Tuesday, May 1, 2012

Fw: [ExryuVietnam] NN NGA.N & VIET KHANG == Re: Ba`i na`y go.n & hay va` d-i sa't va^'n na.n cu?a d-a^'t nu+o+'c.


----- Forwarded Message -----
From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: exryu-ww@yahoogroups.com; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, May 1, 2012 2:07 AM
Subject: [ExryuVietnam] NN NGA.N & VIET KHANG == Re: Ba`i na`y go.n & hay va` d-i sa't va^'n na.n cu?a d-a^'t nu+o+'c.

 
 

FYI
Tản Mạn Về Video Clip
Hoàng Anh Phỏng Vấn Nguyễn Ngọc Ngạn
Trần Chung Ngọc
Trần Chung Ngọc
 
 
29-Apr-2012
 
Tản Mạn Về Video Clip
Hoàng Anh Phỏng Vấn Nguyễn Ngọc Ngạn
Trần Chung Ngọc
 
Vài Lời Về "Tôi".
Trước hết tôi cần phải thú thực rằng, về ca nhạc của người Việt Nam ở hải ngoại hay ở trong nước, và về các văn gia, nghệ sĩ Việt Nam, đối với tôi thật là xa lạ.  Ở Mỹ đã 37 năm mà tôi chưa từng bỏ tiền ra đi xem hay mua DVD Paris By Night.  Tôi cũng chưa từng đọc cuốn sách nào của Nguyễn Ngọc Ngạn.  Điều này không có nghĩa là các màn show Paris By Night hay truyện của Nguyễn Ngọc Ngạn không có giá trị mà chỉ vì những màn văn nghệ đó hay những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn không  nằm trong lãnh vực sở thích của tôi, và tôi không có thì giờ để làm những việc phí thì giờ đối với tôi. 
Về nhạc thì sở thích của tôi là nhạc cổ điển Tây phương, tôi đã học piano trong nhiều năm.  Cách đây ít năm, đến nhà anh chị Nguyễn Mạnh Quang, tôi đã nổi hứng chơi mấy bài ngắn của Beethoven, Chopin và Tekla Badarzewska trước một số thân hữu của anh chị Quang.  Về nhạc Việt thì trước sau tôi chỉ "nghe được" có 4 bài:  Thuyền Mơ của Dương Thiệu Tước, Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải, Chiều Hành Quân (không nhớ tên tác giả), và sau này Hương Xưa của Cung Tiến, bài này của Cung Tiến có ảnh hưởng rõ rệt của nhạc cổ điển Tây phương.  Bài Chiều Hành Quân là một kỷ niệm.  Năm 1963, vợ chồng tôi đi tắm biển ở Nha Trang.  Buổi tối ngồi trước một quán ở bờ biển và suốt cả buổi tối, quán đó không có gì hơn là vặn đi vặn lại cái đĩa hát Chiều Hành Quân.  Nghe mãi rồi nó cũng thấm vào người và thấy hay hay, vì khi đó tôi là một sĩ quan, Trưởng Khoa Khoa Học trong Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia. Nhân mùa quân sự của sinh viên Võ Bị, nên các giáo sư trong Văn Hóa Vụ nghỉ dạy.  Ngoài ra, thình thoảng nghe vài câu Vọng Cổ, hay bài hát Chầu Văn tôi cảm thấy rung cảm hơn là nghe nhạc của Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn [Xin lỗi các "fan" của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn].  Về nghệ thuật, cái gì làm cho ta rung cảm thì cái đó có giá trị với ta, không nhất thiết phải có giá trị với người khác.
Về truyện thì trong thời còn đi học đã đọc khá nhiều truyện của Pháp như của Victor Hugo, Alexandre Dumas, Lamartine v..v.. Sau này ở Saigon thì đọc Kim Dung và tập truyện OSS 117 của Jean Bruce..  Từ ngày sang Mỹ, năm 1975, ngoài những cuốn của John le Carré thì không còn đọc truyện nữa, chỉ đọc những cuốn sách khảo cứu về khoa học, lịch sử, tôn giáo… Vì thế nếu nói về truyện, hay hồi ký v..v… của các văn gia hay chính khách Việt Nam thì tôi rất lạc hậu, không biết gì để nói.  Tôi nhớ và viết lại về những sở thích cá nhân để chứng tỏ tôi rất ít biết về những cuộc trình diễn văn nghệ ở hải ngoại cũng như về MC Nguyễn Ngọc Ngạn, chứ tôi biết chắc rằng những thông tin về cá nhân này chẳng có ai cần biết đến hay quan tâm đến làm gì.
 
Tuy nhiên, tôi cũng phải thú thực là Paris By Night không hẳn là hoàn toàn xa lạ với tôi, vì lâu lâu tôi cũng xem ké ở nhà người quen, hay mượn một vài DVD về coi xem sao, không nhớ là những số mấy. Có những người bạn, chỉ nghe tiếng hát là biết ngay là ca sĩ nào.  Còn tôi thì ngay cả nhìn mặt tôi cũng chẳng biết là ai.  Đã lâu rồi, loáng thoáng nghe thấy người ta chống đối Paris By Night 40 gì đó, làm như PBN 40 là B 40 trong thời chiến. Tôi chẳng mấy quan tâm vì chưa hề coi PBN 40.
Xem vài DVD Paris By Night thì, đối với tôi, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, người đẹp nhưng đôi khi có giọng cười hơi thiếu duyên [xin lỗi, đây chỉ là nhận xét thuần túy cá nhân].  Còn MC Nguyễn Ngọc Ngạn thì những câu nói dí dỏm của ông ta đôi khi cũng gây được những trận cười trong số khán thính giả.  Nhưng điểm son của Nguyễn Ngọc Ngạn là ông ta rất chịu khó làm bài tập [do home work], cho nên ông đã có thể khai sáng cho khán thính giả nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam.  Tôi cho đây là điểm rất đáng quý trong những buổi trình diễn văn nghệ của Paris By Night.
 
   Duy Chống Cộng Thị Nghiệp.
 
Một số nhỏ người Việt hải ngoại hành nghề "Duy chống Cộng thị nghiệp" thường phát dị ứng với bất cứ cái gì mà đầu óc lệch lạc của họ hoang tưởng là dính tới "Việt Cộng", chứng tỏ mấy chục năm rồi mà họ vẫn còn sợ "Việt Cộng", khi không còn Cộng, ở nơi không có Cộng..
 
Họ sợ một tu sĩ Phật Giáo từ Việt Nam được dân tỵ nạn CS mời sang giảng đạo nhưng tưng bừng đón tiếp một "Chúa thứ hai" sang quyên tiền về xây nhà thờ hay để làm gì chẳng ai biết.  Họ sợ từ một cuộc triển lãm tranh, một cuộc trình diễn văn nghệ, cho đến một bản nhạc của Trịnh Công Sơn.  Họ sợ màu đỏ và nương cao màu vàng, tin tưởng rằng đó là màu của chính nghĩa và có một lịch sử huy hoàng, anh dũng nhất hành tinh.
 
 Với tâm cảnh sợ và với ảo tưởng như vậy nên ngày nay mới có chiến dịch tố khổ Nguyễn Ngọc Ngạn vì ông này chưa có phép của "cộng đồng" mà lại dám nhận làm MC cho chương trình văn nghệ "Tình Ca Mùa Xuân" ở Berlin trong ngày 30/4/2012.  Tôi không biết tối ở Berlin thì ở Việt Nam là mấy giờ, ngày nào, nhưng tôi biết rõ, nếu tổ chức ở Chicago tối 30/4 thì lúc đó là sáng ngày 1/5, nghĩa là không còn là ngày "quốc hận", hay "mất nước", hay "Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam" của chúng ta.
 
Tôi biết được vụ ông Nguyễn Ngọc Ngạn bị tố khổ vì gần đây, trên trang nhà Sách Hiếm, http://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=91 trong mục "Thư, Ý kiến ngắn" có cái video clip về "Hoàng Anh Phỏng Vấn Nguyễn Ngọc Ngạn".  Tuy chẳng mấy quan tâm đến nhân vật Nguyễn Ngọc Ngạn nhưng tôi thường đọc tất cả những gì xuất hiện trên Sách Hiếm.  Cho nên tôi cũng tò mò xem cho biết.  Xem xong rồi lại muốn biết nhiều hơn lên tôi lại phải làm bài tập, vào Internet tìm hiểu thêm về nội vụ sự việc, từ cá nhân Nguyễn Ngọc Ngạn cho đến những luận điệu chống đối show ở Berlin ngày 30/4/12.. 

