Thursday, December 15, 2011

15/12 Dấu hỏi đạo đức công ty kiểm toán

Thứ 5, 15/12/2011, 14:06 


Tỷ lệ hoa hồng chi cho kế toán trưởng của các công ty kiểm toán nhỏ thường khoảng 10% giá trị hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán cho một doanh nghiệp tầm trung khoảng 15.000 USD.
Sau bài viết "Thủ thuật kiểm toán" đăng trên ĐTTC số ra ngày 12-12, tòa soạn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của NĐT về thực trạng hoạt động thiếu lành mạnh tại một số công ty kiểm toán (CTKT). ĐTTC xin trích đăng ý kiến của NĐT Lê Thụy Thanh Tâm.
Big Four cũng có "phốt"

15/12 Công ty kiểm toán: Hạn chế tối đa điểm “ngoại trừ”

Thứ 5, 15/12/2011, 14:05 


Nếu ngoại trừ hàng tồn kho coi như chưa kiểm toán vì hàng tồn kho có thể làm thay đổi mọi thứ khiến báo cáo kiểm toán khó đạt yêu cầu.
Sau khi ĐTTC phản ánh chủ đề: "Nâng chất công ty kiểm toán - Minh bạch doanh nghiệp niêm yết" (ngày 12-12-2011), Mới đây tại cuộc hội thảo về lợi ích của kiểm toán độc lập (KTĐL) và báo cáo tài chính chất lượng, Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đều khẳng định sẽ hạn chế tối đa các điểm "ngoại trừ" trong báo cáo tài chính đã kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Không có khái niệm "rẻ, tốt, nhanh"

15/12 Ông Andy Ho: Chứng khoán sẽ phục hôì vào 6 tháng cuôí năm 2012

Thứ 5, 15/12/2011, 08:57 


Hoạt động của VinaCapital bị ảnh hưởng không nhỏ do kinh tế vĩ mô và TTCK. Quỹ VOF có NAV giảm 6,9% trong 11 tháng năm 2011, trong khi VN-Index giảm 21,5%.
Dù chỉ số P/E (giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu) trung bình trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện còn khoảng 8,7 lần, thấp hơn nhiều nước trong khu vực, và chỉ cao hơn Singapore, nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa mặn mà với thị trường Việt Nam, chủ yếu do các yếu tố kinh tế vĩ mô chưa ổn định.
Đây là nhận định của ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Công ty quản lý quỹ VinaCapital trong buổi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều ngày 13-12.

15/12 Hốt hoảng nguy cơ 'vỡ nợ' của công ty chứng khoán

Thứ 5, 15/12/2011, 08:56 


Khi một công ty không có đủ tiền để thanh toán cho những nhu cầu phát sinh như nợ đến hạn hoặc khách hàng rút tiền thì nguy cơ phá sản là hiển hiện.
Một số CTCK mất thanh khoản, không thể trả lại tiền của chính các nhà đầu tư đang dấy lên một làn sóng lo ngại: Liệu có xảy ra một dây chuyền "vỡ nợ" trên thị trường chứng khoán?.
Lỳ mặt không trả tiền cho nhà đầu tư
Sau một tuần với chỉ 1 phiên tăng và 4 phiên giảm như thường thấy, TTCK mở đầu tuần mới (12/12) đón thêm một thông tin khá sốc: Công ty Chứng khoán SME (SME) mất khả năng chi trả tiền mặt cho nhà đầu tư.

15/12 Tây, ta cùng bắt đáy, Vn-Index giảm phiên thứ 8 liên tiếp

Thứ 5, 15/12/2011, 12:24 


KLGD khớp lệnh trên hai sàn tăng đáng kể so với phiên trước. VN-Index giảm 3 điểm xuống 364 điểm, HNX-Index xuống gần 58 điểm. VIC, SJS, KBC tăng trần trong khi MSN, BVH giảm sàn.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (15/12), Vn-Index giảm 3,07 điểm xuống 364,48 (-0,84%), giảm 8 phiên liên tiếp. Thị trường đã hồi phục đáng kể vào cuối phiên khi "lực lượng" tham gia mua giá sàn đã tăng đáng kể từ giữa đợt 2, trước đó, đã có lúc VN-Index giảm hơn 7 điểm về sát 360 điểm.

