Monday, August 22, 2011

22/08 Giới thiệu thi nhạc phẩm "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc"


Nhật báo Sài Gòn Nhỏ giới thiệu sách  "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc".
Cám ơn chị Hoàng Dược Thảo, anh Vương Trùng Dương và nhật báo Sài Gòn Nhỏ. Layout design đẹp quá sá, quà sa...
VHLA

On Mon, 8/22/11, VietHai Tran <viethai712@yahoo.com> wrote:
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
Subject: [TINH-NGHE-SI] Re: Giới thiệu thi nhạc phẩm "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc" [1 Attachment]
To:
Date: Monday, August 22, 2011, 5:56 PM


 

 Giới thiệu thi nhạc phẩm
"Truyện Kiều: Thơ và Nhạc"
 
 
 
Ban chủ trương sách "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc" chân thành cám ơn quý anh chị đã ủng hộ sách Trần Trọng Nhân, Đường Sơn, Trương Quốc Sủng, Trần Thanh Loan, Hồ Ái Việt, Đặng Mỹ Lan, Bảo Ngọc Vân Khanh,...Rieng ba anh  Trần Trọng Nhân, Đường Sơn (Australia), và Hồ Ái Việt order số lượng nhiều.
Sáng nay có chị XH hỏi về sách, xin chị liên lạc qua email hay phone với anh Lý Tòng Tôn, đại diện phát hành sách:
Email: Ly Tong Ton <Tonsauly@aol.com>,
Tel:(661) 733-1602
 
Giới thiệu thi nhạc phẩm
"Truyện Kiều: Thơ và Nhạc"
 

Cầm trên tay tác phẩm trang nhã này từ bìa vào bên trong, bìa trước do Họa sĩ Đỗ Văn Bình họa bức tranh Kiều ngồi đàn. Bìa sau sách là đôi dòng nhận xét về tác phẩm của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. Ông chính là vị chủ biên của tác phẩm. Ông ghi nhận ý kiến ở trang bìa sau:
 
"...Truyện Kiều vẫn luôn đứng vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam. Cho đến hết thập niên đằu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu. Tạo được một tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương nước nhà... phổ hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn thành một công trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến giờ chưa có một nhạc sĩ nào làm được việt đó, và về sau cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi việc này".
 
Sách này do Nhà văn Nguyễn Văn Thành trình bày phần graphic layout thật thẩm mỹ và xen kẽ với những bức tranh phụ bản Kiều do Họa sĩ Lê Thúy Vinh cho nét vẽ ngoạn mục theo nội dung của sách. Đấy là sơ qua về hình thức. Còn kế tiếp là gì nhỉ?
 
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm
 
Kế đến phải kể là các tổ chức tham dự việc hiện tác phẩm này. Ba tổ chức tại Huê Kỳ và Pháp là Lê Văn Duyệt Foundation, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam đã thực hiện tác phẩm "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc", tác phẩm ghi nhận về thơ của Thi hào Nguyễn Du và âm nhạc phổ thơ của Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện với nhiều tác giả đóng góp bài vở. Giáo sư Liêm viết giới thiệu sách với hai phần về Truyện Kiều của Nhà thơ Nguyễn Du và Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện về phần phổ nhạc, như thế sẽ là 31 tác giả tổng cộng. 
Trong phần trích đoạn các bài tham luận tại Bussy Saint Georges hôm ra mắt sách hôm ngày 10 tháng Bảy, 2011, Nhạc sĩ Cao Minh Hưng phát biểu:
""Truyện Kiều - Thơ và Nhạc" được chia ra làm hai phần: Phần Thơ Văn về đại thi hào Nguyễn Du với sự góp mặt của hơn 20 tác giả và về phần Nhạc với công trình phổ nhạc Truyện Kiều của Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện với bài viết của 10 tác giả. 
 Trong phần Thơ Văn, quyển sách đã nêu lên nhiều vấn đề khác nhau trong tinh thần rất dân chủ.  Tính chất dân chủ ở đây là mỗi ý thơ, mỗi đoạn thơ của Truyện Kiều được các tác giả phân tích và đưa ra nhận định khác nhau, thay vì nếu chúng ta phải đọc một quyển sách với những nhận định của một tác giả duy nhất dẫn dắt người đọc theo chủ ý của mình.  Ví dụ như cùng một câu thơ trong hồi báo ân báo oán của Thúy Kiều với Hoạn Thư:

Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lịnh xuống trường tiền tha ngay
 
Với NV Đông Hồ, thì ông phân tích bối cảnh theo điểm Phật tính nên viết rằng Hoạn Thư đã được "nhân lành" khi gieo ở Quan Âm Các, trong khi NV Nguyễn Thị Hoàng thì lại nêu lên câu hỏi "Phải chăng màn lưới của công lý vẫn còn chỗ hở cho bọn xấu trốn thoát?".  Điểm lý thú là ở chỗ đó! Là độc giả chúng ta được thấy những suy luận khác nhau khi đọc quyển sách để có dịp tìm ra câu trả lời cho chính mình.
Đọc quyển sách này, với những bài viết đề cập đến nhiều chủ đề theo nhận định của các tác giả sau khi nghiên cứu Truyện Kiều, chúng ta, nhất là những thế hệ sau này, được tiếp thu nhiều điều hay từ đó.  Ví dụ như tình yêu quê hương trong Truyện Kiều, được GS Doãn Quốc Sỹ đề cập đến trong bài viết của ông. Đối với những người Việt tha hương như chúng ta, sao không khỏi ngậm ngùi khi đọc những câu thơ như:
 
