Sunday, July 3, 2011

03/07 Luật đi vào cuộc sống là mong đợi của người tiêu dùng

07:15 | 03/07/2011
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2011. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước làm căn cứ để xử phạt các vi phạm, bảo vệ những doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống thì doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và cách ứng xử thích hợp.


Nguồn: tinkinhte.com
Người tiêu dùng hiện nay đang được thụ hưởng một thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú. Nhưng quyền lợi chưa được đáp ứng đầy đủ bởi vẫn còn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng có chứa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng. Trong khi đó, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 2009 đã rất lạc hậu so với sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội, đặc biệt trong quá trình hội nhập. Hệ thống pháp luật thiếu tính đồng bộ, quy định thiếu tính cụ thể, chế tài không phù hợp thậm chí có những lĩnh vực pháp luật không với tay đến để điều chỉnh và hậu quả là người tiêu dùng bị thiệt hại. Do vậy, nhiều người tiêu dùng hy vọng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực sẽ quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, đồng thời xử lý vi phạm một cách nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng mới sẽ theo hướng thống nhất cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan có liên quan,  tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là các trung tâm hòa giải tranh chấp tiêu dùng… Luật sẽ cân bằng lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, không thể vì bảo vệ người tiêu dùng mà hạn chế các quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, tránh tạo ra những kẽ hở để một số cá nhân lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một vướng mắc được giải quyết trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng lần này là việc khiếu kiện tập thể vì thời gian qua đã xảy ra nhiều vi phạm lên quan đến tập thể, như trường hợp doanh nghiệp chế biến sữa bột có nhiễm chất melamin, xì dầu có chứa chất 3 MCPD... Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công thương Vũ Bạch Nga cho biết, Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng quy định chưa rõ ràng, khiến cho doanh nghiệp chân chính, người tiêu dùng mất rất nhiều công sức và thời gian để đi khiếu nại. Nhưng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy đinh người tiêu dùng có quyền đi khiếu kiện tập thể trong trường hợp mua phải xăng thiếu, kém chất lượng. Doanh nghiệp phải chịu chi phí bảo hành và đổi sản phẩm nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất.
Luật hướng tới sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính đều được bảo vệ lợi ích. Định hướng này được cụ thể hóa trong các quy định như công bố công khai danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng để dùng sức mạnh của dư luận đấu tranh răn đe và loại bỏ các hành vi này. Theo Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần sữa Hà nội Nguyễn Trường Sơn, các công cụ xử lý mạnh mẽ trường hợp làm ăn gian dối của Luật Bảo vệ người tiêu dùng  sẽ giúp doanh nghiệp trung thực được tiếp cận người tiêu dùng thuận lợi hơn.
Trước đây, người tiêu dùng có vị trí yếu thế trong quan hệ với nhà sản xuất kinh doanh. Bởi luôn là bên thiếu thông tin, kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do vậy, sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và trong một chừng mực nhất định tạo ra thế cân bằng trong giao lưu dân sự, nhất là nâng cao vai trò cấp Hội. Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng mới, sự gắn kết giữa tổ chức Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các ngành chức năng sẽ chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin cảnh báo của mình, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực là sự mong đợi của người dân lâu nay do sẽ góp phần từng bước đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và cách ứng xử thích hợp. Đó là những chính sách sản xuất kinh doanh vì người tiêu dùng như: cung cấp sản phẩm và dịch vụ với chất lượng phù hợp; dịch vụ hậu mãi tốt; thông tin đầy đủ và trung thực; giải quyết nhanh chóng khiếu nại và bồi thường cho người tiêu dùng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp luật pháp nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Xuân Lan

03/07 US-Philippine joint drill enters 6th day


English.news.cn   2011-07-03 16:14:11FeedbackRSS
BEIJING, July 3 (Xinhuanet) -- Today marks the sixth day since the United States and the Philippines began their 11-day joint naval exercise. The two naval forces have conducted a marine search mission and more exercises are scheduled.
The timing and location of the exercise has also been questioned and criticized by the Philippine media and political groups.
Sensitively timed and located.
Navies from the US and the Philippines are continuing their joint drill dubbed the 17th "Cooperation Afloat Readiness and Training".
The exercise is being held in the Sulu Sea east of Palawan, near the disputed South China Sea. It also comes at a time when tension has been rising.
On Saturday, an under water search mission was carried out on a US salvage ship. Two soldiers from both navies explored shipwrecks while soldiers ashore monitored the situation. The whole operation took about 20 minutes.
The main aim of the exercise is to allow the Philippine navy learn more about US submarine equipment, and underwater techniques.
US Submariner, said, "He's very comfortable in the water. It's a new experience for him. We tried to finish the assignment and he finally did it."
In the next few days, the two navy forces will also conduct more exercises including beach landing and live ammunition drill.
The Philippine military says the exercises were planned a long time ago, and have nothing to do with recent disputes in the South China Sea.
But exercises have incurred questions and criticism from the Philippine media and political groups.
One leftist group, the new patriotic alliance calls the US military aid plan to the Philippines an entire failure.
(Source: cntv.cn)
Editor: Lu Hui

03/07 Kỷ luật 5 y bác sĩ trong vụ chết thiếu nữ 16 tuổi

Chủ nhật, 3/7/2011, 17:55 GMT+7

Hội đồng khoa học đã quy trách nhiệm cho ê kíp trực của Phó khoa sản Nguyễn Duy Tú và cả 2 bác sĩ bệnh viện Năm Căn tham gia hội chẩn không kỹ làm em Dương Thu Hiền tử vong, còn giám đốc không liên quan.
Bác sĩ có lỗi trong cái chết của thiếu nữ 16 tuổi /'Bắt đền' bệnh viện về cái chết của thiếu nữ 16 tuổi