15/12 Hãy tính đến phương án T+0

Thứ 5, 15/12/2011, 09:47


Tại CTCK Bảo Việt, gần đây BVSC đã nhận được đề nghị từ một số CTCK nhỏ đặt vấn đề mua lại hoặc sáp nhập vào BVSC.
Ông Nhữ Đình Hòa Tổng giám đốc CTCK Bảo Việt cho rằng, nếu UBCK đã nghĩ đến phương án T+2 thì hãy tính đến phương án T+0 để chỉ phải cải tổ một lần là TTCK Việt Nam có thể cạnh tranh với các TTCK quốc tế.

14/12 Hồ Ngọc Hà, gương mặt đại diện cho thẻ VPBank MasterCard Platinum

KHÁNH HÒA
14/12/2011 09:41 (GMT+7)
pictureVPBank sẽ là nhà tài trợ chính cho liveshow của Hồ Ngọc Hà có tên gọi Hồ Ngọc Hà Live Concert 2011.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thỏa thuận hợp tác với ca sỹ Hồ Ngọc Hà, theo đó, ngôi sao ca nhạc này sẽ là gương mặt đại diện cho thẻ VPBank MasterCard Platinum trong năm 2012.


12/12 Vinashin muốn vay thêm tiền để trả lương công nhân

12/12/2011 | 11:38

Trước đó, Vinashin được chấp thuận vay với lãi suất 0% từ VDB để trả lương đến hết 31/12/2011. Tuy nhiên, gần đây, tập đoàn này lại xin vay thêm.

