Thursday, August 25, 2011

25/08 Vinamilk khánh thành nhà máy sữa ở New Zealand


Toàn cảnh nhà máy bột sữa Miraka. (Nguồn: Vinamilk)
Nhà máy bột sữa Miraka – New Zealand mà Vinamilk tham gia góp vốn vừa đi vào hoạt động, đây là dự án đầu tiên Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đầu tư ra nước ngoài.

Nhà máy chế biến nguyên liệu sữa chất lượng cao này đặt tại trung tâm Đảo Bắc của New Zealand. Nhà máy sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao bán ra thị trường quốc tế.

Trước đó, ngày 11/9/2010, Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư ra nước ngoài để đầu tư vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Vinamilk chiếm 19,3% vốn cổ phần của dự án. Nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao với công suất 8 tấn/giờ, tương đương 32.000 tấn/năm, và được thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai.

Nhà máy có khả năng chế biến 210 triệu lít sữa nguyên liệu hàng năm, tương đương với lượng sữa của 55.000 con bò vắt sữa. Vốn đầu tư cho nhà máy là 90 triệu đô la New Zealand. Năm đầu tiên, Miraka sẽ hoạt động trên 80% công suất thiết kế.

Trong năm 2011, Vinamilk đang đặt ra kế hoạch đạt doanh thu 1 tỷ USD. Dự án này nằm trong chiến lược dài hạn giúp Vinamilk từng bước hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới để đạt mục tiêu lọt vào Top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 với doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm.

Năm 2010, tại Hong Kong, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam-Vinamilk đã được Forbes Asia vinh danh và trao giải thưởng Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2010. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam – Vinamilk được tạp chí chuyên xếp hạng Forbes Asia ghi nhận sự xuất hiện trong danh sách bình chọn này./.
Ngọc Dung (Vietnam+)

25/08 Hình Ảnh Quân Đội TC Tập Kết Tại Quảng Tây

Cập Nhật Tin Tức & Hình Ảnh Quân Đội TC Tập Kết Tại Quảng Tây

Theo nhiều nguồn tin của các bloggers Trung Cộng cho biết rằng tính đến nay quân lực tập kết tại Quảng Tây là 550.000 quân đang án binh bất động. Đồng thời cũng khẳng định BTBQP Lương Quang Liệt đã lên tiếng động viên chuẩn bị khai chiến trên toàn tuyến biên giới Trung-Việt .
Mặt khác, theo các thông tin từ Nhật Bản vào ngày 8/8/2011, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đã lên đường sang Ấn Độ cầu viện quân sự và hứa dùng quân cảng Nha Trang cho quân đội Ấn Độ trú đóng vĩnh viễn.
Tại sao không phải là Mỹ ? Theo nhà nghiên cứu Mã Gia Lực của "Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Trung Quốc" thì trong tình hình hiện tại, láng giềng gần có đủ khả năng giúp Việt Nam chống lại Trung Cộng chính là lực lượng quân sự Ấn Độ trong khi Việt Nam vẫn còn xem Mỹ là thù nghịch. Ấn Độ là một quốc gia đang cạnh tranh phát triển quân sự bên cạnh Trung Cộng và có những đường biên giới lục địa với Trung Cộng có thể bùng nổ xung đột bất cứ lúc nào . Sự cầu viện của Việt Nam đã nhận được lời chấp thuận hoan hỉ của chính phủ Ấn Độ, chỉ vì đây là cơ hội ngàn vàng để Ấn Độ phát triển quân sự ra biển Đông .
Bộ Trưởng BQPTC Lương Quang Liệt sẽ là người kế nhiệm Hứa Thế Hữu trên mặt trận biên giới lục địa Trung-Việt:
Lời kêu gọi động viên khai chiến biên giới Trung-Việt của Lương Quang Liệt đang truyền tải trên mạng TC:
Các hình ảnh cập nhật tại Quảng Tây:
Lực lượng Hải quân đổ bộ lên đảo Hải Nam:
Chân Mây








__,_._,___

----- Forwarded Message -----
From: TRAN TRONG-NHAN <trn_trongnhan@yahoo.com>
Sent: Thursday, August 25, 2011 10:58 AM
Subject: [HUYET-HOA] Fw: [Daploisongnui] Hình Ảnh Quân Đội TC Tập Kết Tại Quảng Tây



