Thursday, June 9, 2011

09/06 TT Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam đủ sức mạnh bảo vệ hải đảo

Cập nhật lúc :2:39 PM, 09/06/2011
"Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Tối 8/6, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ mít tinh quốc gia nhân Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011.


Năm nay, với chủ đề “Trí tuệ Việt Nam, Tuổi trẻ Việt Nam cho sự phát triển bền vững biển, đảo Tổ quốc”, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Theo Thủ tướng, đây chính là dịp để một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hưởng ứng các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường biển vì sự phát triển bền vững của hành tinh.
Theo đó, nhân sự kiện trọng đại này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, chúng ta cần tiếp tục khẳng định và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng. 
Trước tiên, chúng ta cần tiếp tục khẳng định và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
“Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đề xuất, trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
“Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở Biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước có liên quan”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Thủ tướng, cùng với việc khẳng định và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.
Ngoài ra, sẽ kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển các vùng biển, ven biển và hải đảo với phát triển các vùng đồng bằng và đô thị theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảo vệ ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc” Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng, thời gian tới, sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.  Tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về biển đảo của Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể, thiết thực.


“Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy tinh thần thi đua yêu nước, yêu biển đảo, chúng ta tin tưởng rằng các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên sẽ được thực hiện tốt và có hiệu quả cao, đóng góp thiết thực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Khánh Tường

09/06 Một trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam bị tin tặc tấn công



Thứ năm, 09 Tháng 6 2011 16:39

(GDVN) - Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc: Báo giới Trung Quốc hôm 8/6 có đưa tin vào khoảng 12 giờ trưa cùng ngày website của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bị hacker tấn công có đúng hay không? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
Website điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Website điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam (ảnh minh hoạ)
 
"Theo thông tin  tôi có được thì trong vài ngày gần đây có một số trang mạng của Việt Nam đã bị hacker tấn công.

Có một trang web của một đơn vị của Bộ Ngoại giao Việt Nam là Trung tâm phiên dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bị hacker tấn công và để lại một số thông tin trên trang mạng đó bằng tiếng Trung và có hình ảnh cờ của Trung Quốc.

Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao trong chiều hôm qua (8/6) cũng đã bị một số hacker tấn công theo dạng từ chối dịch vụ, làm cho việc truy cập vào trang mạng này gặp khó khăn.

Các cơ quan an ninh mạng của Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan an ninh mạng của Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm an ninh, an toàn cho các trang mạng của Việt Nam. Hiện nay trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoạt động lại bình thường".


Nguyễn Hường (Ghi)

09/06 'Dự trữ vàng tương đương một nửa GDP'


Thứ năm, 9/6/2011, 19:09 GMT+7
Lượng vàng trong hệ thống ngân hàng và dân chúng có thể tương đương 20-45% GDP năm 2010 của cả nước, đòi hỏi biện pháp quản lý hữu hiệu để tận dụng nguồn tài chính khổng lồ này, theo đề xuất của các chuyên gia.


Câu chuyện quản lý và tổ chức thị trường vàng lại được làm nóng lên bằng một hội thảo do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, giữa lúc Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất công đoạn cuối cùng trước khi đem dự thảo nghị định quản lý thị trường vàng đi lấy ý kiến các bộ ngành, doanh nghiệp.

Hội thảo mang tên Tác động của thị trường vàng tới thị trường tài chính Việt Nam, nhưng nội dung được bàn nhiều hơn cả là gợi ý chính sách quản lý thị trường vàng thời gian tới sao cho huy động được nguồn vốn có ích cho phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho kênh đầu tư, tích trữ tài sản được dân chúng ưa chuộng nhất hiện nay. Tham gia hội thảo này, ngoài các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước, còn có đại diện Hội đồng Vàng Thế giới, và một số doanh nghiệp nước ngoài. Tất cả đều ủng hộ quan điểm nên tổ chức quy củ và cởi mở với thị trường vàng, hơn là ngăn cấm.

