Friday, July 1, 2011

01/07 Mỹ-Việt tập luyện hải quân từ 15/07

Cập nhật: 03:55 GMT - thứ sáu, 1 tháng 7, 2011

Tàu USS Chung-Hoon ngoài khơi Philippines tuần này
Tin cho hay hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ bắt đầu đợt hoạt động chung từ ngày 15/07 tới ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh nói trong một thông báo ra hôm thứ Sáu, rằng "Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi giữa hải quân hai nước tại thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 15/07/2011".
Hoạt động này được gọi một cách danh chính ngôn thuận là "giao lưu hải quân".
Thông báo cũng cho biết sẽ có một lễ đón chính thức và một buổi họp báo trên tàu USS Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 15/07.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam và "tăng cường quan hệ" cùng hải quân nước chủ nhà nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Theo cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ, khi ở Việt Nam các thủy thủ Mỹ sẽ tham gia hoạt động cộng đồng, các buổi huấn luyện về tìm kiếm và cứu nạn, kiểm soát thiệt hại, lặn và cứu hộ với hải quân Việt Nam.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói việc tàu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam là 'hoạt động bình thường'.
Bà nói: "Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Và việc tàu hải quân của các nước tới thăm cảng của Việt Nam cũng là việc bình thường và cũng đã được tiến hành trong một số năm gần đây".
"Những hoạt động sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm và cũng đã được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước".

Căng thẳng Biển Đông

Chưa rõ tàu chiến Mỹ sẽ ở Việt Nam trong thời gian bao lâu.
Tháng Tám năm ngoái, Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đã có các hoạt động hợp tác với hải quân Việt Nam kéo dài trong một tuần.
Tuy nhiên sự kiện năm 2010 mang tính chất đặc biệt vì nó trùng dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.
Tàu USS Chung Hoon
Sự kiện Hải quân Mỹ diễn tập với Philippines và sau là với Việt Nam đang được Trung Quốc quan sát kỹ
Trước đó tàu chiến của Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam, trong đó hai chuyến vào năm 2008, hai chuyến năm 2009.
Trong tháng 2 và 3 năm 2010, tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh (cảng Hòn Khói, vịnh Vân Phong).
Hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực được nhiều người nhìn nhận như đối trọng với Trung Quốc và đã bị Bắc Kinh phản đối.
Lần này khu trục hạm thuộc loại tối tân USS Chung-Hoon sẽ tới Việt Nam sau khi đã tham gia cuộc tập trận chung CARAT kéo dài 11 ngày với hải quân Philippines.
Mỹ và Philippines đều tuyên bố rằng cuộc tập trận là hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ đồng minh, chứ không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền cũng như quan ngại về Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát nói chung đánh giá đây là hành động biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình mới.
Thời gian qua, cả Philippines và Việt Nam đều đã bày tỏ quan ngại trước các hành động mà hai nước này nói là Trung Quốc gây hấn trong các vùng biển chủ quyền của hai nước gần Biển Đông.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đang khiến các quốc gia trong khu vực tăng cường hoạt động và nâng cao năng lực hải quân.

01/07 Đại biểu Học viện Quốc phòng thăm Trung Quốc


01/07/2011 | 18:43:00

Đoàn đại biểu Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc học viện dẫn đầu có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 26/6 đến 2/7.

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của trường Đại học Quốc phòng, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) với mục đích trao đổi, hội đàm về công tác nghiên cứu, giảng dạy; đồng thời thống nhất nội dung, chương trình các chuyến thăm, giao lưu của lãnh đạo, cán bộ giảng dạy cũng như các học viên trong thời gian tới nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Đoàn đại biểu Học viện Quốc phòng Việt Nam trong thời gian ở thăm Bắc Kinh đã có cuộc gặp Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Mã Hiểu Thiên.

Tại cuộc gặp, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam Võ Tiến Trung cho biết Quân đội Nhân dân Việt Nam rất trân trọng tình cảm hữu nghị truyền thống đã được các lãnh đạo hai nước dày công vun đắp, sẵn sàng cùng PLA mở rộng giao lưu, tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ giữa quân đội hai nước.

Bên cạnh đó, Trung tướng Võ Tiến Trung cũng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng với phía Trung Quốc để giải quyết thỏa đáng những vấn đề nhạy cảm.

Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Mã Hiểu Thiên cho biết Quân đội Trung Quốc trên tinh thần có trách nhiệm với lịch sử và nhân dân sẵn sàng cùng phía Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.

Ông Mã Hiểu Thiên nhấn mạnh, Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam bởi hai nước có chung mục đích lý tưởng, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản./.
(TTXVN/Vietnam+)

01/07 Những truyền thuyết về cách xây dựng Thành nhà Hồ


Thứ Sáu, 01/07/2011 - 10:44

(Dân trí) - Người xưa đã làm thế nào để xây dựng được một thành trì kiên cố, kỳ vĩ như Thành nhà Hồ? Câu hỏi ấy cho tới nay không ai có thể trả lời chính xác. Có nhiều truyền thuyết về kỹ thuật xây Thành được các nhà nghiên cứu thu thập.
 >> Di sản văn hóa nhân loại Thành nhà Hồ, niềm tự hào của xứ Thanh
Địa thế rồng chầu, rắn cuốn…
Thành nhà Hồ, một công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, một kỳ công được xây dựng từ mồ hôi, nước mắt và máu của người lao động…  
 
Cổng thành phía Tây
 
Cổng thành phía Nam
Năm 1397, Hồ Qúy Ly phục mệnh vua Trần Thuận Tông vào động An Tôn làm 5 việc lớn: Xây thành, đắp lũy, xây dựng cung điện, lập nhà miếu, nền xã, mở đường phố. Thành nhà Hồ tọa lạc giữa hai dòng sông lớn là sông Mã và sông Bưởi bao quanh một vùng đất rộng gần 10 ngàn ha màu mỡ, phì nhiêu, tạo nên một sự biệt lập với các vùng đất chung quanh như một ốc đảo tự nhiên hiểm trở.
Bên trong Tây Đô có nhiều rặng núi đá vôi bao bọc, có cả núi đất xen đá mồ côi. Phía Đông Nam Thành nhà Hồ có núi Đốn Sơn cách 4km che giữ mặt tiền gọi là tiền án. Ở phía Tây Bắc có núi Song Tượng (voi cái, voi con) nằm dựa vào nhau chầu vào vùng đất gọi là Mả Lách. Phía Tây - Tây Nam, tương truyền có 5 ngọn núi đá vôi khu động An Tôn, sau này chia ra hai làng là Yên Tôn Thượng và Yên Tôn Hạ, 3 núi gọi là Kim Ngưu (trâu vàng) và 2 núi gọi là Kim Ngọ (ngựa vàng).
Nhà Hồ đã lấy hết 3 ngọn núi Kim Ngọ, cho nên hiện nay chỉ còn lại 2 núi Kim Ngưu cách thành hơn 1km. Các cửa thành đều được làm theo dạng vòm cuốn. Để lắp ghép được các vòm cuốn, các nghệ nhân phải thiết kế và chế tác ra các phiến đá hình múi cam, hình thang cân, hình thang vuông, hình tứ giác.
 
