Thursday, May 27, 2010

26/05 “Đến Việt Nam thì gặp Lợi nhé!”


Thứ Tư, 26/05/2010, 07:14 (GMT+7)
TT - Ngày ngồi bán chè lề đường, tối học tiếng Nhật, khuya lên mạng gặp gỡ bè bạn khắp năm châu. Suốt tám năm qua, Lê Phương Nhật Lợi đã âm thầm giới thiệu không chỉ món chè mình nấu mà cả danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa lẫn tinh thần tốt đẹp của người VN ra ngoài biên giới.

Chị Lê Phương Nhật Lợi và Taka, sinh viên năm 1 khoa Việt Nam học, ĐH Khoa học, xã hội và nhân văn TP.HCM - Ảnh: Mễ Thuận
Một trưa tháng 5, có nhóm người tụ lại bên gốc cây phía đối diện cổng Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Giữa vòng vây ấy là chị bán chè tên Lợi đang liến thoắng thuyết minh cho hai cậu sinh viên Nhật Bản tên Taka và Yama hiểu về cách chế biến các món chè truyền thống VN. Nghe Lợi nói, Taka phải thán phục thốt lên bằng thứ tiếng Việt lơ lớ mới học được: “Cô ấy nói tiếng Nhật giỏi quá!”. Còn Yama thì không ngớt quay những thước phim về chị bán chè đặc biệt này.
Từ một tình bạn
"Dù chỉ là người bán chè lề đường nhưng tôi muốn góp phần gửi gắm một thông điệp về đất nước VN hiền hòa, thật đẹp, thật hiếu khách đến bạn bè thế giới"
Lê Phương Nhật Lợi
Những câu chuyện quanh nồi chè lề đường như thế của Lợi đã trở nên quen thuộc từ lâu lắm trước cổng Trường ĐH KHXH&NV. Nhiều sinh viên và giảng viên khi đi ngang quầy chè của Lợi đã phải ngạc nhiên hỏi tới: “Ai phụ Lợi bán chè thế? Sao lại có người phụ việc xinh đẹp thế?”. Lợi nhanh nhảu: ““Học trò” tôi đó. Em ấy là phóng viên truyền hình Nhật Bản, không xinh mới lạ!”. Lần khác, người ngồi với Lợi lại là một cô thạc sĩ, một chàng nghiên cứu sinh... hoặc một người nước ngoài du lịch đến VN.
Chuyện tưởng khó tin ấy bắt nguồn từ việc Lợi có một cô bạn người Nhật vô cùng thân thiết tên Momoko Kozu. Họ kết bạn cũng thật ly kỳ: Năm 2002, Momoko du lịch đến TP.HCM và đánh rơi chiếc bóp bên hông Nhà hát TP. Đang bồng con nhỏ mới 1 tuổi đến chơi ở đó, Lợi nhặt được và tìm trả bóp cho Momoko. “Điều này trái ngược với lời của thầy tôi cảnh báo rằng ở VN không mấy ai đáng tin, nhất là những người gặp ở ngoài đường” - Momoko nói. Hai năm sau, Momoko quyết định trở lại VN thực tập, cô lần theo địa chỉ được Lợi ghi vào sổ tay năm nào để tìm đến nhà.
“Khi nhận ra nhau thì tình bạn giữa chúng tôi nhanh chóng trở nên thân thiết. Bởi hai chúng tôi rất giống nhau: giống nhau cười, giống nhau nói và giống nhau vô tư trong suy nghĩ” - Momoko mô tả về Lợi và mình bằng tình cảm và cách phát âm hồn nhiên. Từ đó về sau, Momoko luôn giới thiệu với bạn bè: “Đến VN thì gặp Lợi nhé! Các cậu có thể nhờ cậy Lợi mọi chuyện”. Đúng như lời Momoko, tất cả những ai tìm đến Lợi đều được chị vô tư giúp mọi chuyện: dạy tiếng Việt, dẫn đi chợ mua sắm để không bị “cắt cổ”... và nhất là làm hướng dẫn viên du lịch kiêm thiết kế tour theo dạng “homestay” (hình thức du lịch mà khách tham quan đến ở tại nhà người dân).
