ Lan, tôi cũng trực tiếp đào tạo các em và nếu em nào giỏi thì cũng có quyền kế thừa Mỹ Lan.
Tôi từng rửa chén để bước vào khoa học thì không có lý do gì những người trẻ có điều kiện ăn học lại không thành công. Hãy tạo môi trường và cơ hội cho những thanh niên ở đây thể hiện khả năng và cùng ước mơ chúng tôi có hàng trăm, hàng ngàn bằng phát minh.
* Cơ hội của ông đang trải đều cho những nhân viên của mình và điều đó trước hết được thể hiện qua văn hóa quản trị?
- Đúng vậy, tôi đã đề ra ba tiêu chí cho Mỹ Lan là chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, tập trung sản xuất các sản phẩm quang điện tử có giá trị cao và nơi làm việc phải luôn tiện nghi, sang trọng. Ở Mỹ Lan, chỉ có khác nhau về cấp bậc chứ không khác nhau về cách đối xử.
Nơi làm việc của tôi và nhân viên đều như nhau. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh dành cho nhân viên cũng phải đạt tiêu chuẩn khách sạn 4 sao. Bữa trưa cho nhân viên được nấu bởi những người có tay nghề nấu nhà hàng. Phòng ăn sạch sẽ và hiện đại như trong một khách sạn lớn. Vợ chồng tôi và khách đến công ty đều ngồi ăn cùng nhân viên trong nhà ăn này...
* Thời gian của ông là thời gian của nhà khoa học hay của nhà kinh doanh?
- Từ nhiều năm nay, tôi có thói quen thức dậy vào 2g30 sáng. Tôi có nhiều việc phải làm nên thời gian với tôi rất quan trọng. Nhớ hồi còn làm ở nhà hàng, một tuần làm 7 ngày, từ 2g chiều đến 2g sáng, tự học đến 4g30. Học ở trường từ 8g45 sáng tới 1g trưa.
Khi đó, mơ ước thường trực nhất của tôi là một ngày được ngủ đủ 8 tiếng. Hiện nay, tôi thấy tinh thần mình vẫn rất tốt, thậm chí tôi có thể nhớ tên 500 nhân viên và vị trí của từng người một. Đã từ rất lâu tôi lấy công việc làm thú vui riêng rồi mà.
* Vâng, đấy là một thú vui đáng giá cho ông và cho nhiều người khác!
Theo Quỳnh Chi
Doanh nhân Sài Gòn




__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


Hội đồng Giám mục Việt Nam với “Ủy ban Đoàn kết Công giáo”


Tác giả/Nhân vật: Linh mục Chân Tín |20-11-2010| 200 lần xem | 0 Phê Bình » |


 Một đại hội hình thức đã đề cử vào Ủy ban Liên lạc linh mục Vũ Xuân Kỷ làm chủ tịch, linh mục Hồ Thành Biên phó chủ tịch, các linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước và Võ Thành Trinh làm ủy viên. Chính 3 linh mục này sẽ là những người Đảng Cộng sản đưa ra làm nòng cốt cho Ủy ban Đoàn kết ở miền Nam sau năm 1975. Ủy ban liên lạc bị cha Phạm Hân Quynh chỉ trích nặng nề. Do đó, cha Quynh đã bị bắt và bị đi học tập cải tạo trong 30 năm. Ủy ban Đoàn kết là một tập họp của “Ủy ban liên lạc” ở ngoài Bắc và nhóm “Công giáo và Dân tộc” trong Nam, với hai tờ báo tuyên truyền cho Đảng Cộng sản là tờ “Người Công giáo” ở phía Bắc và tờ “Công giáo và Dân tộc” ở phía Nam.
 Đảng Cộng sản Việt Nam coi Ủy ban Đoàn kết như đại diện cho người Công giáo Việt Nam. Nhà nước đòi phải có ý kiến của Ủy ban Đoàn kết trong những sinh hoạt của Giáo hội, như phong chức, thuyên chuyển. Nhưng ý kiến của Ủy ban Đoàn kết lại là ý kiến của Đảng Cộng sản đã mớm cho họ. Như trong vụ phong thánh 117 vị tử đạo (1988), Ủy ban Đoàn kết tuân lệnh Đảng Cộng sản, tổ chức khắp nơi những hội thảo, để đòi Giáo hội hủy bỏ việc phong thánh hoặc loại các vị tử đạo ngoại quốc. Cũng Ủy ban Đoàn kết đã làm cái loa cho Đảng chống việc Tòa Thánh đặt Đức cha Huỳnh Văn Nghi làm Giám quản Giáo phận Sài Gòn, khi Đức cha Nguyễn Văn Bình bị bệnh nặng sắp chết (1993).