Buồn trong cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu
 
như trong đoạn nói về sự cô độc của Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích khi nhớ về cố hương. Ngoài tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi với những tình tiết éo le vì nghịch cảnh cũng được GS Vũ Khắc Khoan nhắc đến.  Một điểm đặc biệt của Truyện Kiều là tư tưởng Phật Giáo với thuyết nhân quả, triết lý đoạn trường và sự tương quan giữa ba chữ Tâm, Tài, và Mệnh được các tác giả như GS Trần Thanh Hiệp, GS Thanh Tâm Tuyền, TS Đông Hồ, GS Nguyễn Sỹ Tế, GS Quyên Di, GS Trần Bích Lan, v.v đề cập tới trong các bài viết.
Khi đọc quyển sách này, chúng ta lại được dịp học hỏi thêm những thi phẩm khác như khi TS Đinh Hùng so sánh những điểm tương đồng giữa "Truyện Kiều" và "Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh", hay khi GS Cao Văn Hở nhắc đến tương quan giữa Truyện Kiều và tập truyện "Liêu Trai Chí Dị" của Bồ Tùng Linh và khảo hướng Vọng Ngôn.
Đọc Truyện Kiều mà không hiểu rõ xuất xứ cũng như tiểu sử của người viết lên thi phẩm này là một điều thiếu sót.  BBT đã cống hiến cho độc giả bằng những bài viết rất đặc sắc và đầy đủ của các tác giả như GS Phạm Thị Nhung, GS Nguyễn Thanh Liêm, NV Việt Hải, GS Dương Anh Sơn, GS Nguyễn Văn Sâm, v.v...cũng như về những "đoạn trường" mà Truyện Kiều đã phải trải qua trong lịch sử xã hội và văn học Việt Nam qua các thời đại trong suốt khoảng thời gian 200 năm, qua bài viết của GS Dương Thiện Ngã...."
 
Tượng Nguyễn Du
 
hay
 
"Kiến trúc sáng tạo đặc sắc của thi hào Nguyễn Du cũng được phân tích qua bài viết của GS Đàm Quang Hậu và người đọc cũng sẽ thích thú khi hiểu thêm về Truyện Kiều với kiến thức về chữ Hán với bài viết của TS Quách Tấn.
Trong phần hai của quyển sách, các tác giả như Nhạc sĩ Anh Bằng, GS Lê Mộng Nguyên, NS Đỗ Bình, NS Nguyễn Văn Huy, GS Trần Quang Hải, NV Trọng Minh, Thi sĩ Dáng Thơ và Cao Minh Hưng đã có những bài viết về cuộc đời và quá trình phổ nhạc toàn bộ 3254 câu thơ từ thi phẩm Truyện Kiều của NS Quách Vĩnh Thiện.  Tôi xin được phép trích lại một đoạn trong bài viết của NS Anh Bằng dành cho NS Quách Vĩnh Thiện:
 
"Nói đến NS Quách Vĩnh Thiện, có lẽ phải nói đến công trình âm nhạc mà anh đã thành công khi phổ nhạc trọn tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" , hay nôm na ta gọi là Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du...Nếu thi hào William Shakespeare của Anh quốc có tác phẩm bi ai "Romeo và Juliet", hay nước Pháp có bộ ba tác giả Racine, Molière và Corneille nổi tiếng với những tác phẩm nêu lên bi kịch tính xã hội thì Việt Nam ta có "Truyện Kiều", một biểu tượng văn hóa cổ truyền quốc gia trong niềm hãnh diện chung. Thế mà Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã dầy công nghiên cứu để phổ nhạc trọn thi tập 3254 câu, thực hiện 7 CD gồm 77 bài hát tất cả...
Là một người yêu âm nhạc, tôi biết diễn trình của Quách Vĩnh Thiện trải qua nhiều cam go, nhiều gian truân, nhưng nhờ lòng đam mê âm nhạc và đức tính kiên nhẫn, anh đã thành công." (hết trích). 
Và cũng như trong trang bìa cuối của quyển sách, GS Nguyễn Thanh Liêm có viết về Truyện Kiều và nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện như sau: "Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem là một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu.  Tạo được một tác phẩm như vậy, Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương nước nhà...Phổ hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn thành một công trình vĩ đại...""
 
Trong bài khảo luận "Chữ Tâm Trong Truyện Kiều" của Giáo sư văn chương kiêm Nhà văn Quyên Di dành cho sách, ông đề cập về 5 chữ Tâm, những giải đề với sự phân tích rõ qua thơ của Nguyễn Du về các yếu tố như  Ái Tâm, Thanh Tâm, Từ Tâm, Hiếu Tâm và Đạo Tâm . Để rồi phần cuối tác giả cho lời kết:
 
"Kết truyện, Nguyễn Du viết:

Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ TÂM kia mới bằng BA chữ TÀI. (2351-2352)
 
Lời nói nghe thật dễ dàng. Nhưng để có được chữ TÂM và giữ được chữ TÂM sáng mãi trong cuộc đời, người ta phải cố gắng không biết bao nhiêu mà kể. Chính vì thế, Kiều mới đổi được cái HOẠ KIẾP thành PHÚC KIẾP, mặc dù SẮC của nàng thì "đòi một" mà TÀI của nàng thì "họa hai".
 
Phương trình:
TÂM + TÀI + MỆNH = PHÚC KIẾP
 
đã chuyển đổi được phương trình:
TÀI + MỆNH = HOẠ KIẾP.
 
Nhờ chữ TÂM, sự chuyển đổi tài tình đó đã được thể hiện trong cuộc đời của nàng Kiều vậy. Cả đời nàng là một chữ TÂM sáng chói!"
 
Nhà biên khảo kiêm Nhà thơ Cao Kiều Phong góp mặt qua bài biên khảo "Khóc Thúy Kiều hay Khóc Tố Như? Vọng Ngôn Thuyết", tác giả dẫn chứng qua thơ khi đề cập qua chính đề mà ông đưa ra: "Khóc cho người con gái yểu mệnh Tố Như Tiểu Thanh hay câu hỏi đặt ra cho chính thân phận mình của thi hào Tố Như Nguyễn Du?  Thương cảm phận người hay tự xót thương  mình?"
Bài viết của tác giả Cao Kiều Phong khá lý thú qua những phân tích, lý luận của ông. Nhà văn Cao Kiều Phong thường viết những loại bài tham luận văn chương hay biên khảo văn học.
 