Chị bán chè quê gốc Quảng Ngãi này giải thích thêm rằng từ nhỏ vốn rất khát khao trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, ước mơ được giới thiệu những danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa lẫn tinh thần tốt đẹp của người VN với bạn bè trên thế giới. Nhưng do gia cảnh nghèo khó, Lợi phải tự kiếm sống từ năm 13 tuổi, bỏ dở việc học từ năm lớp 10. Vậy nên khi Momoko giới thiệu Lợi quen các sinh viên, nghiên cứu sinh, tình nguyện viên đến từ Nhật là Lợi mừng lắm, luôn sẵn sàng sắm vai một hướng dẫn viên du lịch. “Vừa giúp bạn vừa thỏa đam mê của mình mà!” - Lợi thật thà.
Vậy là từ câu chuyện quanh nồi chè, những chuyến đi Hội An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận... cứ thế được ra đời theo hình thức homestay (thông qua những bạn bè mà Lợi quen biết). Có bạn về Nhật rồi viết lên blog cá nhân trên trang Mixi.jp rằng: “Quảng Ngãi, Bình Thuận chính là những vùng quê nghèo khó nhất VN nhưng con người ở đó vô cùng hiền hòa dễ mến”.
Đọc những trang viết như thế, lúc trước tuy mới mày mò học tiếng Nhật nhưng Lợi cũng cố gắng nhờ bạn lập một tài khoản để có thể “nhảy” vào sửa lưng: “Quảng Ngãi và Bình Thuận chưa phải là vùng quê nghèo khó nhất đâu. Ở trên Tây Bắc hoặc Tây nguyên còn có nhiều người khó khăn hơn nhiều. Những con người ở đó cũng dễ thương lắm”.
Tám năm quen Momoko và nhiều bạn Nhật khác, thêm hai năm chính thức theo học tiếng Nhật để có thể mỗi đêm lên mạng Mixi.jp giao lưu với những người bạn dùng tiếng Nhật từ khắp năm châu một cách thành thạo hơn, Lợi không nhớ đã quen bao nhiêu bạn bè dùng tiếng Nhật. Chỉ nhớ rằng cô cậu Nhật nào tìm đến với mình, Lợi cũng luôn tranh thủ thời gian dẫn các bạn đi chợ, đi ăn, đi dạo phố... để họ cảm nhận và hòa nhập được với lối sống của người Việt để họ thêm quý, thêm yêu VN hơn.
Cứ thế, những tiết học thực tế sinh động đã giúp các bạn sinh viên Nhật có được vốn từ vựng phong phú đến mức có bạn chỉ sau ba tháng gắn bó với Lợi, lúc trở lại trường họ đã có thể thi đỗ bằng B tiếng Việt. Và lời căn dặn “đến VN thì gặp Lợi nhé!” vì thế cứ được các du học sinh Nhật truyền tai nhau.
Lợi (hàng đầu, bìa phải) là bạn thân thiết của các sinh viên, tình nguyện viên Nhật - Ảnh nhân vật cung cấp
Đến nhiều tình bạn mới...
Có lần Momoko bị một người định cướp túi xách trong hầm giữ xe tại một trung tâm mua sắm lớn ở Q.1.
“Momoko kịp gọi điện và lúc tôi lao vào thì gã kia banh áo lao ra theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng. Momoko khóc nức nở, đòi tôi phải đặt vé máy bay cho cô về Nhật ngay trong ngày, dù kỳ thực tập của cô chưa kết thúc - Lợi dừng câu chuyện lại một lúc và nói - Lần đó tôi mà không kiên nhẫn giải thích rằng đó chỉ là tai nạn nhỏ, rằng không nên vì gặp vài ba người xấu mà đánh đồng mọi người Việt đều xấu... thì chắc chắn Momoko sẽ hoàn toàn đánh mất niềm tin, một đi không quay lại”.
Một lần khác, khi các bạn Nhật trong thời gian làm tình nguyện, đi thực tập tại các vùng quê xa lạ ở miền Bắc đã gặp phải những gia đình không trung thực, không giúp đỡ, ngược lại còn hành xử không tốt với các tình nguyện viên. Những lúc như thế Lợi lại trở thành sứ giả, giúp các bạn Nhật khôi phục niềm tin và tình cảm. “Ở đâu cũng có người tốt và xấu, VN cũng thế. Mình làm việc tốt thì trước sau mọi người cũng hiểu và ngược lại sẽ giúp đỡ mình thôi. Đừng bỏ cuộc” - chị nói với họ.
