Monday, May 23, 2011

Kết cục bi thảm của dòng họ Công tử Bạc Liêu

Mon, May 23, 2011 5:39:07 PM
[Exryu-ww-Forum] Công tử Bạc Liêu
From:
Dzung T

Kết cục bi thảm của dòng họ Công tử Bạc Liêu

Vào năm 1895, tại Bạc Liêu có một đám cưới giữa một bên là thầy ký quèn mang họ Trần Trinh và một bên là con gái của ông bá hộ trong vùng. Nhờ đám cưới “một bên có tiền, một bên có tài” ấy mà sau này đất Bạc Liêu có ông hội đồng Trạch giàu có nhất “Nam kỳ lục tỉnh”.

Để rồi sau đó nữa, đất Bạc Liêu có thêm một người được xếp vào loại “ăn chơi phóng túng nhất mọi thời đại” ở phương Nam, đó chính là Công tử Bạc Liêu.

Chuyện tình thầy ký Trạch

Một ngày cuối năm 1895, tại xã Châu Hưng - huyện Vĩnh Lợi – tỉnh Bạc Liêu, diễn ra lễ cưới của cô con gái thứ tư của ông bá hộ Phan Văn Bì, một người giàu có nhất nhì tỉnh Bạc Liêu. Tuy là nhà bá hộ, nhưng đám cưới tổ chức không lớn lắm, vì là đám gả con gái, chú rể lại là một thầy ký quèn. Sinh ra trong gia đình nghèo từ miệt Biên Hòa – Đồng Nai trôi dạt về Bạc Liêu khai khẩn đất hoang, khi mới 12 – 13 tuổi đầu Trần Trinh Trạch (SN 1873) phải đi làm mướn cho một gia đình địa chủ đã nhập quốc tịch Pháp.

Chính cái “nghề” đi làm mướn đã là duyên cớ đưa ông trở thành một trong những người giàu nhất Nam kỳ sau này. Theo qui định thời đó, con cái của những gia đình có quốc tịch Pháp phải đi học trường Pháp. Mà các “cậu ấm” trong gia đình ấy chỉ muốn chơi chứ không chịu học, vậy là ông Trạch được mướn đi học thế cho con của chủ nhà. Nhờ vậy mà ông biết chữ (tất nhiên là chữ Tây), để rồi sau này khi lớn lên ông xin được một chân thư ký ở Tòa Bố tỉnh Bạc Liêu.

Ba Đức trước biệt thự Công tử Bạc Liêu

Một năm hai lần, ông bá hộ Phan Văn Bì đến Tòa Bố tỉnh Bạc Liêu để làm thủ tục đóng thuế điền địa. Ông được viên thư ký điền địa Trần Trinh Trạch tận tình giúp đỡ. Lâu dần, ông Bì có cảm tình với anh thư ký quèn. Các con ông Bì giỏi ăn chơi, nhưng ít học, vì vậy ông thấy quý học thức ở người thư ký.

Một vài lần thư ký Trạch đến đo đạc ruộng đất nhà ông bá hộ, chính ông Bì đã chủ động cho viên thư ký gặp cô con gái thứ tư của mình. Và khi ông Bì nhận ra giữa hai trẻ “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, ông liền chủ động sắp xếp một cuộc hôn nhân. Sau đám cưới, vợ chồng thư ký Trạch được ông bá hộ cắt chia cho một sở đất riêng cả trăm ha và giúp vốn làm ăn, ông Trạch bỏ nghề “thầy ký” để ở nhà tập trung vào ruộng đất.

Nhờ kiến thức đã có, nhất là hiểu biết về luật pháp đất đai, cộng với vốn liếng cha vợ giúp đỡ, ông Trạch ngày càng tích tụ ruộng đất bằng cách thu mua đất đai của những địa chủ thất cơ lỡ vận. Ngay cả trong gia đình ông bá hộ Bì, hầu hết ruộng đất ông đều chia cho các con, nhưng do ít học, không biết làm ăn, lại máu mê cờ bạc, nên dần dà ruộng đất của họ đều được cầm cố và rơi vào tay ông Trạch.

Từ ruộng đất, ông mở mang sang lĩnh vực làm muối và trở thành nhà cung cấp chi phối muối cho cả Nam kỳ, cũng chính nhờ đó ông đã phất lên nhanh, được xếp vào hàng “đại phú” bậc nhất miền Nam. Lúc cao nhất, Trần Trinh Trạch chủ sở hữu 74 sở điền với 110 ngàn ha đất trồng lúa và gần 100 ngàn ha ruộng muối.

Rồi ông bước sang kinh doanh lãnh vực nhà ở với hai dãy phố lầu ở thị xã Bạc Liêu, một dãy phố lầu ở đường La Grandière ở Sài Gòn (nay là đường Lý Tự Trọng). Ông bỏ vốn đầu tư sang lĩnh vực ngân hàng và trở đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam (năm 1927) - ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành - có trụ sở đặt tại Sài Gòn, do ông làm Chánh hội trưởng.

Tuy là “đại phú”, nhưng vợ chồng hội đồng Trạch sống rất chuẩn mực, cần kiệm, nhất là bà hội đồng, bà ít khi đụng đến thịt cá hoặc các món cao lương mỹ vị, cả đời chỉ quen với mắm muối đồng quê.

Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch, Trần Trinh Huy (Ba Huy) là có học và bản lĩnh hơn cả, được ông hội đồng chọn làm người kế nghiệp. Một sự lựa chọn làm ông Trạch rất đỗi tự hào khi ấy, nhưng cũng là sự lựa chọn tệ hại nhất cuộc đời ông, chính sự lựa chọn ấy đã làm cho sản nghiệp mà ông dày công gầy dựng đã nhanh chóng bị đổ sông đổ bể.

Ông Trạch sống rất chung thủy với vợ con, cả đời ông chỉ có một bà vợ, ngược hẳn với cậu con trai “quý tử” Trần Trinh Huy sau này ăn chơi bạt mạng, nổi danh khắp Nam kỳ, để lại danh xưng “Công tử Bạc Liêu” sau khi đã tiêu phá gần hết gia sản của cha.

Tình sử “cậu Ba Huy”

Cuối năm 1926, có một chuyện làm cho ông hội đồng Trạch và cả gia tộc Trần Trinh xôn xao lo toan, đó là cậu Ba Huy đi “Tây học” trở về. Để đón con từ sân bay Tân Sơn Nhất về Bạc Liêu, ông Trạch đã bỏ ra số tiền lớn để mua chiếc xe hơi hiệu Peugeot lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trước đó, ông Trạch cũng đã xây dựng khu biệt thự theo kiểu Tây lớn nhất tỉnh Bạc Liêu với hầu hết vật liệu trang trí đều được chở từ Pháp sang. Trần Trinh Huy sinh năm 1900, từ nhỏ đã tỏ ra khôn lanh, ham chơi nhất nhà.

Lúc ấy bắt đầu có phong trào những gia đình giàu có cho con đi du học ở Pháp. Trần Trinh Huy đã được ông hội đồng Trạch chọn đi “Tây học” với kỳ vọng làm cho dòng họ Trần Trinh “nở mặt nở mày”. Vì vậy mà việc cậu “quý tử” trở về Bạc Liêu sau 5 – 6 năm du học bên Pháp thật sự là sự kiện trọng đại đối với gia tộc Trần Trinh.

Thế nhưng, ông hội đồng Trạch không hề biết rằng, sau 5 – 6 năm trời tiêu phí hàng trăm ngàn giạ lúa của ông, cậu Ba Huy không lấy nỗi bất kỳ tấm bằng giáo dục nào, ngoài bằng lái xe hơi và giấy xác nhận có học lái máy bay, cùng người vợ đầm và đứa con lai Pháp. Ngay tại đất Paris, Ba Huy đã trở thành tay chơi có hạng. Ngày về nước, cậu Ba Huy đã tự tay lái xe chở ông hội đồng Trạch vượt quãng đường gần 300 cây số về nhà với tốc độ gần 100 cây số giờ. Ba Huy khoe với cha rằng mình biết lái cả máy bay.

Những chuyện “tai nghe mắt thấy” ấy cùng với phong cách lịch lãm, sành đời của Ba Huy đã làm ông hội đồng Trạch đinh ninh rằng còn mình đã là “thiên tài”. Ông tổ chức tiệc thật lớn mừng Ba Huy về nước, mời hàng ngàn khách gồm quan chức, giới nhà giàu khắp “lục tỉnh”, bà con gần xa, kể cả những tá điền thân tín.

Trở về Việt Nam, bỏ lại bên Pháp người vợ đầm và đứa con lai, Ba Huy cưới ngay người con gái đẹp nhất xứ Bạc Liêu lúc bấy giờ, đó là bà Ngô Thị Đen. Bà Đen ở với Ba Huy sinh được người con gái đặt tên Trần Thị Lưỡng. Về sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống và không còn ai biết gì thêm về cô. Thường xuyên đi lại giữa Sài Gòn và Bạc Liêu, Ba Huy đã có tiếp “bến đỗ” ở Mỹ Tho, được gia đình cưới hỏi đàng hoàng, đó là bà Nguyễn Thị Hai. Bà Hai sinh được ba người con là Trần Thị Thảo, Trần Trinh Nhơn và Trần Trinh Đức.