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, đã có kết luận về công tác khám chữa bệnh cho em Dương Thu Hiền, sau hai ngày họp với Hội đồng khoa học gồm những thầy thuốc giỏi đến từ thành phố Cà Mau.
Nhiều người quá khích đập phá bệnh viện Năm Căn làm thiết bị, bàn ghế bị hư hỏng nặng. Ảnh: Thiên Phước.
Cụ thể, hội đồng khoa học cho rằng các y bác sĩ yếu chuyên môn, bỏ sót tình trạng bệnh lý vì không khám toàn diện dẫn đến chẩn đoán sai. Từ đó, Hiền không được siêu âm tổng quát, chụp X-quang đầu cũng như theo dõi diễn tiến bệnh thường xuyên nên đã tử vong sau một ngày đêm nhập viện.
Do đó, Hội đồng khoa học quy trách nhiệm ê kíp trực của bác sĩ Nguyễn Duy Tú (Phó Khoa sản) cùng hai điều dưỡng Tô Văn Phước, Hồ Minh Cảnh. Hai điều dưỡng chịu hình thức phạt cảnh cáo. Hai bác sĩ tham gia hội chẩn là Huỳnh Văn Thể, Phạm Thành Lý nhận quyết định kỷ luật. Riêng bác sĩ Tú bị cách chức Phó khoa sản, ngưng làm công tác chuyên môn và sẽ chuyển sang vị trí công tác khác.
Ông Kiên cho rằng, kíp trực hôm tiếp nhận bệnh nhân Hiền không báo gì với lãnh đạo, nên bác sĩ Trần Thiện Thanh (Giám đốc bệnh viện) không bị kỷ luật.
Lê Quốc Lơ đang bị tạm giữ phục vụ điều tra. Ảnh do cơ quan điều tra cung cấp.
Qua vụ việc này, người đứng đầu ngành y tế Cà Mau đề nghị tập thể Bệnh viện Năm Căn chấn chỉnh lại công tác khám chữa bệnh. Những ca bệnh nặng hay có diễn biến bất thường phải báo cáo với Ban giám đốc, tránh xảy ra chuyện đáng tiếc tương tự.
Hiện bác sĩ Thanh đã xin nghỉ phép vì nhà cửa bị đập phá, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng chưa khắc phục xong.
Đêm 27/6, Lê Quốc Lơ ở xã Hàm Rồng, Năm Căn, Cà Mau, chở Hiền đi chơi, có hành vi sờ soạng, muốn giao cấu nên bị cô gái trẻ phản ứng. Hiền ngã xuống đường, Lơ bỏ đi mà không đưa cô gái đến bệnh viện. Sáng hôm sau, người dân phát hiện Hiền nằm ngoài đường, đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Năm Căn không khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết, từ chối chuyển viện mặc dù gia đình yêu cầu. Ngày 29/6, cô gái qua đời. Gia đình bức xúc cho rằng bác sĩ thiếu trách nhiệm gây nên cái chết của Hiền nên đưa xác đi khắp nơi bắt đền.
Lợi dụng sự việc, một số người xông vào bệnh viện và nhà riêng của các bác sĩ đập phá, lấy đi nhiều tài sản có giá trị. Công an huyện Năm Căn đã tạm giữ 41 người có liên quan.
Thiên Phước
Ý kiến bạn đọc ()Sắp xếp theo: 
Cần xem xét vấn đề y đức của bác sĩ
Sau khi xem bài báo tôi thực sự thấy phẩn nộ về thái độ thời ơ lạnh lùng của BS.Thanh . Tôi nghĩ cần có những biện pháp cụ thể hay 1 quy định của pháp luật cho các bác sĩ có hành vi thiếu trách nhiệm như thế này, chứ còn xử lý chung chung như thế thì e rằng những vụ việc tương tự vẫn còn tiếp tục BS gây chết người mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về pháp luật mà chỉ kỷ luật hay cắt thi đua thì thật là nực cười. Bác sĩ học cách cứu người nhưng khi họ giết người thì đâu ai hay biết gì. Ở nước ta việc mở phòng khám tư ngoài giờ đã là bất hợp lý gây tiêu cực trong việc chữa trị vậy mà không có biện pháp chế tài nào đối vói các BS thiếu y đức thiếu trách nhiệm.
( Hoàng Khang
)

03/07 Mỹ Linh: 2011 sẽ là năm của những giọng ca trẻ tài năng


Chủ nhật, 03/07/2011 08:44

Ca sĩ Mỹ Linh cho rằng hào quang tỏa sáng bằng sự tô vẽ không bao giờ có giá trị bằng sự tỏa sáng bởi tài năng thực sự. Đó cũng là điều chị dạy cho các con mình

Sau 5 năm kể từ khi phát hành album Để tình yêu hát, Mỹ Linh mới phát hành album tiếp theo, Tóc ngắn acoustic: Một ngày, đây có phải là tập tiếp theo của album Tóc ngắn trước đây của chị?

Nhắc đến Tóc ngắn, khán giả yêu nhạc sẽ liên tưởng ngay đến Mỹ  Linh. Chính vì vậy, thay vì lấy tên Mỹ Linh acoustic thì tôi dùng chính thương hiệu Tóc ngắn mà mình đã tạo dựng được trước đây để thay thế cho tên Mỹ Linh của mình. Album Tóc ngắn acoustic: Một ngày hoàn toàn độc lập nhưng cũng có mối liên quan ràng buộc với album Tóc ngắn trước đây.

03/07 China's stance on East China Sea, Diaoyu Island consistent: FM


English.news.cn   2011-03-07 11:58:31FeedbackPrintRSS
BEIJING, March 7 (Xinhua) -- China's stance on the East China Sea and Diaoyu Island remains clear and consistent, Foreign Minister Yang Jiechi said on Monday.
China and Japan have encountered some twists and turns in reaching a common ground on the East China Sea issue. The two sides should properly handle this sensitive issue based on strategic mutual benefits and create sound condition and environment to sort out the issue, Yang told a press conference.
"We have every reason to believe that the East China Sea should be a sea of peace, cooperation and friendship. China has no change in stance in this regard," he said.
He also maintained China's position on the Diaoyu Island is clear and consistent.
"Diaoyu Island is a sensitive issue, which should be handled carefully. We have told the Japan side that last year's accident should not repeat," he noted.
China believes the China-Japan relations are one of the most important bilateral relations for both countries. Maintaining sound ties is a wise choice for both. We hope the two sides could keep the relations in the right direction, he said.
China-Japan relations have been strained since a collision between two Japanese Coast Guard patrol ships and a Chinese trawler on Sept. 7 last year in waters off the Diaoyu Islands in the East China Sea.
Japan detained the trawler's captain despite China's protests. In response, China halted bilateral exchanges at and above provincial and ministerial levels and suspended talks on expanding aviation services between the two countries.

