Saturday, August 27, 2011

27/08 Đố vui VIET SU (RAT HAY VA GIA TRI __DUNG DELETE )

Date: Thursday, August 25, 2011, 6:50 PM 

"Đố Vui Việt Sử" là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.

Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ
******************************************************

Câu hỏi của Đào Hữu Dương  

 1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược "Trị-Bình"?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. "Vân-Tiên" tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam? 


Giải đáp của Nguyễn Xuân Vinh 
Trước đèn đọc sách Đào quân:
"Đố Vui Việt Sử", gieo vần họa thơ.
Duyên văn tao ngộ từ xưa,
Nặng lòng đất nước, bây giờ luyện thi. 

1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường. 

2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi. 

3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng. 

4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều. 

5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang. 

6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên. 

7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
Vua  trả lại rùa thiêng trên hồ. 

8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan. 

9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao. 

10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
Nữ nhi sánh với anh hào kém chi 

11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây! 

12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về. 

13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương. 

14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng. 

15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam. 

16. Họ Phan có cụ  Sào-Nam,
Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du. 

17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công. 

18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh. 

19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ. 

20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau. 

21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần. 

22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu. 

23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người. 

24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
Vua  khởi nghĩa, muôn đời ghi công. 

25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân. 

26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang. 

27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền. 

28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
Văn tài  Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau. 

29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân. 

30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên. 

31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng. 

32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài. 

33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân

34. Cần-Vương vì nước gian truân,
Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy. 

35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca. 

36. Đoàn thư, Chinh-Phụ dịch ra,
Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi. 

37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
Công thần giết hại, nhiều người thác oan. 

38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
Chữ Hoàng-Ngọc-Phách, lời than tự tình. 

39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia. 

40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời. 

41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua. 

42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
Ghi công Văn-Phức, vốn thừa  gia. 

43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên

44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau. 

45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai. 

46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa. 

47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi. 

48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan. 

49. Bà Trưng khôi phục giang san,
Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù. 

50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan. 

51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng. 

52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành. 

53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng. 

54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương. 

55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan. 

56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn ! 

57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am. 

58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
Tri-Phương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành. 

59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
Triệu-Vương, Quang-Phục hiển vinh một thời. 

60. Chu hiền xin chém bẩy người,
Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan. 

61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di. 

62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh. 

63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua. 

64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người. 

65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba

66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang. 

67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao. 

68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
Núi sông hai chữ ghép vào thành tên. 

69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta. 

70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan

71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu. 

72. Đời  bình trị thiên thu,
Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn. 

73. Thăng-Long giữ vững giang san,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh. 

74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê

75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
Thánh Trần không thắng không về tới sông. 

76. Mười năm kháng chiến thành công,
Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi. 

77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao. 

78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư. 

79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình. 

80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen. 

81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù. 

82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình. 

83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn. 

84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,
Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô

85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay. 

86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa. 

87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài. 

88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
Học nghề in sách miệt mài dạy dân. 

89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng. 

90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên. 

91. Văn tài  Bá-Quát vô tiền,
Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình. 

92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn. 

93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong. 

94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư. 

95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền. 

96. Trận này không phá giặc Nguyên,
Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương

97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư

98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình

99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long. 

100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.


__._,_.___


__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: TRAN TRONG-NHAN <trn_trongnhan@yahoo.com>
Sent: Saturday, August 27, 2011 2:00 AM
Subject: [HUYET-HOA] Fw: [TINH-NGHE-SI] Fw: Đố vui VIET SU (RAT HAY VA GIA TRI __DUNG DELETE )



Subject: [diendancuuhocsinhPhanboiChau] Đố vui VIET SU (RAT HAY VA GIA TRI __DUNG DELETE )







----- Forwarded Message -----
From: Thang Cao Nguyen <nguyenthangcao@yahoo.com>
To: "ThoVan@yahoogroups.com" <ThoVan@yahoogroups.com>; "tinhnghesi @yahoogroups.com" <tinhnghesi@yahoogroups.com>; "DaiHocVanKhoaSG@yahoogroups.com" <DaiHocVanKhoaSG@yahoogroups.com>; "nguyenbatong@yahoogroups.com" <nguyenbatong@yahoogroups.com>; "viethai712@yahoo.com" <viethai712@yahoo.com>; "trn_trongnhan@yahoo.com" <trn_trongnhan@yahoo.com>;
Sent: Friday, August 26, 2011 9:49 AM
Subject: [TINH-NGHE-SI] Fw: Đố vui VIET SU (RAT HAY VA GIA TRI __DUNG DELETE )


quy vi yeu men van hoa lich su VN.gui cho cac trung Tam Viet Ngu Hai ngoai, xem va tuy nghi xu dung.
thangcaonguyen,26/8

27/08 Mất cơ hội huy động vốn nước ngoài

07:21 | 27/08/2011
Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải vay vốn bằng tiền đồng trong nước với lãi suất 20% - 25%/năm. Thế nhưng, một kênh quan trọng là vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp hơn nhiều lại chưa thể tận dụng được do có quá nhiều quy định cản trở.


