Tuesday, August 9, 2011

Biển Đông lại nóng vì các kế hoạch khoan dầu



Đông Nam Á và Trung Quốc đối mặt với nhiều nguy xung đột phía trước khi các công ty khí đốt mở rộng hoạt động khai thác trong vùng biển tranh chấp.

Dàn khoan dầu khổng lồ
Dàn khoan dầu khổng lồ "nửa chìm nửa nổi" của Trung Quốc đang chuẩn bị đưa vào Biển Đông. Ảnh: Shanghai Daily.
Công ty năng lượng thuộc tập đoàn Philex Mining Corp. của Philippines lên kế hoạch khoan dầu tại ít nhất hai giếng và thực hiện khảo sát địa chấn bắt đầu từ năm tới tại Bãi cỏ Rong (Reeb Bank), một trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này diễn ra sau khi công ty dầu khí Forum Energy PLC do Philex quản lý kết thúc quá trình thăm dò địa chấn hồi đầu năm ở đây. Hoạt động này vốn đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi trong quá khứ.
Các công ty khác bao gồm tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC và tập đoàn dầu khí Việt Nam Petro Vietnam đang cũng thực hiện thăm dò ở Biển Đông.
"Cần khai thác nhiều hơn trong khu vực", chủ tịch Philex Manuel Pangilinan nói hôm 2/8. Ông cho biết sẽ chi tới 86 triệu USD cho khai thác dầu ở Biển Đông từ giờ tới năm 2013. "Chúng tôi chỉ có một yêu cầu duy nhất đối với các bên tranh chấp đó là hãy để chúng tôi làm việc".
Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các bên khác cũng đưa ra tuyên bố gồm Trung Quốc và Philippines.
Trung Quốc chưa có phản ứng nào trước kế hoạch trên dù từng phản đối hoạt động khai thác ở Bãi Cỏ Rong trước đó. Năm nay, Philippines từng triển khai hai máy bay quân sự tới đây khi tàu khai thác dầu của họ nói đã bị tàu tuần tra của Trung Quốc quấy rối. Bắc Kinh khẳng định họ không xâm phạm chủ quyền của Manila.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc - hôm 2/8 buộc tội Philippines thiếu chân thành trong nỗ lực giải quyết xung đột chủ quyền và cảnh báo về hậu quả. Bài xã luận trên tờ này dẫn ra những hoạt động xây dựng gần đây của quân đội Philippines ở Bãi Cỏ Rong và tuyên bố Bắc Kinh sẽ không để yên.
"Những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược có thể kéo theo hậu quả", bài xã luận có đoạn.
Tháng trước, Trung Quốc và ASEAN đã thông qua văn bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông nơi mà Trung Quốc và 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tuy nhiên Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vẫn tuyên bố sẽ nâng cấp tiềm lực quân sự của nước này để bảo vệ chủ quyền và căng thẳng vẫn lên cao.
Những động thái về khai thác dầu mỏ và khí đốt cùng với giá nhiên liệu cao càng làm tăng thêm căng thẳng. Công nghệ khoan dầu ở vùng nước sâu được cải tiến càng khiến các công ty vươn tới những vùng biển từ trước không thể khai thác. Trong khi đó, với giá dầu lên tới 95 USD/thùng và cầu cao hơn cung ở châu Á, sự khẩn thiết phải tăng cường khai thác càng trở nên cấp bách, dẫn tới nhiều xung đột hơn. Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò địa chấn của họ trong vài tháng trở lại đây.
CNOOC vừa nhận giàn khoan dầu trị giá gần 1 tỷ USD, có thể hoạt động ở vùng nước sâu 3.000 m. Họ có kế hoạch triển khai nhanh chóng giàn khoan này tới Biển Đông. Phần lớn hoạt động khai thác dầu của Trung Quốc hiện này chỉ tiến hành ở độ sâu từ 10 tới 300 m.
Giám đốc CNOOC Yang Hua hồi tháng 5 cho biết CNOOC dự tính sẽ khoan 4-6 giếng dầu ở Biển Đông trong năm nay và sẽ tăng tốc trong vòng bốn năm tới. Ngoài giàn khoan dầu khổng lồ nói trên, các công ty năng lượng khác của Trung Quốc cũng mới nhận thêm tàu thăm dò địa chấn và tàu đặt ống ở vùng nước sâu.
"Một khi Trung Quốc nắm được công nghệ, họ sẽ quyết liệt hơn trong khu vực này", Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng thuộc đại học Hạ Môn ở Trung Quốc, nhận định. "Đây là một cuộc đua. Vùng biển này có tranh chấp, nó có tài nguyên", ông này nói và thêm rằng nếu các nước khác đang thăm dò thì Trung Quốc cũng sẽ làm thế.
Một phát ngôn viên của CNOOC thì cho rằng mục đích của chính phủ Trung Quốc là tránh xung đột ở Biển Đông. CNOOC sẽ phản ứng với các xung đột về khai thác về dầu mỏ theo lập trường của chính phủ Trung Quốc.
Một vấn đề hiện tại là vẫn chưa rõ lượng dầu mỏ có thể tìm thấy hoặc có thể khai thác với mức chi phí vừa phải là bao nhiêu. Bộ Năng lượng Mỹ có báo cáo cho rằng Biển Đông có trữ lượng từ khoảng 28 tỷ thùng dầu - gần gấp đôi trữ lượng của Trung Quốc - tới 213 tỷ thùng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nói con số 213 tỷ là không thực tế còn nhiều người khác thì cho rằng trữ lượng dầu ở Biển Đông có khi còn ít hơn 28 tỷ thùng.
"Những đồn đoán về tiềm năng dầu mỏ chưa được khai thác ở Biển Đông càng làm tăng tầm quan trọng chiến lược của nó", Tom Greider, một nhà phân tích năng lượng thuộc công ty tư vấn HIS cho biết. Dù thế, ông cho rằng "trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, quá trình khai thác mới ở giai đoạn đầu. Tiềm năng dầu mỏ trong các khu vực này vẫn còn đang được xác định".
Mai Trang (theo Wall Street Journal)
Theo dòng sự kiện:
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông (20/07)
Philippines muốn LHQ phân xử tranh chấp ở Biển Đông (20/07)
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông (19/07)
Tranh chấp Biển Đông lên bàn hội nghị Bộ trưởng ASEAN (19/07)
Chủ đề biển Đông sẽ được đưa ra tại Hội nghị tư lệnh hải quân (19/07)
ARF kêu gọi ngoại giao phòng ngừa cho tranh chấp Biển Đông (17/07)