Cứ thế, tình yêu đất nước và muốn những người bạn Nhật hiểu đúng về VN đã níu Lợi và gánh chè của mình làm cầu nối cho các bạn Nhật mới chân ướt chân ráo đến VN. “Tôi không muốn họ gặp phải tai nạn, bất trắc chỉ vì lạ nước lạ cái, bất đồng ngôn ngữ. Như thế thật tội nghiệp cho họ mà cũng khiến họ nghĩ xấu về VN” - Lợi giải thích cho sự đa đoan của mình. Lợi nói chị đọc điều này của ông bộ trưởng ngành du lịch của Nhật và rất tâm đắc. Đại ý ông nói muốn làm du lịch tốt thì trước nhất phải là một người yêu nước, yêu quê hương mình.
Ở Nhật, những câu chuyện về việc Lợi giúp đỡ các sinh viên, du khách Nhật được truyền tai khiến ngày càng nhiều bạn đến VN kết bạn với Lợi. Riêng lớp học của Momoko ở Trường ĐH APU có đến hơn nửa lớp đã đến VN thực hiện các chương trình tình nguyện, thực tập thay vì đến châu Phi như dự kiến ban đầu.
Hiện nay có thể kể như Yuki và Nanako - những cô gái từng được Lợi “cưng” như em gái, đang làm việc cho một trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi ở Đồng Nai từ hơn một năm nay. Nhóm bạn Nhật khác đang dự định mở các lớp học dạy làm gốm miễn phí cho các trẻ em lang thang. Riêng Momoko đang lên một kế hoạch quay lại VN trong năm tới để bắt đầu chương trình xây nhà vệ sinh cho trẻ em vùng cao.
“Chúng tôi làm điều này vì hiểu và yêu VN hơn thông qua chị bạn bán chè lề đường dễ thương này” - họ bảo vậy.
Và căn phòng trọ nhỏ của gia đình Lợi (nằm trong hẻm trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh) luôn là địa chỉ quen thuộc được nhiều thế hệ sinh viên, tình nguyện viên Nhật lui tới, ăn ở và học tập như thể đó là ngôi nhà thứ hai của họ ở VN.
Lên mạng xã hội Nhật quảng bá văn hóa Việt
Từ tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Mixi.jp, mỗi ngày Lợi đều lên đó đăng tải hình ảnh, bài viết giới thiệu bằng tiếng Nhật về món chè, các điểm đến du lịch, kiến trúc nhà cửa và văn hóa ứng xử, cả các nghi thức lễ cưới... của người VN.
Nhiều người bạn Nhật Bản và du học sinh nước ngoài đọc được những bài viết thú vị của Lợi về VN. Nhiều người trong số họ nung nấu mong muốn tìm hiểu về VN và đã quyết định đến VN.
MỄ THUẬN - KIM TUYẾN


Việt nam cần nhiều "đại sứ nhiều những đại xứ du lịch"
16/04/2011 2:36:14 CH
Y1 tưởng của mình đã có từ lâu nhưng chưa thực hiện được nay Lợi đã làm mình rất vui và hãnh diện. Mình muốn cùng Lợi làm một điều gì đó để hình ảnh Việt Nam thật đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Lợi cho mình xin email của bạn!
HOANGHIEP
chi Lợi thật tuyệt
30/12/2010 12:18:15 CH
Thật tuyệt quá vì em có thêm được 1 chị đồng hương tốt bụng. Chúc gia đình chị khoẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé và có thật nhiều bạn bè phương xa yêu mến.
TUYEN
Việt Nam cần có những người như chị
28/11/2010 6:10:49 CH
Những việc chị làm, những tình bạn chỉ đã xây dựng, thật sự là những vốn quý của cuộc đời này. Việt Nam cần thêm nhiều phẩm chất đẹp như chị để góp phần xây dựng thế giới tươi đẹp.
LONG NGUYỄN
Việc chị làm thật có ý nghĩa!
26/05/2010 8:16:37 CH
Dù hoàn cảnh không thể tiếp tục theo đuổi mơ ước của mình nhưng không vì thế mà chị từ bỏ nó. Em rất khâm phục chị! Đất nước mình cần lắm lắm những con người yêu nước và tự hào về dân tộc như chị. Việc chị làm thật đáng trân trọng biết bao.
