Friday, August 19, 2011

19/08 Phát triển công nghiệp phụ trợ: Tập trung vào các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch

10:10 | 19/08/2011
Hà Nội có nhiều lợi thế phát triển, thế nhưng việc phát triển công nghiệp phụ trợ ở Hà Nội đến nay vẫn chỉ được nhìn nhận, còn nhiều đề tài, dự kiến vẫn ở trong “nghiên cứu”. GIÁM ĐỐC (GĐ) SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI LƯU TIẾN LONG cho rằng, nếu như không đẩy mạnh đầu tư công nghệ, bắt nhịp với xu hướng quốc tế, chắc chắn công nghiệp phụ trợ nước ta vẫn trong vòng luẩn quẩn… Do đó, cần tập trung vào các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch.
- Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia vào sản xuất công nghiệp phụ trợ hiện nay ra sao, thưa Giám đốc?
GĐ Lưu Tiến Long: Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia vào phát triển công nghiệp phụ trợ là không tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khi tham gia vào chuỗi giá trị đó, bắt buộc phải làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sự đồng đều về chất lượng và sản lượng rất lớn. Còn nếu như chỉ làm ra các sản phẩm công nghiệp phụ trợ mà không thuộc trong chuỗi giá trị toàn cầu, lúc đó sẽ phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm rất lớn để tạo ra chất lượng cao. Cụ thể, nếu công nghiệp phụ trợ toàn cầu cần một vạn sản phẩm thì chúng ta chỉ cần tham gia vào một vạn chi tiết nhỏ, tức là đã tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Còn khi chúng ta chỉ tham gia được vào có vài trăm sản phẩm, như vậy vừa phải đầu tư công nghệ nhiều, chi phí lớn mà hiệu quả và năng suất lại không cao. Thực tế trên cho thấy, nếu như không đẩy mạnh đầu tư công nghệ, bắt nhịp với xu hướng quốc tế, chắc chắn công nghiệp phụ trợ nước ta vẫn trong vòng luẩn quẩn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của trong nước và hướng cạnh tranh ra quốc tế.
- Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển, tuy nhiên công nghiệp phụ trợ vẫn chưa có sự bứt phá, theo Giám đốc, khắc phục điều đó như thế nào?
GĐ Lưu Tiến Long: Mỗi một địa phương, mỗi một nền kinh tế đều có lợi thế so sánh riêng. Chính vì vậy các địa phương phải chọn các lợi thế riêng cho mình để tạo thành điểm nhấn phát triển. Hà Nội là một trung tâm có nhiều lợi thế phát triển, trong đó cần tập trung vào các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Bởi thực chất, chỉ có dựa vào nền phát triển các dòng sản phẩm này mới tận dụng được các lợi thế, sử dụng ít nguồn lao động, sử dụng lao động có trình độ, chuyên môn cao, dùng diện tích thấp và giảm thiểu các phát thải không có lợi ra môi trường.
Ngoài ra, Hà Nội cũng là địa phương có nhiều lợi thế với nhiều cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tập trung của cả nước và quốc tế. Đó là nguồn lực, nhân lực khoa học công nghệ của đất nước đang tập trung tại Hà Nội. Các giáo sư đầu ngành trình độ cao đang quy tụ đông đảo tại Hà Nội. Việc có phát triển gì tại Hà Nội, cần thiết phải tận dụng triệt để lợi thế so sánh đó. Sản xuất các sản phẩm ứng dụng nhiều công nghệ cao, công nghệ sạch, chất lượng tốt; tiếp cận các dự án, các đề tài, các chương trình khoa học tạo ra.
Với những lợi thế nêu trên, Hà Nội đã xác định sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm cơ điện tử - ứng dụng nhiều sản phẩm khoa học, tự động hóa; phát triển công nghệ thông tin; phát triển vật liệu  mới - những sản phẩm này sử dụng nhiều chất sám, nhiều nghiên cứu khoa học và công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học; phát triển các ngành, các sản phẩm cốt lõi mà các địa phương khác chưa có thế mạnh…
- Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm phụ trợ từ nước ngoài giá rẻ, chất lượng thấp, điều đó có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho phát triển công nghiệp phụ trợ nước ta?