Cổng thành phía Đông
 
Cổng thành phía Bắc
Để chọn đất này làm đất đóng đô, nhà Hồ phải tìm long mạch, từ long mạch khởi thủy đến long mạch nhập thủy cách nhau hàng ngàn cây số. Theo thuyết phong thủy: Đất quý (long mạch cao, xa và rộng) có nhiều tiểu long chầu vào long chủ. Nếu chúng ta đứng trên các ngọn núi và ngoài thành nhìn phong cảnh bao quanh cũng dễ nhận ra địa thế hiểm trở vùng này, bên ngoài có nhiều dãy núi vòng cung bao bọc vây kín bốn phương tám hướng. Vòng trong sông Mã, sông Bưởi lượn tròn như những chiến hào khổng lồ vây giữ. Trong cùng là đất xây Thành nổi lên như một cái ấn trời đặt đó.
Sau khi nghiên cứu phong thủy, Hồ Quý Ly coi mảnh đất này có thể dựng xây đế nghiệp lâu dài. Ông nói với các con đất này là đất thạch bàn Long - Xà - Lục thập niên ký (đất rồng chầu, rắn cuốn - vững như bàn thạch trụ được 60 năm). Nhưng Hồ Hán Thương là con thứ 2, rất am tường thuật phong thủy, tâu với cha đã xem kỹ đất này đúng là đất rồng chầu, rắn cuốn, nhưng đất còn non nên chỉ mới là: Long - Xà ẩm thủy - Lục niên ký chủ - ở được trên dưới 6 năm thôi.
 
Một đoạn tường thành phía Đông
Quả nhiên sau khi lên ngôi hoàng đế tháng 3 năm 1400 (Canh Thìn), Hồ Quý Ly đã phải nhường ngôi cho Hồ Hán Thương vào tháng 11 năm 1400 và đến năm 1406 Hồ Hán Thương đã thất thủ trước xâm lược Đại Minh; năm 1407 đã bị bắt tại Kỳ La - Hà Tĩnh.
Những truyền thuyết về cách xây thành
Tuy Thành nhà Hồ là một công trình thế kỷ, nhưng do các thư tịch cổ đầu thế kỷ XV không quan tâm ghi chép kỹ lưỡng về thời gian bắt đầu xây dựng, cửa nào xây trước, cửa nào xây sau, hay được tiến hành cùng lúc, cũng như cách khai thác đá, vận chuyển, lắp đặt… Do đó công tác nghiên cứu thành cổ chủ yếu dựa vào truyền thuyết lưu lại trong dân.
Cho đến những năm gần đây, cũng có tài liệu nói xây xong thành chỉ trong 3 tháng. Có tài liệu nói xây dựng 3 năm, 6 năm…
Mỗi bức tường thành được lắp ghép 5 hàng đá phiến ở phần nổi trên mặt đất và 2 hàng chìm dưới mặt đất làm móng, trong 5 lớp đá nổi trên mặt đất thì lớp dưới cùng có chiều cao là 1,1m, lớp thứ 2 cao từ 0,9 - 1m, lớp thứ 3 cao từ 0,7 - 0,8m, lớp thứ 4 cao 0,5 - 0,6m, lớp trên cùng cao từ 0,35 - 0,4m.
 
Đoạn tường thành phía Tây
 
Viên đá dài nhất tại cổng thành phía Tây
 
Theo truyền khẩu của nhân dân quanh vùng, chỉ trong vài năm thành đã xây dựng gần xong, chỉ còn lại có 4 cổng thành cứ lắp gần xong lại sập, mỗi ngày có dăm người chết, nhặt được cả rổ ngón tay, ngón chân bị chẹt, nhà vua vô cùng lo lắng, phải treo thưởng hậu cho người hiến kế. Có người đã hiến kế rằng: Phải đắp đất cát bên trong làm cốt để xếp đá lên dựng thành vòm cuốn, xong rồi moi đất cát ra. Thành vừa xây xong Quý Ly cướp ngay ngôi báu. 
Từ quan sát hiện trạng Thành nhà Hồ còn lại đến ngày nay, có thể nhận định rằng: Sau 3 năm Thành nhà Hồ về cơ bản đã lắp đặt xong, nhưng chưa hoàn thiện. Trong quá trình chấp chính, vừa ở vừa xây dựng, cơi nới các lớp gạch nung thành hình răng lược tạo ra lỗ châu mai trên 4 mặt Thành.
Mốc thời gian này phù hợp với truyền miệng của nhân dân quanh vùng: Nhà Hồ vừa xây dựng vừa ở cả thảy chỉ được 6 năm. Với mốc 6 năm cũng trùng hợp với câu nói của Hồ Hán Thương: Đất này là đất Long - Xà ẩm thủy - Lục niên ký chủ.
Thực tế cho đến năm 1407, khi nhà Hồ thất bại thì thành vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện. Vật chứng rất rõ ràng là: Cửa thành phía Đông và phía Tây còn đang bỏ dở, mới lắp đặt xong vòm cuốn, chưa lắp xong 2 mặt cổng thành còn để đá mỏ để lắp đặt sau. Ngoài ra có một đoạn thành gần góc chính Bắc chừng 30m lắp ghép tường thành bằng đá mồ côi chưa được gia công đẽo gọt, vì phải xây dựng xong các bức tường thành trước khi quân Minh sang đánh nước ta.
Nơi khai thác, chế tác và cách vận chuyển đá
Để xây dựng được một kinh đô như Thành nhà Hồ, ngày ấy phải sử dụng một khối lượng khổng lồ các loại vật liệu xây dựng.
 
Đoạn tường thành phía Nam
 
Đoạn tường thành phía Bắc
Có nhiều chuyên gia xây dựng đã đến tham quan, nghiên cứu đặt ra câu hỏi: Có phải khu chế tác đá ngay tại xung quanh chân núi các dãy Kim Ngọ, thuộc xã Vĩnh Yên và Vĩnh Tiến hay không? Hay là sau khi khai thác đá ở các núi Kim Ngọ, người xưa cho chuyển các phiến đá thô về quanh chân thành rồi mới gia công đẽo gọt?
Nhiều chuyên gia nghiên cứu nghiêng về nhận định sau khi khai thác đá thô trên núi xuống chỉ qua sơ chế chuyển ngay về các bãi đá trong thành rồi mới tiếp tục gia công đẽo gọt. Hiện nay còn thấy cả bên trong và bên ngoài thành đá nát chất thành từng đám khá dày, do phải chế tác đẽo gọt các phiến đá hình thang ghép thành vòm cuốn. Nhưng các phiến đá lắp ghép 4 bức tường thành chủ yếu được đẽo gọt bên trong các bờ thành để tiện cho việc kéo trượt theo mặt nghiêng của bờ thành được lắp cao dần theo từng hàng đá bên ngoài.
Điều mà các du khách đến Thành nhà Hồ đều trầm trồ, thán phục là bằng cách nào mà các nghệ nhân và thợ đã tách được các phiến đá khổng lồ nặng vài chục tấn từ trên núi xuống. Cách đây đã 600 năm, chắc chắn thuốc mìn chưa có. Các loại thuốc nổ vô cùng quý hiếm, chỉ đủ chế ra đạn súng Thần công, lấy đâu nổ đá?
Có nhà nghiên cứu đã khẳng định toàn bộ đá xây dựng thành đều được khai thác bằng phương pháp thủ công. Nếu dùng chất nổ dù ít đến đâu thì đá cũng bị om, rạn nứt. Việc khai thác đá xây dựng thành trì cho đến ngày nay vẫn là một điều khó hiểu.
 