LÊ HÙNG
Tôi rất ngưỡng mộ em Lợi, muốn được làm quen
26/05/2010 2:31:44 CH
Tôi đã đọc bài về em Lợi, rất mong được làm quen với em để có thể cùng em làm 1 việc gì đó để quảng bá văn hóa Việt Nam. Nếu được em cho tôi địa chỉ mail để liên lạc nhé!
HANH.NGUYEN1951@YAHOO.COM.VN
Tôi muốn kết bạn với Lợi
26/05/2010 11:46:46 SA
Toà soạn làm ơn cho Hải xin địa chỉ mail của lợi hay địa chỉ cụ thể, mình muốn nói chuyện với cô ấy.
BÙI THỊ THUÝ HẢI
Tôi tự hào về chị
26/05/2010 10:21:44 SA
Cảm ơn chị Lợi! Có lẽ bằng một niềm tự tôn dân tộc lớn lao, chị mới làm được điều tuyệt vời như vậy. Tôi tự hào về chị, nếu tới TP HCM tôi sẽ gặp chị.
TRƯƠNG HUY

Monday, May 24, 2010

24/05 Người phụ nữ Đức sống với di sản Huế


Thứ Hai, 24/05/2010, 07:59 (GMT+7)
TT - Andrea TeufeL - thạc sĩ phục chế, giám đốc dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) tại VN - đã dành bảy năm trời đi về VN, Đức và sinh sống hẳn tại Huế để làm việc cho các công trình mà bà theo đuổi.
Bà Andrea Teufel - Ảnh: l.p.
“Tôi lớn lên ở Postdam, một TP cũng từng là kinh đô cũ như Huế, cũng nhỏ và bình yên. Postdam tĩnh lặng. Huế cũng tĩnh lặng. Suốt cả tuổi thơ của mình, tôi luôn mơ sẽ làm một nghề ở giữa những công trình, di tích xưa cũ như bây giờ”. Andrea Teufel đã chọn Huế làm điểm dừng chân của sự nghiệp phục chế và bảo tồn các di tích trong suốt bảy năm qua chỉ vì một lý do giản dị và rất “phụ nữ” như thế.
Dự án GCREP được khởi động từ năm 2003 với công trình đầu tiên là cung An Định, di sản kiến trúc mang màu sắc phương Tây trên nền truyền thống VN. Song song với hỗ trợ bảo tồn các di sản kiến trúc, GCREP còn hỗ trợ VN đào tạo những chuyên gia đầu tiên về bảo tồn và phục chế một cách bài bản, kỹ thuật. Sau dự án cung An Định (hai giai đoạn, kéo dài năm năm), GCREP đã đào tạo 15 chuyên gia người Việt. Năm người trong nhóm tiếp tục phục chế tại lăng Tự Đức. Hai người của nhóm cùng với giám đốc dự án Andrea Teufel tiếp tục tham gia công trình phục chế đình làng cổ Trần Đăng ở Hà Nội. Dự án được “Chương trình bảo tồn văn hóa” của Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ và tiến hành.
Một “người lạ” nâng niu di sản Huế
Khi dự án GCREP của Đại sứ quán Đức tại VN bắt đầu, Andrea đã được chọn để đến với kinh đô ngủ yên ở miền Trung VN này. Bà nhớ lại: “Ngay khi người ta giới thiệu về công việc ở VN, tôi đã xung phong và đồng ý tới đây. Ở Đức có khá nhiều người VN sống từ rất lâu rồi. Tôi nghĩ có thể nơi này sẽ rất hay. Lúc đó tôi không chọn dự án ở Thái Lan vì Thái Lan có vẻ Tây quá. VN cái màu châu Á đậm hơn thì phải”.
Trước mắt Andrea khi đó là sáu bức tranh cổ trong phòng khách cung An Định của vua Khải Định. Đó là những bức tranh vẽ kiểu Tây, tượng hình những lăng mộ, sự tưởng nhớ với những hoàng đế thời trước. Mang theo ước mơ xa hoa và văn hóa, vua Khải Định cho xây dựng cung An Định với những phòng sang trọng, những bức tường với hình họa đầy chi tiết phức tạp, những bức tranh tường được vẽ tỉ mỉ với hàng nghìn hoa văn đậm màu truyền thống và cũng rất... Tây.