GĐ Lưu Tiến Long: Tình hình nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều, điều đó thể hiện ở chỗ, nhiều sản phẩm của Trung Quốc đang có dấu hiệu cạnh tranh với hàng Việt Nam dần bị hàng nội địa thay thế. Chỉ có một số mặt hàng còn tồn tại ở thị trường nội địa và không phải mặt hàng nào cũng cạnh tranh được với hàng Việt Nam. Các mặt hàng Trung Quốc còn ở Việt Nam đa phần là hàng công nghiệp không có chất lượng cao. Còn hàng công nghiệp ở nước ta hiện nay, như công nghiệp dệt may lại đang đứng trong top đầu chiếm lĩnh thị trường và tạo ra kim ngạch xuất khẩu.
Tại Hà Nội, hiện có nhiều mặt hàng như hàng điện tử, dây điện cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô mà hàng Trung Quốc không còn có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương khác, hoặc ở đâu đó trên địa bàn TP vẫn còn nhiều hàng hóa của doanh nghiệp nội địa đang bị cạnh tranh gay gắt về giá sản phẩm. Chúng ta chưa tạo ra được nguyên liệu đầu vào, chưa chủ động được nguyên liệu. Điều này đòi hỏi cần phải có các vùng, các địa phương sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đó là câu chuyện của một quốc gia và không chỉ có Hà Nội cần phải tính đến để tập trung sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
- Như vậy, đâu là điều khiến cho công nghiệp phụ trợ ở Hà Nội và các địa phương trong cả nước ta chậm phát triển, thưa Giám đốc?
GĐ Lưu Tiến Long: Điều này có ở nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có thực tế là xuất phát điểm của các doanh nghiệp nước ta đang ở quy mô, xuất phát điểm thấp. Thứ hai là tư duy doanh nghiệp trong nhiều năm qua vẫn muốn làm tổng thế, trong khi đó, yêu cầu phát triển của công nghiệp phụ trợ là cần có nhiều doanh nghiệp tham gia vào một chuỗi giá trị, sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, chúng ta hội nhập với quốc tế chưa lâu. Trong khi để cho một sản phẩm có tính cạnh tranh cao, cần phải tạo ra chất lượng sản phẩm phải thực sự tốt và số lượng lớn. Đặc biệt, một thực tế cũng đặt ra đối với phát triển công nghiệp phụ trợ ở nước ta mà không chỉ Hà Nội vướng phải là nhiều đề tài, chương trình vẫn còn nằm trong diện “nghiên cứu”, chưa thực sự có chính sách cụ thể cho doanh nghiệp, ưu đãi họ tạo điều kiện cho họ đầu tư và phát triển công nghiệp phụ trợ. Do vậy, cần thiết phải có cơ chế, thể chế chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn, hệ thống quản lý và công nghệ khác nhau để thiết lập một tương lai cho công nghiệp phụ trợ của Hà Nội.
- Xin cám ơn Giám đốc!
Minh Trang thực hiện

19/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam?: Kỳ 6: Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Phần cuối)


Bây giờ khu Đại Nam Quốc Tự được gọi là LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN. Với diện tích 450 héc ta, chia làm ba khu, được cho là nơi vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á.
Bài 3: Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến 
Bây giờ khu Đại Nam Quốc Tự được gọi là LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN. Với diện tích 450 héc ta, chia làm ba khu: Kim điện Đại Nam; khu vui chơi dã ngoại, vườn thú; khu khách sạn và biển. Quả là nơi vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á như báo chí đã gọi.
Cứ theo lời giới thiệu khu vui chơi giải trí này, du khách cũng đã mê rồi.
Kim điện Đại Nam là khu thờ tự, với diện tích 9 héc ta, mặt hướng về quảng trường Đại Nam, được bao bọc bởi hai con rồng mỗi con mỗi con dài 270 mét.