Báo cáo về tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp vừa được Vinashin trình Chính phủ cho thấy tập đoàn này đang tiếp tục gặp khó khăn về nguồn tiền chi trả lương cũng như các khoản phúc lợi đối với người lao động. Do vậy, Vinashin đề nghị Chính phủ cho phép và chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tiếp tục giải ngân cho các đơn vị của tập đoàn hỗ trợ chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động.
Trước đó, theo quyết định của Thủ tướng, Vinashin được vay vốn với lãi suất 0% từ VDB để thanh toán các khoản nêu trên với người lao động và cơ quan bảo hiểm trong 2 năm 2010, 2011. Thời hạn vay tối đa là 12 tháng và sẽ kết thúc thời gian hiệu lực vào cuối tháng này.
Người lao động ở một số công ty con của Vinashin chỉ nhận được lương tối thiểu là 830.000 đồng trong vòng 2-3 tháng gần đây. Ảnh: Vietnamnews
Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi nhận được nguồn hỗ trợ từ VDB, việc trả lương cho người lao động tại nhiều doanh nghiệp thuộc Vinashin cũng rất khó khăn. Tại một số công ty con của Vinashin, người lao động chỉ nhận được lương tối thiểu 830.000 đồng trong vòng 2-3 tháng gần đây. Các khoản tiền này cũng thường không được trả đúng hạn và lãnh đạo doanh nghiệp cho biết chưa xác định được thời gian có thể thanh toán các khoản nợ lương còn lại.
Báo cáo về tình hình tái cơ cấu tập đoàn của Thủ tướng, Vinashin cho biết đã chuyển giao được 15 đơn vị cho Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải (Vinalines). Tuy nhiên, quá trình này cũng nảy sinh nhiều vướng mắc, đặc biệt là các đơn vị, dự án chuyển giao cho Vinalines.
Trường hợp đầu tiên xảy ra tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Bình Định khi Vinalines chỉ tiếp nhận số vốn góp thực tế bằng tiền (khoảng 109 tỷ đồng) của Vinashin, chiếm gần 2,2% vốn điều lệ. Trong khi đó, Vinalines không công nhận vốn góp bằng thằng thương hiệu của Vinashin (được tập đoàn này định giá tương đương 30% vốn điều lệ), dẫn tới việc không xác định được đơn vị góp cổ phần chi phối, gây trở ngại cho quản lý điều hành. Vinalines cũng chỉ đồng ý tiếp nhận dự án đóng 2 tàu 1.730 TEU khác của Vinashin nếu tập đoàn này báo cáo Chính phủ cho phép dự án được hưởng vốn vay ưu đãi từ VDB.
Một bất cập khác cũng nảy sinh tại dự án Khu cảng biển Hà Hải (Quảng Ninh) khi Vinashin cho biết Vinalines không đủ năng lực tài chính để triển khai. Với dự án này, tập đoàn đã được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho chuyển giao sang đơn vị khác. Vinashin cho biết tập đoàn đang rất nỗ lực để tìm kiếm nhà đầu tư.
Về 42 đơn vị được giữ lại, Vinashin cho biết đã nhận được đề án tái cơ cấu của 14 và phê duyệt được đề án của 13 đơn vị. Tập đoàn này xin giữ lại thêm 2 đơn vị (Công ty Cảng Chân mây, Công ty Hàng hải Viễn Đông) và cam kết sẽ rà soát, điều chỉnh lại Đề án Tái cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế và trình Chính phủ vào Quý I/2012. Riêng với 216 đơn vị không giữ lại trong mô hình tập đoàn sau tái cơ cấu, Vinashin cho biết đã rút vốn, giải thể, chuyển sở hữu… được 54 doanh nghiệp.
Lý giải về tồn tại này, bên cạnh những vướng mắc về cơ chế, Vinashin cho biết nguyên nhân chủ yếu là các công ty có góp vốn bằng tiền và tài sản của tập đoàn hoạt động không hiệu quả, dư nợ đối với ngân hàng lớn. Vì vậy, việc chuyển nhượng phần vốn góp gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn thị trường đang đi xuống, khả năng thu hồi vốn đầu tư không cao.
Do vậy, Vinashin đề nghị Chính phủ cho phép hạch toán giảm vốn góp với một số trường hợp doanh nghiệp, dự án khi thoái vốn để tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đồng thời, tập đoàn này cũng đề nghị Bộ và Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh đẩy nhanh thủ tục đăng ký lại, rút vốn thương hiệu Vinashin tại các công ty con rút khỏi tập đoàn.
(Theo VNE)

http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/tien-te/2011/12/3979-vinashin-muon-vay-them-tien-de-tra-luong-cong-nhan/ 

09/12 Từ 1/4/2012 chính thức xếp hạng công ty chứng khoán

09/12/2011 | 08:43

Năm 2012 sẽ là năm chấn chỉnh các công ty chứng khoán.

Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết thời gian vừa qua, Chính phủ yêu cầu UBCK chuẩn bị đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Đề án đã được báo cáo Bộ Tài chính và trình lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sau đó, Bộ tưởng Bộ Tài chính có ý kiến chỉ đạo là không dừng lại ở các đề án tài cấu trúc công ty chứng khoán mà tái cấu trúc luôn thị trường chứng khoán. "Hiện nay, chúng tôi đang triển khai đề án theo hướng này và trong tháng 12 sẽ phải trình lên Thủ tướng", ông Hùng nói.
Từ 1/4/2012, UBCK sẽ chính thức phân loại, xếp hạng công ty chứng khoán và áp dụng đầy đủ theo Thông tư 226, đến mức độ nào sẽ rút phép hoạt động. 105 công ty chứng khoán hiện tại sẽ được thu gọn. Năm 2012 sẽ là năm chấn chỉnh các công ty chứng khoán. Ngày 8/12, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) đã tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên thị trường về dự thảo kiến nghị tái cấu trúc thị trường chứng khoán trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
(Theo Đầu tư chứng khoán)

http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/chung-khoan/2011/12/3867-tu-1-4-2012-chinh-thuc-xep-hang-cong-ty-chung-khoan/ 