Trước mắt vị thạc sĩ phục chế người Đức khi ấy là một di sản của sự xa hoa, đầy ắp kỹ thuật và sự phức tạp mới mẻ học tập ở châu Âu về. Nhưng cùng với vẻ đẹp ấy, cung An Định đối mặt với hàng trăm loại nấm mốc, sự bong tróc, hủy hoại phủ khắp các bức tường và nền hoa văn. Khi đó, dự án GCREP chỉ chú ý đến sáu bức tranh. Andrea lại thấy cả một cung điện tuyệt đẹp đang ở bên bờ vực phá hủy. Chính bà đã đề nghị đại sứ quán mở rộng dự án trên quy mô toàn bộ cung điện.
Năm 2003, dự án chính thức được mở đầu với sáu bức tranh tường lớn ở tiền sảnh cung An Định. Những bức tranh là những cảnh trí đơn giản, nặng về đặc tính thờ cúng tổ tiên và chỉ tuyệt đối miêu tả hình ảnh các khu lăng mộ của các vua triều Nguyễn.
Tráng lệ. Nhưng hư hại đến đau lòng. Màu trên tranh bị bong tróc vì bề mặt vữa gốc của tường vỡ ra. Andrea gửi những mẩu sơn dầu đầu tiên về phòng thí nghiệm ở Đức để phân tích.
Bà giải thích một cách thành thạo: “Tôi phát hiện kỹ thuật vẽ tranh tường ở đây khá giống với những gì tôi đã học ở Ý, đó là kiểu vẽ fresco. Có nghĩa bạn trát vữa lên tường, đợi cho đến khi vữa khô, nhưng không khô hẳn mà còn hơi ẩm, tiếp đó bạn dùng chất màu
trộn với nước và vẽ trực tiếp thẳng lên mặt vữa tươi đó, không cần bất cứ loại chất kết dính hay keo nào. Trong quá trình vữa định hình cứng dần, màu vẽ sẽ dính chặt theo dần lên bề mặt vữa. Đó cũng là cách tốt nhất và giúp tranh tồn tại lâu nhất mà ở châu Âu người ta đã dùng. Có một loại vi khuẩn tốt sẽ sinh ra trong quá trình khô dần của vữa và màu ướt giúp bức tranh tường có tuổi thọ lâu. Tranh tồn tại vững chắc trong một thời gian rất dài. Trong các công trình như cung An Định, chất lượng hình ảnh còn khá tốt”.
Nhắc đến cung An Định, Andrea lại nói về nơi này bằng sự say mê không thể ngừng lại được. Màu sắc, hoa văn, sự xa hoa của ông vua thời cũ, cảm giác châu Âu, những ký ức, hội hè đã phai mờ đâu đó cùng với thời gian trong những gian phòng tuyệt đẹp... Andrea sống ở chính hoàng cung đó suốt từ năm 2003-2008, với màu vẽ, sơn, các biểu đồ chất liệu và cả một... đống xà bần những tác động của thời gian vào tác phẩm kiến trúc đặc sắc ấy.
Từ sáng sớm đến tận khuya, người phụ nữ này cặm cụi với những suy nghĩ miên man về chất liệu, cách tái tạo và sử dụng cẩn trọng nhất với chất liệu cho tranh vẽ cũ trên tường hoàng cung. Nguyễn Thị Phương Thảo, một phiên dịch của dự án, nói về Andrea: “Bà ấy chăm chút cho công trình còn hơn người Việt mình, cả ngày cả đêm làm việc miệt mài”. Thái độ làm việc và khao khát của Andrea để dựng lại những ký ức lịch sử trong lòng những công trình kiến trúc đã trở thành mẫu mực cho tất cả học trò người Việt sau này mà bà chọn để truyền nghề...
Bà Andrea trong một công đoạn làm sạch mối và mốc trên chi tiết công trình - Ảnh do GCREP cung cấp
Nối quá khứ cho người Việt trẻ
Dự án GCREP không chỉ đưa Andrea đến Huế để tỉ mẩn với hoàng cung, mà còn cho bà một cơ hội được kết nối thật sự với những người Việt trẻ ở Huế.