MC Nguyễn Ngọc Ngạn
Về Nguyễn Ngọc Ngạn thì tôi được biết một số chi tiết về tiểu sử, khuynh hướng v…v…khi đọc bài: MC NGUYỄN NGỌC NGẠN NGOÀI ĐỜI VÀ TRÊN VIDEO do một người viết từ năm 2008.  Cuộc đời của ông ta cũng khá đặc biệt, và sau 20 năm ông vẫn đứng vững trên "chiến trường hải ngoại" thì đó cũng là điều đáng kể.
Xem video clip Hoàng Anh phỏng vấn Nguyễn Ngọc Ngạn và đọc những luận điệu chống đối Nguyễn Ngọc Ngạn tôi thấy rõ ràng là Nguyễn Ngọc Ngạn và những người chống đối thuộc hai lớp người khác nhau, trình độ khác nhau, hiểu biết khác nhau, và do đó bất khả tương hợp, không thể nói chuyện với nhau được. Trong video, ông Nguyễn Ngọc Ngạn có nói: không đồng ý thì hãy đối thoại cùng nhau. 
 
 Nhưng làm sao ông có thể đối thoại với những người không thuộc lớp người như ông, không có hiểu biết như ông, không có tâm tư như ông.  Trong video cũng có những bài học của Nguyễn Ngọc Ngạn cho những người chống đối, nhưng tôi e họ không thể lãnh hội được, vì đầu óc họ đã mất đi một số thần kinh suy tư, hay thần kinh biết ngượng, có thể từ khi họ gia nhập hay tự trói buộc mình trong một đoàn thể nào đó..
 
Thật vậy, về các luận điệu chống Nguyễn Ngọc Ngạn thì tôi không thể ngờ là trình độ của những người chống đối lại thấp đến thế.  Tôi có cảm tưởng là họ viết để mà viết, chống để mà chống, bất kể lý lẽ, hầu như là chính họ cũng không biết mình viết cái gì, có hợp tình hợp lý hay không.  Điều rõ ràng là những người chống đối Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng Nguyễn Ngọc Ngạn cũng phải nghĩ như mình, phải có cảm xúc như mình, phải thù hận như mình, phải đau đớn như mình v…v… về ngày 30/4, ngày mà họ vẫn ngu ngơ gọi là ngày "quốc hận" hay "mất nước". 
Quốc là nước, nhưng mà là nước nào đây, miền Nam thua chứ có mất đi đâu, và thử hỏi trên 80 triệu người Việt Nam hiện nay, kể cả một số không nhỏ ở hải ngoại, có bao nhiêu người coi ngày 30/4 là ngày "quốc hận"?
 
  Chẳng có ai cấm ai coi ngày đó là ngày "quốc hận", nhưng muốn mọi người khác cũng phải dùng một từ vô nghĩa như mình, nghĩ như mình thì là một điều hoang tưởng, chưa kể cái mà mình gọi là "quốc hận" đặt căn bản trên sự hiểu biết thiếu sót và sai lầm về lịch sử Việt Nam trong chính trường quốc tế. 
 
Đó chỉ là cảm tính cá nhân của một số người ít văn hóa, không phải là sự thực lịch sử.  Và cảm tính cá nhân thì chỉ có giá trị đối với cá nhân mà thôi, không thể diễn giải để tổng quát hóa, muốn mọi người khác cũng phải có cùng một cảm tính như mình. Có lẽ những người chống NNN không hiểu được như vậy.
 
Những Luận Điệu Chống Nguyễn Ngọc Ngạn:
 
Đọc một số những luận cứ chống Nguyễn Ngọc Ngạn của Thụyvi  (Thư của người vợ lính); Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc (Thư Không Niêm Gởi Ông Nguyễn Ngọc Ngạn Và Trung Tâm Thúy Nga Paris); Nguyễn Đan Quốc, Germany (Berlin Báo Động: Nguyễn Ngọc Ngạn, Ý Lan, Nguyễn Hồng Nhung, Minh Tuyết, Bằng Kiều, Đan Nguyên  Tham Gia "Liên Hoan VC 30-4"); Lý Mỹ Tâm, CHLB Đức ; Nguyễn Bá Chổi  (Thư gửi Nhà văn MC Nguyễn Ngọc Ngạn); Đinh Lâm Thanh (NHÂN NGÀY 30.4 – NÓI CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC NGẠN); Dược sĩ Lê Ngọc Túy Hương (phê bình Giá Không Có Tôi) và vài thư ngỏ chống đối, tẩy chay v…v… show ở Berlin, đôi khi kèm theo những từ thiếu văn hóa mà trong video Nguyễn Ngọc Ngạn cho là "không trong sáng", tôi thấy tất cả những người này đều có một quan điểm chung: phát dị ứng với ngày 30/4 vì coi ngày đó là ngày "quốc hận", "ngày để tang cho cả nước" "ngày Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam" v…v…, và hiển nhiên là quan điểm chung của họ là:  "bất cứ ai không đồng ý với "họ", "không chống Cộng như "họ", "không thù hận Cộng như họ", "không dằn vặt đau đớn về ngày 30/4 như họ" v…v…, đều là "CS nằm vùng", hay "thân Cộng", hay "làm tay sai cho CS", hay là "phản bội quốc gia, phản bội căn cước tỵ nạn", hay là "Việt Cộng" cả.
 
Họ nhân danh cả cộng đồng người Việt tỵ nạn, họ nhân danh cả nước, và đưa ra quan niệm là "trong mùa quốc hận, không ai được ăn mừng vui vẻ, không được đi nghe Tình Ca Mùa Xuân, không ai được vui chơi, mà phải biểu tình để kỷ niệm ngày quốc hận, phải hát "anh là ai" của Việt Khang, quên rằng lời lẽ trong bài hát của Việt Khang chỉ là những hoang tưởng, ấu trĩ, thiếu hiểu biết, và đoán mò những việc chưa xảy ra về Trung Cộng, về đất nước, và cả ngàn sau v…v… 
 
Tiện đây có vài ý kiến về bài "Anh là ai?"
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
[Xuống đường 5 lần biểu tình là đủ rồi, chuyện quốc gia đại sự
không thể giải quyết bằng cách xuống đường]
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
[Xuống đường biểu tình không thể chống được giặc Tàu ngoại xâm, chỉ để bày tỏ một thái độ, một lập trường, và không thể kéo dài ngày này sang ngày khác.
Hãy đọc lịch sử để xem ông cha ta chống giặc Tàu ngoại xâm như thế nào]
 
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
[Bởi anh nông nổi và ngu quá đi]
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
[Đây là một khẳng định vô trách nhiệm (affirmation gratuite) và láo xược]
 
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
[Đoán mò, làm sao biết ngàn sau bàn tay nào ghi dấu nào]
 
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
[Không ngồi yên, nhưng không thể cứu nước bằng một bài hát lãng xẹt, ngu si, vô trí.  Đoán mò, sắp là bao giờ]
 
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
[Nói bậy, bao giờ thì không còn Việt Nam? Việt Nam đã tồn tại trên 4 ngàn năm,
Đã chiến thắng các cường quốc như Tàu, Pháp và Mỹ, và nay là một nước Độc lập, thống nhất được cả thế giới công nhận, có mốc biên giới phân định
ranh giới giữa Tàu và Việt Nam]
 
Những tiếng hát ngu si, vô trí, đoán mò, sỉ nhục quốc gia như vậy mà người ta cũng hồ hởi ca tụng và ký thỉnh nguyện thư để xin quan trên can thiệp cho Việt Khang bị bắt vì tội nói láo thì không hiểu đầu óc của những người này thuộc loại nào. 
 
Có vẻ như bất cứ cái gì nói xấu về chính quyền, nói xấu về quốc gia dân tộc là tập thể phi dân tộc cũng hồ hởi lên tiếng tung hô, ủng hộ, bất kể phải trái, bất kể đúng sai.
 