Về cuối đời, khoảng thập niên 1960, Ba Huy về sống trong căn nhà phố trên đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Một buổi sáng, khi tập thể dục trên sân thượng, bất chợt nhìn xuống đường, ông thấy một cô gái gánh nước mướn đi ngang trước nhà rất đẹp. Hỏi thăm, Ba Huy biết được cô gái đó là con một gia đình nghèo làm nghề sửa xe đạp ở cuối đường.

Giai thoại kể rằng, Ba Huy đã tìm đến ngôi nhà nói trên gặp cha cô gái để xin "đổi" căn nhà mình đang ở để được cưới cô gái làm vợ. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông gần 50 tuổi. Bà đã sống với ông Ba Huy cho đến ngày ông qua đời ở tuổi 73 và đã sinh cho ông bốn người con tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.

Ba Đức trước bàn thờ hội đồng Trạch trong khách sạn “Công tử Bạc Liêu”

Ngoài người vợ Pháp và 3 người vợ Việt có cưới hỏi chính thức, Ba Huy còn có rất nhiều người tình, nhiều người trong họ đã có con với ông. Dù họ không phải là vợ được cưới hỏi đàng hoàng, nhưng con cái của họ đều được ông hội đồng Trạch (lúc còn sống) cũng như gia tộc Trần Trinh sau này thừa nhận. Trần Trinh Huy mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

Dù đã có tới 4 bà vợ với 9 người con chính thức, cùng hàng chục người tình với nhiều đứa con rơi, nhưng hầu hết họ đều đã định cư đâu đó ở nước ngoài hoặc thất lạc, nghèo khó đâu đó ở trong nước. Nhiều năm liền, không có người con nào đến ngày Thanh Minh về quét dọn khu mộ chôn hội đồng Trạch, Ba Huy và dòng họ Trần Trinh, vì vậy mà khu mộ của một gia tộc từng giàu có nhất nhì miền Nam suốt thời gian dài bị bỏ hoang phế.

Mãi gần đây mới có một người con của Ba Huy trở về cố hương sau khi giống như cha hoang phí hết gia sản và bị cuộc đời đẩy đến tận cùng nghèo khó ở đất Sài Gòn. Ông tên Trần Trinh Đức, ông trở về Bạc Liêu với vợ và một đứa con bị bệnh tâm thần.

Công tử Bạc Liêu

Sự phong lưu vô độ trên con đường tình ái làm nên danh tiếng “cậu Ba Huy Bạc Liêu”. Còn sự ăn chơi bạt mạng, đầy tính cách “đàn anh” đã để lại cho Ba Huy cái tên “Công tử Bạc Liêu” lưu danh đến ngày nay. Lớn lên trên “đống vàng”, hầu như muốn thứ gì cũng được đáp ứng, lại được “học tập” kiểu cách ăn chơi ở chốn Paris tráng lệ, Ba Huy đã “biểu diễn” những màn ăn chơi làm tất cả dân chơi Nam kỳ thời ấy đều bái phục.

Ông hội đồng Trạch giao cho Ba Huy trông coi việc điền sản. Ba Huy mướn ngay một người Pháp tên Henry giỏi quản lý về Bạc Liêu cai quản việc làm ăn của gia đình, còn mình thì tập trung vào các thú vui chơi. Theo hợp đồng, người quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì được trả công hậu hĩnh, ông Henri đã bỏ quê hương "mẫu quốc" qua làm mướn cho Ba Huy, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước. Thỉnh thoảng đi thăm các sở điền, Ba Huy mặc veston đi xe hơi. Ông sắm cả ca nô để lướt sóng trên các sông rạch miền Tây vốn chỉ toàn xuồng chèo tay.

Khi đi thăm ruộng, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, loại xe lúc đó cả miền Nam chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của Vua Bảo Đại. Vào thập niên 1930 – 1940, hễ Vua Bảo Đại có thứ gì thì Ba Huy phải sắm cho bằng được thứ ấy, kể cả máy bay. Ba Huy đã làm chấn động dư luận cả nước lúc đó khi đi thăm ruộng bằng máy bay. Lúc ấy cả Việt Nam mới chỉ có hai chiếc máy bay dân sự, một của Vua Bảo Đại, chiếc kia là của Ba Huy.

Một lần tự lái máy bay qua thăm sở điền ở tỉnh Rạch Giá, Ba Huy hứng chí bay ra biển Hà Tiên “hóng mát”, để rồi lạc sang tận nước Xiêm, phải đáp khẩn cấp vì máy bay hết xăng. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm tạm giữ và phạt về tội xâm nhập lãnh thổ trái phép số tiền tương đương 200 ngàn giạ lúa.

Nhưng, chơi ngông tới mức đốt tiền để có ánh sáng và đốt tiền nấu chè đậu xanh như Ba Huy thì không chỉ nước ta, mà cả “Đông Tây kim cổ” chưa từng có ai làm, chính nó đã để lại cái tên “Công tử Bạc Liêu” cho tới ngày nay. Thuở ấy ở Mỹ Tho có cậu công tử nhà giàu, đẹp trai, tên Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng. George Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng lúc đó, nhờ có nước da trắng như Tây nên được gọi “Bạch công tử”, để phân biệt với Ba Huy từ lâu nổi danh là “Hắc công tử” (do có nước da sạm đen).

George Phước rất mê cải lương, đã đi du học bên Pháp về nghệ thuật sân khấu, rồi bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng. Thời ấy ở đất Nam bộ ai cũng mến mộ tài năng, sắc đẹp của hai cô đào cải lương là Phùng Há và Năm Phỉ. Cả Bạch công tử và Hắc công tử đều mê các cô đào này, nên trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau. Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô đào Phùng Há về biểu diễn ở Bạc Liêu, Bạch công tử mời Hắc công tử đến xem để khoe gánh hát của mình. Hai đối thủ ngồi cạnh nhau trong rạp hát như hai người bạn tri kỷ, cùng chiêm ngưỡng cô đào Phùng Há trên sân khấu mà ai cũng quyết tâm chinh phục cho bằng được.

Đang xem hát, Bạch công tử móc túi lấy thuốc hút, vô ý làm rơi tờ giấy bạc hình con công (tờ 5 đồng thời đó), Bạch công tử cuối xuống tìm, nhưng do trong rạp tắt đèn, nên tìm không được. Bản tính chơi trội học được trên các nẻo đường ăn chơi đã giúp Hắc công tử nghĩ ra một “đòn” tuyệt vời để hạ gục đối thủ. Hắc công tử lặng lẽ móc tờ giấy bạc bộ lư (tờ 100 đồng) châm lửa đốt làm đuốc soi cho Bạch công tử tìm tờ giấy bạc 5 đồng bị rớt mất.

Bị một vố quá nặng, để gỡ gạc chút thể diện, Bạch công tử đã thách Hắc công tử thi đốt tiền nấu chè đậu xanh. Hắc công tử nhận lời và chủ ý để thua, vì chuyện thi thố này chủ yếu là nhờ vào tài “chụm lửa” chứ không chứng tỏ gì sự giàu có hay bản lĩnh dân chơi.

Để xứng danh “Công tử Bạc Liêu”, tất nhiên Trần Trinh Huy cũng không thể bỏ qua hai món nhậu nhẹt và bài bạc. Ba Huy thường xuyên lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh vốn rất thịnh hành vào thời đó. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, thường đánh bạc với “quốc trưởng” Bảo Đại và trùm sòng bạc Đại Thế Giới là Bảy Viễn.

Có những ngày ông thua bạc 30 – 40 ngàn đồng, trong khi một giạ lúa chỉ bán được 1,7 đồng, lương của Thống đốc Nam kỳ chưa tới ba ngàn đồng một tháng. Công bằng mà nói, ngoài chuyện ăn chơi trác táng, đập phá vô độ, Công tử Bạc Liêu có sức hấp dẫn người đời có lẽ còn ở tính tình hào phóng, quan hệ thân thiện với mọi người không kể sang hèn.

Ông thường xóa nợ, xé giấy nợ cho tá điền hoặc những đối tác làm ăn gặp khó khăn như một cách để “tích đức” cho con cháu về sau. Đôi lúc ở ông cũng lóe lên “đầu óc canh tân” như mướn người Pháp giỏi về cai quản cơ ngơi; tổ chức hội chợ đồng bằng và cuộc thi “Hoa hậu miệt đồng” đầu tiên ở miền Tây (để rồi các hoa, á hậu đều thuộc về ông)...

Không giống như cha mình, từ một mối tình mà làm nên sự nghiệp, Công tử Bạc Liêu có hàng chục, hàng trăm mối tình, mà mối tình nào cũng gặm nhắm một phần gia sản của cha để lại. Đến đời con ông cũng vậy – ăn chơi phóng túng, tàn phá gia sản của cha ông để lại. Để đến đời cháu nội của Công tử Bạc Liêu thì chẳng còn gì để mà phá. Chẳng những thế, người cháu nội thừa kế Công tử Bạc Liêu trở nên điên loạn sau một cuộc tình.

Hổ phụ sinh hổ tử

Người viết bài này đã có một buổi tối ngồi nhậu với ông Trần Trinh Đức, người được coi là gắn bó nhiều nhất với cha Trần Trinh Huy và đang là đứa con duy nhất của Công tử Bạc Liêu còn sống trên quê hương Bạc Liêu, là người kế thừa chính thức của gia tộc Trần Trinh.

