Wednesday, July 27, 2011

27/07 Chân dung ông thủ tướng

Cập nhật: 04:18 GMT - thứ tư, 27 tháng 7, 2011



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ủy viên Bộ Chính trị trước kỳ họp Quốc hội
Ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành nhân vật được bàn tới nhiều nhất trong tuần này, khi các đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phiên họp đầu tiên đã bầu chọn ông tiếp tục giữ chức thủ tướng.
Hãng thông tấn Pháp Agence-France Presse nhân dịp này có bài nói về sự nghiệp lãnh đạo của người mà hãng này gọi là 'vị thủ tướng đầy tham vọng' của Việt Nam.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Bài báo của hãng thông tấn Pháp nhận định: "Được xem như một nhà lãnh đạo sắc sảo, người đã hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đang nổi lên như chính trị gia quyền lực nhất nước".
Ông Dũng, 61 tuổi, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước, đã phát triển mối quan hệ thân cận với tầng lớp doanh gia hàng đầu đất nước và đưa Việt Nam tiến theo con đường mở cửa về kinh tế nhưng không nơi lỏng vòng kiềm soát nhân quyền và các quyền tự do dân chủ.
Benoit de Treglode, chuyên gia Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại trụ sở ở Bangkok, nhận xét: "Ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo nghĩa châu Á của từ này."
Ông de Treglode coi ông Dũng như nhân vật theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore.

Đã định trước

Việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí thủ tướng thực tế đã được quyết định từ Đại hội Đảng XI hồi tháng 1/2011.
Ông de Treglode nói ông Dũng đã rất thành công trong việc thu tập giới kinh doanh trong nước xung quanh ông, và khá hơn những người tiền nhiệm trong đối thoại với bên ngoài.
Trong nhiệm kỳ đầu của ông, bắt đầu từ năm 2006, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ, một phần vì căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cũng đầy các vết đen và giới đấu tranh dân chủ cho rằng chính quyền sẽ tiếp tục thắt chặt trấn áp các hoạt động dân chủ vì lo ngại bất ổn như đã từng xảy ra tại các nước Trung Đông và Bắc Á, bắt nguồn từ bức xúc về kinh tế.
Một nguồn tin trong Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả ông Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật gây chú ý", đồng thời là vị lãnh đạo tham vọng nhất mà ông từng biết.
Sinh ngày 17/11/1949 tại tỉnh Cà Mau, ông Dũng có 20 năm phục vụ trong quân đội, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Sau khi giải ngũ năm 1981, ông học luật và chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó kinh qua nhiều chức vụ về Đảng ở miền Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng lên khá nhanh dưới thời ông Võ Văn Kiệt, người được cho là kiến trúc sư của công cuộc đổi mới ở trong nước, bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980.
"Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay ông Dũng không cần ai nữa."
Benoit de Treglode, chuyên gia về Việt Nam
Khi làm thủ tướng, ông Kiệt đã điều chuyển ông Dũng về Hà Nội, nơi ông trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ (Công an) năm 1995.
Một năm sau đó, ông Dũng trở thành ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Philippe Papin, sử gia chuyên về Việt Nam tại l'Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, nhận xét: "Ông Dũng mang lại niềm hy vọng lớn vì ông là người miền Nam, ông còn khá trẻ và quan hệ gần cận với ông Võ Văn Kiệt".
"Ngày nay rõ ràng ông không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa."

