Saturday, July 9, 2011

Thêm thông tin Wikileaks rò rỉ về Việt Nam

Cập nhật: 04:04 GMT - thứ năm, 13 tháng 1, 2011

Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội XI
Ngoài dự báo liên quan tới chức Tổng Bí thư, điện tín của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam mà Wikileaks rò rỉ đưa thêm nhiều thông tin về lãnh đạo và tình hình chính trị trong nước.
Bức điện ghi dấu Bảo mật của Đại sứ Michael Michalak đánh đi từ Hà Nội hồi tháng Chín năm ngoái viết bắt đầu từ giữa năm ngoái, cuộc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XI đã được xúc tiến, với Hội nghị Trung ương 10 hoàn toàn tập trung vào công việc này. Hội nghị 9 trước đó đã bàn về nhân sự và chính sách đường lối.
Một tiểu ban chuẩn bị về nhân sự đã được thành lập, chính thức do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chủ trì nhưng do ông Hồ Đức Việt, trưởng ban Tổ chức Trung ương, điều hành. Tiểu ban này có trọng trách đưa ra danh sách ứng viên cho Ban Chấp hành TW mới, và tiếp đó là Bộ Chính trị.
Quá trình chọn lựa lãnh đạo mới bắt đầu công bố chính thức trong dư luận từ hội nghị toàn quốc cuối tháng Tám 2010, khi lãnh đạo Đảng các địa phương được phổ biến yêu cầu tổ chức đại hội Đảng các cấp.
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng cung cấp chi tiết về giới hạn tuổi tác, đưa ra từ Đại hội IX (2011). Đó là 60 tuổi cho ủy viên Bộ Chính trị mới vào lần đầu và 65 cho người tái đắc cử.
Theo bức điện, giới hạn này đã được nới ra tại Đại hội X trong trường hợp ông Nông Đức Mạnh, người tái đắc cử vị trí tổng bí thư.
Tuy nhiên, Đại hội XI sẽ duy trì giới hạn tuổi tác và do vậy, năm chức ủy viên Bộ Chính trị của các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Gia Khiêm và Trương Vĩnh Trọng sẽ cần có người thay thế.
Điện tín nhận xét, tuy vậy trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng trúng cử chức tổng bí thư, thì ngoại lệ có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Chi, trưởng ban Kiểm tra Trung ương, được nói trong bức điện là "sức khỏe rất kém".

Cuộc đua vào vị trí đầu bảng

Cho dù bị chỉ trích, ông thủ tướng đã hình thành một sự kiểm soát chặt chẽ hệ thống các cơ quan nhà nước. Quan trọng nữa, ông Dũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ này dường như còn tăng lên trong đợt trấn áp bất đồng chính trị mới đây.
Điện tín rò rỉ trên Wikileaks
Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang được nhắc tới một cách khá đồng thuận, là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí tổng bí thư.
Ông Trương Tấn Sang, thường trực Ban Bí thư, chức vụ tương đương Phó Tổng Bí thư, là nhân vật vào thời điểm tháng 9/2010 được cho là có khả năng thay thế ông Nông Đức Mạnh hơn cả.
Bức điện của ông Michalak nói bản thân ông Mạnh thời gian gần đây đã rút lui khỏi việc làm quyết sách mà chuyển sang công tác xây dựng nội bộ Đảng.
Bức điện dẫn lời Đại sứ Nhật Bản lúc đó là Mitsuo Sakaba, người tháp tùng ông Mạnh sang Nhật hồi tháng Tư, nói rằng ông tỏ hờ hững trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Taro Aso, không nói chuyện nhiều mà chỉ đọc bằng một giọng đều đều từ đầu đến cuối diễn văn dài 30 phút đã được trợ lý chuẩn bị trước.
Nhưng sau đó khi đi thăm một cơ sở nông nghiệp ở ngoại ô Tokyo thì trông ông sinh động hẳn lên.
Lý do có lẽ là, theo nhận định mà sứ quán Mỹ có, ông Sang đã đảm nhận nhiều công việc của ông Mạnh. (Báo Nhật Asahi trong một bài đầu năm 2011 được BBC giới thiệu cũng nói ông Trương Tấn Sang là nhân vật "thân Nhật Bản".)
TBT Nông Đức Mạnh rời ghế tại Đại hội XI
Theo điện tín bị rò rỉ, nếu không vào vị trí Tổng Bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều khả năng giữ chức Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.
"Thực tế, đây có thể là mục tiêu của ông bấy lâu nay."
"Cho dù bị chỉ trích, ông thủ tướng đã hình thành một sự kiểm soát chặt chẽ hệ thống các cơ quan nhà nước. Quan trọng nữa, ông Dũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ này dường như còn tăng lên trong đợt trấn áp bất đồng chính trị mới đây".
Bức điện cũng nhắc tới việc trong những tháng trước đó, báo chí đăng tải rộng rãi việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm một số quân khu và phát biểu tại nhiều buổi họp của Bộ Công an.
"Ông Dũng cũng có quan hệ rất thân chặt với Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh."

