Wednesday, August 3, 2011

03/08 Tập đoàn tư vấn Thái Lan APM "nhắm" Việt Nam

03/08/2011 | 20:23:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
APM Group, một trong những công ty tư vấn hàng đầu tại Thái Lan về cơ cấu tổ chức và phát triển con người, đã bắt đầu nỗ lực tiếp thị ở Việt Nam từ đầu năm nay sau khi chọn Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên để tiếp cận.

Ông John DiDominic, Giám đốc phụ trách về giải pháp cho các khách hàng của Tập đoàn APM nói rằng, APM đến nay đã ký được năm hợp đồng với các công ty đa quốc gia và chi nhánh của công ty Thái Lan đặt tại Việt Nam.

Theo báo Dân tộc ở Bangkok, APM đang làm việc với một đối tác của Việt Nam có tên là Axcela.

APM sử dụng đội ngũ nhân viên Việt Nam, kiến thức về thị trường và mối quan hệ sở tại của Axcela, trong khi cung cấp kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo cho công ty Việt Nam.

APM đang chào mời bốn dịch vụ tại thị trường mới. Đó là các công cụ đánh giá, dịch vụ tư vấn về phát triển năng lực lãnh đạo, tư vấn về phát triển nhân lực và cơ cấu tổ chức, và tập huấn giám đốc điều hành.

Ngoài sự gần gũi về mặt địa lý với Thái Lan, Việt Nam được xem là có nhiều mặt tương đồng với thị trường Thái cách đây khoảng 5-10 năm, khi đất nước này trong giai đoạn phát triển với nhịp độ cao. Nhiều bài học kinh nghiệm rút ra ở Thái Lan có thể sẽ được vận dụng ở thị trường mới.

Ông DiDominic cho biết, hiện tại là thời điểm tốt để tiếp cận thị trường Việt Nam, nơi chưa có công ty tư vấn nào nắm giữ phần lớn thị phần. Với số dân nhiều hơn dân số Thái khoảng 20 triệu người, Việt Nam có tiềm năng trở thành thị trường lớn hơn Thái Lan.

Tháng trước, APM tổ chức một cuộc hội thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự tham dự của các giám đốc điều hành đến từ 30 công ty và hãng có trụ sở tại Việt Nam.

Trong số các doanh nghiệp dự cuộc hội thảo đó có AstraZeneca Vietnam, Atlas Industries (Vietnam), Capital Land (Vietnam) Holdings, FV Hospital (Far East Medical Vietnam), CP Vietnam Livestock, Lafarge Cement, Pepsi, PUMA (World Cat Vietnam), SCG Trading (Vietnam)./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)

03/08 Chính phủ mới ra mắt với 27 thành viên


  (03/08/2011)
Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội sáng nay (03/8/2011), 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều được tín nhiệm rất cao. Bộ máy Chính phủ chính thức ra mắt với 27 thành viên, bắt đầu một nhiệm kỳ điều hành mới.
Ngay sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ với 98,4% phiếu tán thành.
Thay mặt Chính phủ mới phát biểu nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời cảm ơn Quốc hội vẫn tiếp tục tin tưởng, phê chuẩn đề nghị của mình về các vị trí thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới. Thủ tướng khẳng định, các thành viên Chính phủ đều ý thức đây là vinh dự lớn đồng thời là trách nhiệm rất nặng nề được giao.
                                
Thủ tướng thay mặt Chính phủ  nguyện trung thành với tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nguyện làm việc để xứng đáng là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Chính phủ  luôn xem đây là trách nhiệm chính trị cao nhất và nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
Nhiệm vụ trong cả nhiệm kỳ tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định là tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi để điều hành, phát triển đất nước; nghiêm khắc khắc phục những hạn chế, yếu điểm để thực hiện công cuộc đổi mới, hoàn thành các kế hoạch 5 năm 2011-2015; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Về nhiệm vụ trước mắt, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, trước hết tập trung sức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, bảo đảm an ninh xã hội, chăm lo an sinh cho người nghèo, người thu nhập thấp, cải thiện đời sống người dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ đảm bảo sự an toàn, vững chắc của Nhà nước, sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, đảm bảo an ninh quốc gia, phá tan mọi âm mưu chống phá thù địch. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhấn mạnh thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của quốc gia dân tộc. Chính phủ sẽ tập trung sức xây dựng hệ thống hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước an toàn, vững mạnh, dân chủ, văn minh.
Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chủ tịch nước, đánh giá cao hoạt động của nội các khóa trước. Thủ tướng hứa đề cao trách nhiệm của mình, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ để hành động sáng tạo, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hành đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn tâm niệm có thành quả hôm nay là nhờ có dân có Đảng. Chúng tôi sẽ thường xuyên học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nguyện làm công bộc của dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, đất nước” .
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc phần phát biểu nhậm chức với lời khẳng định Chính phủ sẽ quyết tâm thực hiện những điều đã hứa trước Quốc hội hôm nay.
PV