Dự án bauxite

Năm ngoái ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu nhiều chỉ trích ở trong Đảng vì liên quan tới các dự án khai thác bauxite có đầu tư của Trung Quốc và nợ nần của Tập đoàn Tàu thủy Vinashin. Ông cũng bị cáo buộc đã chống tham nhũng không thành công.
Trước Đại hội Đảng, ông Dũng đã phải đối diện với thách thức mạnh mẽ từ đối thủ lâu năm của ông là ông Trương Tấn Sang, thế nhưng giới phân tích cho rằng ông đã vượt qua nhờ tài vận dụng hệ thống nội bộ Đảng.
Ông Dũng tái đắc cử vào Bộ Chính trị nhờ ủng hộ của ngành an ninh và quốc phòng.
Một quan chức ngoại giao châu Á, đề nghị giấu tên, nói với AFP rằng vị trí của ông Dũng nay càng được củng cố.
"Nếu như hồi tháng 12 mà người ta hỏi tôi thì câu trả lời của tôi không được chắn chắn như bây giờ."
Hôm thứ Bảy tuần trước, đồng minh của ông Dũng là ông Nguyễn Sinh Hùng đã được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Điều này giúp tăng thêm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi đó, đối thủ của ông - ông Trương Tấn Sang, được bầu chọn là chủ tịch nước, vị trí được đánh giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực quyền.
Một nhân vật lãnh đạo hàng đầu khác, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng.
Chuyên gia về Việt Nam Benoit de Treglode nhận xét: "Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng".
"Nay ông Dũng không cần ai nữa."

27/07 Giới thiệu nhân sự các cơ quan của Quốc hội


picture
Ông Nguyễn Văn Giàu trong một lần trả lời chất vấn trước Quốc hội.
▪  NGUYỄN LÊ
20:12 (GMT+7) - Thứ Tư, 27/7/2011

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu vừa được đề cử cho chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 13.

Danh sách đề cử cụ thể để bầu các chức danh chủ chốt và thành viên các cơ quan của Quốc hội đã được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trình Quốc hội vào phiên họp chiều nay (27/7).

Theo đó, 4 vị được tái đề cử là Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai.

6 người mới được giới thiệu ứng cử đứng đầu các cơ quan khác, bên cạnh Thống đốc Nguyễn Văn Giàu có ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh; ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường; ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại.

Trong số các vị được đề cử, ông Nguyễn Văn Giàu là người mới tham gia Quốc hội nhiệm kỳ này. Có 3 người hoạt động lâu năm trong Quốc hội (3 khóa 10, 11 và 12) là các ông Ksor Phước, Phan Trung Lý và bà Trương Thị Mai.

Cũng tại phiên họp chiều nay, danh sách đề cử để bầu các phó chủ nhiệm và các thành viên ủy ban cũng đã được giới thiệu chi tiết, với số lượng như tờ trình tại phiên họp chiều 26/7 của Quốc hội.
Chiều nay và ngày mai Quốc hội thảo luận tại đoàn về nhân sự của các cơ quan nói trên, sáng 29/7 sẽ bầu chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên các ủy ban của Quốc hội.

Vào đầu kỳ họp này, Quốc hội cũng đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội khóa 13 cùng 4 phó chủ tịch là bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Huỳnh Ngọc Sơn, ông Uông Chu Lưu.

27/07 'Việt Nam không lôi kéo các nước vào biển Đông'

Thứ tư, 27/7/2011, 15:00 GMT+7

"Bản chất của biển Đông là vấn đề quốc tế chứ không phải Việt Nam, Philippines hay Indonesia lôi kéo các nước khác vào để quốc tế hóa", Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN (ANCM-5) sáng 27/7.
Chủ đề biển Đông tại Hội nghị tư lệnh hải quân