Cũng giống như cha, Ba Đức (sinh năm 1947) sinh ra trên đống vàng, lớn lên không cần học hành gì nhiều, cứ theo “gương” cha mà ăn chơi, yêu đương, phá phách. Thế nhưng cả về khoản hào hoa lẫn phá phách tiền của, Ba Đức chỉ xứng đáng là…”con” của Công tử Bạc Liêu. Dù vậy thì “thành tích” của Ba Đức cũng không đến nỗi nào: hai bà vợ cùng hàng chục người tình; nhậu nhẹt không thua ai; từng đánh bạc có hạng; nhảy đầm bậc thầy…

Thế nhưng, ông Đức cho biết, ông không là gì so với người anh kế của mình là Trần Trinh Nhơn, chính ông Nhơn mới gần với nguyên mẫu của Công tử Bạc Liêu hơn. Khi hai anh em còn sống chung nhau, cứ mỗi chiều là ông Nhơn dẫn về nhà một cô gái xinh đẹp khác nhau giới thiệu với ông Đức: “Chị dâu mày”. Hiện ông Nhơn cũng sống ẩn dật nghèo túng đâu đó, lâu lắm rồi không thấy về quê hương Bạc Liêu.

Tác giả và Ba Đức

Công tử Bạc Liêu mất năm 1973, sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Đến lượt các con ông cũng tiêu xài phung phí, nhà cửa cứ bán dần. Ông Đức nhớ lại, đến cuối thập niên 1970, các anh em của ông (con của các bà vợ của Công tử Bạc Liêu) quyết định bán căn nhà cuối cùng với giá 28 lượng vàng, mỗi người chia nhau một ít rồi ly tán, tự tìm đường mưu sinh riêng, chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch.

Cầm vài cây vàng được chia từ phần tài sản cuối cùng còn lại của Công tử Bạc Liêu, ông Đức về sống nhờ bên gia đình vợ. Ông trở thành tay “chạy chợ” ở khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, rồi chuyển sang mua bán đồ điện tử lấy của thuỷ thủ tàu viễn dương mang về. Không trở lại giàu có, nhưng gia đình ông cũng vượt qua được giai đoạn khó khăn.

Thế nhưng, có thể do “cha ăn mặn con khát nước”, chuyện tình đầy nước mắt của đứa con gái ông đã làm cho gia đình ông trở nên bần cùng, phải trôi dạt kiếm sống tận Campuchia, rồi quay về Sài Gòn chạy xe ôm, trước khi về Bạc Liêu để làm nhân chứng sống cho sự kết thúc một dòng tộc từng làm nổi đình nổi đám đất Nam bộ gần suốt một thế kỷ.

Chuyện tình cuối cùng

Ông Ba Đức kể, vào giữa năm 2010, ông về Bạc Liêu nhân ngày giỗ cha – Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Lúc đó, ông đang sống nghèo khó ở TP.HCM bằng nghề chạy xe ôm cùng vợ và đứa con bị bệnh tâm thần. Mấy ngày ở Bạc Liêu, ông thường đến uống cà phê tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, ngôi nhà mà ông nội ông đã xây dựng năm 1919, là nơi cha ông sinh ra và lớn lên, cũng là nơi ông trải qua quảng đời thơ ấu trong nhung lụa.

Một buổi sáng, tình cờ ngồi uống cà phê với nhiều người, Ba Đức kể về cuộc sống không chốn nương thân của mình ở TP.HCM, một người chủ doanh nghiệp đã khuyên ông trở về cố hương với câu “Không lẽ Bạc Liêu bỏ anh!”. Không chút so đo, Ba Đức cùng vợ con rời TP.HCM trở về nơi hơn 50 năm trước ông đã ra đi. Ngày ra đi, ông là một “cậu ấm” có xe riêng đưa đón, kẻ hầu người hạ. Ngày trở về, tài sản đáng giá nhất của ông là chiếc xe gắn máy cà tàng.

Tất nhiên, ông không về sống trong ngôi biệt thự vì nó đã được quốc hữu hóa trước ngày giải phóng. Qua bao biến thiên thời cuộc, biệt thự Công tử Bạc Liêu vẫn nguyên vẹn, đẹp lộng lẫy với các vật liệu xây dựng, trang trí đều từ Pháp chở qua.

Vẫn là sáu phòng ngủ sang trọng được kinh doanh khách sạn, trong đó căn phòng Ba Huy từng ở có giá cho thuê cao gấp đôi các phòng còn lại. Người chủ doanh nghiệp đã cho gia đình ông mượn tạm căn hộ tập thể trong hẻm sâu để sống, trong khi chờ đợi “xin nhà” và tìm công ăn việc làm.

Cô gái “điên” Trần Thị Phượng – người thừa kế cuối cùng của Công tử Bạc Liêu

Ba Đức kể: “Gia đình tôi thật sự suy sụp khi con gái tôi mê bài bạc, bị lừa cả tình lẫn tiền, rồi bị bệnh tâm thần, tôi phải bán hết tài sản để chữa trị mà không khỏi, cuối cùng chạy hon đa ôm…”. Không biết có phải do gien của cha và ông nội hay không, mà cô gái Trần Thị Phượng mới lớn lên đã ăn chơi phóng túng và mê bài bạc.

Đến khi nợ nần do thua bạc chất chồng, rồi lại bị phụ tình, cô gái bị điên. Thương con, vợ chồng ông bán tất cả tài sản mà mình đang có để trả nợ và để chữa bệnh cho con. Để trốn nợ, ông phải đưa gia đình sang Campuchia làm nghề mua giày cũ tân trang bán lại kiếm sống. Chịu không nỗi cảnh túng quẫn, ông lại dắt gia đình về TP.HCM chạy xe ôm, rồi về Bạc Liêu.

Tỉnh Bạc Liêu đang tính xây phủ thờ và là nơi trưng bày về Công tử Bạc Liêu, vừa phục vụ du lịch, vừa làm nơi sinh sống của gia đình Ba Đức. Thương hiệu “Công tử Bạc Liêu” giúp cho du lịch tỉnh Bạc Liêu có sức hấp dẫn đặc biệt. Ba Đức sẽ làm công việc quản lý, hướng dẫn du khách tham quan và được trả lương…

Công ty Địa ốc Bạc Liêu đã dành một khu đất khoảng 300m2 ở vị trí khá đẹp ở thành phố Bạc Liêu để thực hiện ý tưởng trên.

Người con trai “thừa kế” của Công tử Bạc Liêu giờ đã chớm bước sang tuổi 70. Ba Đức có hai người con trai, một của vợ trước, mang họ mẹ, đang sống nghèo khó đâu đó ở tỉnh Đồng Tháp, cả chục năm rồi ông không gặp lại; một là anh ruột của cô gái điên, cũng đang sống không nhà đâu đó ở Đồng Nai, nhiều năm rồi ông cũng không gặp. Mai này khi vợ chồng Ba Đức theo ông theo bà, người “thừa kế” cuối cùng của dòng họ Trần Trinh không ai khác hơn là cô gái điên do bị tình phụ. Kết cục của chuyện tình dòng họ Trần Trinh sao mà quá bi đát!

Công tử Bạc Liêu trong ký ức con trai út

(Theo PNTD)

__._,_.___
RECENT ACTIVITY:
    .

    __,_._,___

    23/05 Di tích vừa trùng tu bạc tỷ biến thành... quán cà phê

    Thứ Hai, 23/05/2011 - 09:20

    Thừa Thiên - Huế:


    (Dân trí) - Lầu Tứ Phương Vô Sự (Kinh thành Huế) thuộc Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới vừa được trùng tu với tổng kinh phí 9,3 tỷ đồng, nay đã được trưng dụng toàn bộ để mở quán cà phê.
    >> Chiêm ngưỡng phòng học của hoàng tử, công chúa triều Nguyễn

    Sự việc đang gây một luồng dư luận bức xúc cho đại đa số người dân Huế vì đây là lần đầu tiên, một di tích bị tận dụng toàn bộ để phục vụ cho việc kinh doanh, giải trí.

    Một di tích độc đáo

    Lầu Tứ Phương Vô Sự là một trong những công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo pha trộn Đông - Tây, được xây dựng vào năm 1923 (thời vua Khải Định). Nếu tính các di tích đứng trên mặt thành ở Đại Nội thì lầu Tứ Phương Vô Sự là cao nhất và có giá trị cao về mỹ thuật.

    Lầu mang ý nghĩa là cầu mong mọi sự bình yên, là nơi học tập hàng ngày của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Ngoài ra, đây còn là vị trí mà nhà vua và hoàng gia ngồi hóng mát. Qua nhiều cuộc biến thiên lịch sử, lầu đã bị tàn phá nghiêm trọng, chỉ còn lại một phần tường nhỏ.

    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Phân viện Khoa học Xây dựng miền Trung nghiên cứu các tư liệu thư tịch, điều tra thám sát khảo cổ học và lập dự án bảo tồn tu bổ di tích này với tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng.

    Lầu Tứ Phương Vô Sự sau khi tu bổ thành công cuối năm 2010

    Công trình đã được đầu tư hệ thống tường, lan can, phục hồi lại nguyên bản lầu Tứ Phương Vô Sự xưa kia. Ở sân vườn, không gian cảnh quan môi trường đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lắp hệ thống chống sét và phòng cháy cũng được tôn tạo lại như cũ.