Editor: Zhang Xiang
Related News

03/07 Điều kiện cho hoạt động giám sát của HĐND

07:17 | 03/07/2011
Hoạt động giám sát của HĐND thời gian qua đã chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ KT – XH, bảo đảm thực thi pháp luật ở địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của HĐND các tỉnh và thành phố, công tác giám sát vẫn còn những hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử phát huy hiệu quả rất cần thiết, khi bước vào một nhiệm kỳ mới.
Giám sát là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND. Qua giám sát, cơ quan dân cử có thể kiểm chứng tính đúng đắn, sự phù hợp của các quy định đang được áp dụng và những chủ trương, biện pháp đã quyết nghị; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc để đề xuất giải pháp tháo gỡ, góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý, điều hành các nhiệm vụ KT - XH của địa phương. Thông tin thu được qua giám sát còn là cơ sở cho việc thẩm tra của các ban, giúp HĐND thảo luận và quyết định chính xác tại kỳ họp; bảo đảm để nghị quyết được ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với nguyện vọng của cử tri. Trên thực tế, hoạt động giám sát của HĐND thời gian qua tuy chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác giám sát chủ yếu do Thường trực và các ban HĐND tổ chức; việc tham gia giám sát của đại biểu hạn chế, chủ yếu mới giám sát tại kỳ họp. Nhìn chung, giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức: nội dung chưa sâu, chưa tập trung vào các vấn đề bức xúc ở địa phương; kết luận chưa chỉ đúng căn nguyên… Có trường hợp kết luận giám sát chưa được chú trọng, việc tiếp thu, khắc phục hạn chế dẫn đến tình trạng còi cứ thổi mà xe cứ chạy.
Nguyên nhân những bất cập trên trước hết do chưa nhận thức đúng, đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của HĐND. Bên cạnh đó, cơ chế cho hoạt động giám sát chưa rõ ràng khiến một số đại biểu thiếu tự tin, một số còn nể nang, ngại va chạm… Mặt khác, còn do hạn chế về năng lực, trình độ của đại biểu, do thiếu thông tin và thời gian thỏa đáng cho đại biểu hoạt động… Việc tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động giám sát rất cần thiết khi HĐND các cấp đã bước vào một nhiệm kỳ mới. Qua thực tiễn hoạt động, xin trao đổi một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát của HĐND cho các cấp, ngành; chính đại biểu HĐND cũng cần nhận thức rõ về công tác giám sát của cơ quan dân cử để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể, phải nắm rõ đối tượng chịu sự giám sát, nội dung, phương thức giám sát và thẩm quyền, phạm vi giám sát. Về nội dung giám sát, cần tập trung vào việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ pháp luật của các ngành, các cấp. Ngoài giám sát của HĐND tại các kỳ họp thông qua xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND và VKSND cùng cấp; chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét văn bản quy phạm pháp luật; bỏ phiếu tín nhiệm… còn giám sát thông qua hoạt động của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND theo phương thức giám sát chung, hoặc giám sát chuyên đề.
Như vậy, giám sát của HĐND là giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước về những vấn đề liên quan đến đời sống KT - XH của địa phương; theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định đã được ban hành. Trên cơ sở đó, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ, hoặc đưa ra được biện pháp khả thi. Việc thực hiện quyền giám sát của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND bảo đảm công khai, khách quan và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Nhận thức và thực hiện đúng, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử sẽ đạt hiệu quả và có sự đồng thuận của các cấp, ngành và xã hội.
Thứ hai, phải xây dựng chương trình, nội dung giám sát đúng trọng tâm, phù hợp và tổ chức tốt các cuộc giám sát. Điều này đòi hỏi trách nhiệm, năng lực và bản lĩnh của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND. Trước tiên là phải xác định đúng vấn đề trọng tâm cần giám sát, sau đó xây dựng chương trình và kế hoạch giám sát phù hợp, trên cơ sở chương trình giám sát hàng năm HĐND đã thông qua. Có những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, bức xúc, cần thiết thì việc tổ chức các cuộc giám sát kịp thời là rất cần thiết. Cần lưu ý là, các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử không thể làm thay các cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, phương pháp tiến hành giám sát phải chặt chẽ, thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền và đúng quy trình.
Tiếp đến phải chuẩn bị và tổ chức tốt các cuộc giám sát, từ khâu chuẩn bị nắm tình hình đến thu thập thông tin cần thiết liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát. Cần dự liệu trước những tình huống, vấn đề cần đi sâu, làm rõ (có thể xây dựng nội dung chi tiết); có phương pháp, hình thức giám sát khoa học và phù hợp, đặc biệt là việc tổ chức Đoàn giám sát phải có sự tham gia của những thành viên am hiểu sâu về lĩnh vực cần xem xét, giúp Đoàn xác định chính xác những nội dung cần kiến nghị. Kết luận giám sát phải khách quan: khen đúng, chê đúng và quan trọng là chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chính sách, pháp luật; đề xuất hướng giải quyết khả thi, kiến nghị cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục kịp thời.
Hiệu quả của hoạt động giám sát phụ thuộc vào việc thực hiện kiến nghị của các ngành hữu quan. Do đó, việc theo dõi thực hiện các kiến nghị là sự tiếp tục của hoạt động giám sát, nhất là trong những trường hợp giữa chủ thể và đối tượng chịu sự giám sát còn ý kiến khác nhau trong việc khắc phục hạn chế, thiếu sót và xử lý trách nhiệm của đơn vị chịu sự giám sát. Chủ thể giám sát phải chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, để tiếp tục theo dõi đến nơi, đến chốn khâu tiếp thu, xử lý các kiến nghị của các cơ quan hữu quan. Nếu cơ quan nhà nước không chịu sửa sai, không thực hiện các kiến nghị sau giám sát cần giải quyết theo hướng cao hơn, như ban hành nghị quyết về thực hiện các kiến nghị; sau đó giám sát thực hiện nghị quyết. Thực tế, đây là vấn đề mà lâu nay trong hoạt động giám sát HĐND chưa thực hiện đầy đủ, hết trách nhiệm của mình. Do vậy cần phải xây dựng hồ sơ giám sát, nhằm bảo đảm cập nhật thông tin thường xuyên cho các hoạt động tiếp theo.
Kinh nghiệm cho thấy, nên xây dựng chương trình giám sát vừa sức, chọn trúng những vấn đề trọng tâm đại biểu và cử tri quan tâm; đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình tổ chức giám sát; giám sát đến nơi đến chốn để đưa ra được những kiến nghị, giải pháp cần thiết.
Thứ ba, trong thực hiện chức năng giám sát, cần có sự phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các thành viên của MTTQ, giữa hoạt động giám sát với công tác tiếp xúc cử tri… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giám sát và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của HĐND.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin về hoạt động giám sát của HĐND, vừa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vừa tạo áp lực từ dư luận xã hội đối với việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Thứ năm, phát huy vai trò của Thường trực HĐND trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban, đại biểu HĐND trong giám sát. Thực tiễn cho thấy: ở đâu Thường trực HĐND chủ động làm tốt vai trò điều hòa phối hợp hoạt động của các ban, đại biểu HĐND thì ở đó hoạt động của HĐND phát huy hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, để HĐND khóa mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là trong giám sát, phải có những điều kiện cần và đủ như trên.
Nguyễn Thị Nhàn