----- Forwarded Message -----
From: NGUYEN VAN LOC <>
To: QUANDANCANCHINH <Daploisongnui@yahoogroups.com>
Sent:
 Wednesday, August 24, 2011 6:40 PM
Subject: [Daploisongnui] Hình Ảnh Quân Đội TC Tập Kết Tại Quảng Tây

 From: san le santhe33@yahoo.com


25/08 [HUYET-HOA] Cầu Viện Ấn Độ Đưa Quân Sự Vào Biển Đông


 
Cầu Viện Ấn Độ Đưa Quân Sự Vào Biển Đông
Lời dẫn: "India invited by Vietnam to South China Sea" là nhan đề nổi bật trên các diễn đàn thế giới về tình hình biển Đông sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến trong hạ tuần tháng 7 vừa qua. Vào ngày 8/8/2011, Biên tập viên Hideo Nakaoka của mạng thông tin news.searchina.com đã tổng hợp tin tức của vấn đề trên và đăng tải bài viết "Hải quân Ấn Độ trú quân tại Việt Nam, Cung Cấp Vũ Khí, Khống Chế Trung Quốc" (インド海軍がベトナムに駐留か、武器も供与、中国をけん制). Tin tức này hiện đang truyền tải trên hầu hết các trang thông tin tại Nhật Bản . Nhận thấy những thông tin về quân sự Ấn Độ can thiệp vào biển Đông hầu như chưa xuất hiện trên mạng Việt ngữ, Chân Mây xin dịch thuật gửi đến Quý Bạn Đoc. Trong bản dịch, CM chêm thêm các từ tiếng Anh trong ngoặc cho rõ nghĩa . Riêng cụm từ "南シナ海" (minami sina-kai = South China Sea) trong nguyên bản có nghĩa là "biển Nam Trung Hoa", có thể gây khó chịu cho bạn đọc nhưng CM xin mạn phép dịch theo đúng nguyên bản.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 929x739.

                   "Hải quân Ấn Độ trú đóng tại Việt Nam, Cung Cấp Vũ Khí, Khống Chế Trung Quốc"

BTV Hideo NakaokaHải quân Việt nam lại tiếp tục cầu viện Hải quân Ấn Độ thường trú vào cảng Nha Trang tại miền đông nam bộ Việt Nam. Phía Ấn Độ cũng đã bày tỏ thiện chí.Ngoài việc phái cử các hạm thuyền đổ bộ (Landing Ship), Ấn Độ sẽ hợp tác chế tạo quân hạm lớn dành cho hải quân Việt Nam và chuyển giao tên lửa Missile. Các chuyên gia tình thế đã chỉ trích những động thái của Ấn Độ sẽ làm phức tạp tình hình biển Nam Trung Hoa và tăng sự khuếch trương các thế lực hải quân, đồng thời Ấn Độ cũng nhằm mục đích khống chế Trung Quốc trong vấn đề quốc cảnh.

Trong dịp Tư lệnh Hải quân Việt Nam là Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây. Ông đã cầu viện Ấn Độ đưa quân hạm thường trú cảng Nha Trang.

Ông cũng thăm xưởng đóng thuyền lớn nhất Ấn Độ và đặt chế tạo Tuần dương hạm . Ấn Độ sẽ tiếp tục huấn luyện binh chủng Hải quân Việt Nam và nhận công tác hộ tống Việt Nam trong việc mua vũ khí từ Nga Sô.
Ấn Độ cơ bản đồng ý bán cho Việt Nam tàu chiến "Brahmos"siêu âm tốc gắn tên lửa Missile, có khả năng sẽ bán tiếp tên lửa đối lục địa "Prithvi". Thêm nữa, Ấn Độ cũng dự định vận dụng ưu thế kỹ thuật thông tin IT để chi viện cho quân đội Việt nam khai thác Network Solutions.Nghiên cứu viên Mã Gia Lực thuộc "Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc tế Hiện Đại Trung Quốc" đã có lời chỉ trích:

"Cảng Nha Trang có vị trí trên đường hải ngạn miền Trung Việt Nam. Từ biển Nam Trung Hoa là gần 300km, từ Tam Á - Trung Quốc chỉ 600km, là một vị trí quan trọng trên mặt chiến lược . Ấn Độ đã tỏ ra rất quan tâm đến cảng Nha Trang, việc tích cực chi viện cho quân sự Việt Nam là do họ có suy tính chiến lược lớn".
Vài năm nay, Ấn Độ đề ra chiến lược "Đông Tiến" nhưng chưa tìm ra căn cứ cho tham vọng đó.