06/08 Vinashin đặt ky đóng mới cùng lúc 3 chiếc tàu lớn


Thứ Bảy, 06/08/2011, 11:04 (GMT+7)
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) đóng trên địa bàn xã Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa tổ chức lễ đặt ky đóng mới cùng lúc ba chiếc tàu có trọng tải lớn.
Đóng mới tàu tải trọng lớn tại Nhà máy đóng tàu của Hyundai Vinashin - Ảnh: TTXVN
Chiếc tàu chở hàng mang ký hiệu vỏ S059, tải trọng 60.000 tấn, là đơn đặt hàng đầu tiên của Công ty Hyundai Merchant Marine Co., Ltd (Hàn Quốc). Tàu S059 có chiều dài 200m, rộng 18,3m, cao 18,6m, dự kiến sẽ hoàn thiện và hạ thủy vào đầu tháng 11 năm nay, bàn giao cho chủ tàu vào tháng 1-2012.
Chiếc tàu thứ hai có ký hiệu vỏ S046, tải trọng 56.000 tấn, dài 18,3m, cao 18,3m và tốc độ đạt tới 14,5 hải lý/giờ, cũng là tàu đầu tiên được thực hiện theo hợp đồng mà HSV đã ký với Công ty Geden Lines (Thổ Nhĩ Kỳ), cũng sẽ bàn giao vào cuối tháng 1-2012.
Chiếc còn lại có ký hiệu vỏ S067, là chiếc tàu thứ 4 trong hợp đồng với Hi Gold 22 International S.A Hi-Invest (Hàn Quốc), dài 187m, rộng 27,8m, cao 15m, dự kiến sẽ được hạ thủy vào tháng 2-2012 và bàn giao sau đó một tháng.
HVS hoàn toàn chuyển sang lĩnh vực đóng mới tàu biển từ tháng ba năm nay, sau hơn 10 năm chỉ làm dịch vụ hoán cải và sửa chữa tàu.
HVS đã và đang đầu tư thêm tổng số hơn 35 triệu USD để trang bị máy móc, thiết bị, nhà xưởng đáp ứng cho việc đóng mới tàu, đủ năng lực mỗi năm có thể đóng mới khoảng 20 chiếc tàu có tải trọng lớn. Riêng năm 2011, HVS đặt mục tiêu tiến hành cắt thép 16 tàu và bàn giao 12 tàu được đóng mới hoàn thiện cho các khách hàng, đạt tổng doanh thu 490 triệu USD, tăng 67% so với năm 2010.
TTXVN/Vietnam+