Đọc những lời chống đối Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi không hiểu họ đang sống ở Mỹ, Pháp, Đức, Gia Nã Đại, hay ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm mà trong những nơi đây con người phải suy nghĩ và hành động theo sự chỉ đạo.  Sau đây chúng ta hãy đọc vài luận điểm của họ  để xem họ thuộc lớp người nào.  Tôi không để tên tác giả vì thấy không cần thiết.
 
  •    NNN nói ông Sĩ "là một bầu show chuyên nghiệp". Việc ông tham gia tổ chức những chương trình từ thiện không có nghĩa là ông có tinh thần quốc gia, lại càng không thể chứng tỏ rằng ông có tinh thần chống cộng.
   [Vậy thì sao ! Tại sao ông Sĩ lại phải có tinh thần quốc gia hay tinh thần chống Cộng nếu ông ta không muốn.]
  •    Một người có tinh thần Quốc Gia , không ai có thể vui mừng tổ chức Đại nhạc hội vào ngày tang đất nước.Dù cho có là người vô cảm đi nữa, cũng phải biết ngày 30/4 đối với cọng đồng tỵ nạn là ngày không thể nào vui.
[Thế nào là tinh thần quốc gia?  Đệ nhất hay đệ nhị Cộng Hòa?  Tinh thần đó như thế nào?  Đối với cộng đồng tỵ nạn?  Cộng đồng tỵ nạn nào? Tỵ nạn chính trị hay tỵ nạn kinh tế? Thành phần ở những lớp tuổi nào.  Bao nhiêu phần trăm sinh sau 1975, và sinh ở ngoại quốc.  CS làm gì họ mà họ phải tỵ nạn.  Cái gọi là Cộng đồng tỵ nạn ngày nay chỉ còn lại một thiểu số già nua, một thế hệ khác đã trưởng thành và hầu hết thế hệ trẻ này không coi mình là người tỵ nạn, trừ khi bị các bậc cha mẹ làm ô nhiễm đầu óc để tiếp nối sự thù hận.  Ai có tư cách để nói thay cho cộng đồng tỵ nạn?  Xin đừng lấy cảm tính của mình làm cảm tính của cả cộng đồng]
  •    Tại sao các ca nhạc sĩ không dành ngày thứ hai 30.4 này để tham gia biểu tình quốc hận tại các nước Âu Châu rồi sau đó sẽ trình diển tiếp vào ngày 1.5 ? Làm như vậy thì đây là một chứng minh hùng hồn nhất rằng họ coi trọng ngày quốc hận, đứng chung chiến tuyến với người VN quốc gia tại Đức chống cộng sản.
   [Câu hỏi ngớ ngẩn.  Tại vì họ không muốn bị người khác sai khiến làm theo ý của người khác.  Họ có quan niệm riêng và suy tư riêng.  Tại sao họ phải chứng minh hùng hồn (sic) rằng họ "coi trọng" (sic) ngày "quốc hận" (sic).  Mặt khác người VN quốc gia ở Đức chống cộng sản có đủ tư cách và có đáng để cho họ đứng chung chiến tuyến không?]
  •     Khi ông và những ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga Paris chọn trình diễn trong ngày 30.04 tức là quý vị đã bước sang chiến tuyến khác. Chiến tuyến khác, tức là đã đứng về phía nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
   [Cái chiến tuyến đó nó nằm trong đầu của các ông chứ không nằm trong đầu của chúng tôi.  Không có một lý do nào để ông nhét cái chiến tuyến đó vào đầu chúng tôi.  Lực lượng của các ông ở phía bên này chiến tuyến là bao nhiêu.  Biểu tình, kiến nghị, thỉnh nguyện thư, chụp mũ, xuyên tạc, văn phong chửi rủa thô tục, hay "không trong sáng" (theo Nguyễn Ngọc Ngạn), đó là tất cả những gì các ông có thể làm được.
 
Chúng tôi có quan niệm riêng, có suy tư riêng và hiểu biết hơn, không có bổn phận phải nghe theo bất cứ ý kiến nào của người khác. Vậy tại sao chúng tôi phải đứng về phía chiến tuyến của các ông. Các ông là những ai, tư cách ra sao, khả năng như thế nào và tại sao chúng tôi phải đứng về phía chiến tuyến của các ông, nếu thực sự có một cái gọi là "chiến tuyến". Các ông có hiểu được như vậy không.  Ông đang ở nước Mỹ, Pháp, Đức, hay đang đóng vai Chúa Sơn Lâm ở trong rừng?]
  •    Bao nhiêu năm qua, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã bảo-bọc, nuôi nấng ông cùng Trung tâm Thúy Nga, cho dù có những giai đoạn quý vị gặp khó khăn kinh tế, nhưng không vì lẽ đó lại đi hợp tác với kẻ thù, bỏ đi sự bảo-bọc nuôi nấng của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Như thế có còn đúng với ý nghĩa câu nói bên trên hay không?
[Ông nói bậy. Lại là cộng đồng, cộng đồng hải ngoại là số người đi xem PBN hay mua DVD PBN? Trình diễn văn nghệ là một thương vụ.  Chúng tôi bán hàng, ông thích thì mua, không thích thì thôi, có ai bắt buộc ông đâu.  Chẳng có ai bắt ông phải mua hàng của chúng tôi.  Đối với tôi, Thúy Nga Paris có cho không vé tôi cũng không đi coi, vì những thứ đó không thuộc sở thích của tôi.  Ông bỏ tiền ra để mua vui cho chính ông chứ đâu có phải ông muốn bao-bọc cho ai]
 
Trên đây là vài luận điệu chống NNN điển hình.  Đại cương thì đa số những luận điệu chống đối đều thuộc loại như vậy cả. Huênh hoang nhân danh cộng đồng, nhân danh cả nước v..v.. NNN đã nói rất đúng trong video.  Họ tự trói buộc mình trong những gì mà họ cho là liên hệ đến CS.  Đây không phải là chống đối mà chỉ là mặc cảm.  37 năm qua, sống trong những đất nước văn minh tự do nhất thế giới mà vẫn chưa hiểu thế nào là tự do, là quyền suy tư cá nhân v…v của người khác.
 
Vài Quan Điểm Của Giới Trẻ:
"Các bác" chống NNN hăng say như vậy nhưng có cảm thấy ngượng, nếu trong đầu còn một số thần kinh biết ngượng, với đám trẻ thuộc hàng con cháu của mình khi đọc những hàng chữ sau đây: 
  • Ông MC này lại bị bà con phàn nàn chuyện đi show 30-04-2012 ở Berlin
Xin lổi nha CC thì sao ngày đó là ngày người buồn thì cứ đi kiếm rượu uống hay chửi VC.
Tại sao người ta đi kiếm tiền lại phản đối, tui thiệt hết biết CC theo kiểu gì đây!
Tại VN kìa có bao nhiêu trò vui giải trí nhân ngày 30/04 sao không vận động thân nhân họ ở nhà tẩy chay 30/04 đi.
  • Ông ghét là cá nhân ông ghét, không ảnh hưởng gì tới chuyện show bên Berlin, người tổ chức show ở Berlin cho người ở Berlin coi, ông ở chổ khác thích thì bay qua đó coi, không thích thì ở nhà leo lên net chửi tẩy chay v.v.. Xứ tự do mà ông?
 
