Monday, June 13, 2011

10/06 Trung Quốc liên tục gây rối khắp Biển Đông


Thứ sáu, 10/6/2011, 10:03 GMT+7

Việc các loại tàu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông không phải là hiếm, nhưng số lần những tàu này gây rối và xâm phạm chủ quyền các nước trong khu vực nửa tháng qua đang tăng lên với mức độ ngày càng trắng trợn.

Trung Quốc huy động nhiều loại tàu để xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như một nước ASEAN khác là Philippines, từ tàu đánh cá có tàu ngư chính yểm trợ đằng sau cho đến các loại tàu hải giám và cả tàu quân sự. Ngoài việc ngang nhiên tiến vào vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, các tàu này còn tiến hành những hoạt động phá hoại tại đây.
Các sự kiện gần đây trên Biển Đông được coi là hành động leo thang trong chuỗi các động thái xâm phạm của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines, từ bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ tại Hoàng Sa, Trường Sa, đến tấn công tàu khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.
Ngày 21 và 24/5: Tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc liên tục có hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, các tàu Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng và thả phao gần một bãi cạn tại nơi chỉ cách đảo chính Palawan 125 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho rằng bất cứ việc xây cất nào của Trung Quốc tại khu vực trên đều "vi phạm rõ ràng" Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thì nhấn mạnh mối lo ngại số vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này đang ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo chối bỏ cáo buộc các tàu hải quân của họ xâm phạm chủ quyền Philippines. Bắc Kinh cho rằng một tàu nghiên cứu hải dương học của họ chỉ đang tiến hành các nghiên cứu bình thường tại Biển Đông.
Ngày 26/5: Sự kiện gây chấn động dư luận Việt Nam và khiến khu vực chú ý xảy ra lúc 5h5 sáng, khi nhóm 3 tàu hải giám của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đang làm việc tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.
Nhóm tàu Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát của tàu Bình Minh 02 mà không hề có cảnh báo, sau đó chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp nhằm cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam. Tàu Trung Quốc sau đó liên tiếp có hành động uy hiếp Bình Minh 02 và quấy nhiễu liên tục trong vài tiếng mới chịu rút đi lúc 9h sáng cùng ngày. Tàu Bình Minh 02 sau khi khắc phục các thiệt hại đã trở lại hoạt động bình thường.
Ngày 27/5: Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc, trong đó yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Nội dung công hàm nêu rõ Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của mình.
Ngày 27/5: Báo chí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ xây dựng một giàn khoan hiện đại và khổng lồ tại Biển Đông vào tháng 6. Ngay lập tức Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để yêu cầu giải thích về việc này. Đây là lần thứ hai liên tiếp đại sứ Trung Quốc tại Manila bị triệu tập, lần trước là vì các vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Philippines.
Ngày 28/5: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố vô căn cứ về pháp lý khi cho rằng, Việt Nam thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý và việc các cơ quan hữu quan nước này thực hiện là tuân thủ luật biển và hoạt động giám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh còn khẳng định họ luôn nỗ lực duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Ngày 29/5: Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo về sự kiện Trung Quốc phá hoại tàu Bình Minh 02, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Bà Nga cũng nhắc lại những yêu cầu đối với phía Trung Quốc như trong công hàm đã trao cho đại diện ngoại giao của Bắc Kinh, đồng thời bác bỏ tuyên bố ngày 28/5 của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận bằng cách làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.
Ngày 31/5: Một lần nữa người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố ngang ngược khi cho rằng tàu hải giám Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc. Bắc Kinh còn ngang nghiên cho rằng hành động của Trung Quốc đối với tàu Bình Minh 02 là hoàn toàn chính đáng.
Cũng trong ngày 31/5, hội thảo quốc tế về Biển Đông bế mạc tại Indonesia và ra Tuyên bố Jakarta, trong đó nhấn mạnh Biển Đông là vấn đề đa phương. Các đại biểu dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.
Ngày 31/5: Trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân Trung Quốc đã nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
Theo Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Phú Yên, tình trạng ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương quanh khu vực quần đảo Trường Sa, trong phạm vi vùng biển chủ quyền Việt Nam bị tàu quân sự Trung Quốc quấy nhiễu, dùng vũ lực, súng để bắn, dọa và chèn ép đã từng nhiều lần xảy ra. Cùng ngày, một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Viking II đang làm việc trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc tới gây rối.
Ngày 2/6: Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc hải quân nước này dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong ngày 31/5. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động tại khu vực này.
Trong một diễn biến khác cũng trong ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố sẽ đệ trình thư lên Liên Hiệp Quốc để phản đối việc hàng loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước này.
Ngày 3/6: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chối bỏ không có tàu Trung Quốc nào nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Ông này cho rằng thông tin ba tàu Trung Quốc nổ súng là không có thực và tuyên bố "Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bên lề Đối thoại Shangri-La đã cam kết “duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”.
Ngày 4/6: Bộ Ngoại giao Philippines ra thông báo khẳng định các hành vi xâm phạm của tàu Trung Quốc đối với chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này là "xâm phạm hòa bình và ổn định khu vực, vi phạm nghiêm trọng DOC”.
Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).
Ngày 7/6: Trong chuyến thăm huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của tổ quốc luôn hoà bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ".
Ngày 8/6: Phát biểu bế mạc Tuần lễ biển và hải đảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền. Ông nhấn mạnh Việt Nam cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm về biển và hải đảo, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo.
Thủ tướng Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 8/6, tại hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) lần thứ 8 diễn ra tại Indonesia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng tất cả tranh chấp, bất đồng trong vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau.
Ngày 9/6: Lúc 6h sáng, một tàu cá của Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính đã chạy ngang qua mũi tàu khảo sát Viking II đang được Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê. Tàu Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào cắt cáp thăm dò của tàu Viking II. Ngay sau đó hai tàu ngư chính và các tàu khác của Trung Quốc xông vào giải cứu cho tàu cá vừa có hành vi phá hoại.
Trong cuộc họp báo chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định khu vực mà tàu Viking II đang hoạt động khi sự việc xảy ra nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam. Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động vi phạm chủ quyền của tàu Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay không để tái diễn các hành động tương tự và đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại gây ra.
Tới buổi tối, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng biện minh rằng tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực gần Trường Sa thì "bị tàu của Việt Nam đuổi theo. Trong quá trình đuổi đó tàu của Trung Quốc vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam". Bắc Kinh chối việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Nam đồng thời tiếp tục ra yêu cầu ngang ngược đòi Việt Nam "ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng, các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Philippines.
Đình Nguyễn