Từ cổng thành phía Nam nhìn sang cổng phía Bắc
Việc vận chuyển những khối đá khổng lồ từ nơi khai thác về thành cũng là một điều kỳ diệu, phi thường. Truyền thuyết trong vùng đã kể lại, người chỉ huy đã cho xây dựng một con đường lát bằng đá để vận chuyển đá từ nơi khai thác về thành. Hiện nay vẫn còn di tích con đường vận chuyển đá ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến.
Khi vận chuyển người xưa dùng các con lăn dùng sức trâu, bò kéo và những tảng đá lớn hàng chục tấn thì dùng sức voi. Sự thực, 4 bức tường thành không phải được cấu tạo đơn giản như nhiều người nghĩ, bên trong là một con đê bằng đất, bên ngoài xếp một tường đá dựa vào vách đất… Đây được xem là công trình xây dựng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam từ trước đến nay.
Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại, gắn với niềm tự hào là trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của Di sản vô giá này.
Duy Tuyên
(Theo tác giả Phạm Văn Chấy
Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy
NXB Thanh Hóa)

01/07 Cơm & phở: những chuyện dở khóc dở cười

Thứ Sáu, 01/07/2011, 01:51 (GMT+7)

TT - Tập tiểu phẩm dày dặn, ngót gần 400 trang của cố nhà văn Xuân Sách vừa được Phương Nam Book và NXB Hội Nhà Văn ấn hành là cuốn sách khá thú vị. Sách gồm ba phần: Tích cũ tuồng nay, Cơm & phở, Thị phi. Mỗi phần ý tứ cài đặt khác nhau nhưng giọng văn thì giễu nhại thâm sâu, người đọc sau khi bật cười có thể lặng tê... chực khóc.
Ảnh: V.Q.

Với các bút danh Minh Phẩm, Hàm Yên đều đặn mỗi tuần một tiểu phẩm trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu, số bài của Xuân Sách nay được tập hợp lại sẽ in thành ba tập (đã in Từ từ tính - Phương Nam Book và NXB Thanh Niên 2010).

Ngắn gọn "trong lòng bàn tay", tiểu phẩm của Xuân Sách thật đáng đọc, đáng ngẫm.

Xin chép lại một chuyện để hầu bạn đọc: "Con chim cu gặp con chim gáy. Chim gáy hỏi: "Bác đi đâu vậy?". Chim cu đáp: "Tôi đi Tây nguyên". "Tại làm sao phải đi?". "Ở đây người ta ghét tôi gù gù cái điệu quê mùa hiền lành nên phải đi". Chim gáy nói: "Xem ra bác phải đổi tiếng kêu đi mới được, nếu không thì bác đi Tây nguyên chứ đi Tây Ban Nha người ta cũng ghét bác, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi thì bác phải lựa ý người ta. Người thích sát phạt thì bác phải hót điệu Hán Sở tranh hùng; người ta ưa sầu oán thì bác phải hót khúc Tư Mã phụng cầu; người ta khoái nhảy nhót phô ngực ngoáy mông thì phải có điệu "rốc, ráp, rốn, reng"... Nếu không thì rụt cổ, thu cánh, ngậm miệng mà chết khô". Chim cu buồn bã: "Khốn nỗi tôi sinh ra chỉ quen hót cái điệu gù gù êm ả cho người ta nghe thanh thản tâm hồn. Nếu tôi thay đổi như bác thì tôi không còn là chim cu nữa". Chim gáy nói: "Bác "bảo thủ" như thế thì em cũng chịu. Em khuyên bác điều này: Có một hòn đảo ở đó toàn giống khỉ, có lẽ đến đấy thì thích hợp". Chim cu nghe lấy làm phải bèn cất cánh bay ra đảo khỉ" (Chim cu và chim gáy).
T.N.T.

01/07 EU to disburse 42 mln USD to support Vietnam's economic renewal, poverty alleviation


English.news.cn   2011-07-01 18:59:23FeedbackPrintRSS

HANOI, July 1 (Xinhua) -- The European Union Delegation to Vietnam announced Friday its approval for the disbursement of 29 million euros (42 million U.S. dollars) as non-refundable aids to support Vietnam's economic renewal and poverty alleviation.
The disbursement is a clear signal of EU's continuous support of the Vietnamese government's strategy to renovate the economy and alleviate poverty, particularly in the context that the country is facing huge macro-economic challenges, which would mostly impact the poor people, said Minister counselor of the EU Delegation to Vietnam Emmanuel Mersch at the conference.
Out of the 29 million euros, 17 million euros (about 24.7 million U.S. dollars) will be spent on EU's poverty alleviation program in Vietnam.
The rest 12 million euros (17.4 million U.S. dollars) will be spent on the program to improve the living conditions of the Vietnamese ethnic people. EU and its partners granted financial support to Project 325 (Phase 2) in Vietnam, aimed at reducing poverty among the ethnic people in remote and mountainous areas.
Editor: Wang Guanqun

01/07 Tăng chuyến bay đến 4 thành phố lớn nước Úc


Thứ Sáu, 01/07/2011, 07:55 (GMT+7)
* Nhiều hãng hàng không tăng chuyến đến VN
TT - Ông Võ Huy Cường, trưởng ban vận tải hàng không Cục Hàng không VN, cho biết theo sửa đổi hiệp định vận tải hàng không VN và Úc, các hãng hàng không hai nước tăng thêm nhiều chuyến bay đến bốn thành phố ở Úc.
Theo đó, các hãng hàng không Úc và VN sẽ tăng thêm 4 chuyến/tuần từ TP.HCM, Hà Nội và các điểm đến Sydney, Melbourne, Brisbane và Perth lên thành 14 chuyến bay/tuần (tương đương 4.200 chỗ).
Các hãng hàng không hai nước cũng được phép thực hiện 7 chuyến/tuần (tương đương 2.100 chỗ) đến và đi từ bốn thành phố này nếu các chuyến bay quá cảnh tại các thành phố của Úc: Adelaide, Darwin hoặc Cairns.
* Cục Hàng không cũng cho biết một số hãng hàng không đã đăng ký tăng chuyến bay của lịch bay mùa hè đến TP.HCM và Hà Nội. Hãng China Southern tăng từ 4 lên 7 chuyến/tuần và Tiger Airways (Singapore) tăng từ 3 lên 7 chuyến/tuần đến Hà Nội. Hãng Korean Air sẽ tăng từ 7 lên 14 chuyến/tuần và Tiger Airways tăng từ 21 lên 28 chuyến/tuần đến TP.HCM.
LÊ NAM