03/08 Tương quan vũ khí tấn công Mỹ-Trung Cập nhật lúc 03/08/2011 06:15:00 AM (GMT+7) Trung Quốc hành động như thể nước này muốn Mỹ đi khỏi khu vực mà họ muốn kiểm soát, giới phân tích nhận định. >> Đọc sức mạnh quân sự Mỹ, Trung Andrew Krepinevich, Giám đốc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách - một viện nghiên cứu chính sách độc lập nói, Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ. "Dường như, điều Trung Quốc muốn là thay đổi sự cân bằng quân sự tại tây Thái Bình Dương để Mỹ không thể trợ giúp quân sự cho các đối tác an ninh lâu dài như Nhật, Hàn và Đài Loan", ông Krepinevich, người có 21 năm trong quân ngũ nhận xét. Cả hai nước trên và Đài Loan đã cung cấp cho Mỹ những căn cứ, cảng biển quan trọng tại Thái Bình Dương, để Mỹ ngăn không cho Trung Quốc gây sức ép lên 3 khu vực trên và buộc họ phải tuân thủ chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì sợ bị tấn công, Krepinevich nói. Liên Xô từng cố làm một việc tương tự như vậy ở Tây Âu. Theo Krepinevich, tình huống trên trùm lên vấn đề an ninh quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không thể phớt lờ. Vậy, làm thế nào? Một số nhà phân tích nói, quân đội Mỹ nên lo lắng về việc Trung Quốc phát triển vũ khí có thể cản đường Mỹ ở trong vùng. Đó là tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay ở biển hoặc được dùng để nhằm vào các căn cứ trên đảo giống như tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Guam. "Phương pháp chặn tiếp cận là một trong những cách buộc Mỹ phải tấn công từ một nơi xa hơn nhiều", Jan van Tol, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách, đồng thời là một thuyền trưởng hải quân Mỹ đã về hưu nói. "Cần phải đặc biệt chú trọng tới tên lửa đạn đạo chống hạm vì nếu loại vũ khí này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các tàu sân bay của Hải quân". Tàu sân bay là xương sống sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài, nó cho phép các máy bay tấn công hoạt động gần như là bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Việc Trung Quốc phát triển vũ khí sẽ cho phép nước này rào một phần của Thái Bình Dương lại, ngăn không cho Mỹ tiếp cận khu vực này và để Bắc Kinh thoải mái hành động chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực. "Có đủ thứ mà Trung Quốc dường như đang cố thâu tóm mà không có lý do rõ ràng nào", van Tol nói. Trung Quốc chưa bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie nói với những người đồng nhiệm châu Á tại cuộc họp "Đối thoại Shangri-La" bàn về vấn đề an ninh tại Singapore mới đây. "Không phải tất cả mọi người tại những nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào điều này", Arthur Ding, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc tại đại học Chengchi, Đài Loan, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La nói. Khi Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện, thì nước này không thể thuyết phục các quốc gia láng giềng về ý định hòa bình của họ, Ding nhận xét. Một manh mối chỉ ra ý định chiến lược của Trung Quốc sẽ nằm ở nơi Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm 2011, Ding cho hay. "Nếu nó ở Biển Đông, ngoài khơi Quảng Đông thì cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy vì các nước châu Á và Mỹ sẽ coi đó là một thông điệp gây hấn đối với họ". Tuy nhiên, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Đã từ lâu, Bắc Kinh đe dọa sẽ thâu tóm lại Đài Loan bằng vũ lực nếu khu vực này chính thức tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích nói, việc Trung Quốc xây dựng lực lượng phần lớn là nhằm lấy lại Đài Loan, và rằng, chỉ có sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ mới có thể chặn hành động của Trung Quốc. Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông gây lo lắng song không phải là sự xâm chiếm, Ding nhận xét. "Điều đó khó xảy ra nhưng có khả năng tuyến đường dầu khí của Đài Loan có thể bị Bắc Kinh đe dọa. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục phát triển máy bay tàng hình tầm xa, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không hiện đại, gồm của cả Trung Quốc. Không quân Mỹ có kế hoạch chi 197 triệu USD trong năm nay để thiết kế một loại máy bay ném bom mới, tránh được radar. Máy bay mới này có thể do phi công lái hoặc điều khiển từ xa, cho phép nó bay trong một thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu. Không quân hy vọng sẽ triển khai sứ mệnh bay đầu tiên vào giữa năm 2012. Với việc tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu Mỹ có thể bay vòng vòng bên ngoài tầm với hệ thống phòng không của Trung Quốc và xác định điểm tấn công. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm một loại máy bay tấn công không người lái có thể triển khai từ tàu sân bay. Máy bay này được gọi là UCLASS. Tàu sân bay có thể làm bệ phóng cho những máy bay ném bom không người lái hoạt động ngoài tầm với của các tên lửa mà Trung Quốc đang phát triển, van Tol cho hay. Các oanh tạc cơ này có thể cất cánh từ vùng biển an toàn và được tiếp nhiên liệu trước khi tấn công. Dù có nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn khẳng định, nước này không nhằm chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. "Mục đích của chúng tôi là phát triển kinh tế để đảm bảo rằng 1,3 tỷ dân sống khá hơn", tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói trong chuyến thăm Lầu Năm Góc gần đây. "Chúng tôi không muốn dùng tiền để mua thiết bị hoặc các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm thách thức Mỹ". Tại Bắc Kinh, chủ cửa hàng Zhang Kexin nói, anh ta ủng hộ Trung Quốc xây dựng lực lượng nhưng chỉ với mục đích quốc phòng. "Kinh tế còn chưa phát triển đầy đủ, quân đội còn yếu, nên Trung Quốc dễ bị làm nhục. Nếu chúng tôi mạnh, tôi tự hào về sức mạnh đó". Tuy nhiên, Zhang, 50 tuổi nói, Trung Quốc không cần có tàu sân bay. "Đó là vũ khí tấn công, không cần thiết. Đã tốn hàng triệu USD chỉ để khởi động, số tiền đó dùng vào y tế và giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn". Hoài Linh (Theo USA Today)