02/07 Diễn biến kinh tế có nhiều điểm sáng, người dân có niềm tin vào điều hành của nhà nước


UBTVQH đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH 6 tháng đầu năm 2011
08:06 | 02/07/2011
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm nay tại Phiên họp thứ Bốn mốt của UBTVQH, một số ý kiến cho rằng, mặc dù tình hình rất khó khăn nhưng Chính phủ đã phản ứng kịp thời, điều hành linh hoạt. Bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng khiến người dân có niềm tin ở công tác điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn những tháng cuối năm còn lớn. Cần đánh giá khách quan và sâu sắc hơn kết quả và cả những tồn tại, thách thức này để tới đây, khi báo cáo với QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII thì không chỉ ĐBQH và nhân dân cả nước cũng thấy rõ thực tế, từ đó góp phần tăng sự đồng thuận và chia sẻ của người dân với Nhà nước trong việc khắc phục những khó khăn tạm thời của nền kinh tế…
CHỦ NHIỆM UB VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ MAI: Chính sách rất hợp lòng dân, nhưng quá trình thực thi còn nhiều hạn chế
Trong điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng Chính phủ cũng đã nỗ lực để tiếp tục bổ sung thêm một số chính sách an sinh xã hội và bảo đảm nguồn lực thực hiện những chính sách đã được ban hành. Tuy nhiên cũng cần bố trí lại ngân sách để bảo đảm các chính sách này vận hành tốt.
Tôi tán thành việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho phù hợp với diễn biến thực tế để có chính sách điều hành đúng đắn hơn. Cụ thể, GDP 6%, CPI từ 15 - 17% và cố gắng thực hiện mục tiêu nhập siêu dưới 16%, bội chi ngân sách dưới 5%. Năm 2011 mà đạt mục tiêu bội chi ngân sách dưới 5% là nỗ lực rất lớn. Ngay cả năm 2009, 2010 cũng chưa bao giờ chúng ta nghĩ rằng có thể quay lại mức bội chi dưới 5% nhanh như thế. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ, cơ quan thẩm tra của QH đánh giá sâu sắc hơn về những tác động của các chính sách điều hành kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay đối với đời sống của người dân. Đích đến của các chính sách đều là người dân. Vậy những chính sách của Nhà nước tác động tích cực hay chưa tích cực như thế nào đến người dân? Người dân đang phải chịu áp lực gì? Cần đánh giá thêm để làm sáng tỏ bức tranh KT - XH 6 tháng đầu năm và chuẩn bị cho những tháng cuối năm.
Riêng về mảng an sinh xã hội, hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách an sinh xã hội. Như vậy cũng tạm thời có thể yên tâm trong một điều kiện ngân sách, kinh tế khó khăn nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến những người có thu nhập thấp, người nghèo, các đối tượng khó khăn, người có công. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các chính sách có nhiều vấn đề. Chính phủ cần tiếp tục tập trung kiểm tra, rà soát và tính toán để người dân dễ tiếp cận hơn với chính sách này. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế cho người cận nghèo. Năm nào anh Ninh (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh - PV) cũng trình QH phân bổ một lượng ngân sách cho bảo hiểm y tế khoảng 10.000 tỷ, trong đó người cận nghèo được thừa hưởng khoảng 1.000 tỷ. Nhưng thực tế, số người cận nghèo chỉ tiếp cận được chính sách này chỉ khoảng 10%. Hay chính sách hỗ trợ giá điện thì hiện cũng mới có khoảng hơn 50% đối tượng tiếp cận được. Chính sách rất hợp lòng dân, nhưng quá trình thực thi, thủ tục, thông tin tuyên truyền chưa bảo đảm khiến đối tượng thụ hưởng chính sách chưa tiếp cận được với chính sách. Để các chính sách an sinh xã hội thực sự mang lại hiệu quả mạnh mẽ cho người dân, đặc biệt là những đối tượng khó khăn thì cần tăng cường kiểm tra và tổ chức thực thi chính sách tốt hơn.
CHỦ NHIỆM VPQH TRẦN ĐÌNH ĐÀN: Người dân có niềm tin vào công tác điều hành của nhà nước
Mặc dù tình hình khó khăn, tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao nhưng dư luận đánh giá sự chuẩn bị, phản ứng và chỉ đạo của Chính phủ rất kịp thời. Điều hành chính sách tiền tệ, tài chính và lưu thông phân phối rất linh hoạt. Điều này làm cho người dân có niềm tin rất rõ đối với điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Riêng về vấn đề cắt giảm đầu tư công, tôi thấy vừa qua, anh em ở địa phương hết sức lúng túng. Bây giờ cắt giảm công trình nào ở dưới địa phương là từ chủ đầu tư đến đơn vị được chọn thầu chạy nháo nhào. Đây là vấn đề cần nghiên cứu. Tôi cho đây là chỗ dễ sơ hở, tiêu cực. Tôi về một số địa phương thì thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công ảnh hưởng tới địa phương ghê lắm. Ví dụ, một con đường làm khoảng 50 - 70 tỷ mà mỗi năm được khoảng 5 tỷ, 10 tỷ thì không hiểu khi nào mới xong? Trong khi đó ngân hàng lại siết chặt lãi suất. Cuối cùng người dân chịu khổ,  đi xe đạp không được mà đi xe máy cũng không, nhất là những lúc trời mưa. Chưa kể những công trình thủy lợi nếu cũng đầu tư dang dở như thế thì đến mùa lũ lụt sẽ rất tai hại. Đây là phản ánh của cử tri, tôi cũng trực tiếp tận mắt thấy những công trình dở dang như thế. Tôi rất hoan nghênh phải nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, phải triệt để tiết kiệm để kiềm chế lạm phát nhưng cần nghiên cứu phương thức tổ chức triển khai như thế nào cho hiệu quả.
PHÓ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN ĐỨC KIÊN: Diễn biến kinh tế có nhiều điểm sáng...
Diễn biến kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm nay có nhiều điểm sáng nhưng cũng đã nổi lên một số vấn đề lớn mà trong lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung xử lý. Thứ nhất là lạm phát tăng cao, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011. Thứ hai là giá trị đồng tiền Việt Nam giảm. Thứ ba là lãi suất ngân hàng cho vay cao, từ đó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống thực tế của người dân, đồng thời cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Cần đánh giá thật khách quan tình hình KT - XH để tới đây khi báo cáo QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII thì không chỉ các ĐBQH mà nhân dân cả nước cũng thấy rõ thực tế, từ đó góp phần tăng sự đồng thuận trong xã hội và sự chia sẻ của nhân dân đối với những khó khăn tạm thời hiện nay.
Báo cáo KT - XH trình QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII cần đề cập đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khó khăn và thách thức trong 6 tháng cuối năm nay nhằm phản ánh một bức tranh thực tế, khách quan, minh bạch. Đi liền với đó là công tác thông tin, tuyên truyền cần có định hướng chính xác, tăng tính đối thoại và giải trình để tăng sự đồng thuận trong xã hội. Mặt khác, cần dự báo, dự tính những tác động thuận hay không thuận đối với năm 2012 và năm 2013 trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đương nhiên muốn tăng trưởng thì phải đầu tư, đầu tư thì có đầu tư nhà nước và đầu tư ngoài xã hội. Đầu tư nhà nước nói chung là thắt chặt, đầu tư của dân thì thu nhập hạn chế và nguồn vốn từ nước ngoài vào cũng không phải dễ dàng. Có những kết quả và điểm sáng của năm nay tác động thuận lợi đến nhiệm vụ của năm 2012 - 2013 nhưng cũng có những tác động ngược chiều trong việc xác định nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ của năm 2012 - 2013. Cần phân tích rõ để chủ động trong việc hoạch định và điều hành chính sách.
Về một số nhiệm vụ, giải pháp cuối năm 2011, cần cân nhắc giữa biện pháp thắt chặt và linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ bảo đảm tương đối đều trong năm, không tạo ra những cơn sốc nhưng cũng không buông quá như quý IV năm 2010. Trong việc rà soát, cắt giảm chi tiêu đầu tư công thì vừa cắt trực tiếp vừa cắt giảm gián tiếp, cắt thật trên tổng số nhưng cắt gián tiếp thông qua rà soát, sắp xếp để điều chuyển sang các dự án, công trình có thể hoàn thành sớm mang lại hiệu quả ngay trong năm 2011 - 2012 tạo tiền đề đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của năm 2012 - 2013. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách cụ thể thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để bù vào phần siết chặt đầu tư công trong đầu tư phát triển. Có như vậy mới bảo đảm tăng trưởng hợp lý, gắn liền với việc làm, thu nhập, đời sống và trật tự an toàn xã hội.