09/08 Thi “3 chung” và “1 riêng”


Thứ Ba, 09/08/2011, 04:08 (GMT+7)

Ông Lê Đức Ngọc - Ảnh tư liệu
TT - Tiếp sau quan điểm thi ĐH nhiều môn, PGS Lê Đức Ngọc - giám đốc Trung tâm Kiểm định, đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) - đề xuất một phương thức tổ chức thi rất cụ thể.
“Tôi cho rằng thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng số một ở nước ta hiện nay, vì kỳ thi này không chỉ để đánh giá trình độ học vấn tối thiểu cho người lao động cần có trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn có thể dùng để tuyển chọn đào tạo nghề sau trung học cho các bậc học: TCCN, CĐ và ĐH.
Vì hai lý do trên, kỳ thi này phải mang tính chuẩn hóa và thống nhất toàn quốc để đảm bảo có một thang đo thống nhất phản ánh chính xác, khách quan chất lượng của từng cơ sở giáo dục. Trong khi đó, việc tuyển chọn để đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nếu tỉ lệ “chọi” cao thì cần phải thi, còn ngược lại thì không cần thi.
Bối cảnh hiện nay ở nước ta so với năm 2000 - khi chúng tôi đề xuất “ba chung” (chung đợt, chung đề và chung điểm sàn tuyển sinh) - đã thay đổi căn bản. “Ba chung” như đã triển khai không còn phù hợp nữa với các lý do sau:
Một là do nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, quy mô đào tạo nghề mở rộng, chưa kể những người chưa có nghề, hằng năm có trên 1 triệu người tốt nghiệp THPT cần được đào tạo nghề từ trung cấp, CĐ đến ĐH.
Hai là cơ sở đào tạo đa dạng và phát triển về số lượng: ngoài các trường (ĐH, CĐ, TCCN...) công lập, các trường tư thục đang phát triển đến độ phải giao cho các sở giáo dục - đào tạo tham gia quản lý.
Ba là tổ chức đào tạo nhiều loại hình: chính quy, vừa làm vừa học, từ xa, bồi dưỡng... tất cả đều cần tuyển đầu vào chủ yếu từ những người tốt nghiệp THPT. Thực tế vài năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơ sở đào tạo đã không tuyển đủ chỉ tiêu được giao hằng năm, điều đó chứng tỏ không cần thiết có cuộc thi tuyển sinh cho các cơ sở này mà chỉ cần lấy kết quả đánh giá trình độ học vấn THPT để xét tuyển là đủ.
Với bối cảnh trên, chúng tôi cho rằng đã đến lúc có thể triển khai đề án “Đánh giá trình độ học vấn phổ thông để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề sau THPT” do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục - đào tạo đưa ra từ 2008. Tuy nhiên, chúng tôi muốn bổ sung, hoàn thiện đề án đó để nâng cao tính khả thi và giá trị của đề án trên quan điểm “đánh giá trình độ học vấn phổ thông để tuyển sinh đào tạo nghề sau THPT”.
Chúng ta phải thừa nhận “ba chung” vừa qua là một bước đổi mới mang lại sự ổn định tương đối trong thi tuyển sinh ở nước ta. Vì thế khi có chủ trương giao quyền tự chủ tuyển sinh hoàn toàn cho các cơ sở đào tạo, phần lớn các cơ sở này cho rằng chỉ cần cải tiến chứ đừng bỏ “ba chung”. Vì vậy chúng tôi đề xuất tiến hành “ba chung” và “một riêng” cho cuộc thi “Đánh giá trình độ học vấn THPT” để xét tốt nghiệp THPT và để làm tiêu chuẩn tối thiểu cho tuyển sinh đào tạo sau THPT. Cụ thể như sau:
1. Chung đề: vì là cuộc thi đánh giá trình độ học vấn nên phải thi nhiều môn, nhưng cần ghép lại thành năm bài thi: toán (90 phút) hệ số 2, ngữ văn (90 phút) hệ số 2, ngoại ngữ (45 phút) hệ số 1, lý - hóa - sinh (135 phút) hệ số 3, sử - địa (90 phút) hệ số 2. Định hướng năm bài thi này hoàn toàn phù hợp với xu thế giáo dục tích hợp trong giáo dục phổ thông trên thế giới: tích hợp lý - hóa - sinh thành môn khoa học và sử - địa thành môn xã hội.
2. Chung đợt: mỗi đợt ba ngày thi gồm sáu buổi (một buổi thủ tục, năm buổi làm năm  bài thi). Mỗi thí sinh có một đề thi trắc nghiệm riêng. Chấm bằng máy. Công bố điểm đến từng thí sinh và công bố chung trên mạng (xem chi tiết bảng 1).
3. Chung điểm sàn tốt nghiệp THPT: từ 250 điểm trở lên là tốt nghiệp (ngoài ra cần có chính sách cộng điểm theo vùng miền và diện chính sách).
4. Và “một riêng” cho tuyển sinh đào tạo nghề sau THPT: Căn cứ vào ba tiêu chí: chỉ tiêu được giao, kết quả của các bài thi chung, chính sách chung về cộng điểm theo vùng miền và điểm thi tuyển năng khiếu tùy theo ngành nghề khi cần thiết, cơ sở đào tạo sẽ tự xây dựng điểm chuẩn (xem bảng 2) để tuyển sinh chung hay cho từng ngành của cơ sở đào tạo.
Trừ toán và ngữ văn điểm tối đa là 100, mỗi môn lý, hóa, sinh, sử và địa tuy thi chung bài nhưng mỗi môn đều có điểm tối đa là 50, kể cả ngoại ngữ. Từ đó có thể tổ hợp thành các điểm xét tuyển khác nhau có điểm tối đa là 250, phù hợp với yêu cầu tuyển sinh cho các ngành nghề khác nhau. Trong trường hợp này, những thí sinh muốn thi tuyển lại chỉ cần tham gia thi các môn theo phương án xây dựng điểm chuẩn đã công bố của cơ sở đào tạo mà thí sinh dự tính xin xét tuyển.
Phương án cải tiến “ba chung” như trên sẽ đạt được các mục tiêu sau đây:
Một là đảm bảo một thang đo trình độ học vấn THPT quốc gia tối thiểu có tính đến các yếu tố vùng miền. Góp phần đảm bảo không có xáo trộn về phân ban và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
Hai là đảm bảo công bằng về cơ hội, khách quan về đánh giá trình độ học vấn trong tuyển chọn cho giáo dục - đào tạo sau trung học.
Ba là đảm bảo phù hợp với bối cảnh hiện nay: giảm thiểu tiêu cực, phù hợp với điều kiện hiện hành, từng bước hoàn thiện phương án, không tạo nên xáo trộn sau mỗi giai đoạn phát triển... Cuối cùng là đảm bảo sự đồng thuận của các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến đào tạo sau trung học, từ người học đến dư luận xã hội...”.
THANH HÀ ghi
email
email
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
top
(10)
Tôi đồng ý với ý kiến PGS Lê Đức Ngọc
09/08/2011 8:43:53 CH
Ý kiến của PGS rất hay, tôi đồng ý với phương án đó. Nhưng theo tôi thì nên cho thí sinh thích môn nào thì thi môn đó thì hay hơn, tất nhiên là những môn thích đó đều nằm trong những môn mà bộ giáo dục quy định. Còn về việc thi đại học thì theo tôi nên để các trường đại học tự tổ chức kì thi của chính mình với điều kiện toàn bộ đề thi phải được bộ giáo dục kiểm tra về chất lượng và phù hợp với ngành nghề mà trường đó đào tạo.
Bởi vì, nếu để các trường tự tổ chức thì họ sẽ chính là người kiểm tra chất lượng đầu vào của chính mình. Ngoài ra, làm được như vậy vừa khỏe cho nhà nước, vừa khỏe cho các trường và cũng khỏe cho học sinh nữa.