Sáng 27/7, tư lệnh hải quân các nước ASEAN đã nhóm họp tại Hà Nội. Đây là lần thứ năm những người đứng đầu hải quân các nước trong khu vực tập trung bàn thảo về chủ đề hợp tác vì hòa bình và an ninh biển.
Theo Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, những năm qua, xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên biển tiếp tục được duy trì và có những bước phát triển thuận lợi cho hợp tác hải quân cả trong và ngoài khu vực. Tính thực tiễn của hợp tác ngày càng rõ, nổi bật nhất là việc hợp tác tuần tra chung ở eo biển Malacca khiến nạn cướp biển trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng bậc nhất thế giới này giảm mạnh...
Tuy nhiên, ASEAN cũng đang đứng trước những thách thức an ninh đáng kể. "Một thực tế rõ ràng là trong khu vực chúng ta tồn tại những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một số vùng biển, đảo, tập trung trên khu vực biển Đông", Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói.
Ảnh:
Tư lệnh Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến. Ảnh: Phan Lê.
Theo ông, nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa chủ quyền đối với một số quốc gia trong khu vực đang đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Điều này tạo nguy cơ bùng nổ xung đột nếu không có nhận thức chung đúng đắn, quyết tâm cho một giải pháp hòa bình và quản lý xung đột hữu hiệu. Đó là chưa kể đến các thách thức an ninh phi truyền thống đang ngày càng gia tăng như thảm họa môi trường, buôn lậu, tội phạp xuyên quốc gia...
Để ứng phó, Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến đề nghị hải quân ASEAN cùng xác định lập trường chung về giải pháp hòa bình, thông qua đàm phán cho việc giải quyết các tranh chấp trên những vùng biển có tranh chấp chủ quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982. Các nước ASEAN ngoài công khai, minh bạch chính sách quốc phòng để tạo dựng lòng tin cần ủng hộ tích cực cho nỗ lực thực thi Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Hoan nghênh trước việc ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về Hướng dẫn thực hiện DOC, song theo ông Hiến còn cần sự thống nhất giữa lời nói và hành động cũng như thống nhất nhận thức từ cấp lãnh đạo tới người dân. "Bản chất của biển Đông là vấn đề quốc tế chứ không phải Việt Nam, Philippines hay Indonesia lôi kéo các nước khác vào để quốc tế hóa", Tư lệnh hải quân Việt Nam nói.
Cũng tại hội nghị, lần lượt người đứng đầu hải quân các nước đã nêu lên mối quan tâm của mình về hợp tác vì hòa bình và an ninh biển. Theo Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz, Tư lệnh hải quân Malaysia, vấn đề chủ quyền trên biển của các nước hiện rất phức tạp. Tuy nhiên, những vấn đề như môi trường biển, an ninh biển… thì cần cách giải quyết chung. Vì vậy, cần hợp tác chia sẻ thông tin an ninh hàng hải giữa các nước như Malaysia đã làm khá tốt trong thời gian qua.
Vị Tư lệnh này đề nghị nên mở rộng cơ chế này trong khu vực ASEAN. "Muốn làm được điều đó, cần lựa chọn một đơn vị trung tâm kết nối thông tin ở mỗi nước để có tin đầy đủ, nhanh nhạy nhằm có hướng xử lý kịp thời", người đứng đầu hải quân Malaysia nói.
Ảnh: Admm.org.
Những người đứng đầu hải quân ASEAN chụp ảnh lưu niệm trong phiên họp sáng 27/7. Ảnh:Admm.org.
Đề cập đến chủ đề tranh chấp trên biển, Phó tư lệnh Philippines, tướng Alexander Pama đề nghị các nước ủng hộ quan điểm giải quyết bằng hình thức song phương lẫn đa phương. Trong khi đó, Phó Tư lệnh Myanmar, tướng Nyan Tun khẳng định, hợp tác an ninh biển, xử lý hài hòa lợi ích đều là mong muốn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình. Ông hy vọng, thông qua các cuộc tiếp xúc, hội nghị của tư lệnh, vấn đề giữa các nước sẽ được giải quyết, đi đến thống nhất dựa trên quan điểm tự nguyện, nguyên tắc đồng thuận.
Đánh giá cao tầm quan trọng của an ninh hàng hải trong bối cảnh hiện tại, Phó đô đốc Marsetio - Phó tư lệnh Hải quân Indonesia - đề xuất lộ trình cụ thể để thúc đẩy hợp tác thông qua hội nghị Tư lệnh hải quân các nước theo hướng mở rộng. Indonesia cũng tán thành việc lập hệ thống chia sẻ thông tin; thành lập trung tâm huấn luyện sĩ quan các nước ASEAN, như tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các sĩ quan tham mưu các cấp để xử lý kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình chung của khu vực.
Mang đến thông tin khá thiết thực về hợp tác hải quân, Tư lệnh hải quân Singapore, tướng Ng Chee Peng cho biết, việc tuần tra chung giữa Singapore với một số nước chống cướp biển thời gian qua là rất khả quan. "Chúng tôi đã lập cổng thông tin ASEAN về vấn đề an ninh biển, hân hạnh mời hải quân các nước tham gia để chia sẻ thông tin", vị Tư lệnh này cho biết.
Trong khi đó, Tư lệnh Hải quân Brunei đề xuất nên mở rộng hội nghị này giống ADMM+, tức là mời các nước đối tác của ASEAN tham dự. Nếu trước mắt chưa tiến tới ANCM + thì nên nghiên cứu mời quan sát viên các nước.
Trong khuôn khổ hội nghị, từ nay tới 29/7, những người đứng đầu hải quân ASEAN sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương và đi thăm một số đơn vị hải quân Việt Nam. Hội nghị ANCM 6 sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2013.
Nguyễn Hưng - Phan Lê