Việc kêu gọi cầu viện của Việt Nam lần này là cơ hội quá tốt. Nếu hải quân Ấn Độ trú đóng trên biển Nam Trung Hoa thì không những họ khuếch đại được thế lực hải dương của mình mà còn có thể khống chế cả hải quân Trung Quốc. Hành động Trung Quốc xây dựng quân cảng cho Sri Lanka và chi viện xây dựng cảng Gwadar của thù địch Pakistan được xem là chiến lược "ngọc trai quấn cổ" (A String of Pearls) nhằm mục đích phong tỏa Ấn Độ.
Mồi lửa Trung-Ấn không chỉ là thế lực hải dương. Họ còn có những vấn đề quốc cảnh chưa giải quyết.

Những năm gần đây, Ấn Độ lại tăng cường thêm binh lực trên các vùng biên giới tranh chấp.
Nghiên cứu viên họ Mã chỉ trích thêm:

"Ấn Độ và Việt Nam đều có chung kinh nghiệm xung đột quân sự với Trung Quốc trên đất liền . Hiện tại bao gồm sự tranh chấp với Trung Quốc, Ấn Độ là vấn đề biên giới lục địa, Việt Nam là vấn đề biển Nam Trung Hoa. Giả như hai nước bắt tay nhau thì Trung Quốc phải chịu áp lực lớn để giải quyết cùng lúc hai vấn đề"

.
Về lý do Việt Nam lựa chọn Ấn Độ trú đóng trên biển Nam Trung Hoa làm "Thế lực thứ 3" không phải là Mỹ.

Nghiên cứu viên họ Mã nói: "Việt Nam mong muốn có nhiều quốc gia lớn can dự vào vấn đề biển Nam Trung Hoa. "Quốc tế hóa, Phức tạp hóa" là chiến lược của Việt Nam".
Nước Mỹ đã từng là thù địch đối với Việt Nam. So với quan hệ không đến mức đồng minh như Philippin và Mỹ, đối với Ấn Độ thì Việt Nam chưa từng có xung đột trực tiếp và trong vấn đề kềm chế Trung Quốc sẽ là cơ sở quan trọng cho việc hợp tác giữa hai nước.
__._,_.___


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, August 25, 2011 9:08 AM
Subject: [HUYET-HOA] Cầu Viện Ấn Độ Đưa Quân Sự Vào Biển Đông


25/08 Cầu Viện Ấn Độ Đưa Quân Sự Vào Biển Đông

Lời dẫn: "India invited by Vietnam to South China Sea" là nhan đề nổi bật trên các diễn đàn thế giới về tình hình biển Đông sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến trong hạ tuần tháng 7 vừa qua. Vào ngày 8/8/2011, Biên tập viên Hideo Nakaoka của mạng thông tin news.searchina.com đã tổng hợp tin tức của vấn đề trên và đăng tải bài viết "Hải quân Ấn Độ trú quân tại Việt Nam, Cung Cấp Vũ Khí, Khống Chế Trung Quốc" (インド海軍がベトナムに駐留か、武器も供与、中国をけん制). Tin tức này hiện đang truyền tải trên hầu hết các trang thông tin tại Nhật Bản . Nhận thấy những thông tin về quân sự Ấn Độ can thiệp vào biển Đông hầu như chưa xuất hiện trên mạng Việt ngữ, Chân Mây xin dịch thuật gửi đến Quý Bạn Đoc. Trong bản dịch, CM chêm thêm các từ tiếng Anh trong ngoặc cho rõ nghĩa . Riêng cụm từ "南シナ海" (minami sina-kai = South China Sea) trong nguyên bản có nghĩa là "biển Nam Trung Hoa", có thể gây khó chịu cho bạn đọc nhưng CM xin mạn phép dịch theo đúng nguyên bản.