NS Quách Vĩnh Thiện, NS Cao Minh Hưng,
NS Lê Văn Khoa và NS Anh Bằng,
CLBTNS Hoa Kỳ & Âu Châu
 
Về âm nhạc, Nhạc sĩ Cao Minh Hưng trong bài: "Quách Vĩnh Thiện, Người Mang Hồn Nhạc Vào Truyện Kiều" cho nhận xét qua ký ức gặp gỡ và tìm hiểu về âm nhạc của Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, ông viết:
 "Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện có vốn kiến thức sâu rộng và khả năng thiên phú của anh về âm nhạc, nên anh đã tìm tòi, ứng dụng  và uyển chuyển trong cách sử dụng các thể loại nhạc khác nhau, từ các thể điệu nhạc phổ thông mà người Việt thường nghe trước đây như Boléro, Rumba, Slow, Boston, Tango, pha lẫn những dòng nhạc tây phương, một chút cổ điển như  Blue Jazz, Bossa Nova, Valse Andantino, Rock lente, Valse Andantino, đến những thể điệu nhạc vui, tân thời như Rock, Samba, Chachacha, Lambada,  Mambo…và tất nhiên không thiếu những tình tự quê hương thoáng ẩn trong các điệu nhạc quê hương xen lẫn ngũ cung. Có thể nói 7 đĩa CD phổ nhạc từ Kim Vân Kiều là sự tổng hợp thật tuyệt vời các loại nhạc hiện hành trên thế giới hiện nay với sự diễn tả thật trọn vẹn của các ca sĩ được nhiều người biết đến qua tài nghệ của họ như Quỳnh Lan, Hương Giang, Tố Hà, Mai Thảo, Mỹ Dung, Hải Phương, Ngọc Ánh, Xuân Phú, Thụy Long, v.v. qua 77 bài hát trong 7 đĩa CD: Trăm Năm Trong Cõi Người Ta, Bên Tình Bên Hiếu, Quyến Gió Rủ Mây, Tài Tử Giai Nhân, Cá Chậu Chim Lồng, Hại Nhân Nhân Hại và Chữ Tài Chữ Mệnh." 
Còn Giáo sư Trần Quang Hải, chuyên khoa về dân tộc nhạc cho nhận xét của ông trong bài "Vài lời về Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện":
"Thiện khám phá truyện Kiều của Nguyễn Du qua câu 890 "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người". Chính câu thơ 8 chữ này đã làm sống dậy trong lòng Thiện và tả đúng tâm trạng của Thiện. Sau sáu tháng nghiền ngẫm, Thiện đã hoàn thành công việc đầu tiên là cắt xén toàn truyện Kiều thành 77 ca khúc. Trong vòng 5 năm trời làm việc không ngừng, Thiện đã hoàn thành 77 nhạc phẩm qua 7 CD với nhiều điệu nhạc khác nhau từ âm hưởng dân tộc loại nhạc ngũ cung tới các điệu phổ thông như valse, bolero, chachacha, rock, tango, salsa, reggae,… 
Mục đích của Thiện là phổ nhạc theo thời điểm hiện tại, hạp với lỗ tai nghe nhạc của giới trẻ. Và một điểm đáng chú ý là lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Quách Vĩnh Thiện là nhạc sĩ duy nhứt đã phổ nhạc toàn bộ truyện Kiều không thêm bớt một chữ nào. Đã có vài nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc truyện Kiều như nhóm Thu Hà (1999), nhạc sĩ Phạm Duy (2005), nhạc sĩ Vũ Đình Ân (2009), nhưng chỉ trích đoạn Kiều chứ không làm như nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện."
Trích dẫn sau cùng của Giáo sư, Nhà văn kiêm Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên cho bài viết phân tích sâu xa về nhạc của nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, qua bài "Toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du do Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc", ông đưa nhận xét là đây là một công trình vĩ đại một sáng tác chưa từng có trong kho tàng thi nhạc sử của Việt Nam. Tác giả Lê Mộng Nguyên dẫn độc giả đi từ thơ Nguyễn Du sang nhạc Quách Vĩnh Thiện, rồi ông lập lại những gì Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã trao cho đời:
"Công trình vĩ đại này - tôi xin nhấn mạnh một lần nữa - sở dĩ được thực hiện, là nhờ can đảm và ý chí không sờn của tác giả Quách Vĩnh Thiện đã muốn lấy hết sức lực và tài năng của mình với mục đích bình dân hóa Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du, đặng phụng sự một cách thuần túy văn hóa và đất nước Việt nam, như cụ Phạm Quỳnh đã nói trong ngày giỗ của Tố Như Tiên Sinh, năm 1924 tại Hà Nội : « Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc chí, cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc vận ngày một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây » (Tạp chí Nam Phong, tháng 08-1924). Nhà phê bình Vũ Đình Long cũng đã ca tụng trong Nam Phong 1924, rằng: « Truyện Kiều thực là một cây đàn tuyệt quí không phím không dây. Tác giả lấy đầu lưỡi mà nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi chữ là một tay nỉ non thánh thót, réo rắt tiêu tao, đêm khuya canh tỉnh mà nghe người tốt giọng ngâm Kiều thì còn đàn nào hay bằng nữa… " 
Xin cám ơn quý ACE khắp nơi hỏi thăm, ủng hộ công tác văn hóa này khi mà nền kinh tế ở thế khó khăn, khiến văn học chữ nghĩa chia chung phần số khó khăn. Nhưng sự tiếp tay khuyến khích về một công trình văn hóa hiếm quý này như Giáo sư Lê Mộng Nguyên nhận định, thật vô cùng quý hóa.
Lời tri ân của Ban chủ trương "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc" xin gửi đến tất cả một lần nữa.
VHLA, TM.
 
***********************
Website Quách Vĩnh Thiện:
http://thienmusic.free.fr/ 

 
VHLA, TM.
 