27/07 Chân dung ông thủ tướng

Cập nhật: 04:18 GMT - thứ tư, 27 tháng 7, 2011
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ủy viên Bộ Chính trị trước kỳ họp Quốc hội
Ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành nhân vật được bàn tới nhiều nhất trong tuần này, khi các đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phiên họp đầu tiên đã bầu chọn ông tiếp tục giữ chức thủ tướng.
Hãng thông tấn Pháp Agence-France Presse nhân dịp này có bài nói về sự nghiệp lãnh đạo của người mà hãng này gọi là 'vị thủ tướng đầy tham vọng' của Việt Nam.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Bài báo của hãng thông tấn Pháp nhận định: "Được xem như một nhà lãnh đạo sắc sảo, người đã hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đang nổi lên như chính trị gia quyền lực nhất nước".
Ông Dũng, 61 tuổi, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước, đã phát triển mối quan hệ thân cận với tầng lớp doanh gia hàng đầu đất nước và đưa Việt Nam tiến theo con đường mở cửa về kinh tế nhưng không nơi lỏng vòng kiềm soát nhân quyền và các quyền tự do dân chủ.
Benoit de Treglode, chuyên gia Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại trụ sở ở Bangkok, nhận xét: "Ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo nghĩa châu Á của từ này."
Ông de Treglode coi ông Dũng như nhân vật theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore.

Đã định trước

Việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí thủ tướng thực tế đã được quyết định từ Đại hội Đảng XI hồi tháng 1/2011.
Ông de Treglode nói ông Dũng đã rất thành công trong việc thu tập giới kinh doanh trong nước xung quanh ông, và khá hơn những người tiền nhiệm trong đối thoại với bên ngoài.
Trong nhiệm kỳ đầu của ông, bắt đầu từ năm 2006, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ, một phần vì căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cũng đầy các vết đen và giới đấu tranh dân chủ cho rằng chính quyền sẽ tiếp tục thắt chặt trấn áp các hoạt động dân chủ vì lo ngại bất ổn như đã từng xảy ra tại các nước Trung Đông và Bắc Á, bắt nguồn từ bức xúc về kinh tế.
Một nguồn tin trong Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả ông Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật gây chú ý", đồng thời là vị lãnh đạo tham vọng nhất mà ông từng biết.
Sinh ngày 17/11/1949 tại tỉnh Cà Mau, ông Dũng có 20 năm phục vụ trong quân đội, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Sau khi giải ngũ năm 1981, ông học luật và chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó kinh qua nhiều chức vụ về Đảng ở miền Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng lên khá nhanh dưới thời ông Võ Văn Kiệt, người được cho là kiến trúc sư của công cuộc đổi mới ở trong nước, bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980.
"Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay ông Dũng không cần ai nữa."
Benoit de Treglode, chuyên gia về Việt Nam
Khi làm thủ tướng, ông Kiệt đã điều chuyển ông Dũng về Hà Nội, nơi ông trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ (Công an) năm 1995.
Một năm sau đó, ông Dũng trở thành ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Philippe Papin, sử gia chuyên về Việt Nam tại l'Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, nhận xét: "Ông Dũng mang lại niềm hy vọng lớn vì ông là người miền Nam, ông còn khá trẻ và quan hệ gần cận với ông Võ Văn Kiệt".
"Ngày nay rõ ràng ông không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa."