Cập nhật lúc 03/08/2011 06:15:00 AM (GMT+7)
Trung Quốc hành động như thể nước này muốn Mỹ đi khỏi khu vực mà họ muốn kiểm soát, giới phân tích nhận định. 
  

Andrew Krepinevich, Giám đốc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách - một viện nghiên cứu chính sách độc lập nói, Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ. "Dường như, điều Trung Quốc muốn là thay đổi sự cân bằng quân sự tại tây Thái Bình Dương để Mỹ không thể trợ giúp quân sự cho các đối tác an ninh lâu dài như Nhật, Hàn và Đài Loan", ông Krepinevich, người có 21 năm trong quân ngũ nhận xét.
Cả hai nước trên và Đài Loan đã cung cấp cho Mỹ những căn cứ, cảng biển quan trọng tại Thái Bình Dương, để Mỹ ngăn không cho Trung Quốc gây sức ép lên 3 khu vực trên và buộc họ phải tuân thủ chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì sợ bị tấn công, Krepinevich nói. Liên Xô từng cố làm một việc tương tự như vậy ở Tây Âu. Theo Krepinevich, tình huống trên trùm lên vấn đề an ninh quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không thể phớt lờ.
Vậy, làm thế nào? Một số nhà phân tích nói, quân đội Mỹ nên lo lắng về việc Trung Quốc phát triển vũ khí có thể cản đường Mỹ ở trong vùng. Đó là tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay ở biển hoặc được dùng để nhằm vào các căn cứ trên đảo giống như tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Guam.
"Phương pháp chặn tiếp cận là một trong những cách buộc Mỹ phải tấn công từ một nơi xa hơn nhiều", Jan van Tol, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách, đồng thời là một thuyền trưởng hải quân Mỹ đã về hưu nói. "Cần phải đặc biệt chú trọng tới tên lửa đạn đạo chống hạm vì nếu loại vũ khí này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các tàu sân bay của Hải quân".
Tàu sân bay là xương sống sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài, nó cho phép các máy bay tấn công hoạt động gần như là bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Việc Trung Quốc phát triển vũ khí sẽ cho phép nước này rào một phần của Thái Bình Dương lại, ngăn không cho Mỹ tiếp cận khu vực này và để Bắc Kinh thoải mái hành động chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
"Có đủ thứ mà Trung Quốc dường như đang cố thâu tóm mà không có lý do rõ ràng nào", van Tol nói.
Trung Quốc chưa bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie nói với những người đồng nhiệm châu Á tại cuộc họp "Đối thoại Shangri-La" bàn về vấn đề an ninh tại Singapore mới đây.
"Không phải tất cả mọi người tại những nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào điều này", Arthur Ding, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc tại đại học Chengchi, Đài Loan, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La nói. Khi Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện, thì nước này không thể thuyết phục các quốc gia láng giềng về ý định hòa bình của họ, Ding nhận xét.
Một manh mối chỉ ra ý định chiến lược của Trung Quốc sẽ nằm ở nơi Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm 2011, Ding cho hay. "Nếu nó ở Biển Đông, ngoài khơi Quảng Đông thì cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy vì các nước châu Á và Mỹ sẽ coi đó là một thông điệp gây hấn đối với họ".
Tuy nhiên, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Đã từ lâu, Bắc Kinh đe dọa sẽ thâu tóm lại Đài Loan bằng vũ lực nếu khu vực này chính thức tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích nói, việc Trung Quốc xây dựng lực lượng phần lớn là nhằm lấy lại Đài Loan, và rằng, chỉ có sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ mới có thể chặn hành động của Trung Quốc.
Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông gây lo lắng song không phải là sự xâm chiếm, Ding nhận xét. "Điều đó khó xảy ra nhưng có khả năng tuyến đường dầu khí của Đài Loan có thể bị Bắc Kinh đe dọa.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục phát triển máy bay tàng hình tầm xa, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không hiện đại, gồm của cả Trung Quốc. Không quân Mỹ có kế hoạch chi 197 triệu USD trong năm nay để thiết kế một loại máy bay ném bom mới, tránh được radar. Máy bay mới này có thể do phi công lái hoặc điều khiển từ xa, cho phép nó bay trong một thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu. Không quân hy vọng sẽ triển khai sứ mệnh bay đầu tiên vào giữa năm 2012.
Với việc tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu Mỹ có thể bay vòng vòng bên ngoài tầm với hệ thống phòng không của Trung Quốc và xác định điểm tấn công. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm một loại máy bay tấn công không người lái có thể triển khai từ tàu sân bay. Máy bay này được gọi là UCLASS.
Tàu sân bay có thể làm bệ phóng cho những máy bay ném bom không người lái hoạt động ngoài tầm với của các tên lửa mà Trung Quốc đang phát triển, van Tol cho hay. Các oanh tạc cơ này có thể cất cánh từ vùng biển an toàn và được tiếp nhiên liệu trước khi tấn công.
Dù có nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn khẳng định, nước này không nhằm chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. "Mục đích của chúng tôi là phát triển kinh tế để đảm bảo rằng 1,3 tỷ dân sống khá hơn", tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói trong chuyến thăm Lầu Năm Góc gần đây. "Chúng tôi không muốn dùng tiền để mua thiết bị hoặc các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm thách thức Mỹ".
Tại Bắc Kinh, chủ cửa hàng Zhang Kexin nói, anh ta ủng hộ Trung Quốc xây dựng lực lượng nhưng chỉ với mục đích quốc phòng. "Kinh tế còn chưa phát triển đầy đủ, quân đội còn yếu, nên Trung Quốc dễ bị làm nhục. Nếu chúng tôi mạnh, tôi tự hào về sức mạnh đó". Tuy nhiên, Zhang, 50 tuổi nói, Trung Quốc không cần có tàu sân bay. "Đó là vũ khí tấn công, không cần thiết. Đã tốn hàng triệu USD chỉ để khởi động, số tiền đó dùng vào y tế và giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn".
  • Hoài Linh (Theo USA Today)

03/08 Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam

Cập nhật: 09:34 GMT - thứ tư, 3 tháng 8, 2011
Dàn lãnh đạo chủ chốt với các ông Sang, Dũng, Trọng, Hùng  ra mắt Quốc hội
Nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm bốn Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nhà báo Roger Mitton, một người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, hồi đầu tuần có bài phân tích đăng trên tờ Phnom Penh Post nói rằng việc Chính phủ mới ra mắt chắc chắn đang mang lại hy vọng về một sự tiến bộ mới, nhất là trong bối cảnh có nhiều sai lầm về quản lý kinh tế trong thời gian qua.
Ông Mitton nhận định rằng các thay đổi lần này sẽ tăng ảnh hưởng của phe mà ông gọi là "bảo thủ" trong Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cải cách cấp tiến sẽ bị yếu thế.
"Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới."
"Điều thứ hai, tích cực hơn, là cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ may sẽ được giải quyết."
Nhà báo Roger Mitton giải thích điều này là vì phe thủ cựu thân cận với 'các đồng chí Trung Quốc' hơn là phe cải cách, bởi vậy có cơ hội đạt thỏa thuận nào đó, cho dù chỉ tạm thời.
Điều thứ ba, theo ông Mitton, một sự thật hiển hiện là sẽ không có thêm tự do dân chủ trong nền báo chí bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam.