LƯU QUỐC TRÍ
Cần phải xem lại
09/08/2011 8:31:05 CH
Nếu làm như PGS thì học sinh vẫn có thể học lệch bởi vì đối với các môn dùng để xét tuyển ĐH, CĐ thì học sinh sẽ đầu tư nhiều, còn các môn còn lại thì học đủ điểm không bị liệt. Thế là vẫn đủ đậu tốt nghiệp và cũng đủ điểm để vào ĐH.
Còn một điều mình không hiểu tại sao lý-hóa-sinh lại nhân hệ số 3 còn ngoại ngữ chỉ hệ số 1 trong khi môn nào cần cho tương lai thì chắc hẳn ai cũng biết.
Theo mình thì vẫn thi 2 kì thi như hiện nay nhưng cần thay đổi. Kì thi Tốt nghiệp thì yêu cầu mỗi môn đều phải không dưới 5 mới đậu có như vậy học sinh mới có đủ kiến thức cơ bản nhất của mỗi bộ môn. Còn kì thi đại học thì ngoại trừ các trường có yêu cầu đặc biệt về 1 môn nào đó (ví dụ y dược cần môn Sinh), các trường còn lại nên tuyển khối D vì khối này có thể nói là toàn diện nhất.

ĐĂNG
Một kỳ thi, học đều các môn.
09/08/2011 8:12:08 CH
Tôi thấy ý của PGS Lê Đức Ngọc rất hay. Nhưng nên không chế điểm liệt, 100 điểm là tối đa thì khi dưới 50 xem như liệt.Nhưng ở đây có yếu tố vùng miền, vùng sâu khu vực 1 chẳng hạn, điểm liệt là 40, khu vực 2 là 45... vậy thì ta đâu ngại không công bằng. Nhưng nên tạo điều kiện để học sinh có thể không bỏ mất 1 năm trong trường hợp không qua được kỳ thi tốt nghiệp. Ví dụ, đầu tháng 6 thi tốt nghiệp THPT toàn quôc, đầu tháng 7 có một ngày thi lại thống nhất cho những ai không đủ điểm 1 hoặc 2 bài thi tìm cơ hội. Ai có 3 bài dưới điểm liệt bắt buộc năm sau phải thi lại toàn bộ.Giữa tháng 7 là các trường đại học đã có thể tuyển sinh được rồi. Như vậy cả nước không phải bị xáo trộn bởi 1 cuộc chuyển cư khổng lồ của đoàn sĩ tử và phụ huynh gần 2 triệu người trong vòng nửa tháng.
HỌ VÀ TÊN
Ủng hộ phương án này
09/08/2011 7:48:12 CH
Phương án của PGS Lê Đức Ngọc rất hay, và nó cũng trùng với dự kiến của tôi. Phương án này loại bỏ tệ học tủ, học lệch, loại bỏ những bất cập trong việc phải thi những môn chẳng dính dáng gì đến chuyên môn và quan trọng nhất là tạo được mặt bằng kiến thức khá hoàn chỉnh. Cách chấm điểm theo thang 100 cũng rất tốt. CHDC Đức trước đây và nước Đức ngày nay đã áp dụng thang điểm này. Nó cho phép đánh giá thí sinh chi tiết hơn. Đây là phương án khả thi vì nó không quá tốn kém và không gây xáo trộn lớn so với mô hình đang áp dụng hiện nay. Với phương án này, có thể căn cứ kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học, cao đẳng mà không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi tuyển đầu vào cho đại học, cao đẳng như hiện nay.
TÂM N.M.
Đồng ý với bạn Oanh
09/08/2011 7:23:23 CH
Theo tôi, điểm thi tốt nghiệp môn nào dưới 5 hoặc dưới 4 xem như điểm liệt, vì hiện nay năm nào thi tốt nghiệp có môn Lịch sử thì học sinh cho rằng chỉ cần 1.0 điểm môn này là đủ (vì không bị liệt), còn để thời gian học các môn khác và tập trung vào các môn thi đại học.
VIỆT SỬ
Bạn Việt và Oanh ko đúng rồi
09/08/2011 6:50:06 CH
Nếu đặt khống chế dưới 5 điểm thì năm sau phải thi lại thì theo mình, chắc chắn 1 lượng lớn sinh viên mà đáng lẽ sẽ đậu đại học, cao đẳng sẽ không được thi đại học, như thế thì các trường sẽ không đủ chỉ tiêu, xã hội sẽ không đủ nhân lực. Thiệt hại sẽ rất lớn. Nếu chỉ vì chú trọng vào các môn xã hội mà gây ra thiệt hại như thế thì không đáng.
PROSPERLONG
Đồng ý với phương án của PGS Lê Đức Ngọc
09/08/2011 5:48:33 CH
Tôi tán thành đề án trên. Tuy nhiên, nếu theo ý kiến của anh Việt thì không được. Bởi lẽ, so mặt bằng chung cả nước, nếu ở các tỉnh, thành phố lớn thì không nói gì, còn ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi thì như thế không khả thi. Bổi lẽ, muốn không có môn nào dưới 5 thì không phải ai cũng làm được. Có lẽ, chỉ khoảng bằng hoặc dưới 50% học sinh đậu tốt nghiệp thôi. Là một người học sinh dưới vùng quê nghèo nên tôi hiểu điều đó. Đặc biệt là ngoại ngữ, có lẽ cả đời 1 học sinh quá yếu kém cũng không bao giờ đậu tốt nghiệp.
HUỲNH NHÂN
Tán thành với đề án
09/08/2011 9:37:13 SA
Từng trải qua thời kì THPT, tôi tán thành đề án trên, bởi lẽ:
1. Đảm bảo được vốn kiến thức tối thiểu mà học sinh phải đạt được, tránh tình trạng học sinh có sự phân hóa kiến thức quá cao giữa các môn.
2. Tiết kiệm được tiền, thời gian
3. Tích hợp được những yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh hiện nay
4. Hài hòa giữa ý kiến thi đại học nhiều môn và kỳ thi tuyển sinh hiện nay Đây là một đề án khả thi, tôi mong các cấp tiếp thu và sớm thực hiện. Cải cách giáo dục nếu sai một ly thì đi một dặm, bởi lẽ có hàng triệu người là nạn nhân.
Vả lại, tôi thấy hụt hẫng vì đa số giáo viên không hấp dẫn được học sinh trong lúc giảng bài. Tôi kiến nghị các trường sư phạm phải đề cao tiêu chí này để xét tốt nghiệp cho các nhà giáo tương lai. Thực tế tôi chỉ thấy những thầy có tuổi và một ít thầy giáo trẻ có nỗi niềm ưu tư với Tổ quốc, với dân tộc mới có sức hấp dẫn học sinh.