Dự án bauxite

Năm ngoái ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu nhiều chỉ trích ở trong Đảng vì liên quan tới các dự án khai thác bauxite có đầu tư của Trung Quốc và nợ nần của Tập đoàn Tàu thủy Vinashin. Ông cũng bị cáo buộc đã chống tham nhũng không thành công.
Trước Đại hội Đảng, ông Dũng đã phải đối diện với thách thức mạnh mẽ từ đối thủ lâu năm của ông là ông Trương Tấn Sang, thế nhưng giới phân tích cho rằng ông đã vượt qua nhờ tài vận dụng hệ thống nội bộ Đảng.
Ông Dũng tái đắc cử vào Bộ Chính trị nhờ ủng hộ của ngành an ninh và quốc phòng.
Một quan chức ngoại giao châu Á, đề nghị giấu tên, nói với AFP rằng vị trí của ông Dũng nay càng được củng cố.
"Nếu như hồi tháng 12 mà người ta hỏi tôi thì câu trả lời của tôi không được chắn chắn như bây giờ."
Hôm thứ Bảy tuần trước, đồng minh của ông Dũng là ông Nguyễn Sinh Hùng đã được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Điều này giúp tăng thêm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi đó, đối thủ của ông - ông Trương Tấn Sang, được bầu chọn là chủ tịch nước, vị trí được đánh giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực quyền.
Một nhân vật lãnh đạo hàng đầu khác, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng.
Chuyên gia về Việt Nam Benoit de Treglode nhận xét: "Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng".
"Nay ông Dũng không cần ai nữa."

Thêm về tin này

27/07 Kết quả kinh doanh của 25 công ty niêm yết trên HNX, HOSE


(Tamnhin.net) - Các doanh nghiệp niêm yết trên HNX và HOSE đã lần lượt công bố kết quả kinh doanh lỗ lãi trong quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2011 vừa qua.
Sàn HNX

1. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (mã BCC-HNX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 843,53 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 1.669,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 -21,86 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 1,02 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2011 đạt 11 đồng, EPS quý 2 -229 đồng.

Năm 2011, BCC đặt mục tiêu với doanh thu đạt 3.578,245 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 43,896 tỷ đồng, EPS đạt 402 đồng/cổ phiếu.

2. Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục (mã ECI-HNX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 14,57 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 22,59 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt 961,52 triệu đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 1,36 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2011 đạt 731 đồng, EPS quý 2/2011 đạt 517 đồng.

Năm 2011, ECI thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 45 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế đạt 4,5 và 3,375 tỷ đồng, cổ tức 12%.

3. Công ty Cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (mã SMT-HNX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 15,51 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 15,57 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt 674,1 triệu đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 2,135 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2011 đạt 854 đồng, EPS đạt 243.7 đồng.

Năm 2011, SMT đặt mục tiêu với doanh thu thuần đạt 65 tỷ đồng; lợi nhuận trước và sau thuế đạt 5,7 và 4,8 tỷ đồng, cổ tức từ 12-14%.

4. Công ty Cổ phần Vải sợi May mặc Miền Bắc (mã TET-HNX) công bố kết quả kinh doanh Công ty mẹ với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 9,48 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 18,69 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt 2,6 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 4,98 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2011 đạt 918 đồng, EPS đạt 479 đồng.

Năm 2011, TET thông qua kế hoạch chi trả cổ tức là 18%.

5. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (mã HHC-HNX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 112,71 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 293,42 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt 1,6 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 6,933 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2011 đạt 1.169 đồng.