"Hải quân Ấn Độ trú đóng tại Việt Nam, Cung Cấp Vũ Khí, Khống Chế Trung Quốc"



25/08 ジム・ウェブ米上院議員が今年2度目の訪越



2011/08/25 12:28 JST配信
         
 ファム・ビン・ミン外相は23日、ベトナムを訪れた米国のジム・ウェブ上院議員(民主党、上院外交委員会東アジア・太平洋小委員会委員長)と会談した。ウェブ議員は今年4月にも訪越している。24日付カフェエフが報じた。

 ミン外相は、ウェブ議員の越米関係推進への積極的な貢献に感謝の意を表し、ベトナムは外交の多角化・多様化を進める中で、米国との関係を引き続き重視し、米国を戦略的な意義を持つ第一のパートナーとみなしていると述べた。

 ウェブ議員はミン氏の外相就任を祝福し、米議会は東アジア地域の情勢に関心を持ち続けており、南シナ海の領有権問題では多国間の枠組みで平和的解決を図るというベトナムの立場を支持していると述べた。

 ウェブ議員はまた、メコン川流域の各国が水資源の持続可能な利用で協力し合うことを希望すると述べた。
         
[CafeF, 24/08/2011, 08:08, O]
© Viet-jo.com 2002-2011

25/08 QH đổi mới từng bước, thật vững chắc



07:24 | 25/08/2011
UBTVQH vừa thống nhất chủ trương xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của QH với quan điểm nhất quán là đổi mới từng bước vững chắc. Các nội dung đổi mới cần kế thừa thành tựu của các nhiệm kỳ trước, bảo đảm dân chủ, khoa học và đúng pháp luật. Những vấn đề nào chưa thực sự chắc chắn hoặc chưa được quy định trong luật thì cần thí điểm tổ chức thực hiện. Song có những việc có thể làm ngay để trình QH xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Hai tới như: đổi mới công tác điều hành tại Kỳ họp; đổi mới công tác tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại Phiên họp của UBTVQH…
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Hoạt động của QH phải bắt đầu từ ĐBQH
Chúng ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước thì cũng phải đổi mới hoạt động của QH. Nhưng khẳng định rõ là đổi mới cách làm, đổi mới cách tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của QH; trên cơ sở nâng cao chất lượng mà đổi mới chứ không làm một cách tùy tiện được. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của QH tạm thời giữ như hiện nay để chờ sửa đổi Hiến pháp và pháp luật. Chủ trương của UBTVQH không đặt vấn đề đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH theo luật định mà đổi mới trên tinh thần kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn này một cách có hiệu quả nhất và chất lượng nhất. Yêu cầu đổi mới là phải bảo đảm hiệu quả, chất lượng, đồng thời rút ngắn thời gian. Muốn làm được như vậy, cần đổi mới hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của một ĐBQH theo luật định đều có thể tiến hành đổi mới. Ví dụ cách thức tiếp xúc cử tri cũng phải đổi mới. ĐBQH vừa phải nâng cao năng lực, vừa phải được bảo đảm điều kiện hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định tốt nhất, gần dân nhất, đại diện cho ý chí của dân nhất, đúng chuyên đề, đúng năng lực sở trường, đúng tính chuyên nghiệp, đúng ngành nghề của mình, lĩnh vực mình được theo dõi. Cho nên cách hoạt động, cách tiếp xúc cử tri, cách tập hợp ý kiến, cách phát biểu ý kiến... đều phải từ ĐBQH. Hoạt động QH phải bắt đầu từ ĐBQH.
Hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động của các cơ quan của QH bao gồm Hội đồng Dân tộc, 9 Ủy ban và các cơ quan khác của QH, cơ quan của UBTVQH, VPQH, Ban Công tác đại biểu, Viện Nghiên cứu lập pháp... đều phải tiến hành đổi mới. Các cơ quan cũng phải tiến hành đổi mới để làm sao tập hợp được ý chí của ĐBQH một cách tốt nhất. Luật của chúng ta quy định một Ủy ban chỉ có khoảng  30 - 40 thành viên. Những ĐBQH không ở trong Ủy ban thì có sinh hoạt Ủy ban không? Khi Ủy ban chủ trì thẩm tra một luật nào đó thì tất cả những ĐBQH khác ở các Ủy ban khác mà quan tâm hoặc liên quan sát sườn đến lợi ích của người đại diện ý chí của dân thì các đại biểu đó phải đến thảo luận. Phải tổ chức lại, không phải họp Ủy ban, không phải họp Thường trực Ủy ban nữa mà họp thảo luận dự án luật này thì thông báo rộng rãi, gửi tài liệu rộng rãi và mời các ĐBQH quan tâm tới dự án luật đó đến để cùng thảo luận. Làm như vậy sẽ nâng cao được chất lượng các dự án luật.