    Riêng lầu Tứ Phương Vô Sự sau khi tu bổ có hai tầng theo đúng nguyên bản xưa. Gồm: sàn lát gạch, trần làm bằng gỗ, có nhiều đèn mang phong cách Tây. Tầng dưới để các đồ sứ kiểu trưng bày, tầng trên để trống. Ngoài sân có nhiều hòn giả sơn và sứ, thông tạo cảnh quan thoáng mát.

    Vào tháng 10/2010, di tích Lầu Tứ Phương Vô Sự đã được khánh thành và gắn biển công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

    Trùng tu xong biến thành quán cà phê

    Những ngày giữa tháng 5/2011, nhiều người dân Huế rất ngạc nhiên khi thấy lầu Tứ Phương Vô Sự được “trang hoàng” thêm bởi nhiều bàn ghế, bảng hiệu, đèn điện. Và đúng vào sáng 22/5, tại đây, một quán cà phê mang tên “Tứ Phương Vô Sự Lầu” đã được khai trương. Từ sáng đến tối, rất đông người kéo tới đây uống cà phê, đa phần vì tò mò và cùng có tâm trạng “buồn nhiều hơn vui”.

    Lầu đã thành quán cà phê

    Mục sở thị một vòng quanh quán cà phê “Tứ Phương Vô Sự Lầu”, ở tầng 1, các tủ kính trưng bày đồ sứ xưa đã không còn, thay vào đó là gần 10 bộ bàn ghế cùng quầy lễ tân với một máy tính, một máy tính tiền, một bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, 1 tủ đá. Tầng 2 là không gian Trà đạo với nhiều nệm lót với bàn thấp ngồi bệt. Nhiều em nhỏ được ba mẹ dẫn lên chơi khoái chí chạy nhảy la hét om sòm.

    Phía ngoài hiên ở tầng 1 và quanh các đường lát gạch ở sân, nhiều bộ bàn ghế với hoa tươi trên bàn chờ đón khách. Một hệ thống loa nhỏ được đấu nối vào tường 2 tầng lầu phát ra những bản nhạc xưa đúng với phong cách một quán cà phê vườn ở Huế. Các cờ đuôi nheo xưa được viết chữ “Tứ Phương Vô Sự Lầu, Café - giải khát” treo dọc bờ thành nhìn ra đường cái để thu hút khách. Sân dưới sát cửa Hòa Bình là chỗ để xe máy, xe đạp. Riêng xe hơi thì bỏ ngoài cửa có người trông coi cẩn thận. Hệ thống nhà vệ sinh cũng được dựng lên sát tầng 1 lầu Tứ Phương Vô Sự.

    Trong nhiều giờ đồng hồ ngồi xem tình hình khách của quán, chúng tôi thấy có khá nhiều bạn trẻ, gia đình kéo tới uống café nhất là vào buổi tối. Theo quan sát của chúng tôi cũng có nhiều người đến xem quán như thế nào vì không tin là có quán café “mọc ra” từ một di tích văn hóa lộ liễu đến thế.

    Chị Nguyễn T.N. đi cùng gia đình tới đây uống nước vì tò mò, bức xúc: “Nghe người ta nói ở lầu ni họ mở ra quán cà phê để kinh doanh. Vì nằm ở sát đường Đặng Thái Thân nên rất dễ tìm vào. Tui đến xem mà thiệt không hiểu nổi vì răng lại làm một việc ẩu như rứa. Đây là di tích xưa của cha ông, mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Rứa mà vô đây uống, thấy đã biến thành một quán cà phê rồi. Cả tầng trên rồi tầng dưới của lầu được để bàn ghế, người đi ra vào uống nước ồn ào, dẫm đạp lên các dấu vết của di tích thế kia ai mà chịu thấu. Nếu các vua sống thấy cảnh này e là buồn đau vì con cháu mình tận dụng quá đà di tích đi thôi. Rồi đây sẽ không biết còn những chỗ nào trong Đại Nội biến thành quán cà phê nữa”.

    Anh Nguyễn Tăng Quang, một người dân sống gần đó, cùng quan điểm: “Không chỉ riêng tôi mà nhiều người dân xung quanh khu vực nhìn vào lầu Tứ Phương Vô Sự đều bức xúc. Làm sao một di tích của vua chúa mà lại biến thành một quán cà phê để kinh doanh như vậy!”.

    Nhưng theo một quản lý ở quán cà phê Tứ Phương Vô Sự Lầu lý giải thì: “Thấy du khách tới đây nhìn ngó lơ rồi đi, để vậy cũng lãng phí. Mình kinh doanh thế này một công đôi việc vừa khỏi lãng phí vừa thu hút khách du lịch. Trên đây rất đẹp, nhất là về buổi tối ngồi ở đây rất mát và có thể nhìn xa được kỳ đài và các phong cảnh ở Huế rất tuyệt. Những du khách mới vào Huế lần đầu mà uống cà phê ở đây thì không còn gì bằng”.

    “Vừa làm vừa sửa để phát triển du lịch”

    Trong ngày 22/5, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - đơn vị quản lý lầu Tứ Phương Vô Sự - về việc quán cà phê mọc lên ngay tại di tích thì nhận được câu nói: “Để lúc khác trả lời. Tôi đang bận” rồi cúp máy.

    Liên hệ với ông Mai Xuân Minh, PGĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ông Minh cho biết sau nhiều thảo luận giữa Trung tâm với tỉnh TT-Huế đã đi đến thống nhất “Nhằm quảng bá hình ảnh lầu Tứ Phương Vô Sự, đồng thời quảng bá hình ảnh di tích Huế nên đã đưa quán cà phê vào sử dụng. Lâu nay có rất nhiều công trình được trùng tu xong rồi để đó rất lãng phí. Mục đích là dành cho khách du lịch có điểm dừng chân, nghỉ ngơi chứ không đặt nặng kinh doanh thương mại.

    Ở Huế làm cái gì cũng rất nhạy cảm, nhưng làm rồi thì người ta kêu ca vì hình thức quá mới lạ. Trùng tu một công trình lớn mà không ai lên tham quan thì lãng phí vô cùng. Chứ ở Hà Nội, Sài Gòn và các nước khác thì họ làm việc này (mở quán giải khát tại di tích - PV) rất bình thường. Chắc tại mình chưa quen làm mà thôi”.

    Tầng 1 của lầu với nhiều bộ bàn ghế ngồi uống nước thay thế cho những tủ triển lãm đồ cổ trước đây

    Ông Minh cũng thừa nhận, ngoài phục vụ khách với mục đích văn hóa thì quán cà phê cũng đem lại nguồn thu cho Trung tâm Bảo tồn. Cụ thể trung tâm đã tổ chức đấu giá, trước khi đấu giá có thông báo đến mọi người. Lúc đầu rất nhiều người đăng ký, sau đó khá nhiều người rút lui vì không đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của di tích. Cuối cùng chỉ có một người làm việc ở phòng nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn này trúng đấu giá với mức nộp 200 triệu đồng/năm cho trung tâm. Hợp đồng ký 3 năm có đáp ứng những yêu cầu hàng đầu là quán làm nhiệm vụ phục vụ du khách, giới thiệu nét văn hóa của lầu tứ Phương Vô Sự cho khách.

    Ông Minh cũng có lời mời PV lên xem quán cà phê và có gì đóng góp ý kiến thêm để cùng phát triển quán, cùng hướng đến việc phát huy di tích, miễn sao là đừng vi phạm đến luật văn hóa. “Bên anh rất cầu thị. Có gì bên anh sẽ lắng nghe để sửa những điểm không hay, phản cảm. Bên anh hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến di tích”.

    Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Hòa, PCT UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng đồng tình: “Quan điểm của tôi là chúng ta nên ủng hộ vì di tích trùng tu xong đóng cửa xong thì đâu có được. Theo tôi báo chí nên ủng hộ việc này. Vấn đề đặt ra là cách quản lý, tổ chức.

    Lầu Tứ Phương Vô Sự là chỗ để hóng gió, hóng mát, ngắm cảnh rất thích hợp làm quán nước. Cứ vừa làm vừa sửa. Vì mới làm lần đầu thì cứ để cho anh em làm. Quá trình làm có gì sơ suất thì điều chỉnh góp ý. Chứ di tích mà “đắp chăn trùm mền” thế thì sao được. Vấn đề đặt ra về phía bảo tàng là phải giữ vững để bảo tồn những giá trị nguyên trạng. Còn cái gì khai thác được thì phải đưa vào để nhập thể với cuộc sống cho nó sinh động”.

    Cũng theo ông Hòa, di tích ở Phủ Nội Vụ (địa điểm trước đây của trường ĐH Nghệ thuật Huế) cũng nên đưa vào khai thác sử dụng vì du khách đi tham quan xong không có một chỗ ngồi uống nước.
    Trả lời câu hỏi “Nếu quán cà phê tận dụng di tích rồi làm hư hại di tích thì sao?”, ông Hòa trả lời: “Chúng ta sẽ lắng nghe ý kiến góp ý rồi điều chỉnh dần dần. Hiện trong Đại Nội Huế phải có một điểm dừng chân cho du khách để họ nghỉ ngơi, uống nước giải khát chứ từ trước đến nay chưa có chỗ nào đàng hoàng cả. Khách toàn ngồi ghế nhựa trên sân cỏ, dưới gốc cây trong quán cóc dọc đường đi nên vì thế chúng ta phải chọn chỗ mà làm cho thích hợp”.