Nhiều khả năng người dân vẫn có quyền mua vàng, nhưng với một số điều kiện nhất định. ảnh: Hoàng Hà
Nhiều khả năng người dân vẫn có quyền mua vàng, nhưng với một số điều kiện nhất định. Ảnh: Hoàng Hà
Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Lê Xuân Nghĩa dẫn ra hai số liệu về dự trữ vàng hiện nay ở Việt Nam, khoảng 1.000 tấn theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới và ít nhất là 460 tấn theo tính toán của của hãng nghiên cứu và tư vấn về vàng Anh GFMS. Tương ứng với hai số liệu này, lượng vàng dự trữ ở Việt Nam có giá trị dao động từ 21 đến 45 tỷ USD, tương đương 20-45% GDP Việt Nam năm ngoái. Ông Nghĩa cho rằng tỷ lệ này quá lớn khi mà hầu hết các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3% GDP. Ngay cả thị trường lương thực và dịch vụ ăn uống, nơi cung cấp cái ăn cho cả người dân Việt Nam cũng chỉ chiếm chưa đầy 40% GDP.

"Lượng dự trữ vàng chủ yếu nằm trong dân, dự trữ chính thức của Nhà nước không đáng kể. Điều này tác động rất lớn tới các chỉ số kinh tế vĩ mô như tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế", ông Nghĩa nhận định.

Con số dự trữ vàng nói trên từng được một số chuyên gia khác trích dẫn mà chưa có cơ quan chức năng nào trong nước xác nhận. Ngân hàng Nhà nước gần đây thậm chí cho rằng không thể biết chính xác trong dân có bao nhiêu vì vàng tồn tại từ xa xưa, không ai có thể thống kê hết. Cơ quan này cũng cho rằng phần đông dân cư không có nhu cầu về vàng, ngoại trừ các thành phố lớn.

Tuy nhiên, vị Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính vẫn trích dẫn lại trong hội thảo quốc tế hôm nay để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của khối tài sản khổng lồ này. Ông cũng khẳng định, nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng của người dân là có thật và rất lớn.
Kết quả cuộc điều tra thử nghiệm quy mô nhỏ do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thực hiện trên địa bàn Hà Nội cho thấy gần một phần ba số hộ gia đình tham gia khảo sát có đầu tư và tích lũy bằng vàng, trong đó 92% giải thích tích trữ vàng do thói quen và tâm lý phòng chống lạm phát. Cũng theo kết quả điều tra này, vàng và ngoại tệ chiếm tới 17% trong cơ cấu đầu tư.

"Những con số trên cho thấy một nguồn lực tài chính lớn không đến được nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tăng năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia, mà chạy quanh giữa những kênh đầu tư tài chính, trong đó có vàng - đôla. Nguồn vốn hoạt động không chính thức này gây sức ép không nhỏ tới thị trường ngoại hối, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế nói chung", ông Nghĩa cảnh báo.

Tại Nghị quyết số 11 ban hành cuối tháng hai, Chính phủ đề ra chủ trương quản lý thị trường vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Trong quá trình Ngân hàng Nhà nước dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo chỉ đạo của Chính phủ, đã có lúc ban soạn thảo cân nhắc tới ý tưởng giao dịch một chiều, chỉ cho phép người dân bán vàng cho Nhà nước mà không được mua lại đồng thời xóa sổ các thương hiệu vàng miếng hiện nay.

Các diễn giả tham gia hội thảo hôm nay đều không đồng tình với ý tưởng này. Ông Lê Đức Thúy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng không thể phủ nhận nhu cầu đầu tư tích trữ tài sản bằng vàng của người dân, đây là tập quán hình thành bởi quá khứ chiến tranh liên miên, lạm phát cao và kéo dài.