Năm 2011, HHC thông qua doanh thu đạt 560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 27 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 12%.

6. Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn (mã HTC-HNX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 244,5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 455,53 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt 5,1 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 đạt 10,67 tỷ đồng.

Năm 2011, HTC thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất với tổng thu nhập thuần đạt 612,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế đạt 31,971 và 23,978 tỷ đồng; cổ tức 20% vốn điều lệ.

7. Công ty Cổ phần Viễn Liên (mã UNI-HSX) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 đạt 8,93 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2001 đạt 15,22 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2 -3,02 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2011 -2,14 tỷ đồng.

Năm 2011, UNI đặt mục tiêu với doanh thu đạt 80 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 10% bằng tiền.

8. NIS: Công ty Cổ phần Dịch vụ hạ tầng mạng (mã NIS- HNX) đạt gần 8,4 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2, lũy kế 6 tháng đạt 17,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt gần 132 triệu đồng, lũy kế đạt gần 892 triệu đồng.

9. NST: Quý 2, Công ty Cổ phần Ngân Sơn (mã NST-HNX) lãi gần 1,97 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lãi hơn 3,1 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 quý đầu năm đạt gần 346 tỷ đồng, riêng quý 2 đạt 163,8 tỷ đồng.

10. MCC: Công ty Cổ phần Gạch ngói cao cấp (mã MCC- HNX) đạt hơn 13,5 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2/2011, lợi nhuận sau thuế đạt 3 tỷ đồng. EPS là 667,12 đồng. Lũy kế, công ty đạt 4,75 tỷ đồng tiền lãi và EPS là 1.024,46 đồng.

11. HAD: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD-HNX) cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2 đạt 92,5 tỷ đồng, lũy kế 2 quý đạt 126,76 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 7,3 tỷ đồng, riêng quý 2 đạt gần 6,1 tỷ đồng.

12. S55: Công ty Cổ phần Sông Đà 505 (mã S55-HNX) đạt 172,6 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2 và đạt 227,3 tỷ đồng trong 6 tháng. Lợi nhuận 6 tháng đạt gần 8,5 tỷ đồng, riêng quý 2 công ty lãi 7,7 tỷ đồng. EPS quý 2 đạt 3.094 đồng, lũy kế là 3.403 đồng.

13. CVT: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2 của Công ty Cổ phần CMC (mã CVT-HNX) đạt 83,3 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt gần 143 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt gần 7,5 tỷ đồng, lũy kế dạt gần 12,2 tỷ đồng.

Bên sàn HOSE cũng có thêm 12 doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh quý 2

1. ELC: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch quý 2 của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ điện tử - Viễn thông (mã ELC-HOSE) đạt 67,3 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 153,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đạt gần 4,9 tỷ đồng, tuy nhiên, quý 2 công ty lỗ gần 2,3 tỷ đồng.

2. TDH: Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (mã TDH-HOSE) vừa báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ. Theo đó, quý 2, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 142,3 tỷ đồng, lũy kế 2 quý đạt 227,5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng công ty lãi gần 41,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, riêng quý 2 lãi 16,2 tỷ đồng.

3. VOS: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (mã VOS-HOSE) cho biết đạt gần 778,6 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2, lũy kế 6 tháng đạt gần 1.466 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 2 là gần 848 triệu đồng, lũy kế đạt gần 2,9 tỷ đồng. EPS quý 2 đạt 6 đồng và lũy kế đạt 21 đồng.

4. AGF: Trong quý 2, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (mã AGF-HOSE) đạt gần 682,8 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21 tỷ đồng và EPS là 1.644 đồng. Lũy kế 6 tháng, công ty lãi gần 34 tỷ đồng, EPS đạt 2.660 đồng.

5. ASM: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang (mã ASM-HOSE) báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2011 với hơn 259,3 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế đạt gần 21,5 tỷ đồng. Lũy kế nửa năm đầu, công yt lãi 45,5 tỷ đồng, EPS là 1.609 đồng.