11/06 Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông


Thứ bảy, 11/6/2011, 11:37 GMT+7
Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ còn nghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế và đoàn kết để có được giải pháp hòa bình.
Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báo đáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu khảo sát của Việt Nam.
Tờ New York Times, với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của Michael Vatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân văn Singapore.
"Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việc Quân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".
Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia - một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.
"Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".
Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA dẫn thông tin từ văn bản do Giám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xem xét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bản này, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựng lực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung đột quyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.
VOA tường thuật lại một số vụ đụng độ vừa qua trên biển giữa các tàu của Trung Quốc với tàu Việt Nam và Philippines, trong khi các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Ảnh: US Navy.
Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế khi cho tàu quấy rối tàu Mỹ. Bắc Kinh đáp lại rằng tàu Mỹ "do thám". Ảnh: US Navy.
Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vực này.
Bản tin của BBC hôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cả khu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".
Bản tin của Inquirer, nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳ gối trước sức ép của Trung Quốc.
"Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giao này", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không được khai thác tài nguyên ở Trường Sa.
"Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng ta tuân lệnh", Pangilinan nói thêm.
Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếu giải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưa vấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chế ASEAN+1.
"Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củng cố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốc có thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩ Rodolfo Biazon nói.
Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dập tắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranh chấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".
Đài RFA đăng bình luận của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng tranh chấp chủ quyền lâu dài trên Biển Đông, gần Trường Sa, đang có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng.
Wu Fan, chủ bút tạp chí China Affair có trụ sở tại Mỹ, cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu lục tìm lại các ghi chép lịch sử từ thời phong kiến tiền 1911 để tìm những cứ liệu biện minh cho tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi được cho là có nhiều tài nguyên.
"Việt Nam sẽ không xuống thang, và Trung Quốc cũng không xuống thang. Đặc biệt là không xuống thang trong vấn đề các quần đảo. Đôi bên sẽ ngày càng phân cực".
Giáo sư đại học Seton Hall Yang Liyu nói rằng hiện giờ cả hai bên rất khó mà hạ nhiệt.
"Chuyện này giống như châm lửa bằng xăng", Yang nói. "Tình hình rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định trong toàn khu vực" Biển Đông. "Sự tranh chấp và đụng độ chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng".
Tờ Daily Youmuri, Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC 2002.
Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh ủng hộ hòa bình trên Biển Đông, và rằng khu vực này vẫn ổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nan và Philippines ngay lập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.
"Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.
Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.
Và vì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệ vùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".
Thanh Mai