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ HÀ VĂN HIỀN: Cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn đúng  nhưng cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện
Cần phân tích đầy đủ và sâu sắc hơn để thấy được kể cả những tiến bộ của nền kinh tế thời gian qua cũng có lý do, có lý lẽ, cơ sở và những mặt hạn chế cũng có nguyên do để cử tri cũng như các cấp, các ngành hiểu được. Ví dụ, chủ trương cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn đúng, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tư tưởng chính của việc cắt giảm đầu tư công là nhằm giảm tổng cầu của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Khi đưa ra chủ trương này không phải không có những phản ứng, nhất là phản ứng từ phía các địa phương vì kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 đã được triển khai rồi. Chủ trương hoàn toàn đúng nhưng khâu tổ chức thực hiện có một số vấn đề cần rút kinh nghiệm. Ở Kỳ họp thứ Chín, QH Khóa XII, Ủy ban Kinh tế kiến nghị Chính phủ nên giao định mức cắt giảm cho các ngành và các địa phương, còn cụ thể đi vào những công trình nào, dự án nào, ngành nào thì để địa phương và ngành đó tự quyết định. Như vậy vừa tiết kiệm được thời gian và sẽ đạt hiệu quả hơn thay vì tổ chức các đoàn công tác về địa phương thực hiện rà soát các dự án, công trình cần cắt giảm. Cử các đoàn công tác về địa phương rà soát - về lý thuyết thì có vẻ rất logic, nhưng trên thực tế không đáp ứng được yêu cầu.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - Xh của Chính phủ trình QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII cần phân tích sâu thêm cả những mặt được và những mặt chưa được mặc dù thời gian thực hiện còn ngắn, mới chưa đầy 6 tháng. Ví dụ như thu ngân sách, tại sao trong điều kiện sản xuất kinh doanh đều rất khó khăn như vừa qua, các doanh nghiệp đều nói là lãi suất cao không vay được vốn, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng, có tỉnh tăng đến  20% và thu ngân sách vẫn vượt kế hoạch? Cần nói rõ vượt thu ở khâu nào, ở khu vực nào, có phải do dầu thô tăng hay do xuất nhập khẩu mạnh nên tăng cao hay như thế nào thì cũng phải phân tích rõ, làm nổi bật những mặt tích cực, cũng như những mặt còn hạn chế.
 Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao -
chủ yếu là do yếu kém nội tại
của nền kinh tế
Tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm cũng nổi lên nhiều khó khăn, thách thức, cần được phân tích kỹ, đánh giá làm rõ nguyên nhân để tập trung chỉ đạo sát sao hơn. Cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng còn ở mức rất cao, 6 tháng đã là 13,29%, vượt xa chỉ tiêu 7% đề ra cho cả năm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, trong đó đặc biệt là 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo (chiếm khoảng 22,1% số hộ dân cả nước), cũng như những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình sống ở thành thị. Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng như đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ thì yếu tố chủ quan xuất phát từ nội tại của nền kinh tế (thâm hụt thương mại lớn, bội chi ngân sách cao nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp...) là nguyên nhân chính. Những tháng đầu năm 2011, việc điều chỉnh tăng giá một số hàng hóa thiết yếu, điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VNđ, tăng lãi suất liên ngân hàng dồn dập tập trung vào một thời điểm sát Tết âm lịch đã làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, trong khi đó sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác quản lý thị trường với thông tin tuyên truyền phần nào còn hạn chế đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng, qua đó đã gây phản ứng tăng giá dây chuyền lên nhiều hàng hóa khác.
Nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng
những tháng cuối năm 2011
Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao. Qua giám sát của Ủy ban Kinh tế, đa số các doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động . Lãi suất tăng cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhiều dự án bị đình hoãn và có nguy cơ đình hoãn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Thực hiện cắt giảm đầu tư công
còn nhiều hạn chế
Công tác triển khai thực hiện cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP còn không ít hạn chế. Theo Nghị quyết của Chính phủ, thời hạn để xác định các công trình cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện; thu hồi, điều chuyển các khoản chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất phương án xử lý với Thủ tướng Chính phủ là tháng 3/2011. Tuy nhiên, trong triển khai, nhiều bộ, ngành, địa phương còn đang lúng túng, đến hết tháng 5, vẫn chưa có số liệu bổ sung hoàn chỉnh. Cơ quan chức năng cũng mới chỉ tổng hợp báo cáo của 23 trong tổng số hơn 100 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Giám sát của Ủy ban Kinh tế tại một số địa phương cho thấy, việc hướng dẫn về cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ dự án không rõ ràng, cũng như không có tiêu chí thống nhất đã gây không ít trở ngại cho việc triển khai thực hiện. Từ khi các đoàn công tác của Chính phủ đi làm việc với các địa phương đến nay cũng đã 2 tháng, nhưng cũng chưa có ý kiến chính thức nên một số địa phương vẫn đang trong tình trạng chờ đợi. Ngoài ra, theo báo cáo của một số địa phương, có một số dự án, công trình khởi công từ đầu năm 2011 (trước ngày ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP) có khối lượng thực hiện khá lớn, nhưng vì là công trình khởi công mới nên không thể giải ngân được, trong đó có cả một số dự án giá trị không cao nhưng lại có ý nghĩa hết sức lớn vì góp phần hoàn thiện tổng dự án để đưa vào sử dụng hoặc những dự án giải quyết nhu cầu bức xúc ở địa phương. Những dự án này nếu không được triển khai sẽ gây lãng phí xã hội.
    (Ý kiến của Ủy ban Kinh tế về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm 2011)
Nguyễn Vũ ghi

