Monday, August 1, 2011

01/08 Toạ đàm về chính sách kinh tế vĩ mô


  (01/08/2011)

Trong hai ngày 1 -2/8/2011, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, NHNN phối hợp với JICA tổ chức toạ đàm về “Chính sách kinh tế vĩ mô”. Tham dự buổi Toạ đàm có ông Đỗ Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, ông Nagase Toshio – Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, Giáo sư Taisei Kaizoji - Trường Đại học Quốc tế Christian, Giáo sư Yasuhiro Maehara - Trường Đại học Hitotsubashi cùng các cán bộ của các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện quản lý kinh tế Trung ương.

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, ông Đỗ Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của JICA đối với NHNN trong quá trình đổi mới hướng tới một ngân hàng trung ương hiện đại. Chủ đề của buổi toạ đàm ngày hôm nay liên quan mật thiết đến các chính sách kinh tế vĩ mô, ý nghĩa của chính sách tiền tệ trong việc chống lạm phát tại Việt Nam, những yếu tố gây mất cân đối kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm của Nhật Bản. Đây là các chủ đề rất thiết thực cho NHNN nói riêng và các cơ quan hoạch định chính sách nói chung tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.


01/08 Đường lưỡi bò: Giải thích mập mờ, diễn giải sai luật


Ngày 29/7, phát biểu tại cuộc điều trần trước Nhóm nghị sĩ phụ trách vấn đề Trung Quốc (China Caucus) của Hạ viện Mỹ, chuyên gia Dan Blumenthal cho rằng đòi hỏi chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên một sự giải thích mập mờ về lịch sử và diễn giải sai lệch luật quốc tế.


Phát biểu này của ông Dan Blumenthal được đăng tải lại trên tờ Weekly Standard.


Dan Blumenthal là Giám đốc Nghiên cứu châu Á của viện AEI và là thành viên của Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ.


"Trung Quốc từ chối cách diễn giải luật tập quán quốc tế mà Mỹ và hầu hết các nước tham gia Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) sử dụng," Dam Blumenthal nói.


Ông Blumenthal cũng đề xuất các biện pháp đối phó như Mỹ cần tuyên bố rõ qua đường ngoại giao về chủ trương đòi hỏi vô lý của Bắc Kinh, phản đối chiến lược biển của Trung Quốc với các nước đồng minh như Nhật Bản, tiếp tục tập trận và cho tàu quân sự đi lại trong vùng EEZ của Trung Quốc để thể hiện quan điểm phản đối chủ trương của Trung Quốc./.


Đính chính: Trong tin ban đầu chúng tôi trích dẫn nguồn tin từ báo Sankei có một số chi tiết không chính xác. Xin cáo lỗi cùng bạn đọc

(Vietnam+)

01/08 Ai tạo nên chính sách đối ngoại của Trung Quốc?

Thứ hai, 01 Tháng 8 2011 09:56 Nguyen Tien Thinh
EmailInPDF.
Tạp chí tháng 7/2011 của Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham) đăng bài đánh giá về Chính sách đối ngoại Trung Quốc và các nhân tố ảnh hưởng lên việc hoạch định và thực thi chính sách của Trung Quốc (Engaging an Emerging Superpower: Understanding China as a Foreign Policy Actorcủa tác giảSylvia Hui.
Sylvia Hui: nhà báo từng hoạt động ở Hồng Công trước khi chuyển tới Luân Đôn, người có nhiều bài viết trên Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, Asia Sentinel, Bưu điện Oasinhtơn và Thời báo Niu Yoóc. 


Tác giả cho rằng không nên coi Trung Quốc là một mối đe dọa nhằm lật đổ vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ; nhưng cũng không được phép coi quốc gia này là một sức mạnh ngủ yên không tham vọng. Sẽ rất khó để đưa ra một đánh giá đồng nhất, chặt chẽ về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, không chỉ bởi đây là một quốc gia thiếu minh bạch, mà còn bởi có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và định hình chính sách ngoại giao của nước này. Các yếu tố lịch sử sẽ tiếp tục dẫn dắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở châu Á. Với vị trí số 1 trong khu vực, dễ hiểu là Trung Quốc ngày càng thể hiện một sự tự tin và sức mạnh cơ bắp. Ưu tiên chính của Bắc Kinh ở châu Á là ngăn chặn ảnh hưởng về an ninh và kinh tế của Mỹ. Để phục vụ mục tiêu này, Trung Quốc ưu tiên các mối quan hệ song phương thay vì đa phương.