13/06 Nghị sĩ Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông


Thứ hai, 13/6/2011, 08:10 GMT+7


Thượng nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: AP.
Thượng nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: AP.

Văn phòng của ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Thượng viện Mỹ, hôm qua ra thông cáo bày tỏ “mối lo ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc liên tục dùng vũ lực tại Biển Đông và gây ra hai vụ cắt cáp tàu Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Jim Webb cho biết hôm nay ông sẽ đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án Trung Quốc dùng vũ lực tại Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á.
“Các quan chức Bộ Ngoại giao và Sở chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, có 3 tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã xông vào cắt cáp một tàu thăm dò của Việt Nam là Viking 2 hôm 9/6, tại khu vực nằm bên trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam”, thông cáo đưa trên trang web chính thức của văn phòng thượng nghị sĩ Webb nêu rõ.
Thông cáo cho biết thêm: “Sự kiện trên tiếp nối vụ việc tương tự xảy ra hôm 26/5 gần Việt Nam, vụ tháng 3 gần Philippines và các vụ gây rối trên biển năm ngoái tại quần đảo Senkaku do Nhật quản lý. Kiểu hăm dọa của Trung Quốc gây ra mối lo ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đa phương và hòa bình trong việc giải quyết những bất đồng này và đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại và thực thi luật pháp quốc tế”.
Ông Jim Webb từng liên tục bày tỏ mối quan tâm tới vấn đề chủ quyền trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương từ hơn 15 năm qua. Phiên điều trần đầu tiên của ông khi bắt đầu nhậm chức Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, diễn ra tháng 7/2009, cũng xoay quanh những tranh chấp trên biển và vấn đề chủ quyền tại châu Á.

Mỹ lo ngại căng thẳng tại Biển Đông

Trước đó hôm 10/6, chỉ một ngày sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam lần thứ hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã lên tiếng bày tỏ lo ngại vì những căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại khu vực này.
Ông Toner nhấn mạnh rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. "Chúng tôi không ủng hộ bất cứ điều gì làm gia tăng căng thẳng và chúng tôi không nghĩ điều đó là có ích", AFP dẫn lời phát ngôn viên Mỹ nói thêm.
Washington cũng nêu rõ những điều cần cho Biển Đông hiện nay là một tiến trình ngoại giao chung, một tiến trình hoà bình để giải quyết hàng loạt bất đồng về chủ quyền biển và hải đảo. Mỹ cũng cho rằng việc phô trương lực lượng hay những hành động tương tự sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng tăng lên.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh có nhận định Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng về quân sự, ngoại giao và thương mại của khu vực này.
Trong một diễn biến khác, Mỹ và Philippines sẽ tổ chức tập trận hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines. Sự kiện diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi đang có căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông. Tuy nhiên Manila khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ năm ngoái, nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.
Tình hình Biển Đông hơn nửa tháng qua đột ngột căng thẳng do Trung Quốc liên tục gây hấn với Việt Nam và Philippines bằng những vụ xâm phạm chủ quyền và phá hoại, bất chấp việc Bắc Kinh luôn nói rằng họ cam kết duy trì hoà bình ở Biển Đông. Gây chú ý nhất là hai vụ Trung Quốc cho tàu thâm nhập sâu vào vùng biển của Việt Nam để tấn công hai tàu thăm dò dầu khí là Bình Minh 02 ngày 26/5 và Viking II ngày 9/6.
Ngay sau mỗi vụ phá hoại, Bắc Kinh lại vu cáo Việt Nam đã hoạt động trong vùng biển chủ quyền của họ, nhằm đánh lừa dư luận bên ngoài hiểu nhầm về một khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp trên biển. Giới phân tích nhận định tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng của phía Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm dọn đường cho Bắc Kinh nhảy vào khai thác dầu khí tại Biển Đông.
Đình Nguyễn

13/06 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'


13/6/2011

“Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.
Cận cảnh trường đào tạo sĩ quan hải quân Việt Nam'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.

Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?
- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.

13/06 Cảnh sát Nga giải thoát một phụ nữ Việt bị bắt cóc

Thứ Hai, 13/06/2011, 16:46 (GMT+7)
Rạng sáng 12-6, cảnh sát Nga đã giải thoát một phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc với mục đích tống tiền và tóm gọn bọn bắt cóc.
Chợ Sadovod, nơi người phụ nữ Việt bị bắt cóc. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Chúng là những thành viên của một băng nhóm tội phạm có tổ chức. Cảnh sát đã tịch thu một khẩu súng lục Makarov, một chiếc xe VAZ-2110 mà bọn tội phạm đã sử dụng để gây án.
Cảnh sát cũng đã khởi tố vụ án hình sự với tội danh bắt cóc, tống tiền đối với nhóm tội phạm này.
Trước đó, tối 8-6, tại khu vực chợ Sadovod mà người Việt quen gọi là "Chợ Chim", ba người đàn ông cải trang là tài xế taxi đã dùng súng bắt cóc một nữ công dân Việt Nam 34 tuổi, chở cô đến khu chợ Dolgoprudny thuộc ngoại ô Mátxcơva và nhốt vào trong một container.
Sau đó, bọn chúng đã gọi điện thoại yêu cầu chồng cô (cũng là một công dân Việt Nam) nộp số tiền chuộc 150.000 rúp (gần 5.500 USD) để vợ mình được thả.
Theo TTXVN/Vietnam+