    Cùng ngày, phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh thanh tra Sở VH-TT-DL tỉnh TT-Huế, ông Thắng cho biết đã nắm rõ việc này, sẽ sớm làm việc với Trung tâm Bảo tồn về vụ việc. “Quan điểm của chúng tôi là nếu ai sai thì phải xử lý và điều chỉnh. Riêng với cá nhân kinh doanh quán cà phê, nếu có dấu hiệu xâm phạm vào di tích thì nhất quyết phải xử lý nghiêm”.

    Một số hình ảnh PV ghi lại ở quán cà phê Tứ Phương Vô Sự Lầu trong ngày khai trương 22/5.


    Tầng 1 với bàn lễ tân, bàn thờ Ông Địa cùng tủ lạnh


    Một bên hành lang được ngăn lại làm chỗ pha chế, nhốn nháo nhân viên ra vàobưng bê nước


    Tầng 2 lót sàn gỗ biến thành không gian trà đạo lý tưởng


    Có chỗ bỏ giày dép cho du khách

    Công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội được tu bổ với hơn 9 tỷ đồng ngày nào đã nhanh chóng trở thành quán cà phê


    Di tích Lầu Tứ Phương Vô Sự được tận dụng 100% ở trong nộ thất và ngoại thất - theo các lãnh đạo là "nơi dừng chân cho du khách và không phải vì mục đích kinh doanh".

    Đại Dương - Doãn Công

    22/05 Nô nức ngày bầu cử Quốc hội, HĐND

    Chủ Nhật, 22/05/2011 - 08:55


    (Dân trí) - Từ sáng sớm nay, cử tri khắp các địa phương trên cả nước đã có mặt tại các điểm bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình. Với hơn 62 triệu cử tri, cuộc bầu cử lần này là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
    >> Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi bỏ phiếu
    >> Hơn 60 triệu cử tri cả nước đi bầu cử
    Từ hơn 6 giờ sáng, trên khắp các tuyến phố Hà Nội, cờ hoa, biểu ngữ ngày bầu cử đã được trang hoàng đẹp, tươi mới hơn. Tiết trời giữa mùa hạ nhưng khá mát mẻ, thuận lợi cho cử tri đi thực hiện quyền bầu cử. Sáng sớm, dòng người tham gia giao thông trên các tuyến phố giảm hẳn so với bình thường. Đến hơn 8 giờ nhiều cửa hàng tại các tuyến phố vẫn chưa mở cửa vì chủ hàng cùng cả gia đình còn tham gia bầu cử 4 cấp.
    Điểm bầu cử Phường Quan Thánh, Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Quốc Cường)
    Cử tri xếp hàng nhận phiếu bầu (ảnh: Phương Thảo).
    Bà Trần Thị Hà, một chủ cửa hàng trên phố Đội Cấn chia sẻ, đã tạm đóng cửa hàng đến sau 10 giờ để cho các nhân viên đi thực hiện quyền bầu cử.
    Quận Ba Đình có 168.000 cử tri đăng ký thực hiện quyền bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp, trong đó cử tri nữ có trên 85.000, còn lại là cử tri nam. Đúng 7 giờ sáng, tại điểm bầu cử số 7, phường Quán Thánh, lễ khai mạc buổi bầu cử đã được tiến hành đầy đủ và trang trọng. Tham dự bầu cử, cử tri Nông Đức Mạnh - Nguyên Tổng bí thư đồng hành cùng một số nguyên lãnh đạo Đảng - Nhà nước đã cùng cử tri tổ dân phố bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
    Cử tri cân nhắc trước khi bỏ phiếu (Ảnh: Gia Khoa)
    Tại tổ bầu cử số 8 phường Mỗ Lao - Hà Đông, hàng trăm cử tri xếp hàng cùng nhau bỏ phiếu bầu cử trong không khí tưng bừng, náo nức. Bác Bạch Hồng Tráng - Tổ trưởng tổ bầu cử số 8 phường Mộ Lao cho biết: “Ngay từ 7h sáng nay, tại đơn vị 4 tổ bầu cử số 8 phường Mỗ Lao, trước giờ mở hòm phiếu, đã có trên 300 cư tri tập trung đợi tại phòng bầu cử. Ai cũng muốn được tự tay mình bỏ những lá phiếu đầu tiên để lựa chọn ra những người đại diện cho mình. Tổng số cử tri trên địa bàn gần 1700 cử tri thì sau 1 giờ bầu cử đã có khoảng 700 cử tri đến bỏ phiếu”.
    Kiểm tra hòm phiếu trước khi bỏ phiếu bầu (Ảnh: Anh Thế).
    Bà Trần Ngọc Chức, một cử tri 78 tuổi hồ hởi chia sẻ: “Năm 1946, trong kỳ bầu cử đầu tiên, tôi là thiếu nhi cổ vũ cho không khí bầu cử lần đầu tiên tưng bừng cả nước. Những lần bầu cử tiếp theo đến bây giờ, tôi đều tự tay bỏ lá phiếu của mình với vẹn nguyên một cảm giác xúc động bồi hồi của người lính đã đi qua chiến tranh khao khát hòa bình độc lập tự do hạnh phúc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nói”.
    Gần 9h, khu vực bỏ phiếu số 2 phường Nguyễn Du đã có gần 60% trong số hơn 1000 cử tri đi bầu cử. Ông Lê Thanh Bình tổ trưởng khu dân phố cho biết, chưa có sự cố nào xảy ra. Ngoài hành lang, nơi dán danh sách ứng viên, nhiều cử tri đọc và ngẫm rất kỹ trước khi quyết định bầu ai là người đại diện cho dân đứng trên diễn đàn Quốc hội và HĐND.
    Cử tri Trương Thị Chi, 80 tuổi không nhớ rõ đây là lần thứ bao nhiêu đi bầu cử. “Già như tôi vẫn thực hiện nghĩa vụ lớn lao của đất nước thật sự thất rất vui, hạnh phúc”, cụ Chi chia sẻ. Cũng chính vì vậy, mà cụ giục con cháu đưa ra khu vực bỏ phiếu từ rất sớm.
    Cử tri trẻ tuổi nhất khu vực bỏ phiếu số 3 phường Nguyễn Du, chị Nguyễn Hồng Hạnh (vừa tròn 18 tuổi) bộc lộ sự hân hoan trong lần đầu tiên được thực hiện quyền cao nhất của công dân. Khá đắn đo trước danh sách các ứng viên, cử tri cho biết tiêu chí chọn của mình là người có trình độ, tâm huyết, mục đích minh bạch, không vụ lợi.
    Đường phố TPHCM hôm nay cũng rực đỏ màu cờ và thông thoáng hơn thường lệ, những chiếc xe cổ động di chuyển trên các tuyến đường với tiếng loa rộn rã càng tăng thêm không khí náo nức của thời khắc người dân thực hiện quyền công dân của mình. Tại chung cư 336/1 bis Phan Văn Trị Q. Bình Thạnh, từ chiều qua đã rộn ràng các bài hát chào mừng ngày bầu cử.
    Cử tri xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu

    Cụ Nguyễn Nhi (88 tuổi), cử tri lớn tuổi nhất phường 9 đi bầu

    Cụ Nguyễn Nhi, cử tri cao tuổi nhất phường 9, quận 3 tự hào: “Năm nay tôi đã 88 tuổi, 64 năm tuổi Đảng và vinh dự được tham dự cả 13 kỳ bầu cử của nước ta.

    Đến bây giờ, khi tham gia kỳ bầu cử thứ 13 thì cảm xúc vinh dự và tự hào vì lần đầu tiên được là cử tri vẫn mãnh liệt trong tôi. Ngày ấy, trong khi nhiều nước tiến bộ luôn nói là nam nữ bình quyền nhưng phụ nữ vẫn không được đi bầu, ở các nước hồi giáo lại càng không. Thế mà, nhưng ở ta ngay trong kỳ bầu cử đầu tiên đã cho phụ nữ đi bầu và bỏ phiếu kín. Điều đó thể hiện dân chủ và bình đẳng ở nước ta.

    Ngày bầu cử đầu tiên ấy, ở xã tôi náo nức lắm, các chị cứ í ới gọi nhau đi. Nhiều người hỏi thì họ tự hào bảo “đi bàn việc nước” với vẻ hãnh diện lắm chứ không bảo là đi bầu như bây giờ."

    Mới sáng sớm, ở khu vực bầu cử phường 17, quận Bình Thạnh, chị Pa Ti Mah, cử tri người Chăm ở TPHCM đã có mặt với lá phiếu cử tri trên tay. Chị hồ hởi cho biết: “Chúng tôi rất vui vì trong kỳ bầu cử Quốc hội lần này ở TPHCM có 1 người Chăm ra ứng cử, chúng tôi sẽ bầu cho ông ấy. Vì cùng là người Chăm, ông ấy sẽ biết người Chăm mình muốn gì, cần gì để hỗ trợ. Những đại biểu khác dù quan tâm đến người Chăm nhưng cũng sẽ không hiểu hết người Chăm được”.
    Chị Pa Ti Mah hy vọng lá phiếu của mình sẽ giúp đại diện của cộng đồng mình trúng cử (Ảnh: Tùng Nguyên)

    Sau khi bỏ xong lá phiếu quan trọng của mình, chị Pa Ti Mah chia sẻ về kỳ vọng lớn nhất của mình đối với các đại biểu Quốc hội là mong các đại biểu quan tâm hơn đến vấn đề việc làm cho cộng đồng người Chăm."