01/07 Nhộn nhịp mùa hái chè tuyết

Thứ Sáu, 01/07/2011, 11:05
TTO - Từ đầu hè tới nay là mùa hái chè tuyết san nhộn nhịp nhất của bà con các dân tộc Thái, Lự, Mông, Dao cư trú ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Nơi đây có vùng chè đặc sản tuyết san rộng 1.500ha nằm trên độ cao 600m so với mặt nước biển, do các chiến sĩ quân đội về đây lập nông trường trồng chè xuất khẩu sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và mấy chục năm nay do Công ty cổ phần trà Than Uyên quản lý sản xuất, kinh doanh.
Từ một vùng đất hoang vu, hẻo lánh của vùng Tây Bắc xưa, nay vùng chè  tuyết san lớn nhất tỉnh Lai Châu này đã góp phần đổi thay nhiều mặt ở địa phương, tạo ra lớp công nhân mới là con em đồng bào các dân tộc có tay nghề thâm canh cao, thu hoạch gần 10.000 tấn chè búp tươi và chế biến gần 2.000 tấn sản phẩm chè tuyết san khô đóng hộp xuất khẩu mang thương hiệu trà Than Uyên.
Mùa thu hái chè tuyết san ở đây kéo dài từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 10 dương lịch, đặc biệt hè là thời kỳ bận rộn nhất và cũng là thời gian vui nhất của người trồng chè vùng cao Than Uyên.
Giá chè xuất khẩu tuy còn thấp nhưng đã giúp nhiều gia đình công nhân và bà con nông dân sản xuất chè ở Lai Châu xóa đói giảm nghèo, không ít hộ có cuộc sống khấm khá hơn nhờ thu nhập ổn định từ cây chè tuyết san.
Xin giới thiệu chùm ảnh không khí hái chè của công nhân Công ty cổ phần trà Than Uyên và bà con các dân tộc ít người ở vùng chè tuyết san xuất khẩu của tỉnh Lai Châu nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn mà chúng tôi có dịp ghi lại trong chuyến đi thực tế gần đây.

PHẠM NGỌC BẰNG

01/07 Phạm vi thẩm quyền của 3 nhóm nghị viện


Vai trò của nghị viện
07:38 | 01/07/2011
Vai trò của nghị viện các nước được thể hiện qua phạm vi thẩm quyền của cơ quan này. Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền, có thể chia ra ba nhóm nghị viện: Nghị viện với thẩm quyền không hạn chế, nghị viện với thẩm quyền bị giới hạn tuyệt đối, nghị viện với thẩm quyền bị giới hạn tương đối.


Cuộc họp của Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ
Nhóm thứ nhất là những nghị viện với thẩm quyền không hạn chế: Đó là Nghị viện ở những nước tuyên bố về tính tối cao của Nghị viện và trao cho Nghị viện quyền được thông qua các luật lệ về tất cả các vấn đề. Ví dụ điển hình ở đây là Nghị viện Anh. Các nhà nghiên cứu người Anh cho rằng tính tối cao của Nghị viện Anh bao gồm: Tính tối cao của luật (luật có hiệu lực pháp lý cao hơn mọi văn bản pháp quy của các cơ quan chính quyền khác, không một cơ quan nào ngoài Nghị viện có quyền ban hành luật; Quyền chuẩn y ngân sách Nhà nước và các loại thuế; Trách nhiệm tập thể của Chính phủ trước Nghị viện; Quyền phê chuẩn sự bổ nhiệm các quan tòa; Không có những quyền lực cạnh tranh tương tự. Hiện nay, các nước khối thịnh vượng chung cũng thuộc nhóm này khi quy định Nghị viện có quyền thông qua, bác bỏ hoặc thay đổi bất kỳ luật nào.
Hiến pháp Nhật Bản 1946 trong Điều 41 quy định: “Nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao và là cơ quan lập pháp nhà nước duy nhất ” và không quy định cụ thể quyền hạn của cơ quan này - từ đó có thể thấy Nghị viện Nhật Bản không bị giới hạn về thẩm quyền.
Phần lớn Quốc hội các nước XHCN trước đây cũng thuộc nhóm này. Tuy nhiên, trên thực tế “cơ quan lập pháp tối cao” chỉ họp vài ngày trong một năm, còn đại biểu thực hiện chức năng của mình trên cơ sở không chuyên trách nên nhà lập pháp XHCN đã đưa ra những giới hạn cụ thể thẩm quyền, và kết quả là chỉ còn lại rất ít những gì từ nguyên tắc thẩm quyền không hạn chế.
Nhóm thứ hai gồm những nước có nghị viện bị giới hạn thẩm quyền tuyệt đối. Ví dụ điển hình ở đây là Cộng hòa Pháp. Hiến pháp 1958 qui định cụ thể trong các điều 34, 35, 49 những vấn đề mà Nghị viện có thể ban hành luật và các quyết định khác. Mọi vấn đề bất kỳ khác thuộc về thẩm quyền của Chính phủ. Nếu Nghị viện vượt qua giới hạn cho phép và ban hành luật về vấn đề không được qui định trong Điều 34 của Hiến pháp, thì theo Điều 37 đạo luật đó có thể bị thay thế bằng một pháp lệnh (ordinance) của Chính phủ do Tổng thống ký. Thẩm quyền bị hạn chế tuyệt đối cũng thường gặp ở nhiều nước đang phát triển trước đây là thuộc địa của Pháp như Congo, Madagascar, Senegal, Gabon...
Thường gặp hơn là thẩm quyền bị giới hạn tương đối của nghị viện ở các nước theo chế độ liên bang và những nhà nước đơn nhất phi tập trung. Tại những nước như vậy thẩm quyền của chính quyền trung ương bị giới hạn bởi những quyền hạn của các chủ thể liên bang hoặc những lãnh thổ hành chính khác, vì vậy Nghị viện cũng chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ đó.
Ví dụ như Tu chính án thứ X, Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định “Những thẩm quyền không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không bị cấm đối với tiểu bang sẽ thuộc về các tiểu bang hoặc nhân dân”. Như vậy Quốc hội Mỹ chỉ có thể thực hiện những thẩm quyền mà Hiến pháp trực tiếp trao cho (Ví dụ Chương 8, Điều 1) hoặc Hiến pháp cấm các bang thực hiện (Chương 10, Điều 1).
Hiến pháp Tây Ban Nha có những điều chỉnh ít nhiều khác biệt. Trên cơ sở Điều 149 của Hiến pháp Tây Ban Nha, có thể rút ra rằng Nghị viện Tây Ban Nha có thể đưa ra những qui định, trước hết về lĩnh vực lập pháp: trong phạm vi thẩm quyền thuộc về chính quyền trung ương; trong phạm vi thẩm quyền của các vùng tự trị nhưng chưa được điều lệ của những vùng đó điều tiết; trong phạm vi thẩm quyền của các vùng tự trị nhưng xuất hiện yêu cầu khách quan phải thống nhất lại sự điều tiết của vùng tự trị đó.
Minh Thy