Nguồn: sunlaw.com.vn
Thế nào là doanh nghiệp nước ngoài?
Theo Luật sư Trần Anh Đức (TP Hồ Chí Minh), hiện tại việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ nước ngoài là rất quan trọng, vì các công ty ở ngoài Việt Nam có thể vay vốn với lãi suất dưới 5%/năm và họ đã tích cực hỗ trợ các công ty con tại Việt Nam thông qua việc cho vay lại giữa công ty mẹ và công ty con. Thế nhưng, việc cho vay này lại đang gặp phải một số rào cản.
Rào cản pháp lý đầu tiên phải kể đến định nghĩa về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần. Với quy định như vậy thì chỉ cần bán 1 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đã bị coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngay lập tức bị hạn chế gia nhập thị trường theo cam kết WTO, bị giới hạn khi tham gia kinh doanh phân phối sản phẩm. Thực tế: một doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (Mekophar) đã bị từ chối không được phân phối dược phẩm vì có cổ đông nước ngoài đã mua 4% cổ phần. Mekophar đã phải tính đến quyết định hủy niêm yết, loại bỏ cổ đông nước ngoài để có thể kinh doanh phân phối dược phẩm. Quy định về hạn chế gia nhập thị trường theo cam kết WTO là nhằm mục đích áp đặt hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam nhưng đã vô tình gây thiệt hại nặng nề cho chính doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế, Nghị định 102/2010/NĐ -CP của Chính phủ ngày 1.10.2010 khẳng định: doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 49% cổ phần được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước tức là doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng: dường như quy định tiến bộ này đã không đi vào thực tế. Nếu Nghị định 102 được áp dụng, Mekophar đã không phải xin hủy niêm yết và sẽ không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 49% cổ phần.
Trước tình hình thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn niêm yết để dễ dàng tiếp cận các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lại không dễ dàng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêu cầu phải xin được cấp Mã số giao dịch chứng khoán - thực chất là 1 loại giấy phép. Để có giấy phép này, nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị một bộ hồ sơ phức tạp, bao gồm các giấy tờ pháp lý về việc thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức và lý lịch tư pháp đối với nhà đầu tư là cá nhân (tài liệu tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự và tiếng Việt phải có xác nhận của công chứng Việt Nam) để gửi lên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để xin cấp Mã số giao dịch chứng khoán. Phải mất thời gian từ 1 - 2 tháng để chuẩn bị hồ sơ và xin được cấp Mã số giao dịch chứng khoán. Thủ tục này đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mất cơ hội vì thế chấp
Có những doanh nghiệp nặng gánh với lãi suất cao đã tính đến giải pháp đi vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp để trả nợ trước hạn khoản vay trong nước với lãi suất cao. Tuy nhiên, quy chế quản lý vốn vay nước ngoài yêu cầu mục đích của các khoản vay nước ngoài là để phục vụ dự án đầu tư đã được phê duyệt. Ngân hàng Nhà nước sẽ không cho đăng ký khoản vay nước ngoài với mục đích để trả nợ trước hạn cho khoản vay trong nước. Một số chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này, luật pháp Việt Nam đã tước mất một cơ hội cơ cấu lại khoản nợ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Vay vốn nước ngoài còn gặp khó khăn bởi quy định thế chấp lỗi thời của Luật Đất đai khi không cho bên cho vay nước ngoài được nhận thế chấp đối với quyền sử dụng đất và nhà xưởng. Quy định hạn chế thế chấp xuất phát từ lo ngại: thế chấp bất động sản cho bên cho vay nước ngoài sẽ dẫn đến việc đất đai bị nước ngoài kiểm soát và Nhà nước sẽ mất quyền quản lý với đất đai. Đúng là có rủi ro, nhưng đây là rủi ro có thể kiểm soát để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp. Một số ý kiến cho rằng: thế chấp không có nghĩa là bán đất cho nước ngoài. Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát việc thế chấp thông qua: cơ chế đăng ký thế chấp; yêu cầu việc thế chấp phải thông qua một ngân hàng hoạt động tại Việt Nam; khi xử lý tài sản bảo đảm thì phải chuyển nhượng bất động sản cho một pháp nhân hoặc công dân Việt Nam. Thực tế, Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28.8.2001, Chính phủ đã từng ra nghị quyết về việc nghiên cứu các giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam. Trong đó, có điều kiện cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Đến nay, thế chấp bất động sản cho bên cho vay nước ngoài vẫn không được phép.
Hải Dương