    Theo Mặt trận Tổ quốc quận Bình Thạnh, tại khu vực bầu cử này có hơn 150 cử tri người Chăm. Tổ bầu cử cũng chọn một người Chăm làm việc trong tổ để tiếp xúc, hướng dẫn đồng bào Chăm tìm hiểu ứng cử viên, luật bầu cử và quy trình bỏ phiếu.

    Các tổ bầu cử đều chọn 1 người Chăm tham gia để tiếp xúc với cử tri là người Chăm (Ảnh: Tùng Nguyên)
    Với hơn 4,5 triệu cử tri, Hà Nội và TPHCM là những địa phương có số người đi bầu đông nhất cả nước.
    Sáng nay, hòa cùng không khí bầu cử chung cả nước, tỉnh Nghệ An có hơn 2 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Không khí bầu cử tại Nghệ An sôi động, hào hứng và an toàn... Ghi nhận tại Trường ĐH Vinh, sân trường rực rỡ cờ hoa, pa nô, áp phích,... Nhiều sinh viên háo hức vì lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân.
    Sinh viên Đại học Vinh cân nhắc trước khi đưa ra quyết định (Ảnh: Nguyễn Duy)
    Anh Nguyễn Hồng Soa, Bí thư đoàn trường cho biết: “Năm nay, Đại học Vinh có số lượng cử tri đông đảo gồm 18.000 học sinh, sinh viên, phần lớn lần đầu tiên được thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử. Từ ngày 16 - 20/5/2011, Phòng Công tác chính trị - học sinh, sinh viên đã chủ động phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên tổ chức tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 theo từng lớp, nắm bắt nhận thức của sinh viên về nghĩa vụ và quyền lợi của cử tri… tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn trường”.
    Trong ngày 22/5, điểm bầu cử tại Trường Đại học Vinh - thuộc tổ bầu cử số 4 phường Bến Thuỷ là điểm cầu truyền hình trực tiếp của cả nước về ngày bầu cử. Nữ sinh viên Nguyễn Huyền Trang chia sẻ với niềm tin và kỳ vọng lớn lao: "Em thấy phấn khởi lắm, đây là lần đầu tiên em đi bầu cử cho nên mong muốn của em là chọn ra được những đại biểu có chất lượng để cống hiến cho xã hội".
    Tại huyện miền núi cáo Quỳ Hợp, bà con dù bận lên nương rẫy cũng cố gắng hoàn thành tốt việc bỏ phiếu chọn người tài cho đất nước. Ông Quán Vi Thắng, bản Đồn Mộng, xã Châu Quang, nói: "Tôi năm nay đã gần 70 tuổi rồi, là người cao tuổi ở trong bản. Hôm nay 22/5 là ngày bầu cử tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi. Tôi động viên gia đình, con cháu đi thực hiện bầu cử đầy đủ và động viên nhân dân trong xóm đi thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân, mong muốn chọn ra được những người đủ đức, đủ tài sau này có nhiều đóng góp cho nước, cho dân".
    13 giờ ngày 22/5, khuôn viên Trung tâm GDLĐXH Tp Vinh dù trời nắng nóng nhưng các học viên đã quần áo chỉnh tề đợi đến giờ phút bỏ lá phiếu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Đúng 2 giờ chiều, tổ bầu cử số 5 xóm Mỹ Hậu, xã Hưng Đông - nơi Trung tâm đóng mang hòm phiếu và phiếu đến.

    Nghiên cứu lần cuối danh sách các ứng cử viên để đưa ra quyết định chính xác nhất

    Hoàn thành nghĩa vụ của một công (Ảnh: Nguyễn Duy)
    Cẩn trọng, đắn đo nhiều người không biết nên gạch ai, chọn ai bởi ứng cử viên nào cũng xứng đáng. Phải mất khoảng 10 phút các cử tri - học viên cai nghiện mới có thể đặt ngòi bút lựa chọn đại biểu để bầu.

    Tại Hà Nam, sáng nay hàng nghìn sinh viên trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I cũng hân hoan chào đón ngày bầu cử.

    Thầy cô giáo và sinh viên trường CĐ Phát thanh truyền hình Hà Nam I bỏ phiếu bầu cử. (Ảnh: Thanh Việt)

    Thầy Dương Văn Tuẫn, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Buổi bầu cử tại trường diễn ra rất nghiêm túc và đúng luật. Tất cả các em sinh viên đều đi bầu cử đầy đủ và thực hiện theo đúng quy định của luật bầu cử”.

    Bạn Nguyễn Văn Đức, sinh viên năm cuối khoa Báo chí - Phát thanh tâm sự: “Hôm nay thực sự là một ngày hội lớn trong cuộc đời mỗi sinh viên chúng em. Chúng em được thực thi quyền lợi công dân của mình. Em hi vọng các sinh viên của trường sẽ sáng suốt bầu chọn được những đại biểu thật xứng đáng để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

    Tại tỉnh Quảng Ninh, có gần 850.000 cử tri đăng ký tham gia bầu cử. Không khí hân hoan trong buổi sáng ngày bầu cử đã diễn ra hầu khắp các địa điểm bầu cử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bắt đầu từ 7 giờ sáng, tại khu vực bỏ phiếu số 3, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, cử tri Vũ Đức Đam - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ninh đã cùng đồng hành với các lãnh đạo địa phương dự khai mạc và cùng các cử tri phường Hồng Hải thực hiện quyền bầu cử 4 cấp.


    Ông Vũ Đức Đam - Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Quảng Ninh (giữa) thực hiện quyền bầu cử tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long (Ảnh: Quốc Cường)

    Hôm nay, toàn thành phố Đà Nẵng có hơn 600.000 cử tri đi bầu. 7h sáng, tại khu vực bỏ phiếu số 6 phường Thạc Gián, Q. Thanh Khê, hàng trăm cử tri đã náo nức xếp hàng đợi nhận phiếu. Ghi nhận tại đây, có những gia đình mấy thế hệ cùng nhau đi bỏ phiếu; có cụ già còng lưng tóc bạc, nhờ cháu nhỏ dẫn đường đi làm nghĩa vụ công dân.


    Mới 7h30 sáng, dòng người đợi vào khu vực bỏ phiếu đã xếp hàng dài (Ảnh: Khánh Hiền)

    Cụ Đinh Thị Chi đã ngoài 80 tuổi, người dân tổ dân phố số 28, phường Thạc Gián, lưng đã còng, đi lại khó khăn, nhưng từ sớm cụ đã đến khu vực bỏ phiếu. Không tự tay viết phiếu bầu cử được, cụ phải đến bàn viết giúp tại khu vực bỏ phiếu, nhưng cụ cho biết: “Tôi đã tìm hiểu danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND tại khu vực bỏ phiếu của mình từ trước rồi và đã có sự lựa chọn cho riêng tôi. Tôi không nhớ hết đã có bao nhiêu lần trong đời tôi đi bỏ phiếu bầu cử. Sống ở thành phố này lâu, và theo dõi các cuộc tiếp sức cử tri, tôi đã chọn được những đại biểu theo tôi là đáng để “chọn mặt gửi vàng””.


    Cụ Đinh Thị Chi tay đã yếu phải nhờ người viết giúp nhưng cụ đã có sự lựa chọn của riêng mình (Ảnh: Khánh Hiền)

    Điểm bầu cử phường Thuận Lộc (TT-Huế) từ 6h sáng nay, hàng trăm người với khoảng 1/3 các bạn trẻ đã tập trung đến bầu cử.


    Bác Nguyễn Thanh Minh dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn xông xáo đi bầu cử từ rất sớm (Ảnh: Đại Dương)

    Bác Nguyễn Thanh Minh (82 tuổi, đại tá quân đội về hưu) vui mừng tâm sự: “Đã nhiều lần tôi đi bỏ phiếu nhưng lần này vì gộp cả hai kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND nên đã tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền của cho Chính quyền và nhân dân. Tôi đã viết trước trong một mẫu giấy tất cả các ứng viên cách đây 1 tuần để nghiên cứu kỹ từng phẩm chất, năng lực từng người. Tôi đã chọn đại biểu 3 HĐND cấp phường, thành phố, tỉnh và đại biểu quốc hội sao cho phù hợp với tỷ lệ nam/nữ, trẻ/già để cơ cấu tốt bộ máy nhà nước. Tôi nghĩ yếu tố thiết yếu quan trọng nhất của đại biểu được lựa chọn là phải có trách nhiệm với nhân dân”.

    Tờ giấy của bác Minh ghi trước đây 1 tuần về phẩm chất, công việc các đại biểu ứng cử Quốc Hội tỉnh TT-Huế để nghiên cứu (Ảnh: Doãn Công)

    Khối ĐH Huế có 7 trường Đại học thành viên và 3 khoa trực thuộc Đại học Huế. Đông đảo các bạn sinh viên đã nô nức tham gia bầu cử tại sáng nay.