6. BAS: Công ty Cổ phần BASA (mã BAS-HOSE) đạt gần 2,8 tỷ đòng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lũy kế nửa năm đạt 10,6 tỷ đồng. Qúy 2, công ty lỗ hơn 5 tỷ đồng, lũy kế 2 quý lỗ gần 8,3 tỷ đồng.

7. BCI: Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (mã BCI-HOSE), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2 đạt hơn 54 tỷ đồng, lũy kế đạt gần 108,5 tỷ đồng. Lợi nhuận nửa năm đầu đạt 24,5 tỷ đồng, riêng quý 2 lợi nhuận này là 11,7 tỷ đồng.

8. COM: Công ty Cổ phần Vật Tư - Xăng Dầu (mã COM-HOSE) đạt 1.209 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 2, lũy kế đạt 2.278,3 tỷ đồng. Qúy 2, COM lãi hơn 5,3 tỷ đồng, lũy kế lãi 14,2 tỷ đồng. EPS 6 tháng đạt 1.035 đồng.

9. DQC: Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (mã DQC-HOSE) vừa cho biết lãi hơn 8,7 tỷ đồng trong quý 2. Lũy kế 6 tháng, công ty lãi hơn 14 tỷ đồng.

10. DXG: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh (mã DXG-HOSE) lãi 40,5 tỷ đồng trong 6 tháng, riêng quý 2 công ty lãi 11,4 tỷ đồng. EPS quý 2 là 713 đồng, lũy kế đạt 2.531 đồng.

11. HVG: Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã HVG-HOSE) đạt 2.058,4 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lũy kế đạt 3.824 tỷ đồng. Công ty lãi 128,48 tỷ đồng trong quý 2, lũy kế công ty lãi 234,5 tỷ đồng. EPS 6 tháng đạt 3.554 đồng, quý 2 là 1.947 đồng.

12. LCG: Lợi nhuận sau thuế quý 2 của Công ty Cổ phần Licogi 16 (mã LCG-HOSE) đạt 103,5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng, công ty đạt 124,83 tỷ đồng tiền lãi.

Thanh Huyền (tổng hợp)

27/07 Thống đốc Ngân hàng chuyển sang Quốc hội


Nhân sự cao cấp của Ngân hàng Nhà nước sẽ có sự thay đổi sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Giàu được bầu là một trong 17 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu sắp nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Nhật Minh
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu sắp nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Nhật Minh
Theo đề cử của Quốc hội chiều 27/7, ông Giàu sẽ đảm nhận công việc Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, nơi ông có thể tiếp tục vận dụng kinh nghiệm 4 năm làm Thống đốc cũng như hàng chục năm làm trong lĩnh vực ngân hàng để thực hiện trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các vấn đề kinh tế, tiền tệ và ngân hàng.
Nhiệm kỳ thống đốc Ngân hàng Nhà nước của ông Giàu bắt đầu từ tháng 8/2007, khi nền kinh tế đang thăng hoa nhờ những hiệu ứng của giai đoạn đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng cũng đầu tiềm ẩn một số nguy cơ từ sự tăng trưởng nóng. 4 năm ông đảm đương vai trò điều tiết luồng tiền của nền kinh tế, cũng là thời gian kinh tế Việt Nam trải qua đủ các trạng thái “nóng - lạnh”, tăng trưởng cao, lạm phát, rồi suy giảm kinh tế, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu …
Dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ Thống đốc của ông Giàu chính là cú hãm phanh phong trào lập ngân hàng vốn đã nở rộ từ 2006. Quyết định dừng cấp phép mới được đưa ra khi cơn sốt cổ phiếu "vua" này đang ở đỉnh điểm, hơn 20 hồ sơ xin lập ngân hàng vẫn đang chờ phê duyệt.
"Với quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay, việc thành lập quá nhiều ngân hàng thương mại không phải là phương án tốt, thậm chí còn rủi ro rất lớn cho toàn hệ thống", ông lý giải cho quyết định của mình.
Năm 2009, ngành ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình kích cầu lãi suất, đẩy mạnh bơm vốn ưu đãi cho doanh nghiệp, giúp kinh tế vượt qua cuộc suy thoái thế kỷ. Là một trong những "tác giả" của gói kích thích chưa có tiền lệ này, ông Giàu cũng là người kịp thời đề nghị dừng hỗ trợ lãi suất khi nhận thấy nền kinh tế đã có thể tự phục hồi mà không cần thêm "thuốc bổ".
"Tôi muốn cảm ơn toàn ngành ngân hàng đã cùng tôi vượt qua khó khăn, khắc nghiệt của những năm qua", ông nói.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Giàu được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của cả 3 tổ chức đa phương quyền lực nhất thế giới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Năm 2009, ông làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc và điều hành hội nghị thường niên của WB và IMF tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2011 Việt Nam chọn đăng cai Hội nghị thường niên ADB đầu tiên tại Việt Nam. Ông Giàu cũng giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Thống đốc ADB và điều hành các cuộc họp quan trọng của Hội nghị.
Theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh về quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, các hoạt động kinh doanh nói chung. Ủy ban Kinh tế cũng là cơ quan chủ trì thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội...
"Dù ở cương vị nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết mình, làm tròn trách nhiệm được giao, vì sự phồn vinh của đất nước và đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri", ông Giàu tâm sự với VnExpress.
Trước khi được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Giàu từng là Phó thống đốc Ngân hàng Nước, Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận.
Theo Vexp