13/12 Vinashin sẽ thu hơn 580 triệu USD từ bàn giao tàu

13/12/2011 | 17:39

Thông tin trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết khi trả lời chất vấn về kết quả tái cơ cấu Vinashin.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn các đai biểu về vấn đề Vinashin. Ảnh:Nhật Minh.
Tại phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng ngày 25/11, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) và đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đã đặt câu hỏi về việc xử lý trách nhiệm của những tập thể và cá nhân có liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và kết quả tái cơ cấu tập đoàn này.
Trước hai câu hỏi này, Thủ tướng đã có văn bản trả lời đại biểu.
Về việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sai phạm, Thủ tướng cho biết, Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành việc kiểm điểm và đang xem xét để đưa ra các quyết định hình thức xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm.
Bộ Công an đã khởi tố điều tra và tạm giam 9 bị can có hành vi vi phạm pháp luật, truy nã quốc tế 2 bị can. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã triệu tập hơn 50 cá nhân khác có liên quan để làm việc, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng cho biết, đến tháng 10/2011, Vinashin đã giảm đầu mối 54 đơn vị, chuyển quyền chủ sở hữu, đại diện vốn tại 10 đơn vị, chuyển giao 1 đơn vị.
Bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự của tập đoàn từng bước được ổn định để sản xuất kinh doanh, các nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại, cán bộ công nhân có việc làm, có thu nhập.
Năm 2010, Vinashin đã hoàn thành và bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 577 triệu USD, trong đó có 28 tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng là 278 triệu USD, 36 tàu trong nước với tổng giá trị hợp đồng là 299 triệu USD (riêng trong 3 tháng cuối năm đã bàn giao 42/64 con tàu cho các chủ tàu trong nước và quốc tế).
Năm 2011, Vinashin vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng sẽ hạ thủy bàn giao 74 tàu, tổng giá trị là 584,7 triệu USD, trong đó có 24 tàu xuất khẩu, Thủ tướng cho biết.
(Theo Chinhphu.vn)

http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/chi-so-vi-mo/2011/12/4044-vinashin-se-thu-hon-580-trieu-usd-tu-ban-giao-tau/ 

29/11 Chứng khoán ngày 29/11: Tiền lại “bốc hơi”

LAN NGỌC
29/11/2011 16:28 (GMT+7)
pictureVN-Index đã trả lại hết mức tăng điểm trong phiên hưng phấn bất ngờ hôm qua.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Bất chấp những biến động tốt của thị trường chứng khoán thế giới đêm qua và sáng nay, thị trường Việt Nam là chứng kiến một phiên giao dịch chán nản hết mức và dòng tiền hào hứng hôm qua dường như đã bốc hơi.

Điều gì khiến dòng tiền không tham gia nhiệt tình nữa, sau khi không ít nhà đầu tư đua giá ngay phiên trước, thậm chí đua trần ở rất nhiều mã? Có thể hôm qua chỉ là một bull-trap và dòng vốn đã hạn hẹp lại bị kẹt lại thêm, hoặc, hôm nay chỉ là một phiên buông của các dòng tiền lớn.

Dù khả năng nào xảy ra thì rõ ràng nếu không có lực đẩy mới, thị trường vẫn cứ lên xuống thất thường một cách khó lý giải. Một lần nữa thị trường đã cho thấy quá trình tìm đáy luôn kéo dài và đua giá cao luôn gặp rất nhiều rủi ro.

Chuyển biến hôm nay là xấu vì số lượng cổ phiếu giảm mạnh trở lại sau khi đạt giá đỉnh tăng lên mức cao. Độ rộng thị trường lại nghiêng sang hướng tiêu cực, đặc biệt trên sàn Hà Nội. Thanh khoản thấp, biên độ dao động cao vẫn là biểu hiện quen thuộc của tình trạng cầu yếu.