    Đông đảo SV trường ĐH Khoa học Huế ở các tỉnh thành khác bầu cử tại trường vào 8h sáng nay (Ảnh: Thái Bá)

    Em Nguyễn Anh Khiêm, SV năm 2 ngành BS Đa khoa, ĐH Y Dược Huế (quê ở Tam Kỳ, Quảng Nam), lần đầu tiên đi bầu cử cho biết “Tâm trạng em khá hồi hộp vì lần đầu đi bầu cử trong đời. Em sẽ xem danh sách các ứng viên kỹ càng và ưu tiên lựa chọn cho những ứng viên về lĩnh vực y tế vì họ sẽ giúp cho ngành y tế chúng em hơn. Học ở TP Huế là một trung tâm đào tạo về y khoa nên em cảm nhận và rất mong muốn những người đắc cử sẽ thực hiện tốt việc đào tạo đội ngũ nhân viên y tế cũng như chú trọng trang cấp các trang thiết bị kỹ thuật ở nhiều trường đại học về Y Dược trên cả nước tốt hơn để thế hệ sinh viên chúng em có cơ hội phát triển hơn nữa".

    Theo ông Cái Vĩnh Tuấn, GĐ Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, toàn tỉnh có khoảng hơn 780.000 cử tri. Tỉnh đã phân công cán bộ về từng xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa để hỗ trợ trong việc tác nghiệp tổ chức bầu cử.

    Sáng ngày 22/5, tại Thanh Hóa, cụ ông Hồ Ngọc Khiết sau khi kết thúc chuyến đi bộ xuyên Việt đã thực hiện quyền công dân của mình. Đông đảo cử tri hồ hởi tiếp xúc và trò chuyện với cụ ông Hồ Ngọc Khiết (72 tuổi), quê huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Cụ Khiết sau 2 tháng 18 ngày tình nguyện đi bộ xuyên Việt, điểm xuất phát là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và đích đến là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, đi về cội nguồn để tưởng nhớ lại bức tranh anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước.

    Cụ Hồ Ngọc Khiết (thứ 2 từ phải qua) bỏ phiếu bầu cử tại Tổ bầu cử số 3, phường Ngọc Trạo (Ảnh: Duy Tuyên)

    Cụ Khiết phát biểu: “Hôm nay là một vinh dự lớn, tôi về qua Thanh Hóa đúng dịp bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, được cán bộ thành phố và Tổ bầu cử tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình nên tôi được tham gia bầu cử tại Tổ số 3, phường Ngọc Trạo, một trung tâm lớn của thành phố Thanh Hóa, không khí ở đây thật rộn ràng và rất trật tự. Tôi hy vọng các đại biểu sau khi trúng cử sẽ thực hiện đúng phương châm lời Bác Hồ đã dạy "Người cán bộ là đầy tớ của nhân dân”.

    Huyện Quảng Xương, do số lượng cử tri đông nên một số đơn vị bầu cử phải mượn địa điểm nhà dân để tiến hành bầu cử. Ông Vũ Khoa Việt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng 5 xã, do nhiều thôn chưa xây dựng được nhà văn hóa nên phải mượn nhà dân để tiến hành tổ chức bầu cử, nhất là các xã ven biển. Công tác chuẩn bị tại các điểm này đã được tổ chức tốt.
    Điểm bầu cử tại một nhà dân ở thôn 3, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương - Tổ bầu cử số 3, xã Quảng Bình (Ảnh: Lan Anh).
    Ông Lương Văn Bường, Chủ tịch UBND huyện biên giới Mường Lát cho biết: “Hôm nay thời tiết ở Mường Lát rất ủng hộ bà con đi bầu cử, trời không mưa cũng không nắng lắm. Tại bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu là bản Mông có 333 cử tri tham gia 100% đi bỏ phiếu bầu Đại biểu. Một số xã thông tin liên lạc còn khó khăn như Mường Lý cũng đã có báo cáo sơ bộ về tình hình bà con đi bỏ phiếu diễn ra tốt”.
    Cử tri các dân tộc huyện Ngọc Lặc hân hoan bỏ phiếu bầu ĐBQH và HĐND các cấp
    Theo thống kê ban đầu từ Ủy ban bầu cử Thanh Hóa, đến 11 giờ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có 1.867.836 cử tri đi bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 (đạt 78,23%). Riêng các huyện vùng núi đã có tỷ lệ số cử tri đi bầu cao như Mường Lát: 81%; Lang Chánh; 94%; Quan Hoá 97%; Quan Sơn 93%, thành phố Thanh Hóa 80%. Riêng huyện vùng núi Lang Chánh đã có 7 điểm bỏ phiếu cử tri đi bầu đạt 100%.
    Tại Hà Tĩnh, 893.600 cử tri đã nô nức đến 1710 khu vực bỏ phiếu.
    Khác với lần bầu cử trước, cuộc bầu cử lần này bầu 4 cấp nên ở tất cả các tổ bầu cử, các cử tri đã đến rất sớm để nghiên cứu kỹ thêm hồ sơ các ứng cử viên trước khi bầu. Tình hình an ninh trật tự trước và trong bầu cử rất tốt, thời tiết thuận lợi là điều kiện để các đơn vị bầu cử sớm hoàn thành công việc trọng đại của mình.
    Cử tri Nguyễn Thanh Bình - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - bỏ phiếu tại Khu vực Tổ bầu cử số 4 - Phường Nam Hà

    Cử tri Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, các cử tri Đinh Xuân Việt, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh; Từ Văn Diện, Chủ tịch UBMT TQ tỉnh sau khi thực hiện quyền công dân của mình đã tiến hành đi kiểm tra công tác bầu cử tại các điểm ở TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn.

    Tại tổ bầu cử số 4, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh sau khi khai mạc trịnh trọng lễ bầu cử, 1.092 cử tri là cán bộ chiến sỹ thuộc khối Công an tỉnh đã lần lượt đến bỏ phiếu; đến 8h30 đã có 100% cử tri thực hiện xong quyền lợi nghĩa vụ công dân.
    Các cử tri bỏ phiếu ở Tổ bầu cử số 5 – Thị trấn Kỳ Anh

    Ông Nguyễn Hữu Nam, Bí thư Đảng uỷ phường Tân Giang cho biết: Đến 8h đã có 292/531 công dân phường hoàn thành nghĩa vụ của mình. Chợ Hà Tĩnh thường ngày tấp nập người bán kẻ mua song sáng nay bỗng vắng vẻ hẳn vì bà con tiểu thương rủ nhau đi bỏ phiếu rồi mới ra chợ mở quầy bán hàng.

    Các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, nơi cách đây 8 tháng vừa ngập chìm trong trận đại hồng thủy nay đều bừng lên khí sắc mới. Cờ hoa biểu ngữ lộng lẫy tung bay trong gió sớm. Xã Hương Trà huyện Hương Khê vinh dự là điểm cầu truyền hình trực tiếp của cả nước. Chính vì vậy, hơn 65.000 cử tri trong huyện càng phấn khởi tự hào trước trọng trách của mình. Ông Đinh Hữu Tân- Chủ tịch UBBC huyện cho biết: “Trước và trong bầu cử, công tác an ninh trật tự rất tốt. Đến 10h ngày 22/5, đã có 95% cử tri toàn huyện đến tại các điểm bỏ phiếu để bầu cử”.
    Giáo dân xã Thạch Trung bầu cho người mình chọn (Ảnh: DT)

    Vùng biển cửa Lộc Hà, tại tổ bầu cử số 3 xóm Xuân Phượng xã Thạch Kim có 1.200 cử tri, là 1 trong những xóm có số lượng cử tri làm nghề đánh bắt cá đông nhất xã. Ngư dân Ngô Văn Minh- cử tri thôn Giang Hà vừa cập bến sáng nay sau chuỗi ngày dài đánh bắt cá ở đảo Hòn Mắt. Anh hồ hởi: “ Ngoài nghe thông tin trên các phương tiện tuyên truyền về công tác bầu cử, chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc lựa chọn những người có đủ tài đức và tâm huyết vào đại biểu Quốc Hội và HĐND các cấp nên hầu hết ngư dân chúng tôi đều cố gắng sắp xếp thời gian để kịp về bầu cử nên sáng nay tàu chúng tôi cập bến đúng 6h.

    Vùng Giáo dân Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) với 3.615 theo đạo Thiên chúa trên 5.580 cử tri toàn xã đã phấn khởi đến các 6 đơn vị bỏ phiếu dự lễ khai mạc và tự tay cầm lá phiếu của mình bỏ cho người mình chọn.

    Toàn tỉnh Khánh Hòa có 971 khu vực bỏ phiếu. Sau khi huyện đảo Trường Sa hoàn thành công tác bầu cử sớm tại 21 điểm đảo vào ngày 15/5, sáng nay (22/5), tại 3 điểm bầu cử của huyện Trường Sa đặt tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, cử tri tiến hành bỏ phiếu cùng với cả nước theo đúng chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Trung ương. Từ trước 7 giờ sáng đông đảo cử tri là cán bộ, chiến sỹ đoàn M46, công chức của huyện Trường Sa và thân nhân các cán bộ đang công tác ngoài đảo đã có mặt đầy đủ để thực hiện quyền công dân của mình.

    (Ảnh: Nguyễn Thành Chung)

    Tại phường Lộc Thọ (TP Nha Trang), ông Phan Thanh Hương, tổ trưởng tổ bầu cử này cho biết: Điểm bỏ phiếu tại phường Lộc Thọ có 599 cử tri, đặc biệt là có thêm những khách vãng lai được giới thiệu đến bỏ phiếu, khách đi du lịch nhưng cũng không quên nghĩa vụ và quyền lợi của mình đi bầu cử để thực hiện đầy đủ quyền công dân.