Website Quách Vĩnh Thiện:     http://thienmusic.free.fr/
 
2011/8/24 VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
FYI.
SGN datafile to be attached.
 
VHLA Link:  
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-GTThiNhacPham-TruyenKieu-ThoVaNhac.htm


On Wed, 8/24/11, Vuong Trung Duong <vtrduong@yahoo.com> wrote:
From: Vuong Trung Duong <
vtrduong@yahoo.com>
Subject: Nhat bao Saigon Nho Thu Bay - Sach Truyen Kieu
To: "Viet Hai" <
viethai712@yahoo.com>
Date: Wednesday, August 24, 2011, 7:01 PM
Hi bạn hiền Việt Hải,
Gởi bạn xem hai trang báo của nhật báo Saigon Nhỏ sẽ ra ngày thứ Bảy này.
Thân,
Vương Trùng Dương



__._,_.___
2 of 2 File(s)

.
__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: TRAN TRONG-NHAN <trn_trongnhan@yahoo.com>
Subject:
 [HUYET-HOA] Fw: [caulacbotinhnghesi] Re: Giới thiệu thi nhạc phẩm "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc" [SGN Attachment] [2 Attachments]


[Attachment(s) from TRAN TRONG-NHAN included below]


22/08 Cần chính sách thương mại để hỗ trợ hiệp hội doanh nghiệp

07:00 | 22/08/2011
Phòng Thương mại châu Âu tại Viêt Nam (EuroCham) vừa công bố cuốn sách “Kiến nghị chính sách thương mại của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam”, nêu lên những bất cập trong chính sách ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam.
Phát triển sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu đang là mục tiêu chiến lược đặt ra cho các hiệp hội, ngành hàng, nhất là khi nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi như: lạm phát cao, thị trường tiền tệ, lãi suất ngân hàng bị thắt chặt. Bên cạnh đó, một số chính sách về thuế, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, môi trường... cũng đang đặt doanh nghiệp trước nhiều khó khăn, cần sớm được tháo gỡ.
Theo ý kiến của 9 Hiệp hội, doanh nghiệp thì khó khăn, vướng mắc hiện nay là xung quanh các vấn đề về thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, cơ sở hạ tầng và ban hành văn bản pháp luật. Trang Web Luật Việt Nam thống kê có tới 11.240 văn bản chưa xác định được là còn hay không còn hiệu lực. Hơn nữa, một số văn bản pháp luật ghi không rõ ràng về thời hạn ban hành văn bản hướng dẫn, cơ quan hướng dẫn thi hành, Nghị định không chi tiết... Điều này làm cho doanh nghiệp rất khó tra cứu để thực hiện theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Thủ tục hải quan vẫn còn rườm rà, quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện chưa chi tiết; việc hài hòa mã số hàng hóa với thông lệ quốc tế chưa được quan tâm đúng mức để giảm sự khác biệt trong áp dụng mã số hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Công tác giải quyết các tranh chấp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn chậm khiến doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại lớn về kinh tế... Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu tin rằng, những nội dung đề cập trong cuốn sách Kiến nghị chính sách thương mại của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những kiến nghị để Chính phủ, Quốc hội có thể tham khảo khi sửa đổi Luật, hỗ trợ cho hiệp hội, doanh nghiệp liên tục phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Những kiến nghị trong cuốn sách cũng sẽ giải quyết khó khăn cho nhiều ngành. Vì đây là một trong những kênh mà các doanh nghiệp chủ động phản ánh những khó khăn của mình. 
Nhiều hiệp hội và doanh nghiệp cho biết, về thủ tục hải quan, số mã HS hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, cho nên nhiều loại hàng hóa áp mã này cũng đúng mà áp mã khác cũng đúng. Ví dụ, tùy thuộc người thụ lý cho áp mã này thì thuế suất chỉ 5%, nhưng áp mã khác thuế suất lên tới 10% và thực tế không có cơ sở nào để chứng minh đúng - sai, nên doanh nghiệp dễ bị ép. Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai phản ánh, có 70% số các doanh nghiệp là đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc trong khâu vận dụng và thực thi các quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai Nguyễn Tiến Chương cho biết: các doanh nghiệp ở Đồng Nai cần nhất là thông tin, hiểu về quy định của pháp luật và các thủ tục. Câu lạc bộ đã có những hỗ trợ về khâu thủ tục, chính sách thuế thông qua Website của Câu lạc bộ.
Phòng Thương mại và công nghiệp châu Âu và các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức một cuộc tọa đàm với các đại diện của các Bộ và cơ quan liên quan tại Hà Nội. Giám đốc điều hành EuroCham Matthias Dhn cho biết EuroCham đã dùng những kinh nghiệm của EuroCham trong việc viết cuốn sách trắng từ năm 2008 đến năm 2011 để hỗ trợ các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam viết cuốn sách đầu tiên về kiến nghị chính sách thương mại. EuroCham hy vọng tạo ra một kênh đối thoại năng động giữa các Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và Chính phủ; từ đó các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao uy tín,  tiếng nói và tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Còn rất nhiều ý kiến đóng góp được các hiệp hội và doanh nghiệp gửi gắm trong cuốn sách này, như: nên bỏ thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện quy định này khi tham gia sản xuất kinh doanh; sớm ban hành các quy định cụ thể về cấp C/O giáp lưng; bổ sung quy định về xử lý trường hợp xâm phạm tài sản trí tuệ trong thời gian đã nộp đơn và chờ thẩm định; đơn giản hóa các thủ tục khi thành lập hiệp hội, bãi bỏ quy định về xin phép đại hội và nội dung báo cáo đại hội nhiệm kỳ thay bằng thủ tục thông báo...
Mong rằng, những vướng mắc chính đáng được tháo gỡ sẽ giúp cho hiệp hội và doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Xuân Lan