Trong khi VN-Index còn có dao động tăng giảm nhờ vài mã lớn, HNX-Index hình thành một đường dốc đi xuống thẳng băng từ đầu đến cuối phiên. Các cổ phiếu đầu cơ quan trọng nhất như KLS, PVX, VND đều tỏ ra yếu ở những bước giá trên tham chiếu. Thậm chí mức hỗ trợ 10.000 đồng ở KLS, VND mới giành được phiên trước đã lại "thất thủ" trước áp lực bán mạnh.

Thống kê giao dịch của KLS và VND, tại mức 10.100 đồng và 10.000 đồng, giao dịch tập trung dày đặc và chủ yếu là do người bán khớp vào dư  mua. Dĩ nhiên cơ hội cho hai mã này quay lại "tái chiếm" ngưỡng 10.000 đồng vẫn còn, nhưng có lẽ chỉ khi khối lượng chặn mua vùng giá thấp được đẩy lên cao hơn.

Cả hai sàn hầu như không có diễn biến kịch tính nào đáng chú ý. Tốc độ giao dịch chậm trong một trạng thái buồn tẻ bất ngờ. Tâm lý hưng phấn hôm qua bị dội một gáo nước lạnh đáng kể khi đến 9h30 mới lèo tèo hơn 100 tỷ đồng giá trị khớp lệnh tại HSX. Những gợn sóng hồi của sàn này càng khiến nhà đầu tư chán nản hơn, khi độ rộng đi ngược với diễn biến Index. Những cổ phiếu lớn như BVH, MSN, VIC, VNM hôm qua hãm đà tăng của chỉ số, hôm nay lại góp phần kìm đà giảm.

Đáng chú ý nhất trên HSX có lẽ chỉ có MBB, không phải ở giá, mà là động thái mua vào mạnh ngay trên sàn khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài. Trên 51% thanh khoản của MBB là nhờ khối ngoại mua ròng sau những ngày chủ yếu gom bằng hình thức thỏa thuận. Lực đỡ này giúp MBB tăng khá tốt, dù nhà đầu tư trong nước tranh thủ xả hàng cũng rất mạnh. Về cuối phiên MBB không đủ sức trụ lại ở ngưỡng cao nhất 12.900 đồng, thậm chí còn bị ép về 12.800 đồng bằng khối lượng bán lớn.

Như đã nói mấy hôm trước, khi cung giá thấp khá cạn thì khả năng tăng giá là lớn. Tuy nhiên "vấn nạn" lại ở chỗ người bán phản ứng hơi nhanh khi có giá tốt. Nhu cầu cắt lỗ, cơ cấu danh mục lại tăng lên mỗi khi người mua đẩy giá lên. Tình trạng này không phải hôm nay mới diễn ra mà kéo dài từ tuần trước đưa người mua thay đổi trạng thái tâm lý một cách thất thường.

Ngoài câu chuyện tiền, sự thay đổi thất thường nói trên có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực hơn là người cầm tiền càng ngày càng co cụm vì ngại rủi ro. Thị trường trơ với thông tin hỗ trợ không phải là điều hay. Thậm chí nhà đầu tư có thể cảm nhận như thị trường liên tục gài bẫy và liên tục mắc lỗi có vị thế ngược với xu hướng. 

Các suy luận thông thường trong tình trạng thanh khoản yếu như hôm nay là "test" cung, "đè gom", "chưa gom đủ nên chưa cho lên"… Những suy luận này có thể đúng, nhưng cũng có thể là võ đoán. Tín hiệu khẳng định quan trọng nhất vẫn là tiền phải vào đủ lớn vì một xu hướng tăng chắc chắn luôn cần nhiều tiền để đảm bảo độ bền và sức mạnh. 