Nhân vật gây bất ngờ

Bức điện nói nếu dự đoán về hai ông Dũng-Sang mà trở thành hiện thực, thì đây sẽ là lần đầu tiên người miền Nam giữ hai vị trí quan trọng nhất của Đảng và Chính phủ.
Kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời năm 1986, vị trí tổng bí thư luôn do người miền Bắc nắm, vị trí thủ tướng trong tay người miền Nam.
Tuy nhiên điện tín dẫn lời một số bình luận gia cho rằng tính chất vùng miền càng ngày càng ít quan trọng, và ngay trong giới người miền Nam cũng có chia rẽ. Ví dụ ba ông Triết, Sang, Dũng đều từng làm lãnh đạo Đảng TP Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết họ là đồng minh của nhau.
"Song đánh giá của chúng tôi là việc hai vị trí thủ tướng và chủ tịch nước vào tay người miền Nam hồi năm 2006 đã khiến một số người miền Bắc vô cùng bức xúc."
"Mất cả hai chức tổng bí thư và thủ tướng (cho người miền Nam) là điều nhiều người không thể chấp nhận được."
Bức điện viết điều quan trọng cần nhớ là trong khi "chủ nghĩa vùng miền có thể gây chia rẽ, sự chia rẽ này càng ngày càng mất đi tính ý thức hệ mà chủ yếu về quyền lực, sự bảo trợ và tiền của."
Ông Nguyễn Sinh Hùng (bìa trái) trong cuộc họp Quốc hội
Ông Nguyễn Sinh Hùng liệu có gây bất ngờ?
Nhận định của sứ quán Mỹ là hai ông Sang và Dũng đều sẽ "không dễ bị loại ra khỏi cuộc đua" nhưng "nếu ai đó bị buộc phải từ bỏ tham vọng, thì có lẽ đó là ông Trương Tấn Sang".
Bức điện nhắc tới hai nhân vật được cho là có khả năng vào chức tổng bí thư trong trường hợp đó - Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa.
Còn nếu trong trường hợp ông Sang thắng thế trở thành tổng bí thư, thì chức thủ tướng có thể vào tay một người miền Bắc.
Số người phù hợp cho vị trí này từ nhóm người miền Bắc trong Bộ Chính trị còn ít hơn.
"Trong 20 năm qua, chức thủ tướng Việt Nam luôn được lấy từ các phó thủ tướng đương nhiệm. Trong số năm phó thủ tướng hiện nay chỉ có ba ông là ủy viên Bộ Chính trị."
"Trong ba ông đó, hai ông sẽ nghỉ hưu năm 2011, còn lại duy nhất Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng".
Điện tín của sứ quán Mỹ viết ông Hùng là người miền Bắc, nhân vật kỹ trị về kinh tế và là người ganh đua lâu nay với Thủ tướng Dũng.
"Thế nhưng bản thân ông Hùng cũng không được lòng nhiều người. Khi Quốc hội mới họp năm 2007 để chính thức bổ nhiệm các chức vụ trong Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ được 58% phiếu bầu, quá thấp nhất là khi 92% số đại biểu Quốc hội là Đảng viên Cộng sản.