22/08 Thẳng thắn và trách nhiệm để bảo đảm tiến độ và chất lượng lập pháp



06:58 | 22/08/2011
Ngay sau Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII, UBTVQH đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Đây cũng là Hội nghị đầu tiên của UBTVQH Khóa XIII với đại diện lãnh đạo các cơ quan trình dự án, cơ quan soạn thảo, cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan bàn tiến độ chuẩn bị và các biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện chương trình lập pháp 6 tháng cuối năm nay và chương trình lập pháp của năm 2012.
Theo Nghị quyết 07 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vừa được QH thông qua tại Kỳ họp thứ Nhất thì tại Kỳ họp thứ Hai, QH sẽ cho ý kiến về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Quản lý giá; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi)... Qua phản ánh của đại diện các cơ quan soạn thảo thì việc chuẩn bị các dự án Luật trình QH tại Kỳ họp thứ Hai khá suôn sẻ. Các cơ quan này cũng khẳng định, sẽ bảo đảm đúng tiến độ trình QH.
Song, nhìn vào tiến độ chuẩn bị cụ thể của các dự án luật, các cơ quan của QH lại không khỏi lo lắng. Bởi lẽ, đến thời điểm này, rất nhiều dự án luật vẫn chưa được trình Chính phủ cho ý kiến. Thậm chí, một số dự án luật theo chương trình sẽ được trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp tháng Chín thì các cơ quan soạn thảo cũng dự kiến sẽ trình Chính phủ tại Phiên họp tháng Chín. Đơn cử như dự án Luật Quản lý giá do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định dự án Luật này đã cơ bản hoàn thiện, hoàn toàn khả thi và bảo đảm đúng tiến độ trình QH. Nhưng cũng theo Thứ trưởng Mai, dự án Luật Quản lý giá sẽ được trình Chính phủ xem xét tại Phiên họp tháng Chín tới đây. Sau đó, Bộ sẽ hoàn thiện dự án Luật rồi chuyển sang Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH để thẩm tra.
Một dự án Luật khác cũng do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế - theo chương trình cũng sẽ được trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp tháng Chín. Nhưng tiến độ chuẩn bị dự án Luật này còn khá bộn bề. Đến thời điểm này, dự thảo Luật vẫn chưa được gửi để xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chưa xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; chưa được Chính phủ cho ý kiến, chưa được cơ quan chuyên môn của QH thẩm tra... Và mặc dù, lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ quyết tâm sẽ bảo đảm đúng tiến độ trình dự án Luật để QH cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Hai nhưng các cơ quan chuyên môn của QH lại chưa thể yên tâm...
Chưa yên tâm là bởi, cứ theo tiến độ mà các cơ quan soạn thảo trình bày thì hình như khái niệm xong, cơ bản hoàn thiện của các cơ quan soạn thảo không trùng khớp với khái niệmxong, cơ bản hoàn thiện của các cơ quan chủ trì thẩm tra. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, việc các cơ quan soạn thảo dự kiến trình Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp tháng Chín là quá muộn. Một dự án Luật để có thể xuất hiện trên bàn nghị sự của UBTVQH thì trước đó đã phải được trình Chính phủ cho ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh rồi chuyển sang cho cơ quan chuyên môn của QH thẩm tra. Đến Phiên họp tháng Chín, dự án Luật mới được trình Chính phủ thì cơ quan chuyên môn của QH sẽ có bao nhiêu thời gian thẩm tra dự án Luật để kịp trình UBTVQH tại Phiên họp tháng Chín? Cứ theo tiến độ này thì vẫn khó có thể khắc phục được tình trạng đuổi bắt của cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo. Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hữu Hùng nêu thực tế, ngày mai cơ quan chủ trì thẩm tra họp để thẩm tra dự thảo Luật thì tối nay mới nhận được dự thảo luật và các tài liệu có liên quan. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ quan phối hợp thẩm tra phải nêu ý kiến của tập thể Ủy ban hoặc chí ít cũng phải là ý kiến của Thường trực Ủy ban nhưng đến giờ họp mới được cung cấp tài liệu, dự thảo luật thì cơ quan phối hợp thẩm tra lấy ý kiến của Thường trực Ủy ban vào lúc nào? Có cùng băn khoăn này, nhiều ý kiến tại Hội nghị tỏ ra bức xúc: các cơ quan chuyên môn của QH có phải là có ba đầu sáu tay đâu?
Cơ quan chuyên môn của QH không có ba đầu sáu tay. Nhưng những anh Bảy, chị Nhật, những buổi tối, phòng làm việc của các đại biểu chuyên trách của QH vẫn sáng... là thực. Có lẽ, không cần và không nên nhắc lại đường đi của một dự án Luật từ khi mới chỉ là sáng kiến lập pháp được đưa vào Chương trình lập pháp của QH, được soạn thảo, thẩm tra đến khi được QH thông qua như thế nào. Bởi lẽ, tất cả các công đoạn này, thời gian phải hoàn thành, chất lượng từng công đoạn ra sao đều đã được quy định rõ ràng, mạch lạc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Lâu nay, để bảo đảm tiến độ và chất lượng các dự án luật trình QH, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của QH về chương trình lập pháp, các cơ quan chuyên môn của QH đã chủ động tham gia cùng cơ quan soạn thảo ngay từ giai đoạn đầu của dự án luật. Đã từ khá lâu rồi, công việc thẩm tra các dự án luật của cơ quan chuyên môn của QH không chỉ dừng lại ở việc xem xét, thẩm tra hồ sơ dự án luật do cơ quan soạn thảo trình. Cơ quan thẩm tra cũng phải chủ động tổ chức các hoạt động khảo sát, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án luật, chủ động giám sát, tổng kết việc thực thi các quy phạm pháp luật hiện hành trước khi nhận được hồ sơ dự án luật. Vất vả hơn, mệt hơn nhưng theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã, với tình trạng gửi hồ sơ dự án luật vừa chậm vừa thiếu, thậm chí có những dự án luật rất sơ sài như hiện nay thì các cơ quan của QH đành phải chấp nhận để bảo đảm chất lượng các dự án Luật. Điều đáng nói là, khối lượng công việc của các cơ quan chuyên môn của QH sẽ ngày một nhiều. Nếu cứ duy trì mãi tình trạng làm luật như hiện nay thì sức ép đối với các cơ quan của QH sẽ rất lớn...
Chia sẻ với tâm tư và những lo ngại của các cơ quan thẩm tra của QH, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Chính phủ ngay sau Hội nghị này cần khẩn trương, rốt ráo chỉ đạo các cơ quan soạn thảo hoàn thiện các khâu chuẩn bị các dự án luật theo đúng tiến độ. Thông cảm với các cơ quan soạn thảo vì Chính phủ mỗi tháng chỉ họp một lần, phải xem xét rất nhiều vấn đề KT - XH trong bối cảnh lạm phát như hiện nay là rất nặng nhưng công tác lập pháp cũng không thể chậm trễ vì các dự án luật được đưa vào chương trình đều là những dự án mà cuộc sống đang đòi hỏi, cấp thiết. Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, cần đổi mới cách làm ngay từ cơ quan soạn thảo và Chính phủ để bảo đảm tiến độ xây dựng các dự án luật. Ví dụ, có thể tổ chức các hội nghị do một Phó thủ tướng chủ trì để bàn cụ thể về các luật... chứ không nhất thiết cứ dồn tất cả các dự án luật vào Phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Về lâu dài, từ khâu xây dựng dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH, các cơ quan có liên quan, nhất là Ủy ban Pháp luật phải thẳng thắn và trách nhiệm với nhau. Phó chủ tịch QH nêu rõ: nếu dự án luật nào mà cơ quan trình chưa xác định được phạm vi điều chỉnh, chưa rõ chính sách pháp luật như thế nào thì dứt khoát không đưa vào chương trình lập pháp của QH.
Phải thẳng thắn và trách nhiệm với nhau. Quyết tâm bảo đảm tiến độ và chất lượng chương trình lập pháp của QH phải đến từ cả hai phía...
Bạch Long