01/07 Tổng cục Thống kê nói về hiệu quả đầu tư công


picture
Tổng số vốn giải ngân của khu vực nhà nước 6 tháng 2011 ước đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
▪  ANH QUÂN
09:39 (GMT+7) - Thứ Sáu, 1/7/2011

Theo số liệu thống kê, tổng số vốn giải ngân của khu vực nhà nước 6 tháng 2011 ước đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cục Thống kê khẳng định, đầu tư công đã giảm hơn và hiệu quả có xu hướng tăng lên. 

Vụ trưởng Vụ thống kê Xây dựng và vốn đầu tư Hồ Thanh cho biết, trong các nguồn vốn thuộc đầu tư công gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư, vốn doanh nghiệp nhà nước và ODA, trong 6 tháng đầu năm, phần trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư và đầu tư doanh nghiệp nhà nước đã giảm hơn.

30/06 Sáu nguyên tắc gắn kết của đồng minh

Tác giả: DAN BLUMENTHAL
Sau đây là sáu nguyên tắc có thể hướng dẫn Hoa kỳ và các đồng minh Châu Á hợp tác hiệu quả hơn.
Thứ nhất, mô hình "trục bánh xe và nan hoa" cần phải được thay thế bằng mô hình "Điểm đối điểm" hay còn gọi là mô hình "mạng lưới các đồng minh". Tất cả các đồng minh đều phải có phương tiện để tự phòng vệ ít nhất là trong một giai đoạn ngắn hoặc cùng tự bảo vệ trong một giai đoạn dài hơn, và nếu như Hoa kỳ không thể tới ứng cứu thì các đồng minh khác vẫn có thể hỗ trợ.
Thứ hai, các nước đồng minh cần hỗ trợ nhau giám sát mọi sự dịch chuyển gây mất ổn định của TQ trên biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Thứ ba, các nước đồng minh phải có đủ khả năng đảm bảo quyền tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế Đông - Tây và chế ngự được nó khi cần thiết.
Thứ tư, các đồng minh phải đủ khả năng để trợ giúp Hoa Kỳ triển khai lực lượng.
Thứ năm, chính phủ Mỹ cần phải thay đổi tư duy về vấn đề những hệ thống vũ khí nào thì Mỹ sẽ trực tiếp sản xuất và những công nghệ nào Mỹ có thể chuyển giao cho đồng minh. Trong một kỷ nguyên mà bất kể kẻ thù hay đối thủ nào cũng có thể thu thập được hầu như là mọi loại công nghệ mà chúng muốn có từ một hoặc vài nguồn cung cấp thì những ai trong chính phủ Hoa Kỳ xưa nay vẫn phản đối việc chuyển giao một số công nghệ cần thiết cho các nước đồng minh cần phải suy nghĩ lại.
Cuối cùng, hiện nay  một số quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có thể trở thành những đối thủ (hoặc kẻ thù) tiềm năng nên các nước đồng minh phải phát triển  nhiều phương án (trong phạm vi công ước quốc tế) để đáp trả kẻ xâm lược gây hấn nhằm ngăn chặn sự leo thang hạt nhân. Các đồng minh mạnh nhất của Hoa kỳ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ đã có đủ năng lực để thực hiện tất cả 6 mục tiêu quân sự nêu trên.
Các đồng minh nhỏ hơn hoặc yếu hơn như: Philippines và Indonesia sẽ đặt mối quan tâm hàng đầu vào năng lực chống trả sự cưỡng bức, bắt nạt, cá lớn nuốt cá bé và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. (Thái Lan có thể chưa thể tham gia vào liên minh trong tương lai gần do còn quá bận bịu về vấn đề ổn định trong nước cũng như tình hình chính trị hỗn loạn hiện nay). Hãy cùng tham khảo một trường hợp tỏ ra rất xác đáng, đó là Đài Loan:
Trong những giai đoạn hòa bình, Đài Loan dễ bị lầm tưởng như là một vùng đất có những mối quan tâm và đặc thù riêng,  bị lãng quên từ thế kỷ trước, tuy nhiên nó sẽ rất khác một khi bị tấn công. Chiến lược đe dọa quân sự của TQ chống Đài Loan, tuy nhiên có thể được áp dụng đối với các quốc gia đồng minh khác của Mỹ. Thực tế là gần đây mối quan hệ Trung - Việt trở nên căng thẳng hơn thì TQ có thể đã điều thêm nhiều lữ đoàn binh chủng tên lửa vào vị trí ngắm bắn Việt Nam. (2).
Ảnh minh họa: BBC
Trong suốt mấy thập kỷ trước Bắc kinh luôn thể hiện rõ chiến lược quân sự được ưu tiên của mình là không ngừng hăm dọa Đài Loan. Đây cũng sẽ là một cơ hội để các quốc gia đồng minh suy nghĩ một cách nghiêm túc liệu chiến lược quân sự của TQ sẽ được áp dụng ra sao để chống lại bất kỳ ai trong số họ.
Tuy nhiên đã qua rồi cái thời mà các nước đồng minh cần thảo luận về sự đe dọa Đài Loan từ phía TQ và cách ngăn chặn điều đó hiệu quả nhất ra sao; hay tránh một cuộc chiến hạt nhân mà TQ dự tính như thế nào. Đồng minh đều hiểu rằng nếu Đài Loan rơi vào tay TQ thì Châu Á sẽ bị cắt mất một nửa; sự điều hành của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên bất lực tới mức nguy hiểm, biển Đông sẽ chỉ là cái ao nhà của TQ và Nhật Bản sẽ mất đi vị trí có tầm chiến lược.
TQ đã xây dựng tiềm lực đủ để trừng phạt năng nề Đài Loan bằng những đợt tấn công từ trên không và bằng tên lửa cũng như phong tỏa đường biển, đồng thời đang phát triển năng lực để triển khai chiến lược dùng không quân và hải quân  chống lại các cứ điểm tiền tiêu của Hoa kỳ và Nhật bản cũng như lực lượng tiếp viện được gửi đến khu vực.
Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ là những nước giữ trọng trách chính trong việc làm thất bại nỗ lực này. Tuy nhiên Australia, Ấn Độ và có thể một số quốc gia ASEAN có thể được kêu gọi tham gia hỗ trợ thực hiện việc bao vây, phong tỏa, dọn dẹp đường hàng hải khỏi các chiến hạm TQ hoặc thực hiện các mệnh lệnh phân công khác.