"Nhu cầu này vẫn còn khi kinh tế chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao. Một khi đã có nhu cầu, cần tổ chức để người mua có chỗ mà mua, người cần bán có chỗ mà bán. Nên quản lý nó chứ không nên coi đây là hình thức vô thừa nhận. Cần có khuôn khổ pháp lý để huy động nguồn tài sản tích lũy của dân phục vụ cho phát triển kinh tế", ông Thúy đề nghị. Ông Thúy từng là thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi về Ủy ban Giám sát Tài chính và nghỉ hưu từ tháng 5 năm nay.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng nhu cầu đầu tư của dân là có thật, nên không thể xóa bỏ kinh doanh vàng miếng.
"Một khi có nhu cầu thì người ta sẽ tìm ra phương thức để thỏa mãn. Đó là quy luật. Nếu không có phương tiện tốt, ắt sẽ nảy sinh phương tiện xấu", ông Tuyển cảnh báo. Theo ông khi chưa nghiên cứu ký cơ chế quản lý thị trường mà đã đề ra mục tiêu xóa kinh doanh tự do, sẽ tạo tâm lý không tốt trong dân.

Tham gia hội thảo trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á châu (ACB, từng đi đầu về nghiệp vụ kinh doanh vàng trong hệ thống ngân hàng), nguyên bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá nhắc lại kinh nghiệm quản lý vàng hàng chục năm về trước. Trước năm 1989, Việt Nam tuyệt đối cấm kinh doanh và đầu tư vàng, nhưng theo ông hồi đó người dân vẫn tìm mọi cách sở hữu, kể cả gom vàng từ cassette, tivi cũ. Đến tháng 5/1989, Nhà nước có quyết định cho phép kinh doanh, thì chỉ hai tháng sau đã có tới 400 cửa hàng được thành lập.

"Tỷ lệ dự trữ vàng so với GDP quá lớn, cho thấy không thể quản lý theo cách chúng ta đang làm. Dứt khoát phải lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, nhưng không nên quản lý theo kiểu biến lượng của cải tương đương tới 50% GDP cả nước thành thứ nằm một chỗ, không sử dụng được", ông nói và cho biết.

Theo kế hoạch, cuối tháng 6 là hạn chót Ngân hàng Nhà nước phải trình dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng lên Chính phủ. Hiện nội dung dự thảo chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng sẽ không còn ý tưởng giao dịch một chiều nữa, người dân vẫn có quyền mua bán tại những điểm được cấp phép.

Cả nước hiện có 7.000-10.000 điểm kinh doanh vàng với gần 10 thương hiệu vàng miếng đang lưu thông trên thị trường. Một số ý kiến từ Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng nên có điều kiện cấp phép kinh doanh vàng, chẳng hạn quy mô vốn tối thiểu 100 tỷ đồng, doanh thu trên 500 tỷ đồng. Các chuyên gia tính toán, nếu theo tiêu chí này, sẽ có không quá 100 đơn vị đáp ứng được.

Song Linh
Theo dòng sự kiện:
Cấm kinh doanh vàng miếng tự do (01/04)
3 khó khăn khi Nhà nước tích trữ vàng thay dân (01/04)
Xuất hàng tỷ USD trang sức sang Thụy Sĩ để nấu thành vàng (29/03)
'Đại gia' vàng miếng chuyển hướng sang nữ trang (24/03)
Chen nhau mua nhẫn vàng trơn (22/03)
Mua bán đôla thoáng hơn, vàng miếng kiên quyết siết chặt (19/03)

09/06 Japan, Vietnam cooperate in heart surgery


09/06/2011 | 10:58:51
The Cardiovascular Centre under the E Hospital of Vietnam and the Kanazawa University of Japan will boost their cooperation in training and transferring technology on heart surgery for adults.

Under a agreement signed between the two sides on June 8, the Japanese university will support the centre in training staff and provide them with advanced technology on heart operation for adults such as the coronary artery surgery without using cardiopulmonary bypass technique and the heart operation under assistance of Davinci Surgical Robot.