22/08 Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cản trở giải quyết vấn đề Biển Đông

Thứ hai, 22 Tháng 8 2011 00:00
EmailInPDF.
Ngoài việc Biển Đông  được Trung Quốc coi là có vai trò quan trọng trong chính sách mở rộng ảnh hưởng của nước này, chuyên gia Valérie Niquet, phụ trách khu vực châu Á thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, nhận xét còn một yếu tố nữa mà Trung Quốc coi là còn "quan trọng hơn nhiều", đó là chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Lược dịch nội dung chính đăng trên mạng Le Monde (Pháp).
 


Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên tạp chí "Affaires Stratégiques" ngày 18/8, bà Valérie Niquet cho rằng, điều mà ai cũng thấy từ nhiều tháng nay là lập luận kiểu dân tộc chủ nghĩa của Bắc Kinh gia tăng mạnh mẽ đối với cả các nước láng giềng lẫn Mỹ. Bà khẳng định rằng chính chủ nghĩa dân tộc thái quá đó đang ngăn cản và hủy hoại việc giải quyết các bất đồng hiện nay.
Chuyên gia Valérie Niquet tuy không chắc có bất đồng thực sự về mục tiêu giữa phái quân sự và chính quyền dân sự ở Trung Quốc hay không, song cho rằng cả hai phe đều quyết tâm khẳng định sức mạnh của Trung Quốc, kể cả bằng biện pháp quân sự. Đơn giản, theo chuyên gia này, là các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn ý thức được hạn chế hiện nay về sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á. Trên thực tế, năng lực quân sự của Trung Quốc vẫn còn thấp mặc dù ngày 10/8/2011 nước này đã cho hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên. Bà Niquet nhận xét Bắc Kinh đang chơi hai trò cùng một lúc. Một mặt, Bắc Kinh vận dụng chiến lược gây căng thẳng nhằm làm các nước láng giềng sợ và gây lo ngại trong số những người ở Mỹ muốn áp dụng chính sách hòa dịu. Mặt khác, Bắc Kinh tìm cách duy trì cơ hội, đặc biệt về thương mại, với ASEAN. Đặc biệt Bắc Kinh muốn tránh lặp lại kịch bản năm 2010 khi các nước khác trong khu vực tận dụng sự có mặt của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Hà Nội để cùng lên tiếng ủng hộ quyết tâm của Mỹ duy trì đường giao thương trên Biển Đông.
Tuy nhiên, bà Valérie Niquet cho rằng chính quyền Trung Quốc cố gắng không đi quá xa cho dù người ta nhận thấy Bắc Kinh vẫn muốn thường xuyên gây căng thẳng. Bà lưu ý Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đổi mới thành phần ban lãnh đạo nước này. Tất cả các phe nhóm đều muốn tạo chỗ đứng cho mình trước khi diễn ra sự kiện đó và rất có thể các luận thuyết dân tộc chủ nghĩa lại thắng thế.
Về tình hình trong khu vực sẽ diễn biến như thế nào, bà Niquet cho rằng trong những năm tới, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào tình hình nội bộ ở Trung Quốc và việc Bắc Kinh sẽ tiến hành cải cách hay không cải cách. Có thể một nước Trung Quốc dân chủ hơn sẽ ít có thiên hướng hơn dựa vào lập luận kiểu "dân tộc chủ nghĩa thái quá" so với chế độ hiện nay.
Thanh Hương, cộng tác viên tại Pháp (gt)

22/08 Ảnh hưởng của tranh chấp lãnh thổ tới an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Thứ hai, 22 Tháng 8 2011 00:00
EmailInPDF.
Những tranh chấp về lãnh thổ, an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương luôn là tâm điểm chú ý của dư luận khu vực và thế giới. Những tranh chấp không chỉ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, mà nó còn tạo ra sự cản trở trong các mối quan hệ song phương giữa các quốc gia. Bài viết đăng trên tạp chí “Kinh tế và Chính trị”, Trung Quốc của tác giả Châu Sa.


Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực xảy ra tranh chấp về phân định lãnh thổ và đường biển nhiều hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới với diễn biến phức tạp, đòi hỏi các nước liên quan phải tìm ra biện pháp giải quyết. Trong đó nổi bật với tranh chấp Biển Đông, tranh chấp chủ quyền đảo Điêu Ngư Trung - Nhật, hay vấn đề quyền sở hữu "Bốn đảo phía bắc" Nhật - Nga, tranh chấp quần đảo Dokdo Nhật - Hàn, v.v... ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
1.Tranh chấp lãnh thổ là nguồn gốc của xung đột khu vực Châu Á - Thái Binh Dương
Tranh chấp lãnh thổ là nguồn gốc của xung đột khu vực Châu Á - Thái Binh Dương, là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực này. Paul Huth, nhà nghiên cứu cấp cao của viện nghiên cứu các vấn đề xã hội thuộc đại học Michigan, cũng là một trong những học giả Mỹ nghiên cứu lĩnh vực tranh chấp lãnh thổ quốc tế nói rằng: "khi nghiên cứu nền chính trị quốc tế, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng, tự cổ chí kim, tranh chấp lãnh thổ luôn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mọi cuộc xung đột. Mặc dù người ta vẫn bàn đến độc lập dân tộc của một quốc gia nào đó đang bị suy giảm, chủ quyền đang đến hồi kết; thế nhưng, nếu bạn biết những ranh giới lãnh thổ nào đang xảy ra tranh chấp thì bạn sẽ biết được cái cốt lõi của điểm nóng ấy ở đâu". Lời của Paul Huth không phải là không có căn cứ, tranh chấp lãnh thổ và an ninh là hai vấn đề có liên quan mật thiết đến nhau. Minh chứng cho điều này có thể kể tới vô số những cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong lịch sử, điển hình gần đây nhất là cuộc chiến tranh chấp quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentina vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Đồng thời, tranh chấp lãnh thổ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới an ninh toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tranh chấp Biển Đông được gọi là "cuộc tranh chấp lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu". Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nước liên quan đều lên tiếng yêu cầu chủ quyền đối với Biển Đông, một số nước còn xây dựng chiến lược quốc phòng mới, đẩy mạnh thiết lập lực lượng hải quân và không quân, thiết chặt kiểm soát quân sự, tăng cường khai thác tài nguyên... Hiện trạng này dẫn đến sự căng thẳng leo thang trong khu vực Biển Đông. Những thập niên 70 và 80, Trung Quốc và Việt Nam đã từng xảy ra hai cuộc xung đột vũ trang đẫm máu trên vùng Biển Đông. Tình hình căng thẳng trên Biển Đông khiến cho toàn khu vực, thậm chí các nước trên thế giới đều tỏ thái độ lo sợ và quan tâm đặc biệt tới an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Biển Đông trở thành "vùng biển nguy hiểm" và là "quả bom công kích lớn" toàn khu vực này.
Ngoài tranh chấp Biển Đông thì tranh chấp chủ quyền đảo Điêu Ngư Trung - Nhật, hay vấn đề về chủ quyền "Bốn đảo phía bắc" Nhật - Nga, tranh chấp quần đảo Dokdo Nhật - Hàn cũng đều là vấn đề quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới. Mặc dù khu vực tranh chấp chỉ là những "nốt chấm nhỏ" hiển thị trên bản đồ, nhưng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại có ý nghĩa vô cùng lớn, nó liên quan đến mối quan hệ chính trị giữa các nước mà mỗi vấn đề đều có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Xung đột đảo Điêu Ngư xảy ra triền miên giữa Trung Quốc và Nhật luôn là điểm nóng của toàn thế giới, hay trong cuộc đối kháng và tranh luận ngoại giao kịch liệt giữa Hàn và Nhật về quần đảo Dokdo năm 1996, Hàn Quốc thậm chí đã khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn khi tổ chức thực hiện cuộc tập trận hải - không quân quy mô tương đối lớn.
Đặc điểm tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á ngay từ khi bắt đầu hay trong quá trình diễn ra đều bị chi phối bởi nhân tố chính trị. Khi chính trị giữa các nước liên quan rơi vào tình trạng căng thẳng thì biểu hiện đầu tiên cũng là cốt lõi của mọi cuộc xung đột luôn là tranh chấp lãnh thổ. Nếu không có biện pháp giải quyết hợp lý thì điều này chính là mầm mống gây nên tình trạng căng thẳng giữa các nước, thậm chí là xung đột vũ trang. Ngoài ra còn có nhiều đặc điểm tương đồng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là phương hướng nhìn nhận vấn đề hay biện pháp giải quyết một cuộc tranh chấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết cho cuộc tranh chấp liên tiếp sau nó, dẫn đến hiện trạng gọi là "phản ứng dây chuyền". Do đó, tranh chấp lãnh thổ còn gọi là căn nguyên xung đột gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
2.Tranh chấp lãnh thổ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và mối quan hệ giữa các nước trong khu vực
Việc chọn lựa phương hướng phát triển và biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các nước và nền hòa bình phát triển của toàn khu vực. Phạm vi ảnh hưởng rộng và số lượng lớn các nước có liên quan trong tranh chấp lãnh thổ Châu Á - Thái Bình Dương là đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác. Trong phạm vi khu vực có tranh chấp  giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN, giữa các nước ASEAN; hay phạm vi ngoài khu vực giữa Nga và Nhật, Mỹ và toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đều tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi các nước, không chỉ ảnh hưởng tới các nước tham gia mà còn tác động sâu rộng đến hòa bình và an ninh của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tranh chấp đảo Điêu Ngư là vấn đề nổi cộm trong quan hệ Trung - Nhật, gây căng thẳng trong mối quan hệ hai nước. Tranh chấp Biển Đông là thước đo mức độ căng thẳng hay ôn hòa trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Tranh chấp lãnh thổ cũng chính là nguyên nhân cơ bản mà Nhật và Nga đến nay vẫn chưa có bất kỳ tiếng nói chung hay một văn bản ký kết liên quan nào, và "Bốn đảo phía bắc" biến thành vật cản kìm hãm sự phát triển quan hệ Nhật - Nga. Cũng như vậy, tranh chấp Nhật - Hàn đã đẩy quan hệ hai nước xuống chiều sâu của sự trì trệ.