TRẦN TRỌNG KHẢI
Thi TN THPT: nếu môn nào dưới 5 điểm thì rớt
09/08/2011 9:22:04 SA
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Việt, nhưng nên thi 6 môn giống như bây giờ, mà điểm liệt thì không như lúc trước, mà có môn nào dưới 5 điểm xem như rớt TN, để tránh trường hợp các em xem nhẹ môn này đầu tư học môn khác, nhất là các em rất xem nhẹ các môn xã hội.
OANH

09/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 3 : Trần Đình Trường - người có tài sản nhìn thấy 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ


Chuyện ông Trần Đình Trường làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ, là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều thời đó.
Khách sạn Carter ở trung tâm thành phố New York
Đầu những năm 90, tôi có một số chuyến công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi Mỹ với hoa hậu Thu Thủy do một hãng nước ngọt nổi tiếng, nhiều năm tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Việt Nam mời và đài thọ chi phí.
Hôm đến New York, người ta bố trí một máy bay lên thẳng chở chúng tôi đi thăm thành phố được coi là phồn thịnh bậc nhất thế giới này. Người phi công trẻ khi biết mình đang chở Hoa hậu Việt Nam đã nổi hứng lượn vòng vèo sát nóc những tòa nhà chọc trời , bay qua bay lại mấy lần trên tượng Nữ thần Tự do, Quảng trường Thời đại. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy một khách sạn mà sau đó chúng tôi đã đến ăn cơm trưa.
Đó chính là khách sạn Carter ở ngay trung tâm thành phố New York.
Nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là người Việt. Họ hỏi chúng tôi có phải là người Nhật không? (Tất nhiên là hỏi bằng tiếng Anh).
Khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt và đến từ Việt Nam, họ trố mắt ngạc nhiên. Họ lấy thêm thức ăn cho chúng tôi và mời “ Ăn thật nhiều vào …chứ về Việt Nam làm gì có mà ăn!”. Tôi suýt bật cười. Họ hoàn toàn không biết rằng lúc đó Việt Nam đã trải qua mấy năm đổi mới, kinh tế phát triển, đã bắt đầu có gạo xuất khẩu ra thế giới .
Tôi biết đó là khách sạn của ông Trần Đình Trường.
Một khách sạn bề thế, ở ngay trung tâm thành phố bậc nhất thế giới, ở ngay trung tâm thường mại thế giới… là của một người Việt Nam. Ra khỏi khách sạn, tôi còn ngoái lại nhìn. Một sự thật khó tin.
Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều và cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.
Có một dạo, ở quê tôi, người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh (nơi ông đã sinh ra và lớn lên).
Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý. Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi, chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
Ông Trần Đình Trường cùng quê với tôi . Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông (học cấp 3 thời đó) . Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi, Tiến sĩ nhà thơ Lê Quốc Hán và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia đình Triêm ở đàm đạo văn chương.
Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm đã bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.
Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được. Nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông minh cho đến bây giờ còn in đậm trong tôi.
Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 do báo Tiền Phong tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.
Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường. Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác.
Sau đó, có một người bà con của ông Trường (nghe nói là em trai thì phải) có đến tìm tôi ở tòa soạn. Người bà con của ông Trường đó nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản là cuốn Xuyên Cẩm (Không biết có đến tay ông không?)
Khi bài báo “Ai là người giàu nhất Việt Nam” được xuất bản, trong đó tôi có nhắc đến ông Trần đình Trường với chi tiết khách sạn Carter 900 triệu đô la và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.
Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề - trong đó có thư của ông Trần Đình Trường.
Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài báo. Ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết rằng ông không có ý định bán khách sạn Carter vì khách san đó là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ông Trường viết “…Vì thế tôi nhấn mạnh rằng khách sạn Carter không phải để bán. Khách sạn Carter sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.
Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam cùng vợ là Chu Thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần đình Trường và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, nhưng ông không bán.
Như vậy, có thể nói ông Trần Đình Trường là người Việt Nam có tài sản nhìn thấy là 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ.
Qua câu chuyện vui đầu xuân, tôi hỏi Trần Đình Nam về cuộc sống gia đình, về một người giàu có như ông Trường tiêu pha, làm việc ra sao?
Trần Đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào… Tôi bảo : “Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ”.
Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa” !
Theo Dương Kỳ Anh
Tầm nhìn