03/07 Mỗi ĐBQH đẹp sẽ hợp thành QH đẹp


07:15 | 03/07/2011
Đại biểu phải là người thực sự gần gũi, thấu hiểu cử tri và nhân dân, thấy rõ thực tiễn cuộc sống. Đó là chất liệu chung mà mỗi ĐBQH có thể chắt lọc. Mỗi đại biểu có thế mạnh riêng, có chuyên môn, sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực ngành nghề của mình.
UBTVQH Khóa XII đã triệu tập Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII. Và như vậy, chưa đầy một tháng nữa QH Khóa XIII sẽ bắt đầu làm việc. 500 ĐBQH Khóa XIII sẽ chính thức ra mắt quốc dân đồng bào.
Nói là 500 ĐBQH ra mắt quốc dân đồng bào, nhưng trong số đó có một phần ba ĐBQH mà cử tri đã quen mặt thuộc tên. Chính xác là có khoảng 2/3 số ĐBQH lần đầu tiên có mặt ở diễn đàn chính trị lớn của đất nước – QH Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lần đầu tiên – chắc chắn sẽ là dấu ấn. Một cựu ĐBQH kể rằng, dù rời nghị trường hơn chục năm nay, nhưng giờ đây chị vẫn nhớ như in cảm xúc thiêng liêng và đặc biệt - khi lần đầu tiên chào cờ hát quốc ca ở Hội trường Ba Đình trong vai ĐBQH. Nhiều ĐBQH cũng có cảm xúc rất thật như thế. Lần đầu tiên tham gia vào cơ quan quyền lực tối cao, có niềm vinh dự, tự hào và cả gánh nặng trách nhiệm của người đại biểu dân cử. Có ĐBQH cũng đã từng thổ lộ rằng, ngay cả khi đã có mặt ở diễn đàn Kỳ họp thứ Nhất nhưng không ít ĐBQH lần đầu trúng cử chưa thể định hình rõ rằng, mình phải nhập vai như thế nào, bắt đầu công việc ra sao? Dù biết rằng trước khi trở thành ĐBQH, ứng cử viên có thời gian để thử thách qua những vòng hiệp thương, qua những cuộc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử và đã có chương trình hành động cho riêng mình. Lúng túng và bỡ ngỡ của những người đầu tiên làm ĐBQH là có thật.
Có một thực tế là, chưa có một trường lớp nào đào tạo đại biểu dân cử, đào tạo nghề làm đại biểu dân cử. Chắc rằng, không ai khác chính đại biểu phải tự mình học hỏi, tự tìm lối đi riêng, tự xây dựng hình ảnh trước cử tri và công chúng. QH mang đậm tính đại diện, bởi thế 500 ĐBQH Khóa XIII có nhiều cơ cấu, thành phần, ngành nghề, tầng lớp... Có đại biểu là người dân tộc ít người, có đại biểu trẻ tuổi, có doanh nhân, trí thức, nhân sỹ... Đa dạng về cơ cấu, thành phần – cũng có nghĩa là điểm xuất phát của các ĐBQH không giống nhau, nhưng chắc chắn họ phải gặp nhau ở một điểm chung là cùng phải làm việc với trách nhiệm cao nhất, hiệu quả nhất, vì sự tiến bộ và phát triển, vì lợi ích của cử tri, của nhân dân và của đất nước. Với đại biểu, mỗi lần được xuất hiện phải tạo được ấn tượng tốt. Tuy nhiên, việc xuất hiện và  thể hiện được bản lĩnh của người đại biểu không đơn giản chút nào. ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết, người có rất nhiều kinh nghiệm nghị trường đã từng chia sẻ, mặc dù là người đã từng đứng trước hàng nghìn sinh viên để thuyết trình, hay thường phát biểu trong các hội nghị lớn nhưng lần đầu tiên phát biểu tại nghị trường không khỏi có cảm giác bị ngợp. Thực tế, khi đó ĐBQH không chỉ phát biểu, bày tỏ chính kiến, thể hiện bản lĩnh trước 499 ĐBQH còn lại, mà là bày tỏ với cử tri và nhân dân cả nước. Cá tính mỗi đại biểu khác nhau nhưng hình ảnh của đại biểu trước cử tri và công chúng phải đẹp. Mỗi ĐBQH đẹp sẽ hợp thành một QH đẹp. Cái đẹp phải toát lên từ phong thái, lời nói, cách trình bày vấn đề lôi cuốn, chứa đựng tâm tư của cử tri, tư duy của cá nhân ĐBQH. Không phải ngẫu nhiên mà  nhiệm kỳ QH Khóa XII kết thúc, hình ảnh những chính khách lập pháp vẫn đẹp trong lòng cử tri. Đó là hình ảnh đẹp, đẹp về phong thái, về sự xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm và đẹp vì sức nặng của bản lĩnh chính trị và trách nhiệm đại biểu.