Đài Loan sẽ cần bản lĩnh kiên cường để đối đầu với những đợt tấn công như vậy để chứng tỏ  rằng họ vẫn còn có thể điều hành nền kinh tế. Đài Loan cũng sẽ cần phải thể hiện một số phương tiện đánh trả vào các mục tiêu quân sự TQ như máy bay chiến đấu, tàu ngầm chạy Diesel, pháo binh và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Cũng giống như những người khởi nghĩa đánh trả quân chiếm đóng, Đài Loan sẽ phải cho TQ thấy rằng không thể bắt hòn đảo này quỳ gối chỉ  bằng những đợt ném bom.
Để hỗ trợ Hoa Kỳ tham gia bảo vệ Đài Loan thì Nhật Bản cần trang bị thêm vũ khí hạng nặng trên chuỗi đảo Ryuku, xây thêm căn cứ không quân, nâng cấp những cái sẵn có và hình thành hàng rào chống tàu ngầm để chặn đường ra Thái Bình Dương của TQ khi hải quân TQ tìm cách ngăn chặn các lực lượng Hoa kỳ. Cuối cùng thì Nhật Bản cần xem xét việc triển khai bố trí các loại vũ khí thông thường, tàu đổ bộ và tên lửa đạn đạo của riêng mình để trả đũa TQ khi bị tấn công.
Với nhiều căn cứ không quân và quân cảng đã hoạt động nhiều năm ở Nhật Bản chính phủ Mỹ khi cần có thể gửi máy bay đến Đài Loan để thực hiện tuần tiễu trên không và đưa tàu chiến tới giúp bảo vệ hòn đảo này. Hoa Kỳ và Nhật có thể sử dụng đội tàu ngầm tấn công để bắn phá đường hàng hải và bẻ gãy mọi ý đồ bao vây eo biển Đài Loan đồng thời "đào bới" các cảng biển của TQ để kìm chân lực lượng hải quân quân giải phóng nhân dân.
Các nước đồng minh cần phát triển cách bài binh bố trận luôn biến hóa để đáp lại cuộc tấn công vào Đài Loan trước khi phải dùng đến các biện pháp kể cả các hành động bằng không quân hạn chế nhằm chống lại phần Đại lục có vũ khí hạt nhân. Nếu các lực lượng quân đội thông thường của Hoa Kỳ và Nhật Bản tỏ rõ rằng họ sẵn sàng tự đặt mình vào giữa Đài Loan và quân đội TQ bằng những đội hình phi cơ chiến đấu tuần tiễu trên không cùng sự có mặt trên hòn đảo và hoạt động chống trả lại sự bao vây, phong tỏa  thì khi đó, TQ sẽ phải suy nghĩ hai lần trước khi tấn công hòn đảo. Sự dịch chuyển nhanh chóng các lực lượng chiến đấu tới eo biển Đài Loan sẽ gửi tới TQ một thông điệp rõ ràng: nếu TQ tấn công Đài Loan, TQ sẽ sa lầy trong một cuộc xung đột dai dẳng và đau đớn.
Còn một phương án nữa đó là bao vây, phong tỏa từ xa con đường giao thương  hàng hải của TQ  trên Ấn Độ dương , điều này cũng tương đương với việc đóng cửa một ngả giao thương trọng yếu của TQ. Các hành động này chỉ có thể được tiến hành khi Nhật, Mỹ, Australia và Ấn Độ cùng hợp tác. Hình thức dụng binh theo lối "leo thang bề ngang" này có thể buộc TQ từ bỏ việc tấn công Đài Loan và Nhật Bản mà không cần tới Hoa kỳ phải gia tăng sự đánh trả bằng vũ khí thông thường.
Có thể Đài loan luôn đứng đầu bảng  bị đe dọa của TQ, tuy nhiên Bắc kinh cũng chứng tỏ rằng họ không do dự đe dọa các láng giềng khác. Do vậy các quốc gia đồng minh cần phải lấy Đài loan như một bài học thực tế về cách chống lại các loại chiến lược đe dọa láng giềng của TQ. Chỉ tính có 2 năm gần đây, Bắc Kinh đã  gia tăng các cuộc tranh chấp  với Nhật ở biển Đông Trung hoa, với Việt Nam ở biển Đông, với Ấn Độ ở Arunal Pradesh và với Indonesia ở quần đảo Natuna.
Một số chiến lược mà Nhật đã chuẩn bị để dùng vào việc bảo vệ Đài Loan bị tấn công cũng có thể sẽ hữu ích cho những trường hợp khác xảy ra. Nếu Nhật quân sự hóa đảo Ryuku và mở rộng căn cứ tàu ngầm cũng như tăng cường năng lực tấn công bằng vũ khí thông thường thì sẽ là bước chuẩn bị tốt nhằm chống trả lại những ý đồ tàn phá của TQ nhằm gây áp lực cho những yêu sách của họ ở biển Đông Trung Hoa.
Bằng việc nâng cấp các căn cứ quân sự sẽ có nhiều lực lượng không quân hơn có thể xuất phát trên vùng trời bán đảo và Nhật bản sẽ tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ Hàn quốc. Sự hợp tác chặt chẽ hơn với hải quân Hàn Quốc sẽ giúp lực lượng hải quân phòng vệ Nhật bản giữ gìn những hành lang trên biển bao quanh Hàn quốc luôn được thông thoáng.
Cuối cùng, với lực lượng tàu ngầm mạnh, các tàu khu trục trang bị hệ thống bảo vệ Aegis có tên lửa chống hạm , các chiến đấu cơ tàng hình và các loại tàu nhỏ tấn công nhanh, Nhật Bản có khả năng giữ cho thông thoáng (hoặc phong tỏa lại khi cần) con đường hàng hải huyết mạch nối với biển biển Đông- ND), eo biển Malacca và  Lombok.
Với những khả năng như vậy Nhật bản có thể ngăn chặn hải quân TQ không cho tiếp cận một số tuyến hành lang huyết mạch trên biển trong trường hợp xảy ra xung đột (tất cả những hoạt động nêu trên của Nhật chỉ có thể thực hiện được nếu những nỗ lực chính trị nội bộ nhằm bãi bỏ những ràng buộc tự đặt ra về hoạt động tự phòng vệ tập thể thành công, tất nhiên đây là một bài toán không dễ).
Việc Ấn Độ và Australia tiến hành phong tỏa và xua đuổi tầu ngầm và tàu chiến TQ tại các điểm trung chuyển hàng hải ở khu vực Đông Nam Á sẽ nâng cao lợi ích chiến lược của họ ngoài phạm vi câu chuyện về kịch bản  Đài Loan. Ấn Độ rõ ràng không muốn sự có mặt của TQ ở Ấn Độ Dương. Với hạm đội tàu ngầm, các khu trục hạm, tàu sân bay, chiến đấu cơ và các phương tiện C4ISR đã triển khai tại các đảo Nicobar và Andaman Ấn Độ có thể hợp tác với Nhật bản, Mỹ và Australia để ngăn chặn mọi mưu đồ  của TQ nhằm bao vây hoặc khống chế trên biển. Canbera cũng mong muốn củng cố vị trí chiến lược của mình khi có được hiệu quả cao hơn trong việc khống chế, phong tỏa và tấn công trên biển.
CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ XẢY RA KHÁC
Một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đang đặt ra cục diện đe dọa chủ yếu đối với Hàn quốc. Trong những hoàn cảnh nhất định thì bán đảo lại có thể trở thành bãi chiến trường nơi các sức mạnh khủng khiếp gặp nhau. Căn cứ vào sự kiện gần đây quân đội bắc Triều Tiên bất ngờ pháo kích giết hại binh lính và dân thường vô tội Nam Hàn chính phủ nước này sẽ phải phục hồi lại hệ thống phòng thủ và tấn công đáp trả Bình Nhưỡng trang bị vũ khí thông thường. Hàn Quốc không nhất thiết phải xin phép Hoa Kỳ để triển khai các hoạt động trả đũa cường độ thấp dưới nước, trên không, có sử dụng các lực lượng bí mật và đặc nhiệm (tất nhiên do Washington đảm bảo vấn đề hạt nhân nên Sêul cần thỏa thuận về những động thái mang tính rủi ro cao).
Có hai kịch bản liên quan đòi hỏi sự trao đổi bàn bạc giữa các đồng minh.
Thứ nhất, đó là trường hợp tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản với cường độ mạnh hơn các lần trước. Tình thế này đòi hỏi Washington và Tokyo phải hợp tác nhằm đánh đuổi sự xâm phạm lãnh thổ, đáp trả lại hàng phòng ngự bằng tên lửa, đảm bảo việc ngăn ngừa vũ khí hạt nhân và ngăn cản con đường giao thương của bắc Triều Tiên trên biển.
Trong kịch bản thứ hai, đó là chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ khiến Bắc Kinh phải đơn phương gửi quân tới bán đảo Triều Tiên. Kịch bản này có thể dẫn tới việc nhiều nước đồng minh phải gửi một thông điệp rõ ràng, không mập mờ rằng họ mong muốn một bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự điều hành của Sêul. Một mạng lưới được phối hợp nhịp nhàng giữa các quốc gia đồng minh sẽ huy động lực lượng một cách hiệu quả và cho TQ thấy rằng những hành động thiếu tính toán sẽ phải trả giá đắt.
Việc TQ quấy rối  các tàu của Việt Nam trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông - ND ) và các tàu đánh cá của Indonesia trong  hải phận Indonesia đã cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng gây áp lực để thỏa mãn những đòi hỏi ngông cuồng về biển, đảo. Việt Nam có thể đối phó với sự đe dọa này bằng cách vũ trang cho hải quân nhiều tàu chiến loại nhỏ và các tàu ngầm có lắp tên lửa đối hạm, đồng thời nâng cao tính kết nối giữa hỏa lực phòng không và tấn công trên biển.
Trong khi mối quan tâm chính của Indonesia là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và sự an toàn của các hành lang giao thương trên biển , chẳng hạn như eo biển Malacca và Lombok thì những vụ cướp bóc, đột nhập của TQ ngay bên trong và  lân cận lãnh hải Indonesia đang làm cho cuộc sống của quốc gia này càng thêm khó khăn. Như Nhật bản và Việt Nam đã trải nghiệm , sự đột nhập và cướp bóc của TQ sẽ nhanh chóng xoay chuyển thành thái độ ép buộc và đe dọa.
Trước khi điều đó xảy ra,  Washington và Jakarta cần phải lên kế hoạch để làm sao cơ quan tình báo Indonesia có một bức tranh chính xác hơn về vùng biển và vùng trời của mình. Từ đó mới có thể tổ chức bảo vệ hải phận bằng tàu khu trục,  tàu hộ tống và các lực lượng tấn công đường biển khác. Indonesia có đầy đủ tiềm năng để trở thành một thế lực xứng tầm nhất Đông Nam Á , tuy nhiên những thói quen cũ rất khó mất đi.
Mặc dù chính quyền Obama đã hứa hẹn dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Jakarta nhưng quá trình này vẫn diễn ra với những bước tiến như sên bò. Do hệ thống hộ trợ an ninh trục trặc của Mỹ mà cho tới giờ Indonesia vẫn chưa thể có được các phương tiện để lập cầu hàng không - một thứ rất cấn thiết cho đất nước bao gồm tới 17.000 hòn đảo. Điều này đã khiến cho chính sách hỗ trợ an ninh và công nghiệp quốc phòng của Mỹ bị mắc kẹt trong trạng thái của thời dĩ vãng.
CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG VÀ HỖ TRỢ AN NINH
Để Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu , điều cần phải làm là thay đổi chính sách phát triển ngành công nghiệp  và công nghệ phục vụ quốc phòng. Những nhiệm vụ chung sẽ được thực hiện tốt hơn nếu như các nước đồng minh có những năng lực tương đương và được hỗ trợ bởi những hình ảnh hướng dẫn vận hành thống nhất. Hoa Kỳ có khả năng trợ giúp to lớn trong cả hai lĩnh vực, tuy nhiên để thành công việc đầu tiên phải làm là đổi mới cơ bản chính sách.
Ngày nay, các đối thủ (hoặc kẻ thù) có thể tìm kiếm được hầu như mọi loại công nghệ mà chúng muốn, do đó tính cân bằng rủi ro trong quản lý xuất khẩu đã thay đổi tận gốc rễ. Sẽ rủi ro hơn không phải là vì không bán F- 22s cho Nhật hay F- 16s cho Đài Loan và do không có một liên minh rộng rãi cho chương trình C4ISR. Trong môi trường mới hôm nay, điều giả định về mua bán vũ khí luôn nghiêng về câu " YES' (có- ND) thay cho câu " NO" (không- ND ) một cách thuyết phục.
Chính phủ Mỹ cũng cần sẵn sàng tiếp nhận và bán cho các nước đồng minh những phương tiện  phù hợp với khả năng sử dụng và nhu cầu của họ. Ví dụ như chương trình trang bị chiến hạm vùng duyên hải cần phải tách ra từng phần cho phù hợp với từng quốc gia đồng minh Châu Á. Các chiến hạm phải nhỏ hơn, ít "mạ vàng" hơn và có khả năng linh hoạt hơn.