Lượng tiền vào thị trường từ tuần trước đến nay có lúc tăng lúc giảm, nhưng chắc chắn là thất thường và xu hướng bình quân vẫn là giảm. Liệu những phiên giá trị khớp lệnh tăng lên có phải là tín hiệu của dòng tiền lớn nhập cuộc, hay chỉ là sự hưng phấn nhất thời của dòng tiền thường trực từ những người bám sàn? Hô hào luôn dễ hơn là bỏ tiền thực vào mua!


http://vneconomy.vn/20111129042252150P0C7/chung-khoan-ngay-2911-tien-lai-boc-hoi.htm
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
  • Nguyễn Bình
    11:14 (GMT+7) - Thứ Tư, 30/11/2011
    Vẫn như thường lệ, hết phiên GD ngày 30-11, VN index đạt 380,69, vẫn xuất hiện lệnh bán với KL lớn từ đầu phiên 1 đến cuối phiên, NĐT có lẽ và thực sự chờ tín hiệu tốt từ nhiều phía, tâm lý dè chừng mua hàng 50 -50. 

    Cứ hễ 10 người mua hàng vào các ngày 23,24,25/11 thì có 8 người bán ra các ngày 29, 30/11, và ngày 1,2/12 lại tiếp tục nhận được tín hiệu xã hàng với KL lớn. 

    Câu hỏi thật sự đặt ra ở đây là: "Liệu TTCK có phải thực chất là tổng hòa của 75% tâm lý và 25% tài chính".
  • Nguyễn Bình
    22:23 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Mình theo sát diễn biến 2 tuần nay, các ngày, 24, 25, 28, 29 của tháng 11 có dấu hiệu đang đè các mã ck xuống thấp hơn giá trị rất thực, giữa phiên 2 lúc nào cũng xảy ra trường hợp bán tháo với KL rất lớn, ngày 28 , 29/11 sau khi công bố chỉ số CPI, kèm theo lời hứa của chính phủ về việc hỗ trợ TTCK thì đó cũng đánh 1 đòn tâm lý với các NĐT, xuất hiện lệnh mua, lực mua nhiều, nhưng đến cuối phiên 3 xã hàng gấp 2 lần khi mua. Cứ lên 100đ thì giảm 200-500đ cho ngày hôm sau với KLGD rất lớn. 

    Ngày 30-11 vẫn là ngày đánh lên 100đ xã hàng ngay từ 200- 500đ. Cứ thế liên lục làm NĐT chán nản, 1 phiên đi ngang trong biên độ hẹp cho phép.
  • Binh Ninh
    19:14 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Mình rất thích đọc những bài viết phân tích giao dịch trong ngày của bạn Lan Ngọc. Rất sâu sắc và luôn luôn hợp lý. Ngày nào vào 3h chiều mình cũng vào VnEconomy để mong được đọc bài bình luận của bạn. 

    Đề nghị bạn đừng bao giờ bỏ viết bài dù chỉ là 1 ngày. Nếu sáng nào bạn bận ko quan sát bảng điện tử được thì bạn có thể dùng phần mềm ghi lại màn hình desktop để sau đó có thể bật lên theo dõi lại rồi viết bài. 

    Bài viết của bạn sẽ giúp được cho rất nhiều bạn đọc tự suy luận và tìm hướng đi cho mình. 

    Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều, Lan Ngọc.
  • Trudanhck
    17:05 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Phiên hôm nay: thể hiện sự tâm lý nhà đầu tư: chán nản, thiếu niềm tin. 

    Liệu lúc này bán ra có phải là giải pháp tốt không? Khi mà thị giá các cổ phiếu đã xuống thấp hơn giá trị thực rất nhiều so với nội tại doanh nghiệp. 

    Dự báo cho phiên ngày mai: đà bi quan sẽ tiếp tục đầu phiên. Thị trường sẽ lấy lại tự tin vào giữa phiên 2 khi các lệnh lớn nhảy vào gom cổ phiếu giá thấp. Kết thúc phiên đóng cửa nhiều mã tăng áp đảo so với mã giảm.