Trên mạng Bình luận Trung Quốc, một số học giả đánh giá tình hình Biển Đông và hướng giải quyết, trong đó coi trọng việc dùng sức mạnh tổng hợp nhằm khẳng định chủ quyền: ngoại giao, pháp lý, quân sự, tăng cường chấp pháp, khai thác, tuyên truyền quốc tế, đồng thời coi chống cướp biển là bước đột phá nhằm giành quyền lãnh đạo tại Biển Đông.
(1) Hoạt động khẳng định chủ quyền trên biển cần tiếp tục kiên trì (Lý Kim Minh - Giáo sư Viện nghiên cứu Nam Dương, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Hạ Môn): Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền (cả bằng tiếng Anh), tổ chức hội thảo quốc tế, ngăn chặn sự can thiệp các công ty nước ngoài trong thăm dò và khai thác dầu khí, Trung Quốc cần tiếp tục kiên trì khẳng định chủ quyền trên biển một cách liên tục và lâu dài, có tổ chức và cơ chế rõ ràng với việc sử dụng lực lượng Hải Giám và Ngư Chính, như vậy mới đảm bảo hiệu lực pháp lý thực tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc cố gắng phân hóa ASEAN để ngăn chặn sự liên kết của ASEAN chống Trung Quốc.
(2) Chuẩn bị lực lượng quân sự cần thiết (Lý Quốc Cường, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu sử địa biên cương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc): Giải quyết vấn đề Biển Đông chỉ có 3 cách là Ngoại giao, Quân sự và Pháp lý, trong đó Ngoại giao là tất yếu và cần thiết, hạn chế tối đa việc sử dụng đến quân sự và pháp lý vì đều dẫn tới quốc tế hóa và phức tạp hóa. Tuy nhiên, chỉ dựa vào mình ngoại giao thì không đủ, trước mắt, ít có khả năng tranh chấp Biển Đông dẫn tới xung đột quân sự nghiêm trọng nhưng không loại trừ khả năng xung đột cục bộ nên cần có sự chuẩn bị quân sự cần thiết. Tranh chấp Biển Đông trở thành tiêu điểm mới trong cuộc đấu trí Trung - Mỹ, Mỹ đã chuyển từ ẩn mình sang công khai can dự vào Biển Đông, tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn, Mỹ vẫn chưa thể có động thái gì lớn vì không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ, Trung Quốc cần sử dụng nhiều kênh khác nhau để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ (ví dụ có thể tạo những tổn thất to lớn của Mỹ tại Trung Quốc nếu các công ty Mỹ hợp tác với các nước khác thăm dò khai thác dầu khí Biển Đông).
(3) Lấy chống cướp biển làm điểm đột phá mới (Khởi Khả, Viện nghiên cứu Nam Dương, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Hạ Môn): Hiện Trung Quốc vẫn còn bị động trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc cần tìm ra những điểm đột phá mới, phá thế bị động do VN, Philippines và Mỹ bày ra, đó chính là việc Trung Quốc có thể lấy việc chống cướp biển làm đột phá khẩu, lãnh đạo khu vực CÁ - TBD trong hoạt động chống cướp biển (năm 2010, các vụ cướp biển tại khu vực Biển Đông tăng nhanh đến hơn 30 vụ), Trung Quốc có thể lợi dụng vấn đề này làm điểm đột phá mới, từ đó lãnh đạo hợp tác an ninh biển đối với cả khu vực CÁ - TBD thậm chí rộng hơn, đồng thời cũng là tăng cường sự có mặt của Trung Quốc tại Biển Đông, phù hợp với sách lược trước mắt và lâu dài của Trung Quốc, cũng là tăng cường sự chấp pháp và khống chế của Trung Quốc đối với Biển Đông./.
Thanh Nga (gt)
No comments:
Post a Comment