Hoa Kỳ cũng nên xem xét lại quyết định từ bỏ hoàn toàn  việc sản xuất tàu ngầm chạy Diesel , đặc biệt là khi tất cả các đồng minh đều đang sử dụng chúng và đội tàu ngầm chạy Diesel của TQ vẫn là một mối rủi ro to lớn đối với lực lượng hải quân Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Từ bỏ loại chiến đấu cơ cất cánh ,hạ cánh mà chỉ  cần đường băng ngắn F-35 cũng là một điều không khôn ngoan và thiếu thận trọng. Ở khu vực Châu Á nơi mà hỏa lực tên lửa của TQ có thể cắt ngang tầm cất cánh-hạ cánh thì rõ ràng cần phải có những phương tiện khác nữa. Hiện nay đang có nhu cầu rất lớn đối với các công nghệ do thám mới và tên lửa phòng thủ, từ máy bay do thám không người lái tới các loại vũ khí năng lượng cao.
Á Châu là một trong những thị trường vũ khí lớn nhất thế giới và cũng là nơi Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược khi ở vị trí chiếm ưu thế vượt trội. Không có thế lực nào trong khu vực Châu Á - Thái bình dương có lợi khi nước Nga vượt trội hơn Hoa Kỳ về bán vũ khí. Điều này dễ hiểu vì nó không thúc đẩy các hoạt động tác chiến của liên minh hoặc củng cố khả năng tự vệ trong khu vực.
Quá trình hiện đại hóa quân đội TQ  cho thấy chiến lược quân sự của Hoa Kỳ sau Thế chiến II ở Châu Á nay đã lỗi thời. Chiến lược đó nhìn nhận các đồng minh như những đại diện của phe thiểu số, ngoại trừ Australia. Trong quá khứ Hoa Kỳ chỉ cần các đối tác chủ yếu về căn cứ đóng quân mà không phải là một bộ phận gắn kết hữu cơ của một liên minh. Tuy vậy, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những ví dụ  thành công cho quan điểm truyền thống của Mỹ. Các quốc gia đó nay đã trở thành những thế lực mạnh có đủ khả năng độc lập tự bảo vệ mình và đóng góp cho an ninh khu vực. Cả hai quốc gia đó cần có sức mạnh và tư duy mới để có thể hành động độc lập về vấn đề phòng thủ của mình trong khi vẫn tận dụng được sự bảo trợ mang tính nền tảng của Hoa Kỳ.
Sêul và Tokyo do đó cần hình thành một liên minh 3 bên với Washington đóng vai trò như viên gạch làm nền móng cho mạng lưới an ninh Á Châu mới. Nên nhớ lại rằng Pháp và Anh đã tiếp nhận Đức vào NATO  chỉ có vài năm sau khi chủ nghĩa phát xít  bị đánh bại. Nước Nhật quân phiệt, đế quốc đã lùi vào dĩ vãng nhiều thập kỷ nên chắc chắn là Nam Hàn có thể vứt bỏ những nghi kỵ về người hàng xóm của mình và giúp Nhật tham dự vào hệ thống đồng minh Châu Á. Một khi Hàn Quốc đi theo hướng đó thì các quốc gia đồng minh Á Châu khác sẽ noi theo.
Tất nhiên sẽ có nhiều cản trở khi hình thành một liên minh vừa mang tính độc lập lại vừa mang tính  gắn kết giữa các thành viên. Napoleon đã từng nói :" người lính cần phải cùng nhau ăn súp đủ lâu trước khi họ có thể cùng nhau chiến đấu ". Nói như vậy để thấy các quốc gia đồng minh phải cùng xây dựng những thói quen của sự hợp tác, khắc phục những sự nghi kỵ và tập trung ý chí để vượt qua sự chống đối của TQ (có lẽ  yêu cầu cuối này cần phải áp dụng nhiều nhất cho chính Washington). Các nhà lãnh đạo của Hoa kỳ cần thay đổi những giả định đã lỗi thời của mình về việc cần sản xuất phương tiện quân sự nào, mua và bán cái gì cho đồng minh. Sách lược quân sự của Mỹ cần phải được điều chỉnh. Quá trình hiện đại hóa quân đội của TQ đang cho thấy một điều là tất cả chúng ta sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nếu những lợi ích đáng kể của trật tự hình thành sau thế chiến II vẫn được bảo lưu.
Có lẽ trở ngại lớn nhất lại là chính việc chính quyền Hoa Kỳ đã bị xúi giục rút bớt quân ở nước ngoài về trong khi TQ lại tăng cường sự hiện diện. Không có gì lại có thể làm thương tổn an ninh Châu Á hơn thế. Các đồng minh sẽ bị xúi giục trang bị vũ khí hạt nhân và Mỹ sẽ khó khăn hơn khi muốn tiếp cận khu vực Châu Á trong những giai đoạn có  khủng hoảng xảy ra. Và, nếu như quá tự tin vào chiến lược tấn công tầm xa thì Washington sẽ tự thấy bị bó tay trong trường hợp TQ tấn công hạn chế mang tính chất "phẫu thuật".
Đúng ra, Mỹ cần tiếp tục cam kết và các lực lượng Hoa Kỳ vẫn phải ở nguyên vị trí như họ đã làm ở Châu Âu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bất chấp chiến lược không tiếp cận gần nhưng với những đồng minh có năng lực hơn và khả năng phòng vệ mạnh mẽ hơn.
Chính sách của Washington từ thời chính quyền Nixon đã chào đón Bắc Kinh tham gia vào hệ thống quốc tế. Điều đáng buồn là Bắc kinh nhận lời mời, nhưng ngay lập tức đã tham gia vào một cuộc chạy đua quân sự với Hoa kỳ (thời gian đầu còn kín đáo theo lối "ẩn mình chờ thời" như binh pháp Tôn Tử vẫn dạy - ND).
Hành động này rõ ràng đã phá hoại ngầm hệ thống an ninh hình thành sau thế chiến II mà chính TQ đã được hưởng lợi rất nhiều. Cạnh tranh hay chạy đua quân sự không nên dẫn tới xung đột và ưu thế lớn nhất của Washington chính là tập hợp được các nước đồng minh có năng lực đáng kể. Giờ đây là lúc cần phải giúp đỡ họ trở nên mạnh mẽ hơn như một tổng thể gắn kết chứ không phải là tổng của những phần rời rạc.
--------------------
Tài liệu tham khảo:
"1Blair, "Military Power Projection in Asia", in Ashley J. Tellis, Mercy Kuo and Andrew Marble, eds.,Strategic Asia 2008: Challenges and Choices (National Bureau of Asian Research, September 2008).2See Mark Stokes and Tiffany Ma, "Second Artillery Anti-Ship Ballistic Missile Brigade Facilities under Construction in Guangdong?" Asia Eye, Project 2049, August 3, 2010.
  • TS. Phạm Gia Minh dịch từ American Interests" số tháng 5-6 /2011