So với nhiều nhiệm kỳ trước thì hiện nay, ĐBQH có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ các cơ quan, đơn vị hơn. Trước khi nhiệm kỳ Khóa XIII bắt đầu, Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH đã tổ chức các Hội nghị giới thiệu về QH cho những người lần đầu tiên trúng cử ĐBQH. Có thể nói, đại biểu được trang bị những kỹ năng cần thiết, trong đó có kỹ năng xuất hiện trước công chúng, trước cơ quan truyền thông ra sao, cách trình bày vấn đề trước nghị trường, trước cử tri như thế nào. Đó là những kiến thức bước đầu rất đáng quý và đáng trân trọng. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt quan trọng làm nên thành công của nhiều chính khách là mỗi đại biểu cần phát huy sáng tạo, cá tính của mình để tạo dấu ấn cá nhân. Ở nghị trường, trước một vấn đề quốc gia đại sự, hay những bức xúc dân sinh, mỗi đại biểu có cách thể hiện chính kiến theo cá tính riêng. Có đại biểu thì đĩnh đạc, điềm đạm; có đại biểu mạnh mẽ, cương trực. Không có khuôn phép nào cứng nhắc cho sự xuất hiện của đại biểu ở nghị trường. Dù xuất hiện với cá tính nào thì mỗi đại biểu đều xác định được rõ mục đích của mình là xuất hiện ở nghị trường này vì ai, cho ai?
Vì ai, cho ai? Tất nhiên, câu trả lời không khó. Câu trả lời là: đại biểu phải là người thực sự gần gũi, thấu hiểu cử tri và nhân dân, thấy rõ thực tiễn cuộc sống. Đó là chất liệu chung mà mỗi ĐBQH có thể chắt lọc. Mỗi đại biểu có thế mạnh riêng, có chuyên môn, sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực ngành nghề của mình. Nhưng mọi ĐBQH đều bình đẳng, có quyền hạn và trách nhiệm như nhau; lá phiếu và lời nói của mỗi ĐBQH có cùng giá trị. Theo kinh nghiệm 9 năm trong nghề dân cử, ĐBQH Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng, mỗi ĐBQH là một người tiêu biểu và xuất sắc trong từng lĩnh vực của mình, không ai được đào tạo để trở thành ĐBQH, các hoạt động của ĐBQH là hoàn toàn mới lạ và phức tạp. Các ĐBQH dù mới trúng cử hay tái cử đều sẽ tham gia vào các quyết định cực kỳ quan trọng ngay từ những ngày đầu tiên. 5 năm làm ĐBQH không phải là quãng thời gian dài; 11 kỳ họp chính thức đều rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. ĐBQH – không ai có thể biết hết mọi thứ nhưng vẫn phải tham gia và thể hiện chính kiến tất cả. Do đó cần lựa chọn vấn đề theo thứ tự ưu tiên: những việc chắc chắn sẽ phát biểu, những việc có thể sẽ tham gia, những việc chỉ lắng nghe và biểu quyết...
ĐBQH có thể không phải là một nghề... Nhưng nghề làm ĐBQH lại đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao... ĐBQH có phải là một nghề hay không – điều này tùy thuộc vào ý thức và trách nhiệm của mỗi đại biểu. Khó có thể định một khuôn thức nào về lao động đặc biệt của đại biểu dân cử. Có lẽ điểm chung nhất là khi dấn thân vào con đường cơ quan dân cử, mỗi cá nhân đại biểu đều biết rằng, 5 năm trước mắt là một hành trình đầy thử thách. Đó là hành trình mà đại biểu, cử tri và nhân dân cả nước cùng bước trên cùng một con đường tiến tới của sự ổn định và phát triển. Khó khăn, thách thức và cần bản lĩnh để đi qua. Và trong mỗi bước đi đại biểu luôn có sự dõi theo ủng hộ và niềm tin lớn lao mà cử tri đã trao gửi qua từng lá phiếu. Tin rằng, ĐBQH Khóa XIII sẽ kế thừa kinh nghiệm và nội lực của QH Khóa XII để tạo năng lượng mới cho cơ quan quyền lực nhà nước tối cao.
Hà An

02/07 Năm 2014, Nga giao tàu ngầm cho VN


Thứ Bảy, 02/07/2011 10:14

(NLĐO)- Nga sẽ bắt đầu chuyển giao tàu ngầm lớp Kilo cho VN vào năm 2014, trưởng đoàn đại biểu của tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport, ông Oleg Azozov, hôm 1-7 cho hay.

Phát biểu trên của ông Azozov được đưa ra tại Triển lãm Hải quân tổ chức ở Saint-Peterburg- Nga ngày 1-7. 


Tàu ngầm lớp Kilo 

Ông Oleg Azizov cũng cho biết những tàu ngầm cung cấp cho Việt Nam sẽ được trang bị “hệ thống tên lửa hành trình Club-S”.

Việt Nam và Nga đã kí kết một hợp đồng trị giá 3,2 tỉ USD về việc chuyển giao tàu ngầm hồi tháng 12-2009 trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga. Đây là thỏa thuận lớn nhất về trang bị hải quân trong lịch sử xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam -  Nga.

Theo Ria Novosti, tàu ngầm lớp Kilo có biệt danh “lỗ đen” vì khả năng tránh bị phát hiện và được cho là loại tàu ngầm chạy bằng diesel êm nhất trên thế giới.