09/07 Tướng Mỹ bàn an ninh với Trung Quốc

Cập nhật: 15:50 GMT - thứ bảy, 9 tháng 7, 2011

Tàu chiến Mỹ
Trung Quốc tỏ ý lo ngại trước sự can dự của quân Mỹ tại châu Á
Quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ lên đường tới Trung Quốc hôm thứ Sáu trong một chuyến thăm để thúc đẩy một cuộc đối thoại an ninh với Bắc Kinh, theo hãng tin AFP từ Washington hôm 08 tháng Bảy, giữa lúc có một tập trận chung giữa Hoa Kỳ và đồng minh tại Biển Đông.
Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công du bốn ngày của mình, trong đó có các cuộc hội đàm với các quan chức cao cấp và ghé thăm một đơn vị quân đội, các quan chức cho biết.
Ông Mullen, người mà trong tháng Năm đã đón tiếp đối tác Trung Quốc của ông, Tổng Tham mưu Trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ, Trần Bỉnh Đức, "mong muốn tiếp tục cam kết và đối thoại" với ông Trần ở Bắc Kinh, theo một tuyên bố của Ngũ Giác đài.
Tuy nhiên, chuyến đi của đô đốc trùng với một cuộc tập trận hải quân chung vào hôm thứ Bảy giữa Hoa Kỳ và các lực lượng hải quân của Nhật Bản và Úc tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Các quan chức Mỹ và Nhật Bản cho biết cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của tàu khu trục Nhật Bản Shimakaz, tàu khu trục Mỹ - USS Preble - và một tàu tuần tra Hải quân Hoàng gia Úc.
Các tàu sẽ thực hiện hoạt động huấn luyện thông tin, liên lạc và các bài tập khác ngoài khơi Brunei, theo các quan chức.
Hải quân Mỹ không đề cao quy mô cuộc tập trận, với một phát ngôn viên của Mỹ gọi đây là một hoạt động quy mô nhỏ, "cấp thấp", hoạt động bên lề của một cuộc triển lãm quốc phòng quốc tế tại Brunei.
Một người phát ngôn cho hải quân Mỹ, Tamara Lawrence, cho AFP hay hoạt động lần này bao gồm sử dụng tín hiệu cờ, dẫn đường, và các bài tập tập trung vào chuyển vận cơ bản.
Trung Quốc từng phản đối các cuộc tập trận hải quân trước đó của Mỹ ở Biển Đông, và các căng thẳng trong khu vực chiến lược và giàu tài nguyên này đã lên cao trong những tuần gần đây.
Philippines và Việt Nam đã bày tỏ lo ngại về những gì mà họ gọi là lập trường ngày càng "hung hăng" của Trung Quốc trong khu vực.
"Không liên quan TQ"
Đô đốc Mike Mullen cũng sẽ có bài phát biểu với sinh viên ở Trung Quốc
Chuyến thăm của ông Mullen cũng diễn ra sau khi Hoa Kỳ và Philippines tiến hành các cuộc tập trận chung về hải quân, mà Manila và Washington khẳng định ý nghĩa là nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự mà không liên quan đến những lo lắng đối với Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ muốn một giải pháp hòa bình đối với các bất đồng về lãnh thổ, nhưng đã cảnh báo Washington trước các can dự vốn làm tăng cường các tranh chấp trong khu vực.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ kể từ năm 2007.
Ông Mullen "có một loạt các cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao theo dự kiến, bao gồm các chuyến thăm tới các đơn vị quân giải phóng nhân dân TQ," tuyên bố của Ngũ Giác Đài cho biết.
Đô đốc Mullen cũng sẽ có cuộc phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, vẫn theo Ngũ Giác Đài.
Vào lúc các căng thẳng ở Biển Đông lên cao, nhịp độ của các cuộc trao đổi quân sự Mỹ -Trung Quốc cũng gia tăng, với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates nhóm họp với Bộ trưởng TQ Lương Quang Liệt tại Singapore vào đầu tháng Sáu, sau một chuyến viếng thăm tháng Giêng của ông Gates tới Bắc Kinh.
Ông Gates cảnh báo tháng trước rằng các cuộc đụng độ có thể nổ ra ở trong vùng Biển Đông, trừ khi các quốc gia có tranh chấp lãnh hải, thông qua được một cơ chế giải quyết tranh chấp của họ một cách hòa bình.

09/07 500 Đại biểu Quốc hội Khóa XIII đã có điều kiện thực hiện lời hứa với cử tri