  • KD [Kỳ Duyên] chỉ thắc mắc... ngày 30 tháng 4 là ngày thứ hai thì mọi người Việt Hải Ngoại (ở Mỹ, Canada, Úc...trừ Âu Châu vì đó là ngày lễ) trong mọi ngành nghề đều phải đi, ĐƯỢC đi làm, duy có nghệ sĩ và bầu show là không được đi làm?
Hay là các bạn thử gọi vào sở sáng thứ hai nói với ông chủ là mình không đi làm được vì đó là ngày 30/4 coi ông ta nói làm sao? Ồ...nhưng thôi nhỡ ông ta không cho nghỉ, các bạn đành phải lấy ngày "vacation day off" thì "Các Bác" lại mắng là mình đang ăn mừng!
Có nghĩa là đi làm cũng không được mà nghỉ làm cũng không xong với "Các Bác"? Biết làm thế nào đây? Ủa mà "Các Bác" này là ai mà mình phải sợ dữ vậy?
  • Nếu mà phải đào sâu thêm vào cái biến cố 30/4 thì ngay tại nước Mỹ cũng sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh hiềm khích giữa những người VN đi bằng tàu đến được bến bờ tự do và những người được đi máy bay qua đoàn tụ với gia đình một cách nhanh chóng hạnh phúc.
Sự chênh lệch và không cộng bình rất hiển nhiên trong cái xã hội mà chúng ta đang sống đây, làm sao có thể tránh được, làm sao bắt buộc tất cả mọi người phải suy nghĩ giống nhau hay đồng quan điểm như nhau được vì hoàn cảnh của họ khác mình.
    Về Video Hoàng Anh Phỏng Vấn Nguyễn Ngọc Ngạn:
Thường thường thì khi xem hay đọc một cái gì đó, chúng ta có thể rút tỉa ra những gì mà chúng ta  có thể học và dùng trong đời.  Thí dụ, trong những truyện chưởng của Kim Dung, Cổ Long hay xem những phim lịch sử chúng ta cũng có thể học được nhiều triết lý trong đó.  Đó là khuynh hướng đọc sách và xem phim của tôi.
Đọc những luận điệu chống NNN chúng ta học được những gì?  Có nên học sự thù hận phản ánh những cảm tính cá nhân bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, trong khi đọc câu kết trong cuốn truyện Cửu Nguyệt Ưng Phi của Cổ Long điều mà chúng ta có thể học được là:  "Nếu một người vẫn không thể quên thù hận, há chẳng ngu xuẩn lắm sao?"
 
Nhưng trong video Hoàng Anh phỏng vấn Nguyễn Ngọc Ngạn chúng ta có thể học được vài điều hữu ích. 
Trước lời than phiền của Hoàng Anh là giới trẻ phải đọc những lời công kích thô tục trên Internet, NNN đã khuyên "các Bác" đại khái là:  Những lớp người nhiều tuổi hãy nhìn lại chính mình.  Hãy nghĩ đến con cái.  Mình dạy chúng không được ăn nói thô tục mà chính mình lại phát ra những lời đó thì làm sao có được sự kính trọng của con cái mình.  Và NNN cho rằng những người như vậy cần phải biết ngượng với chính mình.  NNN cũng đưa ra một nhận xét là một số người chỉ đánh giặc hình thức và giặc đây là chúng ta đã tạo ra trong cộng đồng của chúng ta chứ không ở đâu khác. 
 
NNN nói đúng, đây là một sự kiện khiến cho nhiều người không cảm thấy thoải mái vì mình ở trong một cộng đồng có những thành phần như vậy.  NNN cho rằng những người chụp mũ, xuyên tạc, dùng lời lẽ thô tục chỉ là những kẻ bất chính trong cộng đồng và ông khuyên hãy bỏ đi những chửi bới, nặc danh, có giận thì nuốt giận, không đồng ý thì đối thoại với nhau, không nên làm gương xấu cho giới trẻ.  Ông nói là những hoạt động của ông, những lời phê bình của ông đối với những tệ đoan tham nhũng lạm quyền ở trong nước chỉ có mục đích là muốn cho nước Việt Nam tiến lên ngang bằng với những văn minh tiến bộ trên thế giới và con người khá hơn.  Cá nhân tôi rất đồng ý với NNN, vì ai mà không muốn như vậy?
 
Vài Suy Tư Cá Nhân:
Tùy theo tâm tư cá nhân, ngày 30/4 có nhiều tên khác nhau.  Đối với một số người thì đó là ngày "quốc hận" hay ngày "mất nước" hay ngày "Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam", ngày "cả nước để tang".  Đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì đó là ngày "Thống nhất đất nước", vì đây là một sự kiện lịch sử bất khả phủ bác. 
80 tuổi đầu mà tôi vẫn không hiểu "quốc" với "nước" của họ là nước nào, và Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam như thế nào.  Đồng minh, đúng ra là ông Chủ chi tiền, tháo chạy và chúng ta chạy theo, Việt Cộng tiến như đi vào chỗ không người, hoàn thành mục đích thống nhất đất nước trong một thời gian kỷ lục, vậy "cưỡng chiếm" ở chỗ nào.  Miền Nam là một phần đất của Việt Nam, vì hoàn cảnh lịch sử nên tạm thời bị chia cắt, nhưng trước sau gì rồi đất nước cũng phải thống nhất.  Có vẻ như sự hiểu biết về lịch sử của họ là một con số không vĩ đại.  Ngày nay, dùng "cưỡng từ" để "đoạt lý" là chuyện của thời Trung Cổ hay thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức. 
Chúng ta hãy đọc vài ý kiến của giới trẻ trên kbchn.net:
longthanh - longk97@gmail.com - 27/04/2012 06:43
Ngày non sông liền một dải "vui sao nước mắt lại trào" mà gọi là tháng tư đen thì pó tay.Xin thưa với các vị tôi chỉ thấy 1 điều dù hiện nay trong nước có những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế ,vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng chưa bao giờ nước Việt Nam độc lập, tự do, người dân Việt Nam chưa bao giờ có niềm tin lạc quan về tương lai tươi sáng của dân tộc như ngày nay .Tôi biết chắc chắn rằng nếu VNCH mà lãnh đạo đất nước thì Việt Nam không bao giờ được như vậy.
tran hung - 27/04/2012 05:18
   Nhân đọc bài " viết cho giới trẻ : ý nghĩa của ngày quốc hận 30/4 " của cái gọi là GS có tên là Trần Thuỷ Tiên ( Không biết đàn ông hay bàn bà ) trên trang mạng của SMCĐ. Bài viết có đoạn như sau:
  "Ngày Quốc Hận là ngày buồn thảm, vì đó là ngày mà chúng ta, những người Việt ở Miền Nam Việt Nam, bị mất đất nước vào tay cộng sản Bắc Việt tàn ác, từ Hà Nội, bằng sự xâm lăng bạo lực và bất hợp pháp của bộ đội Miền Bắc vào lãnh thổ tự do của dân Miền Nam, năm 1975."
   Không biết cái gọi là giáo sư ấy là GS gì? Nên chăng nên đổi lại là Pháp sư Trần thuỷ Tiên. Chỉ có pháp sư là người có phù phép cao cường biến trắng thành đen , biến đúng thành sai và ngược lại. Một trí thức như vậy thì không có gì để nói. Xin mời các bạn bình luận giúp
Nguyễn Hoàng An - 27/04/2012 05:28
   Ui cái thứ GS gió bay ấy thì nói làm cái gì , 1 thằng đầu óc ngu dốt về chính trị lịch sử thì k nên nói chuyện với nó, nói như nước đổ đầu vịt thôi, cái thứ này k biết cái quái gì về CS hết, tui thách nó biết đc chủ nghĩa CS là như thế nào, XHCN là như thế nào đấy, với cái đầu óc dốt đặc như thế này thì còn lâu mới hiểu đc.
NNN nói lớp người lớn tuổi phải biết ngượng với con cháu mình.  Tuy tôi chẳng dính líu gì vào chuyện này nhưng cũng cảm thấy ngượng.  Ngượng vì chúng ta đã thua CS về quân sự, nay chúng ta lại thua về hiểu biết và đạo đức.
Tại sao sau 37 năm rồi mà chúng ta vẫn còn mang những quan niệm sai lầm về ngày 30/4?  Tại vì chúng ta tự giam mình trong hào quang của những ảo tưởng.  Ảo tưởng cho rằng chúng ta giỏi hơn, văn minh hơn, dân chủ hơn, nhân đạo hơn đối phương.  Ảo tưởng cho rằng CSVN gây ra cuộc chiến ở Việt Nam, làm tay sai cho Nga Tàu nên phải theo lệnh của Nga, Tàu.  Ảo tưởng cho rằng Pháp trở lại Việt Nam và Mỹ can thiệp vào VN vì VN là Cộng Sản.  Từ những ảo tưởng này đưa chúng ta đến những hành động sai lầm, và trong mấy chục năm nay, chúng ta tiếp tục dùng mọi thủ đoạn, từ bịa đặt cho đến xuyên tạc, từ những hành động hạ cấp phi dân chủ tự do cho đến khủng bố, vu khống để gây thù hận, với hi vọng là mọi người sẽ theo ý của chúng ta, chống Cộng đến người CS cuối cùng.  Nhưng kết quả như thế nào, chúng ta vẫn chưa tỉnh, tiếp tục sống trong sự mê sảng. 
Đối với những người Công giáo chống Cộng cho Chúa vì cho rằng CS vô thần, từ chối không chấp nhận Chúa, nên phải tiêu diệt đến người cuối cùng, thì không nói làm gì.  Nhưng chúng ta là đa số người Việt Nam không bị mê hoặc bởi cái bánh vẽ trên trời, còn có đầu óc thì chúng ta cũng nên dùng đến đầu óc để suy nghĩ và tìm hiểu sự thật, chứ không thể cứ mãi mãi sông trong ảo tưởng.
Có gì vô lý hơn khi người trong nước đã quên đi mối thù đối với kẻ thù chính, Pháp, Mỹ, và tái lập bang giao và giao thương với các nước này, để đưa nước nhà tiến lên, trong khi một thiểu số trong chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng sự thù hận và chống chính những đồng bào của chúng ta, cho rằng mọi người ở hải ngoại và ở trong nước phải tin vào những lời tuyên truyền sai sự thật của chúng ta:  Vì ngày 30/4 cho nên VN trở thành đói khổ nhất thế giới, không có tự do tôn giáo v…v… và thỉnh nguyện những quốc gia một thời đã tàn phá đất nước chúng ta phải xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam để cho một thiểu số chúng ta được hài lòng. Chẳng có ai có thể phủ nhận là ngày 30/4 đã gây cho một số người không nhỏ người Việt ở miền Nam những vết thương lòng.  Nhưng thay vì tìm hiểu để chữa lành vết thương thì chúng ta lại cứ làm chấn thương thêm vết thương đó.  Người Mỹ gọi là "add insult to injury", nghĩa là làm cho tình trạng xấu xấu hơn.  Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu về mọi khía cạnh của cuộc chiến thì vết thương của chúng ta đã lành từ lâu rồi. Và tôi đã tự chữa lành vết thương của tôi từ lâu rồi.  Ai nói là phải bỏ nhà, bỏ xe, bỏ địa vị, ra đi với tay không, mà lòng không bị thương.  Nhưng chữa lành như thế nào?  Qua sự hiểu biết.
 