According to Director of the centre Le Ngoc Thanh, the demand for heart surgery is very high in Vietnam but the country has no any official establishment for professional training in cardiovascular surgery, causing a shortage of staff in the sector./.

ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY!


 

Phải nói về chuyện “chửi hay” và “hay chửi” là thuộc lãnh vực chuyên môn của các vị nữ lưu từ xưa tới nay.
Theo sách vở ngày xưa thì khi bọn Tàu tiên tổ của Mao Xếnh Xáng “mặt như Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều” , đi sứ sang nước Nam, khi qua đò, gặp cô gái chèo đò bèn buông lời chớt nhã:
“An Nam nhất thốn thổ
Tri kỷ bất nhân canh”

09/06 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Việt Nam có đủ ý chí, sức mạnh để bảo vệ biển, đảo"

SGTT.VN - "Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
"Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc".
Tối ngày 8.6, tại Lễ mít-tinh Quốc gia hưởng ứng ngày Đại dương thế giới (8.6) và tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 (từ 1 - 8.6) do bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền, ý chí quyết bảo vệ các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bằng sức mạnh của cả dân tộc và quyết tâm xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển.
"Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:“ Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học của lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nêu cao chính nghĩa lẽ phải phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Theo Thủ tướng, nhân dân Việt Nam, đất nước Việt nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta.
Thủ tướng nói: "Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm. Các bên liên quan cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN vàTrung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử... để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới".
Để triển khai hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và chiếm 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân...
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là chương trình lớn của quốc gia mang ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn nhằm khơi dậy ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Khóa 10 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
LÊ ANH

08/06 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “Sẵn sàng bảo vệ quê hương, chủ quyền biển đảo”


Ngày 08.06.2011, 19:52 (GMT+7)
SGTT.VN - "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu như vậy khi ra thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô nhân chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh ngày 7.6.
Một góc Cô Tô. Ảnh: Ciao
Nhấn mạnh người dân Cô Tô và lực lượng vũ trang ở huyện đảo thay mặt nhân dân cả nước bảo vệ vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc trên địa bàn Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biểu dương quân và dân huyện đảo Cô Tô đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường vượt khó, nhờ vậy đời sống mọi mặt của người dân trên đảo ngày càng được cải thiện, nhất là về y tế và giáo dục.
Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, Cô Tô cần chăm lo giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Chia sẻ với những khó khăn của quân và dân huyện đảo xa, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam sớm triển khai dự án nhà máy nhiệt điện trên đảo Cô Tô. Điện là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay ở đảo Cô Tô nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Huyện đảo Cô Tô gồm hơn 40 đảo lớn, nhỏ, tổng diện tích hơn 4.600ha, cách thành phố Hạ Long khoảng 150km, dân số hiện hơn 5.000 người, có vị trí chiến lược là huyện đảo tiền tiên ở vùng Đông Bắc.
Năm tháng đầu năm nay, Cô Tô đã đánh bắt được 16.000 tấn hải sản, đón trên 3.000 lượt du khách. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 830 USD.
THEO VIETNAM+