09/08 Học giả Trung Quốc bàn về hướng giải quyết cho vấn đề Biển Đông



EmailInPDF.
 Trên mạng Bình luận Trung Quốc, một số học giả đánh giá tình hình Biển Đông và hướng giải quyết, trong đó coi trọng việc dùng sức mạnh tổng hợp nhằm khẳng định chủ quyền: ngoại giao, pháp lý, quân sự, tăng cường chấp pháp, khai thác, tuyên truyền quốc tế,  đồng thời coi chống cướp biển là bước đột phá nhằm giành quyền lãnh đạo tại Biển Đông.
(1) Hoạt động khẳng định chủ quyền trên biển cần tiếp tục kiên trì (Lý Kim Minh - Giáo sư Viện nghiên cứu Nam Dương, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Hạ Môn): Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền (cả bằng tiếng Anh), tổ chức hội thảo quốc tế, ngăn chặn sự can thiệp các công ty nước ngoài trong thăm dò và khai thác dầu khí, Trung Quốc cần tiếp tục kiên trì khẳng định chủ quyền trên biển một cách liên tục và lâu dài, có tổ chức và cơ chế rõ ràng với việc sử dụng lực lượng Hải Giám và Ngư Chính, như vậy mới đảm bảo hiệu lực pháp lý thực tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc cố gắng phân hóa ASEAN để ngăn chặn sự liên kết của ASEAN chống Trung Quốc.
(2) Chuẩn bị lực lượng quân sự cần thiết (Lý Quốc Cường, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu sử địa biên cương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc): Giải quyết vấn đề Biển Đông chỉ có 3 cách là Ngoại giao, Quân sự và Pháp lý, trong đó Ngoại giao là tất yếu và cần thiết, hạn chế tối đa việc sử dụng đến quân sự và pháp lý vì đều dẫn tới quốc tế hóa và phức tạp hóa. Tuy nhiên, chỉ dựa vào mình ngoại giao thì không đủ, trước mắt, ít có khả năng tranh chấp Biển Đông dẫn tới xung đột quân sự nghiêm trọng nhưng không loại trừ khả năng xung đột cục bộ nên cần có sự chuẩn bị quân sự cần thiết. Tranh chấp Biển Đông trở thành tiêu điểm mới trong cuộc đấu trí Trung - Mỹ, Mỹ đã chuyển từ ẩn mình sang công khai can dự vào Biển Đông, tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn, Mỹ vẫn chưa thể có động thái gì lớn vì không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ, Trung Quốc cần sử dụng nhiều kênh khác nhau để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ (ví dụ có thể tạo những tổn thất to lớn của Mỹ tại Trung Quốc nếu các công ty Mỹ hợp tác với các nước khác thăm dò khai thác dầu khí Biển Đông).
(3) Lấy chống cướp biển làm điểm đột phá mới (Khởi Khả, Viện nghiên cứu Nam Dương, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Hạ Môn): Hiện Trung Quốc vẫn còn bị động trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc cần tìm ra những điểm đột phá mới, phá thế bị động do VN, Philippines và Mỹ bày ra, đó chính là việc Trung Quốc có thể lấy việc chống cướp biển làm đột phá khẩu, lãnh đạo khu vực CÁ - TBD trong hoạt động chống cướp biển (năm 2010, các vụ cướp biển tại khu vực Biển Đông tăng nhanh đến hơn 30 vụ), Trung Quốc có thể lợi dụng vấn đề này làm điểm đột phá mới, từ đó lãnh đạo hợp tác an ninh biển đối với cả khu vực CÁ - TBD thậm chí rộng hơn, đồng thời cũng là tăng cường sự có mặt của Trung Quốc tại Biển Đông, phù hợp với sách lược trước mắt và lâu dài của Trung Quốc, cũng là tăng cường sự chấp pháp và khống chế của Trung Quốc đối với Biển Đông./.
Thanh Nga (gt)