    Điểm bỏ phiếu tại trường dự bị Đại học dân tộc Trung Ương Nha Trang (phường Tân Lập, TP Nha Trang), bạn Ngô Minh Tuấn, dân tộc Tày, sinh viên khóa 28A7, bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên em được tham gia bầu cử, em rất tự hào và nhiều cảm xúc. Em sẽ sáng suốt bầu ra những người đủ tài, đủ đức với mong muốn cống hiến, xây dựng cho nước nhà”.

    Lào Cai hôm nay có gần 40 vạn cử tri của 25 dân tộc nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011 – 2016. Nét đặc biệt của cuộc bầu cử lần này là tỉnh Lào Cai có tất cả 8 huyện trong tỉnh và 12 phường trực thuộc thành phố tỉnh lỵ Lào Cai không phải bầu đại biểu hội đồng nhân cấp huyện và đại biểu hội đồng nhân dân cấp phường nhiệm kỳ 2011-2016 như nơi khác vì ở đây vẫn được Trung ương cho phép tiếp tục thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện và hội đồng nhân dân cấp phường trong nhiệm kỳ này.



    (Ảnh: Ngọc Triển)

    Ý thức bầu cử của bà con dân tộc thiểu số rất cao, đúng 7h sáng đã có mặt đông đủ. Đại diện khu vực bỏ phiếu số 3 xã Quang Kim, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cho biết do tổ chức vận động tốt nên 405 cử tri của thôn Làng Kim 1, 2 thuộc khu vực bỏ phiếu sẽ bỏ phiếu xong ngay trước 9 giờ sáng nay.

    Có mặt tại Làng phong Đăk Kia (thuộc thôn Đăk Kia, xã Đoàn Kết,TP.Kon Tum) từ lúc 6 giờ sáng, chúng tôi chứng kiến thôn trưởng Đăk Kia - anh A H’Nhĩu - mồ hôi ướt cả bờ vai chạy tới chạy lui đốc thúc các thành viên tổ bầu cử hoàn thành nốt các công việc cho bầu cử vào lúc 7 giờ tới. Làng Đăk Kia cũng là Tổ bầu cử số 1 của xã Đoàn Kết, phục vụ bầu cử cho 366 cử tri là bệnh nhân phong đang sinh sống tại làng phong Đăk Kia. Sơ Y Phương - người được dân làng gọi với cái tên thân mật “Mẹ Phương” - nói trong nước mắt: “Chính quyền tốt với dân làng phong quá, vừa cho cái ăn, cho cái nhà để ở, nay được đi bầu cử nữa là dân làng vui lắm rồi”. Già làng Đăk Kia, ông A Níu cũng là Tổ trưởng Tổ bầu cử của làng nói trong niềm phấn khởi: “Dân làng mình vui cái bụng lắm. Đảng và Nhà nước không phân biệt người bệnh tật, người nghèo. Ai cũng được quyền đi bầu cử cả!”.




    (Ảnh: Đại Hòa)

    Thông tin ban đầu của Ủy ban Bầu cử tỉnh, do chuẩn bị khá kỹ các khâu, kể cả dự phòng các tình huống phát sinh nếu do thiên tai gây ra như mưa bão lớn…nên việc bầu cử diễn ra thuận lợi, theo đúng kế hoạch. Đến trưa nay, khoảng 6-70% số cử tri trong toàn tỉnh đã thực hiện xong quyền công dân của mình. Riêng trên 17 nghìn cử tri tại 12 xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh bầu cử sớm 01 ngày (ngày 21/5) đến 13 giờ cùng ngày đã hoàn thành công tác bầu cử, với số cử tri đi bầu đạt 100%.

    7h sáng nay 22/5, các Tổ bầu cử trên địa bàn TP Cần Thơ khai mạc, nhưng từ rất sớm người dân Cần Thơ đã nao nức rủ nhau đến các tổ bầu cử để bỏ phiếu. Cụ Lâm Thị Tốt (84 tuổi, ngụ phường An Hội, quận Ninh Kiều) cầm thẻ cử tri trên tay hồ hởi nói: “Không nhớ là tui đã đi bầu cử mấy lần rồi nhưng lần này thấy vui quá, dù nhà gần điểm bỏ phiếu nhưng tui cũng tranh thủ đi sớm để xem lại tiểu sử của các đại biểu để chọn cho đúng người mà gửi nguyện vọng của người dân chúng tui”.

    Đem hòm phiếu tới tận giường cho các cụ già yếu bỏ phiếu (Ảnh: Ngô Nguyễn)

    Tại điểm bầu cử số 1, khu vực phường An Hội, sáng nay Đài PTTH TP Cần Thơ đã truyền hình trực tiếp buổi khai mạc trong 30 phút. Điểm bầu cử này có sự tham dự của ông Trần Thanh Mẫn- Bí thư Thành ủy TP.Cần Thơ, ông Mẫn cũng là người đầu tiên bỏ phiếu bầu hoàn thành trách nhiệm của một công dân.

    Có mặt tại Nhà nuôi dưỡng Người già và Trẻ em không nơi nương tựa TP.Cần Thơ lúc 8h sáng, PV Dân trí ghi nhận cho thấy không khí tại đây cũng rất sôi động. Cụ Trần Thị Sửu (90 tuổi) nói: “Tôi sống đến nay đã 90 tuổi rồi, cũng đã nhiều lần đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu đại diện của dân, những ngày như thế này tui háo hức lắm. Giờ sống ở trong nhà nuôi dưỡng nhưng vẫn được sự quan tâm của các cấp chính quyền để cho tui làm nhiệm vụ công dân. Tui cũng được hướng dẫn bỏ phiếu đầy đủ”.

    Theo ông Phan Ngọc Sơn- Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết ở đây có 61 cụ (các cụ đều từ 70 tuổi trở lên), nhiều cụ mắt đã mờ, tai bị điếc không nghe rõ vì thế trung tâm phải hướng dẫn cụ thể để các cụ bỏ phiếu. Ngay trong sáng nay, nhiều cụ còn đi được thì Trung tâm đã tổ chức cho các cụ đi bỏ phiếu với những cử tri khác. Còn những cụ không đi được thì nhân viên mang thùng phiếu phụ đến từng giường cho các cụ bỏ vào.
    Người dân nô nức chạy ghe đi bầu cử (Ảnh: Huỳnh Hải)

    8h30 sáng, PV Dân trí qua chuyến đò để đến cồn Sơn (khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) ghi nhận không khí bầu cử ở đây. Cồn Sơn dù cách đất liền khá xa nhưng công tác bầu cử vẫn rất rộng ràng. Hình ảnh sôi động nhất ở khu vực này là đông đảo người dân rủ nhau chạy ghe đến điểm bỏ phiếu.

    Tại Trường ĐH Cần Thơ, nhiều sinh viên đã đến các điểm bầu cử sớm để xem lại danh sách các ứng cử viên. Sinh viên Nguyễn Thị Trà My (khoa Luật) chia sẻ: “Em thấy Trường ĐH Cần Thơ tổ chức cho các em đi bầu, không phải về quê đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chúng em hoàn thành trách nhiệm công dân. Thế hệ trẻ chúng em đều mong muốn chọn được người tài đức để có thể đại diện nguyện vọng của chúng em, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngày càng phát triển hơn”.
    Bà con dân tộc Khmer ấp Vũng Đùng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên - Sóc Trăng đi bầu cử (Ảnh: B.D).

    Người phụ nữ cao tuổi nhất Việt Nam hoàn thành trách nhiệm công dân
    Chiều ngày 22/5, tin từ Ban bầu cử xã Tuyên Bình Tây (huyện Vĩnh Hưng, Long An) cho biết, cụ bà Trần Thị Viết (119 tuổi) đã hoàn thành trách nhiệm công dân của mình trong kỳ bầu cử ĐBQH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
    Cụ bà Trần Thị Viết (SN 1892) hiện đang sống tại ấp Cả Gừa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng với cháu nội. Theo UBND xã Tuyên Bình Tây, thống kê chưa đầy đủ thì cụ Viết có trên 400 con, cháu, chút, chít…
    Trong sáng nay, Ban bầu cử xã Tuyên Bình Tây đã nhận được các phiếu bầu ĐBQH khóa XIII và HĐND các cấp của cụ Viết. Như vậy, người phụ nữ cao tuổi nhất Việt Nam đã hoàn thành trách nhiệm của một công dân.
    Cụ Viết có 10 người con (7 trai, 3 gái), cả 7 người con trai của cụ đều theo cách mạng và anh dũng hy sinh. Sau giải phóng, cụ Viết được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
    .
    Theo anh Nguyễn Văn Bình, cháu nội của cụ (con của người con út của cụ) cho biết, mắt của cụ bắt đầu mờ từ nhiều năm nay nhưng trí nhớ vẫn còn khá minh mẫn. Cụ có thể nhớ và hát nhiều bài hát ru dân gian.
    Ngày 18/12/2010 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố cụ Trần Thị Viết (119 tuổi) là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng lớn tuổi nhất ở Việt Nam.
    Huỳnh Hải
    Nhóm PV