04/06 Gian hàng Mỹ ở Viet Arc lần thứ ba

SGTT.VN - Triển lãm kiến trúc Việt Nam (Viet Arc) 2011 từ 1 – 4.6.2011 có một dấu nhấn khá đặc biệt: gian hàng triển lãm của các công ty Hoa Kỳ (U.S. Pavillion). Gian hàng đó gồm 15 đơn vị và chiếm 20 gian trong triển lãm. Đặc biệt hơn nữa là gian B16b: sự tham gia của Thương vụ lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Khách đến triển lãm đang hỏi thông tin tại gian B16b của Thương vụ lãnh sự quán Hoa Kỳ. Ảnh: Phan Quang
Trong số các đơn vị Mỹ tham gia triển lãm lần này có ít nhất năm đơn vị chuyên về tư vấn quy hoạch và thiết kế. Xác nhận việc tìm kiếm thị trường về các dịch vụ này, ông Kevin D. Gordon, đại diện cho công ty TVS Design, đơn vị lần đầu tiên xuất hiện chính thức tại Việt Nam qua gian triển lãm A2b: “Chúng tôi là công ty toàn cầu, nên cần phải tìm kiếm thị trường khắp thế giới. Chúng tôi từng có mặt ở những thị trường châu Âu, Trung Quốc, Dubai, v.v. Tôi nhận thấy Việt Nam đang là một thị trường mở mà sự cạnh tranh còn rất ít khốc liệt”.
TVS Design, hãng nổi tiếng với thiết kế Tallest Tower ở Dubai, là một trong bốn đơn vị Mỹ lần đầu tiên chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam, với địa chỉ liên lạc nằm ở nước ngoài hoặc tại chính quốc. Những đơn vị còn lại đều có văn phòng tại Việt Nam.
Trước khi có sự ra mắt chính thức, TVS Design của ông Kevin đã tham gia nhiều cuộc thi, góp ý, tư vấn cho một số công ty địa phương ở những đô thị lớn.
Fentress Architects là một công ty danh tiếng của Mỹ chuyên về thiết kế sân bay, cảng hàng không và các dự án công cộng với hàng loạt công trình quy mô nổi tiếng thế giới cũng đang hướng đến thị trường xây dựng và kiến trúc Việt Nam. Dấu ấn về sự lừng danh của công ty này là giải Thomas Jefferson 2010, giải thưởng cao quý nhất về kiến trúc công cộng của viện Kiến trúc Mỹ, được trao cho KTS Curtis Fentress, chủ tịch công ty và công trình sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc.
Fentress Architects cho rằng Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh tại châu Á, để tạo ra một công trình thật sự nổi trội có thể mang tính biểu tượng lâu dài đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn về kiến trúc và văn hoá địa phương. Công ty đang tham gia vào quá trình này bằng một số dự án công cộng lớn tại khu vực TP.HCM ở giai đoạn mở đầu và đang trong khâu trình bày ý tưởng.
Chuyên về phát triển và tạo hình những thành phố mới cũng như chỉnh trang lại các khu vực trong thành phố đã và đang phát triển, công ty William Hezmalhalch Architects cũng đang nhắm đến phân khúc thị trường này ở Việt Nam.
U.S. Pavillion như một dấu hiệu cho thấy xu hướng tìm kiếm của các công ty Mỹ tại thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực thiết kế các công trình lớn, các dự án đa năng mang tầm cỡ lớn, tiếp thị dự án – một thị trường mà ông Kevin cho rằng “nhiều công ty toàn cầu của Mỹ đang nhắm đến, vì ở đây đang là một cơ hội mở”.
VietArc lần thứ ba, theo Danh bạ triển lãm kiến trúc Việt Nam, có 95 đơn vị tham gia, trong đó các công ty nước ngoài đến từ hơn 20 quốc gia, chiếm khoảng 60%.
K.T