UBTVQH cũng phải đổi mới hoạt động trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp để phục vụ cho kỳ họp của QH. UBTVQH phải kết nối được tất cả các đại biểu. Một đại biểu không thành được QH, một ủy ban cũng không thành được QH, UBTVQH cũng không thành được QH mà phải 500 ĐBQH mới trở thành QH được nên UBTVQH phải đổi mới hoạt động, là cơ quan chuẩn bị, giúp việc và với chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện vai trò giữa hai kỳ họp và ngay trong kỳ họp để kỳ họp có chất lượng.
Hoạt động của QH, các cơ quan của QH, các cơ quan của Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát.... trong toàn bộ quá trình phối hợp cũng phải đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả để thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng luật định. Muốn làm được như vậy thì rõ ràng công tác hậu cần là chủ đạo; thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, phối hợp phải chu đáo; cơ quan tham mưu phải chu đáo để có thể giúp ĐBQH, giúp cơ quan của QH mở rộng diện hoạt động, thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc gắn bó được với công việc của QH.
Tôi nói tất cả các việc đó để chúng ta hình dung công việc sắp tới, phải đổi mới cách làm, kế thừa toàn bộ những thành tựu của các nhiệm kỳ trước nhưng phải tiếp tục đổi mới cho được. Phải có bài có bản, việc gì có thể đổi mới được ngay thì trình QH để QH xem xét, ra nghị quyết; việc gì phải sửa quy chế, sửa luật thì cần lên danh mục để lần lượt trình QH, đồng thời với việc sửa đổi Hiến pháp. Thời gian không cho phép chúng ta chần chừ. Những việc có thể làm ngay được từ nay đến kỳ họp thứ Hai thì cần bắt đầu làm ngay.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong quá trình chuẩn bị dự kiến chương trình Kỳ họp
Hiệu quả hoạt động của QH phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động tại Kỳ họp, hiệu quả hoạt động của UBTVQH Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH. Nói rộng ra nữa thì hiệu quả hoạt động của QH còn liên quan đến việc đổi mới tổ chức hệ thống chính trị, các điều kiện bảo đảm cho QH, UBTVQH, các cơ quan của QH và các ĐBQH hoạt động. Quan điểm xây dựng Đề án phải đặt việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH trong tổng thể như vậy thì mới đầy đủ, sâu sắc được. Các nội dung đổi mới cần bảo đảm dân chủ, khoa học và đúng pháp luật. Đề án chưa đặt vấn đề nghiên cứu, đổi mới chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của QH, các cơ quan của QH mà trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH, các cơ quan của QH hiện nay cần đổi mới cái gì. Xác định rõ, đổi mới về nội dung, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hay là đổi mới về cách thức, phương thức làm việc của QH, các cơ quan của QH để có cách thức tiếp cận hợp lý.
Về đổi mới cách thức tiến hành Kỳ họp thì ngay từ việc chuẩn bị kỳ họp đã phải bảo đảm chất lượng. Điều này rất quan trọng. Trách nhiệm của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của QH, các tổ chức đoàn thể khi chuẩn bị Chương trình kỳ họp như thế nào cần được làm rõ. Tiếp đến là sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc chuẩn bị các báo cáo, các đề án, các dự án trình QH. Việc chuẩn bị các báo cáo thẩm tra này cần bảo đảm nêu bật được những vấn đề QH cần thảo luận, giảm thiểu thời gian, không cần nhắc lại nhiều những ý kiến, những vấn đề đã được đánh giá nhận định trong tờ trình. Nội dung nào cơ quan thẩm tra đồng ý, nội dung nào không đồng ý thì phải phân tích lý lẽ thuyết phục và có thể đưa ra phương án để giúp QH xử lý khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn: Đổi mới từng bước, thật vững chắc
Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của QH nên nhất quán quan điểm đổi mới từng bước vững chắc, không vội vàng. Những vấn đề gì chưa chắc chắn thì cần thí điểm tổ chức thực hiện. Nội dung của Đề án nên bám sát vào các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của QH. Trước mắt, nên tiến hành nghiên cứu cải tiến và thí điểm tổ chức một số vấn đề về quy trình, thủ tục hoạt động của QH mà chưa cần sửa luật để trình UBTVQH cho ý kiến. Ví dụ, vừa qua, chúng ta đã rút ngắn thời gian đọc các Tờ trình tại Kỳ họp của QH rồi nhưng vẫn còn dài, nên rút gọn hơn nữa để tiết kiệm thời gian của QH. Có thể quy định rõ hơn về thời gian đọc bao nhiêu phút đối với Tờ trình gì, bao nhiêu phút đối với Báo cáo giải trình. Về thảo luận tại Tổ và thảo luận tại Hội trường, cần đổi mới công tác tổng hợp ý kiến phát biểu của các ĐBQH. Tôi thấy tổng hợp như vừa qua là chưa đầy đủ, nhiều ý kiến phát biểu không được đưa vào Báo cáo tổng hợp, có khi người tổng hợp thấy ý kiến nào vướng vướng là bỏ luôn, không tổng hợp nữa... Cũng nên xem lại cách thức chia tổ thảo luận cho hợp lý hơn. Trước đây, chúng ta chia 2 Đoàn ĐBQH thành một Tổ, sau đó là 3,4 Đoàn ĐBQH thành một Tổ nhưng khi thảo luận lại có tình trạng có Tổ các ĐBQH phát biểu rất nhiều nhưng có Tổ lại ít vì có những dự án, những nội dung mang tính chuyên ngành rất cao. Nên nghiên cứu để sớm đổi mới cách chia Tổ thảo luận.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: Có những việc có thể làm ngay...
Phạm vi Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của QH rất rộng. Có 3 cơ sở để tiến hành triển khai Đề án là: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, một số văn bản liên quan đến công tác tổ chức, bài phát biểu của Tổng bí thư tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Hai, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của QH và các cơ quan của QH, các đề án mà Đảng đoàn QH đã thực hiện. Có những việc có thể làm ngay, có những việc cần làm trong suốt nhiệm kỳ, thậm chí có những việc nhiệm kỳ sau mới có thể triển khai được. Vì thế cần xây dựng kế hoạch rất cụ thể, từng bước triển khai Đề án một cách vững chắc. Việc nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của QH cần bảo đảm đầy đủ các công việc của QH theo luật định cả về số lượng và chất lượng nhưng tiết kiệm được thời gian. Cần  bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, phục vụ các hoạt động của QH ở mức độ hợp lý, nhất là bảo đảm thông tin cập nhật và đầy đủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Bảo đảm đầy đủ các điều kiện cho đổi mới
Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH cần đề cao tính ứng dụng. Các đề án khác có thể nghiên cứu sâu, rộng, lý thuyết, quan điểm này, quan điểm khác nhưng đề án này phải làm rõ cụ thể là ứng dụng được điều gì vào đổi mới hoạt động của QH.
Hiện nay chúng ta đã có nhiều đề án nghiên cứu cụ thể từng lĩnh vực hoạt động của QH từ nhiệm kỳ QH Khóa XII và đưa ra nhiều kiến nghị. Nên tập hợp các kiến nghị này để đưa vào Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của QH, rút ra những vấn đề gì có thể áp dụng được ngay, những vấn đề gì cần sửa luật, sửa Hiến pháp mới thực hiện được thì để sau. Đề án nên tiến hành sớm hơn. Nếu trình QH quyết định được ngay tại Kỳ họp thứ Hai tới là tốt nhất. Trong vòng 2 tháng có thể chuẩn bị kịp để trình QH. Những vấn đề có thể trình QH quyết định ngay tại Kỳ họp thứ Hai tới như: đổi mới công tác điều hành tại Kỳ họp; đổi mới công tác tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại Phiên họp của UBTVQH. Điều quan trọng là cần bảo đảm các điều kiện để có thể thực hiện được các cải tiến, đổi mới này.
Nguyễn Vũ ghi