12/06 ĐBQH là trung tâm của QH không chỉ là lý tưởng mà là giá trị thực tiễn

07:17 | 12/06/2011
Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII dự kiến khai mạc vào cuối tháng 7 tới sẽ là Kỳ họp nhân sự. 500 ĐBQH ra mắt quốc dân đồng bào và sẽ tiến hành bầu, phê chuẩn các chức danh, nhân sự cấp cao của QH, Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan của QH và các Bộ trưởng.
Kỳ họp của nhân sự, song tại diễn đàn của QH không phải mọi chính khách có cơ hội được trình diện cá nhân. Một hai nhiệm kỳ gần đây, diễn đàn nhân sự của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao thường dành ít phút cho các ứng cử viên của các chức danh nóng - Chủ tịch Nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ ra mắt và có lời với QH, với cử tri cả nước. Cử tri tin rằng, đó là lời hứa của các ứng cử viên nhân sự cấp cao. Lời hứa, như đã từng ở QH Khóa XII - là thao thức “khuôn xanh biết có vuông tròn hay không”. Lời hứa, như đã từng ở QH Khóa XII -  là động lực “quyết làm rạng rỡ nước nhà Việt Nam”...
Khi lời hứa của các ứng cử viên nhân sự cấp cao trở thành tiền lệ, có người hỏi: 500 ĐBQH – cũng là nhân sự chính và là nhân vật chính của Kỳ họp thứ Nhất không có lời hứa hay sao?
Xin thưa, 500 ĐBQH khi còn là ứng cử viên - đã trình diện cử tri ở đơn vị bầu cử và đã có lời hứa với cử tri ở đơn vị bầu cử. Chuẩn bị cho nhiệm kỳ QH Khóa XIII sắp tới, 827 chương trình hành động của các ứng cử viên ĐBQH và có lẽ cũng là 827 lời hứa được đưa ra qua việc vận động bầu cử. Kỳ họp thứ Nhất là lúc 500 chính khách lập pháp bắt đầu vào việc và bắt đầu hành trình thực hiện lời hứa của mình với cử tri.
Có thể chưa có (hoặc cũng khó có thể có) tổng hợp, phân loại một cách chính thống lời hứa của những người trúng cử ĐBQH Khóa XIII. Song có thể thấy, lời hứa thực tiễn, dường như hấp dẫn cử tri hơn cả. Nhiều ứng cử viên tập trung vào những vấn đề thiết thân với đời sống, hứa với cử tri của mình rằng, khi được bầu làm ĐBQH sẽ quan tâm tới việc quá tải của các bệnh viện, tới an sinh xã hội, giáo dục, giải quyết việc làm, tới nông thôn và nông dân, tới cơ sở hạ tầng vùng khó khăn... Theo cái nhìn của một ĐBQH đã trải nghiệm qua nhiều cuộc bầu cử ĐBQH thì trong số này có lời hứa và động lực thật tâm, mong muốn thật lòng, nhưng cũng có cả những lời hứa khá vô tư, thoải mái...
Có một loại lời hứa mới - dường như mới dừng lại ở hiện tượng xuất hiện trong cuộc bầu cử lần này: lời hứa tế nhị. Đây không còn là hứa hẹn mà trực diện, được ứng cử viên có nguồn lực (thường các ứng cử viên là doanh nhân) thực hiện ngay: tặng cử tri địa phương món quà cơ sở hạ tầng, giúp cử tri địa phương giải quyết công ăn việc làm... Cũng vẫn ở dạng hiện tượng: nhiều lời hứa dạng này đem lại hiệu quả.
Nếu đã phân loại lời hứa thực tiễn, lời hứa tế nhị thì có thể định danh thêm: lời hứa chính sách, lời hứa lập pháp, lời hứa quyết định, lời hứa giám sát... Lời hứa dạng này thường thuộc về các chính khách ở Trung ương, đặc biệt là các ĐBQH chuyên trách ở Trung ương. Theo cái nhìn của số đông và mặt bằng chung, thì lời hứa dạng này có vẻ... mênh mông. Có chính khách ở top này đã gặp sự cố. Ngay tại QH Khóa XII, có một vị Chủ nhiệm Ủy ban của QH – trí thức, chững chạc và gương mẫu - đã từng suýt trượt. Tất nhiên, sự cố xảy ra, không phải lỗi của riêng... lời hứa. Nhưng theo bày tỏ của một ĐBQH thì những người đã có quá trình, có trải nghiệm thường rất khó hứa một cách vô tư, thoải mái mà thường rất thận trọng.
Lời hứa nào cũng đáng quý, đáng trân trọng...
Khi cả ĐBQH và cử tri cùng tiệm tiến theo hướng dân chủ, khi QH và vị thế của QH khiến cử tri hiểu rõ và sử dụng giá trị lá phiếu của mình, thì lời hứa của các ĐBQH (khi còn là ứng cử viên) đem lại sức nặng và sự tín nhiệm đáng kể.
Bởi vậy, giờ đây, ít có chính khách chỉ thuần sử dụng lời hứa chung chung: trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân... Lời hứa mang tính chất tuyên thệ này là chuẩn, nhưng nếu chỉ sử dụng một mình nó - sẽ không phải là lời hứa khôn ngoan và thông minh.
Cần lời hứa khôn ngoan và thông minh. Cần lời hứa hài hòa... Song ở thời điểm này, khôn ngoan và thông minh hơn là những người trúng cử ĐBQH sẽ khởi động và thực hiện lời hứa như thế nào - khi còn vài chục ngày nữa, QH Khóa XIII sẽ bắt đầu? 500 người trúng cử ĐBQH đã hứa những gì và ai giám sát ĐBQH thực hiện lời hứa?
Không phải ở nhiệm kỳ này, mà nhiều nhiệm kỳ QH trước, không ít ĐBQH được đánh giá là hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đại biểu dân cử nhưng khi rời chính trường vẫn mang gánh nặng nợ nần. Không phải vì không thực hiện được lời hứa với cử tri mà nợ nần vì chưa giúp cử tri giải quyết được những việc phát sinh... Gánh nặng nợ nần là thật. Bởi hiện chưa có và có lẽ cũng khó có cơ chế, chế tài giám sát việc ĐBQH thực hiện lời hứa với cử tri. Nếu có, thì đó là cơ chế lòng tin và trách nhiệm.
Mỗi ĐBQH phải là trung tâm của QH – trung tâm đổi mới, trung tâm trách nhiệm, trung tâm nhiệt huyết... Đó không chỉ là lý tưởng mà là giá trị thực tiễn đã được định hình từ QH Khóa XII.
Chúc Linh