Kết cục của cuộc chiến vào ngày 30/4 đã đưa đến cho tôi một thắc mắc và ấm ức trong vài năm đầu sống ở Mỹ sau 1975.  Thắc mắc và ấm ức đó là:
Tại sao chúng ta lại thua?
 
"Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay chiến đấu, về B52 để trải thảm bom từ trên thượng tầng không khí, xe tăng, tàu chiến, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, rồi "tháo chạy" [từ của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng], và cuối cùng, Việt Cộng vẫn "cưỡng chiếm" được miền Nam? 
 
 Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến? Phải chăng phe Quốc Gia của chúng ta có vấn đề về chính nghĩa, về chủ quyền?  Phải chăng quân dân miền Nam không tích cực chống Cộng? 
 
Hay phải chăng yếu tố quyết định là truyền thống yêu nước của  người dân Việt Nam?  Thực ra thì Quốc Gia và Cộng sản bên nào có Chính Nghĩa? Bên nào hợp lòng dân và được dân ủng hộ? Nếu không được người dân miền Nam ủng hộ và che chở, Bắc Việt có thắng được không?  Ý chí và khả năng chiến đấu của binh sĩ hai bên ra sao?  Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo dân chính cũng như quân sự?  Và còn những gì gì nữa?" 
 
Những thắc mắc trên cứ ám ảnh đầu óc tôi, cho nên sau vài năm, khi việc làm và đời sống kinh tế gia đình đã ổn định, tôi đã để thì giờ tìm hiểu, và đọc rất nhiều sách viết về cuộc chiến ở Việt Nam, phần lớn là sách Mỹ, sách Pháp, mà tôi tin rằng các tác giả không tự trói buộc mình trong sự phân biệt Quốc-Cộng ở Việt Nam.  Phần lớn họ là những học giả, giáo sư đại học, những viên chức cao cấp trong chính quyền và trong Quân lực Mỹ, và những tác phẩm của  họ, xuất bản nhiều năm sau khi chiến tranh đã chấm dứt, chỉ là những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh trong lãnh vực học thuật.
 
Ngày nay, lịch sử đã rõ ràng.  Với những kiến thức đúng về cuộc chiến thì chúng ta đã rõ,  cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng, xâm lăng của thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, bất kể là Việt Nam có phải là Cộng sản hay không, với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của đế quốc Mỹ. Ngày 14 tháng 8, 1945, Tổng Thống Pháp De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d'Argenlieu làm Cao Ủy để "cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó" (y replanter notre drapeau).  Và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này
Còn cuộc chiến hậu Geneva là cuộc chiến chống xâm lăng của MỹĐây là kết luận của các học giả Tây phương, xét theo những sự kiện lịch sử chứ không xét theo cảm tính phe phái Quốc-Cộng của người Việt Nam.  Chúng ta thường cho rằng Mỹ can thiệp vào Việt Nam để giúp chúng ta chống Cộng, thực thi tự do dân chủ trên đất nước.. 
 
 Sự thực không phải vậy, đó chỉ là một chiêu bài.  Sự thật là, Mỹ tự ban cho mình quyền của một cảnh sát quốc tế, ép buộc mọi quốc gia phải theo sự xếp đặt của mình, nghĩa là, áp dụng luật rừng và cường quyền thắng công lý của kẻ mạnh để gây ảnh hưởng và nhất là cho những mục đích kinh tế.  Theo những tài liệu hiện hữu của một số học giả Mỹ, cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam nằm trong chủ trương bá quyền của Mỹ trên khắp thế giới chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam.  Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của nhiều nước: El Salvador, Dominican Republic, Philippines, Thailand v..v..  Và ngày nay, Mỹ đã xuất cảng tự do dân chủ sang Iraq, Afghanistan, Syria, Libya v…v… với hậu thuẫn của máy bay tàng hình, của bom đạn, trong đó có cả "bom áp nhiệt" mà một nữ khoa học gia Việt Nam của chúng ta đã có công lớn góp phần chế tạo để tạ ơn nước Mỹ.
 
Thật vậy, trong thời điểm đó, hơn 1/4 thế giới theo Cộng Sản.  Cuba ở ngay sát nách Mỹ là Cộng Sản, toàn thể Đông Âu theo Cộng Sản, và hai Cộng Sản gộc là Nga và Tàu, tại sao Mỹ không chống ở những nơi đó  mà lại đi chống ở một nước nghèo, nhỏ, xa xôi như Việt Nam, vừa mới giành được độc lập sau một cuộc chiến đấu gian khổ dài 9 năm, nhân dân mệt mỏi, tài nguyên kiệt quệ, và nhất là không có khả năng gây bất cứ sự nguy hại nào cho Mỹ?  Chúng ta đừng quên là Mỹ đã giúp 80% chiến phí cho Pháp để Pháp tái lập nền đô hộ Việt Nam. Và chúng ta cũng đừng quên là ngay sau đệ nhị Thế Chiến, TT Eisenhower đã hỏi Tưởng Giới Thạch là có muốn Đông Dương không, trong đó có Việt Nam, làm như Việt Nam là một sản vật của Mỹ, Mỹ muốn cho ai thì cho.  Nhưng với kinh nghiệm lịch sử, Tưởng Giới Thạch đã từ chối.
 