Các gương mặt lãnh đạo

Nhà báo kỳ cựu này xem xét hai nhân vật lãnh đạo cao nhất ở Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
"Ông Trọng, người có mái tóc bạc và gương mặt hiền từ, là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng."
"Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon."
Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ trưởng Công an, mà nhiệm kỳ được đánh dấu bằng các hoạt động theo dõi kiểm soát chặt chẽ người dân, với hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù.
Dưới hai ông nói trên, trong hàng ngũ Đảng, là Chủ tịch Trương Tấn Sang, 62 tuổi, và Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng, 61.
"Ông Sang không ưa ông Dũng," nhà báo Roger Mitton nhận xét, "nhất là khi ông Dũng tái đắc cử sau khi đã có nhiệm kỳ đầu nhiều sai lầm như thế".
Ông Mitton còn thẳng thắn nhận định rằng việc ông Dũng duy trì chức vụ có lẽ là chi tiết đáng thất vọng nhất trong việc bổ nhiệm nội các mới.
"Ông Trọng là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng. Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon."
Nhà báo Roger Mitton
Đối lại, ông Trương Tấn Sang, theo nhà báo này, là một lãnh đạo có kinh nghiệm đã tiến thân lên vị trí hàng đầu cho dù bị vướng vào vụ bê bối liên quan thế giới ngầm khi ông làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà phân tích từng kỳ vọng rằng ông sẽ thành Thủ tướng và ông Dũng sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch nước, vị trí không có thực quyền, thế nhưng điều này đã không xảy ra.
Theo ông Roger Mitton, hai gương mặt mới đáng chú ý và có nhiều triển vọng là tân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 55 tuổi, và tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 52 tuổi.
Ông Phúc được nhiều người đánh giá là trong sạch, có khả năng và có cơ hội trở thành Thủ tướng một ngày trong tương lai.
Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.
"Nếu may mắn thì người con trai có tài ăn nói và thông minh của ông Thạch sẽ tại vị còn nhiều năm hơn thế."

Chính sách kinh tế không đổi

Trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, các nhà báo nước ngoài dựng lên một bức tranh xấu tốt lẫn lộn.
Nhà báo Roger Mitton nhận định rằng tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 54 tuổi, là nhân vật có tài năng và trong sạch, được biết tới vì khả năng xử lý các vấn đề hóc búa về tài chính.
Tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ có bằng tiến sĩ về kế toán, kiểm toán và ngân sách nhà nước ở Slovakia, theo hãng tin Anh Reuters.
Hãng Reuters cũng trích lời Alan Phạm, kinh tế trưởng tại công ty môi giới chứng khoán Vina Securities, nói: "Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin".
"Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng Tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin."
Alan Phạm, Vina Securities
Nhà báo Roger Mitton trong bài báo của mình đã viết: "Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Bình, 55 tuổi, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lại không được như vậy."
Theo nhiều nguồn tin, ông Bình thân cận với cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, người đang bị báo nước ngoài cáo buộc tham nhũng.
Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có sự nghiệp gắn liền với Ngân hàng Trung ương. Ông được đào tạo ở Nga và là một trong năm Phó Thống đốc kể từ năm 2008, phụ trách quan hệ đối ngoại. Ông Bình cũng từng làm việc với ông Dũng thời kỳ ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.
Nhà báo Mitton nói đang có quan ngại rằng các chính sách tài chính của Việt Nam sẽ tiếp tục quay vòng trong các xáo trộn của đồng tiền mất giá, hạn chế tín dụng và mua bán ngoại tệ.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với hãng Reuters với điều kiện giấu tên rằng ông “không thấy bất cứ thay đổi đột ngột nào trong chính sách kinh tế cả.”
Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, nói ông hy vọng nội các mới sẽ đem đến những chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán hơn giúp dẫn đến ổn định kinh tế trung hạn, điều mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không làm được kể từ năm 2007.

Thêm về tin này

Nhân sự Chính phủ khóa 13