26/05 Đầu bếp - người và nghề 16 năm học làm bếp



SGTT.VN - Bảo Tuấn, bếp phó điều hành của khách sạn Caravelle tự nhận, những bước đường của anh trong nghề bếp hệt như “một giấc mơ”: 16 năm từ phụ bếp vươn đến vị trí hiện nay. Và giấc mơ ấy không quá êm đềm, suôn sẻ. Với anh, làm bếp phải luyện cho “cái đầu tỉnh táo, cái lưỡi nhạy cảm” nếu muốn đi xa hơn.
Bếp phó Bảo Tuấn. Ảnh: Ngô Bá Nha
Nếu ngày trước, không may mắn được làm “lính” của bếp trưởng Hồ Việt Điểu, khách sạn New World Saigon, có lẽ con đường nghề nghiệp của Tuấn bây giờ đã khác. Bếp trưởng Điểu – Việt kiều Canada, khi ấy đã vặn vẹo chàng trai trẻ “muốn gì, tại sao chọn nghề bếp?” Tuấn đáp rất mộc: “Em chưa có ý niệm gì về nghề bếp trong khách sạn năm sao. Em như tờ giấy trắng, thầy vẽ gì tuỳ ý thầy”.
Ngày nào cũng đi sớm, về trễ, không nề hà chuyện làm thêm ngoài ca để quan sát cách bếp trưởng hướng dẫn, lên kế hoạch nguyên vật liệu cho tiệc buffet, món nóng, món lạnh, tráng miệng… Anh cũng không ngại đặt câu hỏi, bắt chước và sáng tạo, chế biến theo cảm nhận, cảm hứng của riêng mình. Nhờ vậy mà Tuấn tích luỹ được nhiều kiến thức về nghề bếp mà chẳng trường lớp nào dạy chi tiết như thế.
Đến khi khách sạn có bếp trưởng mới người Mỹ, Tuấn lại được dịp rèn thêm tính chịu đựng. Vì bếp trưởng này tuy giỏi nghề, nhưng rất cáu tính. Khi có điều phật ý, ông ấy có thể ném vào cấp dưới một món thực phẩm bất kỳ sẵn có trên tay. Lúc đó, một số nhân viên trong bếp nản, xin nghỉ, Tuấn vẫn tự nhủ mình phải cố gắng hơn. Anh kể: thường thì đàn anh chỉ dạy hết mình khi thấy đàn em chịu học, nhẫn nại. “Tôi phải là người cầu tiến, chăm chút từng chi tiết để từng bước hoàn thiện nghiệp vụ của mình. Và tôi cũng không quan niệm: lương trả bấy nhiêu, làm bấy nhiêu”, anh Tuấn chia sẻ.
Ức vịt ướp ngũ vị hương. Ảnh: Ngô Bá Nha
Năm 2002, Tuấn chuyển sang khách sạn Caravelle làm bếp phó khi tuổi đời còn trẻ. Thời điểm ấy, một ngày làm việc từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ tối. Tuấn thuyết phục đồng nghiệp bằng sự tận tuỵ trong công việc, vừa đảm nhiệm chuyên môn, vừa quản lý êkíp nhịp nhàng. Sở trường của Tuấn là các món Âu, có những biến tấu nhằm đem lại sự thích thú cho thực khách. Chẳng hạn cách làm xốt me, rượu đỏ và giấm tây tạo ra hương vị độc đáo. Một số món ăn chế biến từ bông thiên lý cũng khiến khách Tây phải trầm trồ. Theo Tuấn, một đầu bếp chuyên nghiệp hiện đại không chỉ hành nghề với đôi tay thuần thục, cái lưỡi nhạy mà cần có cái đầu tỉnh táo và quyết đoán.
Sau nhiều năm trong nghề, Tuấn nhận ra sự học không bao giờ có thể nói là đủ, cho dù đã 10 hay 20 năm nghề. Vì cùng một món ăn, mỗi đầu bếp lại có cách chế biến, bài trí riêng, vị khác. Bên cạnh đó, người đầu bếp cũng phải cập nhật xu hướng của ẩm thực hiện đại, học hỏi, chú trọng đến nguyên liệu và gia vị tốt cho sức khoẻ.
Dù vậy, Tuấn thố lộ, gian bếp ở nhà không đến tay anh, “vì mẹ ruột và mẹ vợ nấu ăn rất ngon; họ còn là những đầu bếp mà tôi học hỏi”.
BÀI VÀ ẢNH: NGÔ BÁ NHA
Vịt có nhiều cách chế biến, nhưng Bảo Tuấn tâm đắc và hứng thú với món ức vịt, đùi vịt đút lò cùng nấm đùi gà. Ức vịt ướp ngũ vị hương, đùi vịt được ướp với vỏ cam, lá húng tây trước khi đút lò. Sau đó vịt được xào với nấm khô của Pháp, rượu vang đỏ và một ít nước dùng vịt. Món này khá lạ miệng với những người thích ăn thịt vịt.