09/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 3 : Trần Đình Trường - người có tài sản nhìn thấy 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ

Thứ 3, 09/08/2011, 23:53
Chuyện ông Trần Đình Trường làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ, là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều thời đó.
Đầu những năm 90, tôi có một số chuyến công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi Mỹ với hoa hậu Thu Thủy do một hãng nước ngọt nổi tiếng, nhiều năm tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Việt Nam mời và đài thọ chi phí.
Hôm đến New York, người ta bố trí một máy bay lên thẳng chở chúng tôi đi thăm thành phố được coi là phồn thịnh bậc nhất thế giới này. Người phi công trẻ khi biết mình đang chở Hoa hậu Việt Nam đã nổi hứng lượn vòng vèo sát nóc những tòa nhà chọc trời , bay qua bay lại mấy lần trên tượng Nữ thần Tự do, Quảng trường Thời đại. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy một khách sạn mà sau đó chúng tôi đã đến ăn cơm trưa.
Đó chính là khách sạn Carter ở ngay trung tâm thành phố New York.
Nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là người Việt. Họ hỏi chúng tôi có phải là người Nhật không? (Tất nhiên là hỏi bằng tiếng Anh).
Khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt và đến từ Việt Nam, họ trố mắt ngạc nhiên. Họ lấy thêm thức ăn cho chúng tôi và mời “ Ăn thật nhiều vào …chứ về Việt Nam làm gì có mà ăn!”. Tôi suýt bật cười. Họ hoàn toàn không biết rằng lúc đó Việt Nam đã trải qua mấy năm đổi mới, kinh tế phát triển, đã bắt đầu có gạo xuất khẩu ra thế giới .
Tôi biết đó là khách sạn của ông Trần Đình Trường.
Một khách sạn bề thế, ở ngay trung tâm thành phố bậc nhất thế giới, ở ngay trung tâm thường mại thế giới… là của một người Việt Nam. Ra khỏi khách sạn, tôi còn ngoái lại nhìn. Một sự thật khó tin.
Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều và cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.
Có một dạo, ở quê tôi, người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh (nơi ông đã sinh ra và lớn lên).
Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý. Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi, chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
Ông Trần Đình Trường cùng quê với tôi . Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông (học cấp 3 thời đó) . Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi, Tiến sĩ nhà thơ Lê Quốc Hán và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia đình Triêm ở đàm đạo văn chương.
Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm đã bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.
Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được. Nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông minh cho đến bây giờ còn in đậm trong tôi.
Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 do báo Tiền Phong tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.
Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường. Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác.
Sau đó, có một người bà con của ông Trường (nghe nói là em trai thì phải) có đến tìm tôi ở tòa soạn. Người bà con của ông Trường đó nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản là cuốn Xuyên Cẩm (Không biết có đến tay ông không?)
Khi bài báo “Ai là người giàu nhất Việt Nam” được xuất bản, trong đó tôi có nhắc đến ông Trần đình Trường với chi tiết khách sạn Carter 900 triệu đô la và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.
Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề - trong đó có thư của ông Trần Đình Trường.
Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài báo. Ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết rằng ông không có ý định bán khách sạn Carter vì khách san đó là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ông Trường viết “…Vì thế tôi nhấn mạnh rằng khách sạn Carter không phải để bán. Khách sạn Carter sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.
Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam cùng vợ là Chu Thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần đình Trường và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, nhưng ông không bán.
Như vậy, có thể nói ông Trần Đình Trường là người Việt Nam có tài sản nhìn thấy là 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ.
Qua câu chuyện vui đầu xuân, tôi hỏi Trần Đình Nam về cuộc sống gia đình, về một người giàu có như ông Trường tiêu pha, làm việc ra sao?
Trần Đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào… Tôi bảo : “Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ”.
Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa” !
Theo Dương Kỳ Anh
Tầm nhìn