Bởi vậy cho nên Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Stanford, viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri  (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967), trang 79:
Thật là khôi hài, ngay khi mà chúng ta nói rằng chúng ta phải "chặn đứng Cộng Sản" ở Việt Nam, thì ở những nơi khác chúng ta lại sống chung với Cộng Sản, soạn thảo những hiệp ước với Nga Sô, mở rộng giao thương với Đông Âu, ủng hộ Tito ở Nam Tư.  Ở những nơi khác, chúng ta rõ ràng quyết định là sống chung hòa bình với Cộng Sản, và khuyến khích những xã hội Cộng Sản độc lập, không cần đến sự liên kết với nhau trong khối Cộng sản.
(It is ironic that at precisely the moment we are saying that we must "halt communism" in Vietnam, we are coming to terms with it elsewhere, working out new treaty agreements with Russia, extending trade in Eastern Europe, giving support to Tito in Yougoslavia.  Elsewhere, we have clearly decide to coexist with communism, and to encourage independent Communist societies that will be increasingly free of the need for alliance with one another.)
Mục sư Brown nhận định không sai.  Ngày 4 tháng 11, 1956, xe tăng Nga tiến vào Budapest, thủ đô Hung Gia Lợi, một sự xâm lăng trắng trợn để dẹp một chính quyền Cộng Sản ngỏ ý cho dân được bầu cử tự do.  Mỹ chỉ can thiệp bằng miệng, dùng đài phát thanh VOA khuyến khích dân Hung chống trả, hứa suông là sẽ đem quân vào can thiệp, rồi án binh bất động.  Việt Nam không có quân xâm lăng từ ngoài vào.  Vậy tại sao lại là Việt Nam?
   Cho nên, những lý do Mỹ viện ra để can thiệp vào Việt Nam không chính đáng.  Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:
Trong 21 năm bị lôi cuốn  vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những "lý do" về những hành động của mình. 
Những lý do này vô giá trị
 
Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ...  Và đó cũng đủ là lý do.
Thêm nhiều lý do.  Và thêm nhiều lý do nữa.  Chúng mọc lên như măng tháng 5.  Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách.  Không lý do nào có giá trị.
(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered "reasons" for its actions.  These reasons were worthless.  The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...
More reasons.  And more reasons.  They sprouted like asparagus in May.  Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons.  None of them were valid.)
 