Andrea bối rối khi nhớ về năm 2003, khi bà đi khảo sát và thăm các công trình kiến trúc trong nhóm di sản của UNESCO ở Huế: “Tôi biết người ta muốn gìn giữ cái gốc nhưng không biết phải làm thế nào. Họ cũng muốn làm thế nhưng họ chẳng có công nghệ hay kỹ thuật gì để làm chuyện bảo tồn đó cả. Đó là lý do trong nhiều cuộc bảo tồn, người ta đã vứt bỏ quá nhiều yếu tố gốc của công trình. Họ làm hẳn ra cái mới và nghĩ rằng thế cũng như nhau thôi. Nhưng không phải thế. Ngày xưa người ta sử dụng kỹ năng sơn vẽ khác. Bây giờ người bảo tồn lại dùng sơn mới, vẽ theo kiểu mới, lên những bức tường bêtông mới...”.
Andrea phỏng vấn và tuyển chọn 15 họa sĩ địa phương sau khi đăng thông báo tuyển dụng trên báo và trong các trường mỹ thuật. Bà bắt đầu những ngày hướng dẫn lại cho các cộng sự của mình về ý nghĩa của công tác bảo tồn, sự quan trọng của việc gìn giữ nguyên trạng công trình. Những mẫu thí nghiệm màu sắc, chất liệu được phản hồi từ Đức cũng được bà dùng làm mẫu vật để dạy học viên cách phân tích biểu đồ, số liệu và cách tái tạo các nguyên liệu cũ đã được sử dụng cho tranh ở tường hoàng cung.
Bà nhớ lại: “Tôi hỏi họ có hiểu không thì tất cả im lặng. Có vẻ như họ hiểu. Nhưng khi bắt tay vào làm tôi mới phát hiện họ không hiểu rất nhiều điều, nhưng họ không hỏi. Mãi sau này tôi mới biết người Huế thường lặng lẽ và nhún nhường. Đôi khi việc hỏi hay chất vấn bị coi là bất lịch sự” - Andrea nhớ lại những ngày đầu tiên với học trò của mình. Nhiều bích họa khi vẽ lại đã bị chính những học viên người Việt cẩu thả vẽ... theo ý mình. Vừa chăm sóc từng mảng màu, lớp vữa, Andrea phải vừa khắt khe quan sát từng quy trình của các học viên mình đang hướng dẫn.
Andrea tự hào về những học trò của mình: “Ở lăng Tự Đức, chúng tôi cho một họa sĩ tự chịu trách nhiệm về một phần công việc. Trường Khánh là một người rất khép kín và làm việc cực kỳ tốt. Cậu ấy không thích làm việc với những người khác vì tính cầu toàn của mình. Cậu ấy phải tách bỏ mối, rêu, tách bỏ các loại nguyên liệu mới sai lệch, thử với loại vữa chúng tôi đưa vào phân tích, kiểm tra sự xâm phá của mối...”.
Sau công trình ở cung An Định, những học trò của Andrea đã lần lượt theo cô giáo tiếp tục phục chế cẩn trọng tại hai công trình lớn là lăng mộ vua Tự Đức (Huế) và đình làng Trần Đăng (Hà Nội).
Khi những bức bích họa trong cung An Định thành hình, Andrea đã cùng các học viên của mình mở một triển lãm nhỏ, không phải để giới thiệu hoàng cung, mà là đưa công chúng vào xem cách thức những nhà phục chế tái tạo quá khứ.
Một triển lãm nhỏ và hàng chục nghìn khách tham quan đã đến. Người ta nhìn thấy những họa sĩ làm việc, xem các bảng màu, nghe những giải thích về chất liệu, sự xâm hại của thời tiết, biến đổi lịch sử... Nhiều nhà nghiên cứu xúc động nghẹn ngào khi thấy những hoa văn nhạt nhòa vôi vữa giờ trở lại nguyên trạng như trong những hình ảnh lịch sử cũ họ còn thấy được.
Andrea mỉm cười: “Tôi chỉ là người Đức, đến đây và cùng họ làm một số việc để bảo tồn. Đây là di sản của người Huế và họ phải là những người tự tay gìn giữ nó. Tôi không phải là công an để canh chừng sự tàn phá hay cách bảo tồn sai lầm. Dần dần họ sẽ chính là những người thay đổi cách sửa chữa và bảo tồn các công trình của mình”.
Đã bảy năm trời người phụ nữ “xa lạ” này sống tâm huyết với những di sản của người Việt như vậy...
LAN PHƯƠNG