13/06 Vietnamese Deputy PM Myanmar visit bring business cooperation to new high


English.news.cn   2011-06-13 12:32:18

YANGON, June 13 (Xinhua) -- Vietnamese Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai, who is special envoy of Prime Minister Nguyen Tan Dung, concluded his four-day Myanmar visit Sunday, bringing the two countries' business cooperation to a new high.
During the visit in Nay Pyi Taw, Myanmar President U Thein Sein met with Hoang who had discussions with Vice President U Tin Aung Myint Oo. The two sides exchanged views on promoting bilateral cooperation for mutual interest.
Two memorandums of understanding (MoU) were respectively signed on financial cooperation and meat sector cooperation.
Hoang's visit also highlighted his meeting with Myanmar Union Minister of Agriculture and Irrigation U Myint Hlaing which focused on cooperation in agricultural and livestock breeding sectors and private sectors of the two countries and development of investment as well as collaborative efforts for raw materials and finished products under product sharing basis in the agriculture-based industrial sector.
A seminar on business cooperation between Myanmar and Vietnam, the second in its series, was launched at the Myanmar International Convention Center in Nay Pyi Taw, participated by both government and business sectors between the two countries.
Addressing the seminar, Myanmar Vice President U Tin Aung Myint Oo said the seminar enhanced bilateral friendship between the two countries and between its businessmen which will lead to good prospects for trade promotion in various sectors.
Noting that the administration and the economic structure of Myanmar is changing, U Tin Aung Myint Oo said the country is amending related rules and regulations for development of the economy pointing out that trade and investment remain the driving force which Myanmar is reviewing the related financial matters in order to be more beneficial for businesses.
He called for increased cooperation between the two sides to achieve better outcome for mutual benefit.
Hoang underlined that the cooperation move has paved way for the promotion of tourism, trade and investment between the two countries.
During his visit in Yangon, Hoang inaugurated the showroom of Viglacera of Vietnam and country representative office, introducing Vietnam-made interior decoration materials to Myanmar customers.
Hoang also attended Myanmar-Vietnam Business Exchange in Yangon, during which the Association of Vietnamese Investors in Myanmar ( AVIM) and the Union of Myanmar Federation of Chambers of Commerce and industry (UMFCCI_) signed a MoU on cooperation, followed by more MoUs being reached between private companies of Vietnam and Myanmar.
According to official statistics, Myanmar-Vietnam bilateral trade amounted to about 160 million U.S dollars in 2010, an increase of 60 percent from 2009.
Of the total, Myanmar's export to Vietnam took 108 million dollars, while its import from the Southeast Asian member represented 47 million dollars.
Vietnam, which stands the 20th among Myanmar's exporting countries, mainly imports from Myanmar its forestry products, agricultural produces, seafood and electrical goods, spare parts, while exporting to the country steel, electronic equipment, textiles, pharmaceuticals, medicines, construction materials, industrial products, chemical products, computer and accessories, plastic, cosmetics and engine oil.
Meanwhile, Vietnam's investment in Myanmar amounted to 23.649 million dollars as of March this year since Myanmar opened to foreign investment in late 1988.
In April 2010, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung visited Nay Pyi Taw agreeing with Myanmar on promotion of cooperation in 12 key sectors -- agriculture, industrial crops, fishery, banking and finance, aviation, telecommunication, oil and gas, mining, electric equipment production, automobile manufacturing and assembling, construction, trade and investment cooperation.
Seven follow-up contracts and memorandums of understanding on bilateral cooperation related to investment promotion, fishery, agriculture, finance, communications and mining were also signed.
A conference on Vietnam investment promotion held during Dung's visit in Yangon further produced 11 other MoU on investment promotion between Myanmar and Vietnamese economic entrepreneurs covering the fields of communication, fishery, energy, trade, tourism and sports.
A representative office of Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) was also inaugurated by Dung then.
In March 2010, Myanmar and Vietnam established direct air link with the Vietnam Airlines flying between Hanoi and Yangon, which was followed by another direct flight between Ho Chi Minh city and Yangon in November the same year.
The direct air link between the two countries contributes not only to development of commercial and trade activities, investment and tourism but also to promoting socio-economic and cultural relations in the region.
Editor: Liu