Vậy thì, thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là gì?  Phải chăng đó là để giúp Nam Việt Nam chống Cộng (tại sao phải chống ở Việt Nam?) hay chỉ là một cuộc xâm lăng ngụy trang đàng sau chiêu bài giúp Nam Việt Nam để có tự do dân chủ.  9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm có tự do dân chủ không?  Ngày nay, chúng ta có thể đọc vài tài liệu về thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, do chính người Mỹ viết, và viết sau khi chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt từ lâu.
Sau đây là vài đoạn điển hình trong cuốn The Pentagon Papers, tài liệu của Ngũ Giác Đài, hiển nhiên không phải thuộc loại phản chiến hay thiên Cộng:
Tài liệu Ngũ Giác Đài nói, tình báo Mỹ ước tính trong thập niên 1950 là chiến tranh phát khởi phần lớn là do sự nổi dậy ở miền Nam để chống chế độ tham nhũng và càng ngày càng đàn áp dân chúng của Ngô Đình Diệm .
Tài liệu Ngũ Giác Đài nói về những năm 1956-1959, khi mà cuộc nổi dậy bắt đầu, hầu hết những người đứng lên cầm vũ khí là những người Việt miền Nam và những nguyên nhân họ chiến đấu không có cách nào có thể bảo đó là do kế hoạch tính toán trước ở Bắc Việt.
Chỉ có rất ít bằng chứng là Bắc Việt đã chỉ đạo, hoặc có khả năng để chỉ đạo, những sự bạo động ở miền Nam (3 tháng cuối 1957: 75 viên chức địa phương bị ám sát.  Ngày 22 tháng 10, 1957, 13 người Mỹ bị thương trong 3 cuộc nổ bom ở Saigon)
Từ năm 1954 đến năm 1958 Bắc Việt tập trung vào sự phát triển nội bộ, hiển nhiên là hi vọng vào một cuộc thống nhất đất nước hoặc qua cuộc bầu cử theo như Hiệp Định Genève hoặc là kết quả của sự sụp đổ đương nhiên của chế độ Diệm yếu ớt.  Cộng sản để lại ở miền Nam một bộ phận nòng cốt khi họ đi tập kết ra Bắc năm 1954 sau cuộc chiến với Pháp chấm dứt, nhưng những cán bộ được lệnh chỉ được "tranh đấu chính trị" [để sửa soạn kiếm phiếu trong cuộc bầu cử mà Bắc Việt hi vọng, và điều này không vi phạm hiệp định Genève].
Tháng 5, 1959, các nhà lãnh đạo Bắc Việt quyết định nắm quyền cuộc nổi dậy càng ngày càng lớn mạnh ở miền Nam. [Vì hi vọng thống nhất đất nước bằng hòa bình qua một cuộc Tổng Tuyển Cử không thể thực hiện do sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam]
Tài liệu Ngũ Giác Đài nói, cả tình báo Mỹ và các tù binh Việt Cộng đều cho sự thành công nhanh chóng của Việt Cộng sau 1959 là do những sai lầm của Diệm.
Tài liệu Ngũ Giác Đài mô tả trạng thái tâm lý của Ngô Đình Diệm như là của một "Đại Phán Quan Tây Ban Nha).
(American Intelligence estimates during the 1950s show, The Pentagon account says, that the war began largely as a rebellion in the South against the increasingly oppressive and corrupt regime of Ngo Dinh Diem.
"Most of those who took up arms were South Vietnamese and the causes for which they fought were by no means contrived in North Vietnam," the Pentagon account says of the years from 1956 to 1959, when the insurgency began.
There is only sparse evidence that North Vietnam was directing, or was capable of directing, that violence (Last quarter of 1957: 75 local assassinated or kidnapped.  On October 22, 1957, 13 Americans were wounded in three bombings in Saigon)
From 1954 to 1958 North Vietnam concentrated on its internal development, apparently hoping to achieve reunification either through the election provided for in the Geneva settlement or through the natural collapse of the weak Diem regime.  The Communist left behind a skeletal apparatus in the South when they regrouped to North Vietnam in 1954 after the war with the French ended, but the cadre members were ordered to engage only in "political struggle."
North Vietnam's leaders formally decided in May, 1959, to take control of the growing insurgency.
The Pentagon account says that both American intelligence and Vietcong prisoners attributed the Vietcong's rapid success after 1959 to the Diem's mistakes.
Diem's mentality is described in the account as like that of a "Spanish Inquisitor".)
Đến đây, có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu chút ít là chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm những gì để cho người dân miền Nam phải nổi dậy chống đối, và như chúng ta đã biết, không phải là chủ trương của Bắc Việt cho đến năm 1959.  Đây không phải là chỗ đi vào chi tiết những hành động khủng khiếp của chính quyền Diệm đối với người dân, các đảng phái, và tôn giáo khác.  Quý độc giả nào muốn biết rõ hơn thì có thể tham khảo nhiều cuốn sách hiện hữu ngày nay bằng tiếng Anh, tiếng pháp, hoặc hai cuốn "9 Năm Máu Lửa Dưới Chính Quyền Ngô Đình Diệm" của Nguyệt Đam và Thần Phong và "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh.  Ở đây, tôi chỉ đưa ra vài nét chính qua những nhận định của Giáo sư Mortimer T. Cohen trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, trang 240, 41, 61:
Diệm là một người Công Giáo thuộc thời Trung Cổ - ông ta đúng, mọi người khác đều sai.  Chân lý (Phúc Âm) có quyền ưu tiên, những sự sai lầm không có.  Và, biết rõ bản chất bất ổn định của quyền cai trị của ông ta, ông ta bị ám ảnh bởi ý tưởng là người nào phê bình bất cứ điều gì về chế độ của ông ta cũng là những kẻ thù thâm căn cố đế.
Ông ta là thánh Dominique (Người được Giáo Hội Công Giáo giao cho nhiệm vụ phát động những Tòa Án Xử Dị Giáo (The Inquisition) trong thời Trung Cổ).
Tháng 5 1955, ông ta mở chiến dịch Tố Cộng.  Hiệp Định Genève đặc biệt cấm không được trả thù chính trị.
Do đó, Diệm đã khởi sự những sự thù nghịch.  Chính hắn, bằng chính sách tấn công tiêu diệt Việt Minh, đã khởi sự cuộc chiến ở miền Nam.  Và chúng ta cần nhấn mạnh là, hắn ta hành động như vậy không phải là để trả đũa bất cứ sự khiêu khích nào của Việt Minh, nhưng từ sự thúc đẩy là phải tiêu diệt Cộng đỏ - tinh thần của một tên Công Giáo thời Trung Cổ đi săn lùng kẻ lạc đạo...
(Diem was a medieval Catholic – he was right, the others were wrong.  Truth has privileges, error đoes not have.  And, well aware of the precarious nature of his rule, he was obsessed with the idea that all who criticized anything about his regime were inveterated enemies.
He was St. Dominick.
June of '55 he opened an "Anti-Communist Denunciation Program".  The Geneva Accord specifically forbade political reprisals.
Thus, Diem began the hostilities.  It was he, who by his assault on the Vietminh, began the fighting in the South.  And, it must be emphasized, that he did this not in response in any Vietminh provocations, but out of his compulsion to exterminate the Reds – the spirit of the Medieval Catholic heretic-hunter.)
Phê bình chiến dịch Tố Cộng với những kết quả khủng khiếp của nó qua một vài con số trích dẫn mà tôi không muốn kê ra ở đây, Avro Manhattan viết trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, 1984, trang 99, như sau:
Đằng sau cái bề mặt (Tố Cộng), mục tiêu thực của nó là Công Giáo hóa quốc gia.  Sự đàn áp của Công Giáo ở Nam Việt Nam không phải là sự tác động của một cá nhân cuồng tín, hay của một nhóm cá nhân thí dụ như ba anh em của Diệm, hiến thân cho chính sách Công Giáo hóa một nước Phật Giáo.  Nó là phó sản của một chính sách dài hạn đã được tính toán cẩn thận, nhận thức và đẩy mạnh bởi những bộ óc mà những mục tiêu căn bản là bằng mọi giá, bành trướng một tôn giáo mà họ tin chắc rằng là một tôn giáo chân thật duy nhất trên thế giới.
Người gây cảm hứng chính và theo đuổi chính sách này, như chúng ta đã thấy, là Giáo Hoàng Pius XII.  Chính sách đó hoàn toàn hợp điệu với chiến lược toàn cầu của ông ta, nhắm tới hai mục tiêu căn bản: tiêu diệt Cộng Sản, và bành trướng Giáo Hội Công Giáo.
[Behind its facade its real objective was the Catholicization of the Country.  The Catholic repression of South Vietnam was not the work of a fanatical individual, or a group of individuals, like the three Diem brothers, dedicated to the Catholicization of a Buddhist country.  It was the by-product of a well calculated long range policy conceived and promoted by minds whose basic objectives were the expansion at all costs, of a religion which they were convinced was the only true religion on earth.
The main inspirer and prosecutor of such a policy, as we have seen, was Pope Pius XII.  Such policy was totally consonant with his globl strategy, directed at two fundamental objectives: the destruction of Communism, and the expansion of the Catholic Church.]
    Chúng ta biết rằng, sở dĩ Diệm được đưa về Việt Nam là do lệnh của Giáo hoàng Pius XII cho Francis Spellman và do vận động của Hồng y Spellman với chính trường Mỹ chứ không phải là vì tài đức của Diệm. Ở Việt Nam rất ít người biết đến Diệm, Lansdale phải thuê một số người đi đón Diệm khi Diệm được đưa về nước. Mỹ là nước theo Ki Tô Giáo, vào thời đó, trên 70% theo Tin Lành và Tin Lành chưa có gì ở Việt Nam nên Mỹ dùng Diệm để từ đó Mỹ có thể bành trướng đạo Tin Lành của mình như lịch sử đã chứng minh.  Tin Lành chỉ phát triển ở Việt Nam từ thời Diệm và tuy rằng Công giáo đối nghịch với Tin lành nhưng Diệm không thể làm gì vì Tin Lành là Mỹ, và Tin Lành không phải là một lực lượng đối đầu được với Công Giáo ở Việt Nam.  Do đó sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam bản chất là một cuộc xâm lăng có mưu tính.
Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:
Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..
Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ.  Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và  những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.
Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ.  Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.
Bảo rằng chúng ta "xía vào" cái gọi là "đích thực là một cuộc nội chiến", như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ  là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một "cuộc xâm lăng từ miền Bắc".
Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm,  sự xâm lăng của Mỹ.
(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.
In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American.  In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.
It was no more a "civil war" after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest.  A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.  To say that we had "interfered" in what is "really a civil war", as most American writers and even liberal critics of the war  do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of "agression from the North".  In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]
Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Không phải vì Ellsberg phản chiến mà vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam.  Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài.  Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ "phản chiến" sôi nổi trên đất Mỹ.  Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.
Sau đây là một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm.  Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:
Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) "căn bản là sai lầm và phi đạo đức", chứ không chỉ là "một lỗi lầm."
Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện.  Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.  Số tử vong vào khoảng nửa triệu.  Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 "Việt Cộng", gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. 
 Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.
 Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, "một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp."  Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.  Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.
(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer "opinion leaders") still regarded the war as "fundamentally wrong and immoral,' not merely "a mistake"..
It is worth recalling a few facts.  The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam.  The death toll was about half a million.  When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 "Viet Cong" by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. 
In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be "protected" by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting.  The US maintained that it was invited in, but as the  London Economist accurately observed, "an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy."  The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam.  In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)
Qua sự phân tích những sự kiện lịch sử và qua một số tài liệu đã dẫn chứng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, theo truyền thống chống xâm lăng của người dân Việt, ngày 30 tháng 4 tất nhiên phải đến, trước sau gì, không có ngày 30/4 này rồi cũng có ngày 30/4 khác, vì đó là niềm khao khát nếu không phải của toàn dân thì cũng của đa số người dân.. Bất kể là Tàu, hay Nga, hay Mỹ có muốn Việt Nam thống nhất hay không, điều này không quan trọng, người Việt Nam muốn và đã thực hiện được, thế là đủ.  Đối với những người còn mang nặng  trên vai cuộc xung đột Quốc – Cộng trong quá khứ, và còn muốn tiếp tục cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, thì họ chỉ có thể nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của ngày 30/4/75, vì thế chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như "mất nước", "Quốc Hận", hay "cưỡng chiếm".  Nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực của ngày 30/4/75, chúng ta cần phải nhìn vào ngày đó như nó thực sự là như vậy (To see it as it really is). 
Cuộc chiến vô lý mà một nước nhỏ bé như Việt Nam bắt buộc phải gánh chịu ngoài ý muốn đã giáng trên đất nước Việt Nam những tổn thất về nhân mạng và vật chất như thế nào.  Chúng ta hãy đọc vài con số thống kê, chắc chắn không đầy đủ:
Theo tài liệu trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005, trang 358, để cho chúng ta có thể nghĩ lại và hiểu rõ hơn bộ mặt thật của cuộc chiến:
-         Mỹ:  Chết 57702; bị thương 313616, cộng với hơn 1000 chết không phải do chiến trận.
-         Nam Việt Nam:  Chết 185528; bị thương 499026.
-         Bắc Việt:  Chết 924048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi.
-         Cả hai miền:  415000 thường dân chết; 936000 bị thương.
-         Nam Hàn:  Chết 1107.
-         Thái Lan:  Chết 350.
-         Úc và New Zealand: Chết 475.
-         8 triệu tấn bom đã thả xuống Việt Nam, Cambod, và Lào (vào khoảng gấp hơn 2 lần
tấn bom mọi phe dùng trong đệ nhị Thế Chiến.)
-         Viện trợ của Nga Sô Viết và Trung Cộng cho Bắc Việt ước tính khoảng 3 tỷ Mỹ Kim.
-         Mỹ đã tiêu ở Việt Nam khoảng 300 tỷ Mỹ Kim (viện trợ và quân phí).
Ngoài ra, Mỹ cũng đã trải trên đất nước Việt Nam 76.954.806 lít hóa chất trong đó có 49.268.937 lít chất độc màu da cam (Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam Và Cuộc Chiến Việt Nam, Giao Điểm 2005, trang 52).  Tác hại lâu dài của các loại hóa chất, nhất là chất độc Da Cam, trên môi sinh và con người Việt Nam vô tội, kéo dài cho đến tận ngày nay,  là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. 
Nhìn vào những con số trên, chúng ta cảm thấy thế nào, khi biết rằng không phải là Việt Cộng là Cộng sản, hay Việt Cộng gây chiến, mà là do Mỹ can thiệp vào Việt Nam, đưa Công giáo Ngô Đình Diệm về Việt Nam, không thi hành Hiệp Định Geneva 1954, toan tính Công giáo hóa miền Nam, lập miền Nam như là một chư hầu của Mỹ.  Nhìn vào cuộc chiến, "Việt nam hóa" chiến tranh có nghĩa gì, phải chăng Ellsberg đã nói đúng: từ đầu đến cuối, đó là cuộc chiến của Mỹ.  Và khi đồng minh tháo chạy, cúp viện trợ thì miền Nam sụp đổ.  Sự thực đau lòng của lịch sử là ở chỗ đó.  Tại sao chúng ta không nhìn thấy.  Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục nhìn vào ngày 30/4 một cách biến dạng qua một lăng kính để rồi có những tư tưởng thái độ không thích hợp với sự thực lịch sử?
Chúng ta hãy quên đi sự thù hận một chiều và nhìn vào khía cạnh tích cực của ngày 30/4.  Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược.  Một khía cạnh tích cực khác của ngày 30/4/1975 là nó mở đầu cho một cuộc di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.  Qua nhiều năm, hơn hai triệu người, đi chính thức cũng như vượt biên, hiện đang sống ở nước ngoài.  Sau một thời gian khó khăn trong việc hòa nhập vào một xã hội mới, sau khi đã ổn định được đời sống qua công ăn việc làm, đa số người Việt lưu vong không từ bỏ quê hương, dù rằng có một số tên đầu bò hô hào không về Việt Nam, không gửi tiền về Việt Nam, không mua hàng Việt Nam v…v….  Như là một nghịch lý, khối người Việt lưu vong cũng đã đóng góp không ít cho quốc gia dân tộc, và đã giúp cho chế độ bên nhà bền vững, một chế độ mà một số hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực, kể cả thế lực đen và tổ chức lãnh tiền của NED Mỹ để chống phá Việt Nam, thường hô hào cần phải lật đổ, giải thể, hay cất lên tiếng kêu vô vọng: "Cha đã tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con".. (SH: Lời Giáo Hoàng John Paul 2)  mà không bao giờ nhìn thấy đất nước ngày nay đã phát triển như thế nào, đời sống của người dân đã cải tiến ra sao, số lượng khách ngoại quốc du lịch Việt Nam là bao nhiêu, và số lượng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là như thế nào.
Từ 1986, số tiền người Việt lưu vong gửi về mỗi năm không ít, và ngày nay mỗi năm có mấy trăm ngàn "Việt kiều" về thăm quê hương, mang về mỗi năm trên dưới 7,8 tỷ đô la, và không phải là không có những chuyên gia mang những kiến thức mới về Việt Nam hay những nhà doanh nghiệp về làm ăn ở Việt Nam. 
 Danh sách 300 trí thức cấp cao mà một số người thiếu đầu óc cho là "nằm vùng" là một chứng minh. Đất nước đã mở mang phát triển về nhiều mặt tuy chính quyền còn nhiều điều bất cập.  Tệ nạn tham nhũng, lạm quyền và địa phương không tuân theo trung ương, giáo dục xuống cấp v..v.. là những vấn đề cần phải giải quyết, nhưng cần thời gian, không thể một sớm một chiều có thể thực hiện được. 
Nhưng không ai có thể phủ nhận là, qua thời gian, chính quyền Việt Nam đã cải tiến rất nhiều, và tôi hi vọng chính quyền tiếp tục đặt nặng nỗ lực trên vấn đề cải tiến xã hội, mở mang dân trí, và coi dân là trọng.
Hi vọng những hiểu biết, qua những công cuộc nghiên cứu lịch sử ở trên, có thể phần nào đóng góp cho việc tìm hiểu những vấn đề nhức nhối giữa những khối người Việt có chính kiến khác nhau về cuộc chiến tranh trên ba mươi năm trước, những vấn đề nhức nhối đáng lẽ không nên có.
Trong Tứ Vô Lượng Tâm, có vẻ như hạnh "xả" là một hạnh khó khăn nhất đối với những người hành đạo cũng như không hành đạo. Dĩ vãng đã qua.  Theo tôi, sống với dĩ vãng, dù là dĩ vãng của sự vinh quang hay dĩ vãng của hận thù, chẳng qua cũng chỉ là tự mình làm khổ mình mà thôi.  Khổ một nỗi, có vẻ như con người lại cứ thích tự mình làm khổ mình, không quên được sự vinh quang của dĩ vãng, phần lớn là do thời thế tạo nên chứ chẳng phải do tài cán gì, hay không dứt bỏ được hận thù của dĩ vãng, không những thế, còn nuôi dưỡng hận thù, lao đầu vào nghiệp vụ đi buôn hận thù, và truyền lại hận thù cho thế hệ sau.  Thật là tội nghiệp cho đám trẻ nếu bị các bậc cha mẹ truyền lại mối hận thù của đời họ. 
Trần Chung Ngọc
Grayslake, Ilinois.