Tàu được thiết kế để tác chiến chống ngầm và trên biển, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát. 

Tàu có độ giãn nước 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 m, hoạt động trong phạm vi lên đến 10.000 km với thủy thủ đoàn 57 người. Loại tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Ít nhất 29 tàu lớp Kilo đã được xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romania và Algeria.
Linh San (Theo Ria Novosti)

  • Người Đọc Báo
    02/07/2011 11:08
    Giá mà chuyển sang VN sớm hơn thì tốt quá. Chúng ta cần trang bị vũ khí hiện đại càng nhanh càng tốt.
  • umumti
    02/07/2011 11:17
    Trang bị thì vẫn trang bị, nhưng chỉ để tự vệ. Điều cần nhất là đối thoại.
  • hoàng hải
    02/07/2011 11:25
    Tốt quá rồi, không biết chúng ta đã cử cán bộ kỹ thuật, thủy thủ sang Nga để học cách vận hành những trang thiết bị hiện đại này chưa? Theo tôi được biết để vận hành tốt những trang thiết bị hiện đại này cũng phải mất cả chục năm.
  • lephido
    02/07/2011 15:58
    Chúng ta cần nhiều hơn nữa để bảo vệ hải đảo của chúng ta, đầu tư cho quân sự thì lãnh thổ của chúng ta sẽ vững chắc .

03/07 10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam

Chủ nhật, 03/07/2011




Bia Sài Gòn Đỏ, bia 333, bia Hà Nội và Heiken là những loại bia được uống nhiều nhất năm 2010.
Trong báo cáo trình đại hội cổ đông thường niên năm 2011, Tổng CTCP Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) đã công bố một số số liệu về các sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.
Dữ liệu này được thu thập tại 36 thành phố lớn vào tháng 12/2010 theo Dự án nghiên cứu thị trường ngành Bia – nước giải khát năm 2010 của Sabeco.
Top 10 sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất
Bia Sài Gòn Export 355 (Sài Gòn Đỏ) và Bia lon 333 là 2 sản phẩm có sản lượng dẫn đầu thị trường Việt Nam. Đây đều là sản phẩm của Sabeco.
Trong đó, Sài Gòn đỏ chiếm 28,1% thị phần tại 36 thành phố lớn và 42% thị phần tại thị trường Tp.HCM.
Kết quả tương ứng của bia lon 333 là 16% và 20,2%.
Đứng thứ 3 là bia chai Hà Nội 450 ml với 11,4% thị phần.
Đứng thứ 4 và thứ 5 là bia lon Heineken 330ml và bia chai Heineken 330ml, tương ứng chiếm 10% và 6,8% thị phần.
Như vậy, tính chung lại thì 2 sản phẩm bia Heineken này chiếm tới 16,8% thị phần, chỉ đứng thứ 2 sau Sài Gòn Đỏ.
Các sản phẩm còn lại trong top 10 có bia Saigon Lager, bia Larue, bia lon và bia chai Tiger, Bia Saigon Special.
Mười sản phẩm trên do 3 “đại gia” ngành bia Việt Nam sản xuất:
Sabeco có 4 sản phẩm là Sài Gòn Đỏ, bia 333, Saigon Lager và Saigon Special.
Tổng CTCP Bia rượu NGK Hà Nội (Habeco) có 1 sản phẩm là Bia chia Hà Nội.
Công ty Nhà máy bia Việt Nam (VBL) có 5 sản phẩm là bia lon/bia chai Heineken, bia lon/bia chai Tiger và bia Larue.
Hình ảnh 10 loại bia dược tiêu thụ nhiều nhất năm 2010
theo số liệu của Sabeco
Các “đại gia” sản xuất bia tại Việt Nam
Thị trường bia Việt Nam hiện hình thành thế “chân vạc” với 3 doanh nghiệp lớn nhất là Sabeco, Habeco và VBL.
Ba công ty này chiếm tới 95% thị phần sản lượng. Trong đó, Sabeco chiếm 51,4%, VBL chiếm 29,7% và Habeco chiếm 13,9%.
Các doanh nghiệp khác có Bia Huế, Tân Hiệp Phát, Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á...
Sabeco - Tổng CTCP Bia rượu NGK Sài Gòn
Sabeco là đơn vị đứng đầu thị trường, chiếm 51,4% thị phần sản lượng các nhà sản xuất bia tại Việt Nam.
Các sản phẩm chính của Sabeco có Bia Sài Gòn Đỏ (Sài Gòn Export 355), Bia lon 333, Bia Sài Gòn Lager, Bia Sài Gòn Xanh…
Sản lượng năm 2010 của Bia Sài Gòn đạt mốc 1 tỷ lít, qua đó Sabeco đứng thứ 21 trong số các doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu thế giới và Top 3 các nhà sản xuất bia Đông Nam Á.
Doanh số hợp nhất năm 2010 đạt 19.913 tỷ đồng, tương ứng 1 tỷ USD.
Lợi nhuận trước thuế đạt 3.485 tỷ đồng, LNST của công ty me đạt 2.429 tỷ đồng.
VBL – Vietnam Brewery Limited
VBL là nhà sản xuất các loại bia Heineken, Tiger, Larue tại Việt Nam.
Công ty là liên doanh giữa Asia Pacific Brewery Limited (APBL) của Singapore và Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), tỷ lệ sở hữu của mỗi bên là 60% và 40%.
Theo báo cáo thường niên năm 2010 của APBL, thị trường Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đóng góp 48% lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2010 của công ty, tương ứng 241,7 triệu đô la Singapore (gần 3.900 tỷ đồng), tăng trưởng 48% so với năm 2009.
Habeco - Tổng CTCP Bia rượu NGK Hà Nội
Sản lượng bia Hà Nội tiêu thụ năm 2010 đạt 403,8 triệu lít, tăng 32,5% so với năm 2010.
Các sản phẩm chính của Habeco có bia chia/bia lon Hà Nội, bia hơi, bia Trúc Bạch...
Năm 2010, công ty mẹ Habeco đạt 5.439 tỷ đồng doanh thu và 895 tỷ đồng LNTT; LNST đạt 734 tỷ đồng.
Báo giá một số loại bia bán tại siêu thị
Fivimart tại Hà Nội cuối tháng 6/2011
KAL
Theo Sabeco