Các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, v.v... đều là những thành viên trọng yếu của khu vực này, do đó mối quan hệ giữa các nước có ảnh hưởng quan trọng, quyết định tới sự tồn tại, hòa bình và ổn định của toàn khu vực. Trung Quốc là quốc gia đang trỗi dậy, có tác động ngày càng lớn trong vấn đề của khu vực cũng như của thế giới. Nhật là cường quốc kinh tế đang đầu tư đẩy mạnh sang lĩnh vực chính trị và quân sự. Các nước ASEAN không ngừng phát triển sau chiến tranh lạnh, hoạt động tích cực và phát huy hiệu quả trong nền chính trị, kinh tế, an ninh toàn khu vực. Nếu quan hệ hai nước Trung - Nhật xấu đi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cục diện an ninh khu vực; chất lượng quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực. Do vậy, nếu các nước đã nêu trên vì mục đích tranh chấp lãnh thổ gây ra mâu thuẫn hoặc xung đột vũ trang sẽ không chỉ phá hoại mối quan hệ phát triển bình thường hóa vốn có, mà còn khiến cho an ninh khu vực rơi vào tình trạng bất ổn định, tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và phát triển của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
3.Tranh chấp lãnh thổ ảnh hưởng ngầm đến cục diện quan hệ các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là cái nôi của sự giao thoa về lợi ích và sức mạnh của các nước lớn. Bốn nước Trung, Mỹ, Nhật và Nga đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vấn đề chung của toàn khu vực. Quan hệ giữa các nước này quyết định đến cục diện chính trị của toàn khu vực. Đồng thời, diễn biến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện quan hệ bốn nước này, thậm chí đến nền an ninh của toàn thế giới.
Thứ nhất, một số tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ mối quan hệ giữa nước lớn và nước lớn. Ví dụ như tranh chấp đảo Điêu Ngư Trung - Nhật hay tranh chấp "Bốn đảo phía bắc" Nhật - Nga, phương hướng phát triển và biện pháp giải quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển quan hệ song phương của các nước này. Hay ví dụ như, tranh chấp "Bốn đảo phía bắc" giữa Nhật và Nga trước nay luôn như "cái gậy đặt trong cổ họng" cản trở sự phát triển lâu dài quan hệ Nhật - Nga, nếu không giải quyết được vấn đề này thì việc thiết lập quan hệ song phương mật thiết Nhật - Nga là điều không thể có. Tranh chấp đảo Điêu Ngư Trung - Nhật cũng là cái bóng kìm hãm quan hệ hai nước phát triển. Do đó cần xuất phát từ lợi ích tổng thể trong quan hệ song phương tốt đẹp, từ đó cùng suy ngẫm và tìm ra biện pháp giải quyết.
Thứ hai, một số nước lớn mặc dù không phải là nước có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương song lại có lợi ích thiết yếu trong khu vực tranh chấp này. Diễn biến tranh chấp lãnh thổ toàn khu vực từ đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến quan hệ nước đó và những nước có tranh chấp.
Ngay chính một số vùng tranh chấp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và chiến lược phát triển, là đối tượng quan tâm đặc biệt của các nước lớn. Ví dụ như đảo Điêu Ngư có giá trị kinh tế lớn và chiến lược phát triển quan trọng đối với hai nước Trung - Nhật, Biển Đông được gọi là "trái tim của khu vực Đông Nam Á", là "Địa Trung Hải khu vực Châu Á", v.v trong đó nguồn thủy sản và nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, có đường hàng hải thuận tiện và lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm tấp nập, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và phát triển của các nước xung quanh Biển Đông mà còn là mối quan tâm đặc biệt về lợi ích của các nước lớn, đặc biệt là các siêu cường quốc.
Mỹ có lợi ích chiến lược chính trị, kinh tế, an ninh, v.v...quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng là khu vực hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Các nước Mỹ, Nhật, Philippines đã ký kết hiệp ước liên minh quân sự, xây dựng căn cứ quân sự tại Okinawa Nhật, đồng thời còn hợp tác quân sự và quốc phòng dưới nhiều hình thức với các nước xung quanh khu vực Biển Đông khác. Nếu tranh chấp Biển Đông leo thang hoặc phát sinh xung đột mới trong tranh chấp Trung - Nhật, thì vấn đề không còn thuộc phạm vi giải quyết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN hay giữa Trung Quốc và Nhật nữa. Khi đó, Mỹ cũng có khả năng tham gia và quan hệ Trung - Mỹ không thể không bị ảnh hưởng.
Tiếp nữa, các mối quan hệ song phương như quan hệ Trung - Mỹ, quan hệ Trung - Nhật, quan hệ Nhật - Mỹ, quan hệ Trung - Nga, hay quan hệ Nhật - Nga, v.v... sẽ nắm vai trò quyết định cục diện chính trị và an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Diễn biến trong tranh chấp lãnh thổ khu vực dù ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bất kỳ mối quan hệ song phương nào cũng đều kéo theo "phản ứng dây chuyền" cho những mối quan hệ khác, từ đó ảnh hưởng đến diễn biến cục diện chính trị và an ninh của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, các nước này cũng là lực lượng thống trị chủ đạo trên quy mô toàn thế giới nên sự ảnh hưởng không chỉ giới hạn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện thế giới cũng như hòa bình và an ninh thế giới.
Theo Tạp chí Kinh tế và Chính trị
Đinh Thị Thu (dịch)
Thùy Linh (hiệu đính)