--- On Mon, 30/4/12, ngmytuan <ngmytuan@imail.plala.or.jp> wrote:

From: ngmytuan <ngmytuan@imail.plala.or.jp>
Subject: Re: [exryu-ww] Ba`i na`y go.n & hay va` d-i sa't va^'n na.n cu?a d-a^'t nu+o+'c.
To: exryu-ww@yahoogroups.com
Received: Monday, 30 April, 2012, 1:11 PM



Cám ơn bác Từ Công đã cho đọc một bài hay, quá hay .
Bài phỏng vấn ngắn gọn, nhưng tóm tắt được tất cả "sai lầm" của những người đã theo VC chỉ vì nhiệt huyết, và những khẩu hiệu tuyên truyền lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Chắc chắc những tiếng nói "tỉnh ngộ" như của hai bác cựu cán bộ CS này sẽ càng ngày càng nhiều.
Hiện tại, tôi cũng đã nghe nhiều cán bộ CS "than phiền" về các đảng quỷ quái này, nhưng họ chưa có can đảm lên tiếng, và hơn nữa, chưa dám rút chân ra khỏi hệ thống.
Một ngày nào đó, khi thời điểm chín mùi, những người đảng viên hoặc cựu đảng viên CS sẽ là một lực lượng quan trọng để nhận chim chế độ độc tài toàn trị này.
NM Tuấn 
 
Sent: Sunday, April 29, 2012 4:57 PM
Subject: Re: [exryu-ww] Ba`i na`y go.n & hay va` d-i sa't va^'n na.n cu?a d-a^'t nu+o+'c.
 


Ca'm o+n Tu Cong san,
I't ra ca'c o^ng na`y co`n co' can da?m dde^? noi' tha^.t lo`ng mi`nh. Da'm ru? bo? khi nha^.n ra ra(`ng mi`nh sai.
Hie^'m.
 
Ca'p te^n Ka(ngaroo

2012/4/29 Tu Cong <tanphat@hotmail.com>


Xin cu`ng nghe hai o^ng Vie^.t co^.ng ta^m ti`nh.
Cha('c la` co`n ra^'t nhie^`u ngu+o+`i nghi~ nhu+ va^.y.
Co' the^? ho. chu+a co' phu+o+ng tie^.n ?
Nhu+ng can d-a?m d-e^? vu+o+.t qua no^~i so+. ha~i, kho^ng pha?i la` chuye^.n de^~....
+++++++++++++

To: Exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com
From: dung_mtl@yahoo.com
Date: Sat, 28 Apr 2012 21:37:56 -0700
Subject: [exryu-ww-vannghe] Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
29/04/2012
Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)
Phạm Hồng Sơn thực hiện
-
(Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn)
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp "cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước"đã thành công hoàn toàn?
___________________
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được "nhuộm đỏ" từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là "cách mạng" đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong "vùng tự do" liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?
Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ "cách mạng"?
Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi "nhẩy núi", tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi "nhảy núi" vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, "nhảy núi" trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi "nhảy núi", anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi "nhảy núi", hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những "vùng lõm" (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.
Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.
Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi "nhảy núi". Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: "Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói."
Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: "Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa." Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm Hồng Sơn: Quá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm Hồng Sơn: Những "thực tế" nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi "học tập cải tạo", thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần  biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Phạm Hồng Sơn: Các ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?
Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng "nhảy núi" nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là "chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này."
Phạm Hồng Sơn: Gia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm Hồng Sơn: Thế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.
Phạm Hồng Sơn: Khi "trằn trọc" để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong "trằn trọc" đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như "môi với răng" và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện "Đảng ta", tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.
Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?
Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là "kẻ thù" của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là "cách mạng" nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.
© 2012 pro&contra

[i] "Mi" tức là "sắn" theo tiếng miền Bắc







__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___