27/07 Hải quân của ASEAN cần thống nhất về Biển Đông


27/07/2011 | 19:19:00

CỠ CHỮ A A A
Hải quân các nước ASEAN cần thiết có sự thống nhất các vấn đề về Biển Đông. Ảnh minh họa. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Manila: Cùng phát triển vùng tranh chấp Biển Đông
Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các nước ASEAN đối với kế hoạch cùng phát triển các khu vực tranh chấp tại Biển Đông.

Hải quân ASEAN cần hợp tác về vấn đề Biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh tình hình Biển Đông với các thách thức an ninh đòi hỏi sự hợp tác hải quân ASEAN.

Tiếp Tư lệnh Hải quân Singapore chiều 27/7, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng hải quân các nước ASEAN cần có sự trao đổi, thống nhất quan điểm về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ hoan nghênh Chuẩn đô đốc Ng Chee Peng và đoàn sang thăm và dự Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 tại Việt Nam. Ông nói hội nghị là dịp tốt để lực lượng hải quân các nước cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu các lĩnh vực có thể hợp tác.

Ông cũng nêu rõ Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 tại Việt Nam lần này bàn nhiều vấn đề liên quan đến biển Đông như bảo đảm an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, quy ước ứng xử trên biển, giao lưu sỹ quan trẻ…

"Do vậy, việc trao đổi, thống nhất quan điểm giữa hải quân các nước ASEAN là rất cần thiết," ông nói. "Việt Nam luôn ủng hộ hết sức mình đối với các chủ trương mà hội nghị đề ra."

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa quân đội và hải quân hai nước Việt Nam-Singapore đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo ngôn ngữ, chia sẻ thông tin hàng hải, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

Ông mong rằng các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị này tiếp tục phát triển phù hợp với lợi ích chung của nhân dân và quân đội hai nước.

Chuẩn đô đốc Ng Chee Peng cảm ơn Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã dành thời gian tiếp và chúc mừng Hải quân nhân dân Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5.

Ông bày tỏ mong muốn thời gian tới Quân đội Nhân dân Việt Nam giúp đỡ quân đội Singapore đào tạo cán bộ phiên dịch tiếng Việt, cử sỹ quan làm việc tại trung tâm chia sẻ thông tin của lực lượng hải quân Singapore, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển giữa quân đội và hải quân hai nước./.
(TTXVN/Vietnam+)