07:34 | 09/07/2011
Chỉ còn ít ngày nữa, QH Khóa XIII sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Nhất. Trong các Hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú để lấy nhận xét, tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử ĐBQH Khóa XIII, đặc biệt trong các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử, những người ứng cử, nay đã trúng cử là ĐBQH, tùy theo hoàn cảnh và địa vị công tác của mình, đã đưa ra những lời hứa với cử tri, với nhân dân về những điều sẽ thực hiện với tư cách người đại biểu nhân dân tại QH. Những người trúng cử đã có điều kiện thực hiện lời hứa với cử tri - những người đã tin tưởng bỏ phiếu bầu cho mình - để không phụ lòng tin của họ.
Có một lời hứa chung nhất của các ĐBQH Khóa XIII là trong lĩnh vực công tác và hoạt động của mình góp phần thực hiện cho được những mục tiêu mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra. Trong đó, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Kinh tế nước ta phải được xây dựng thành nền kinh tế độc lập, tự chủ và trong bất cứ tình huống nào cũng phát triển bền vững. Muốn vậy, phải phát huy dân chủ và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Cùng với xây dựng Đảng, phải xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, với tổ chức bộ máy trong sạch, với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì nhân.
Nhìn chung, có bao nhiêu vấn đề đặt ra thì có bấy nhiêu lời hứa, trong đó 6 loại vấn đề nổi lên là: giáo dục và đào tạo; lao động - việc làm; nông nghiệp - nông dân - nông thôn; giao thông; môi trường, y tế và chăm sóc sức khỏe; các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề hết sức bức xúc như: chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ và tình trạng rối loạn kỷ cương phép nước.
Tổng kết nhiệm kỳ QH Khóa XII, nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm của QH được nêu từ Khóa XI, Khóa X vẫn tồn đọng chưa được giải quyết thấu đáo, trở thành “món nợ” đối với nhân dân - chuyển sang QH Khóa XIII. Với tư cách là một cử tri, tôi cho rằng, để ĐBQH thực hiện được những lời hứa của mình trước cử tri, trước nhân dân và giải quyết những vấn đề tồn đọng đó thì ĐBQH Khóa XIII cần nhất thiết thực hiện tốt quyền hạn và nhiệm vụ của mình. 
Trước hết, ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với QH và cơ quan Nhà nước hữu quan. Mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, về việc thực hiện lời hứa của mình trước đây đến đâu. Khi cử tri yêu cầu ĐBQH báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH thì phải đáp ứng.
Thứ hai, ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân, khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ của mình, ĐBQH có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật trước QH, dự án pháp lệnh trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. ĐBQH có quyền chất vấn Chủ tịch Nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà ĐBQH chất vấn.
Thứ tư, ĐBQH có quyền kiến nghị với UBTVQH xem xét trình QH việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, ĐBQH có quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của ĐBQH.
Thứ năm, ĐBQH không chỉ quan tâm tới việc phát triển ở địa phương mình ứng cử mà cả tới những vấn đề chung của đất nước. Thể hiện rõ nhất là qua công tác ban hành các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, ngoài quốc doanh, có thể phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc phát triển đất nước; đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao đời sống của nhân dân, cụ thể là cải cách tiền lương, thu nhập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả ĐBQH hứa với đồng bào là được cử vào QH để làm ĐBQH, không phải để làm quan, không phải để ngồi trên ăn trốc, mà làm người đày tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào”.
 Đối với ĐBQH thì sự trung thực trở thành nguyên tắc sống, làm việc và hành động.
Theo quy định của pháp luật, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, thì tùy theo mức độ sai lầm mà bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.
Nhớ lại trong số kỳ họp của gần cuối của QH Khóa XII, rất nhiều lời hứa của các đại biểu giữ trọng trách trong một số cơ quan hành pháp cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã nói phải thực hiện nghiêm túc, thậm chí có vấn đề phải định thời gian. Hứa phải làm chứ không thể hứa suông. 500 ĐBQH (lần đầu tiên QH Khóa XIII đã bầu đủ 500 ĐBQH – đây là thắng lợi lớn của cuộc bầu cử lần này) phải là 500 “người đày tớ” thực sự tận tâm, tận lực làm việc vì nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. ĐBQH, nhất là những vị được giao giữ trọng trách trong các cơ quan, tổ chức Đảng, đoàn thể luôn luôn tâm niệm và phấn đấu để biến lời hứa thành hành động thiết thực trong công tác (cả trên cương vị đang đảm nhận hay cương vị ĐBQH). Trách nhiệm ĐBQH khóa mới với dân, với công cuộc Đổi mới – rất lớn lao để góp phần thực hiện ước vọng cao cả mà Đảng đã đề ra: đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướáng hiện đại.
Cử tri và nhiều ĐBQH Khóa IX không thể quên câu chuyện vui trên diễn đàn QH Khóa IX, đại biểu Đàm Văn Ngụy đã đề nghị đổi họ cho một số ĐBQH nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước sang họ Hứa. Nhiệm kỳ QH Khóa XIII này, mong rằng, 500 đại biểu của nhân dân không phải kể lại câu chuyện vui đó... Nhân dân vẫn theo sát QH và HĐND.
Nguyễn Thanh Bình

09/07 San Jose biểu tình chống Trung Quốc




SAN JOSE (NV) - Một cuộc biểu tình “chống Trung Cộng xâm lược” thu hút nhiều ngàn người đứng chật kín bãi đậu xe của khu thương mại Grand Century Mall, San Jose, hôm Thứ Bảy.
Trong số người tham gia có bà Hoa Huỳnh, lần đầu tiên tham gia một cuộc biểu tình sau 17 năm ở Mỹ. Bà nói với Người Việt: “Mình cũng không phải biểu tình mà tại mình thấy Trung Quốc nó đàn áp dân mình, người mình đi đánh cá mà cũng bị nó bắt, nó nhốt, mình đi để gióng lên tiếng nói, để cảm thấy không có lỗi với hồn thiêng sông núi.” (Hình: Mỹ-Dung Trần)