Vòm kim điện dạ quang kỳ bí với 108 cánh hạc. Trong kim điện là những nơi thờ cúng gồm những pho tượng Phật và các vị thánh. Các pho tượng thờ cúng, các vật dụng, phù điêu đều được dát vàng 24k.
Dạ quang điện KIM QUANG
Đứng trong Kim Điện, du khách có cảm giác linh thiêng, cảm giác hiển linh của tổ tiên nước Đại Việt.
Đây là khu điện thờ lớn nhất Việt Nam, được xây dựng với ý tưởng tâm linh hướng về tổ tiên con Rồng, cháu Lạc.
Ở khu vui chơi dã ngoại có diện tích 10 héc ta với hơn 40 trò chời hấp dẫn, từ trò chơi dân gian, đến trò chơi hiện đại với cảm giác mạnh.
Tầu lượn siêu tốc, tầu lượn xoáy; vượt thác, thám hiểm bầu trời; thế giới tuyết; rạp chiếu phim 4D …
Ở đây có chiếu phim VÒM, duy nhất ở Việt Nam.
Ngày tết còn có những trò chơi kỳ bí như: Lạc cảnh Đại Nam văn hóa, Long thành đại mê cung; Ngũ long Đại Cung; Ngũ long Luân Hồi …
Con ngươi khi trở lại thế giới tiền sử, khi thấm nhuần tư tưởng nhà Phật và triết lý dân gian “ Ác nhân, ác báo” … những trò chơi ở đây đưa con người về với cái thiện, về với cội nguồn văn hóa tâm linh của dân tộc.
Một phòng trong khách sạn Trường Thành
Đến tham quan vườn thú rộng 12 héc ta, 72 loài động vật hoang dã với 500 cá thể từ Tê giác đến sư tử Nam Phi …Con người như được sống trong cảnh thiên nhiên hoang sơ và kỳ thú.
Khu biển giả và khách sạn Trường Thành mà tôi kể ở trên, giờ đã được đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan.
Biển giả – Biển nhân tạo rộng 22 héc ta, có biển nước mặn và biển nước ngọt, với những con sóng cao từ 1/6 đến 1/8 mét.
Khách sạn Trường Thành đã khánh thành 200 phòng với những tiện nghi làm du khách hài lòng.
Ở đây còn có nơi thư giãn, masage …Hiện đại và dân gian thật hài hòa trong trong LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN.
Nhiều người hỏi tôi: Ông chủ lấy đâu ra nhiều tiền thế ?
Câu này chỉ có thể hỏi ông chủ mới đúng chứ !
Ông Huỳnh Phi Dũng, bây giờ gọi là ông Huỳnh Uy Dũng, còn có biệt danh là Dũng lò vôi.
Nghe nói ông khởi nghiệp từ những lò vôi thời trước ?
Trên danh nghĩa, công ty cổ phần Đai Nam mà người nắm giữ cổ phần chủ yếu là ông Huỳnh Uy Dũng. Công ty này chính là công ty cổ phần Thành Lễ rồi công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần.
Khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, 3 nổi tiếng ở Bình Dương mà báo chí một thời nói đến chình là của ông chủ khu Đại Nam quốc Tự bây giờ.
Tôi nhớ lần đầu đến khu Đại Nam, trên đường về Sài Gòn, mấy anh em cùng đi bảo: Anh có vào thăm nhà máy sứ không, ở ngay bên đường thôi, cũng là sản nghiệp của gia đình ông Dũng, hiện do vợ ông quản lý.
Tôi không vào thăm nhà máy sứ, nhưng tôi nghe nói, tài sản của ông Huỳnh Uy Dũng, có ở nhiều nơi …
Nguyên việc đầu tư 3.000 tỷ đồng vào LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN cũng có thể coi ông là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Nếu ông lên sàn chứng khoán, chắc không ngoài số 10 đại gia giàu có hàng đầu nước ta.
Với diện tích hàng trăm hét ta đất ở khu công nghiệp Sóng Thần, ông Huỳnh uy Dũng cũng như nhiều đại gia ở ta, đều giàu lên từ ĐẤT. Ăn nên làm ra từ những dụ án địa ốc ta ị Bình Dương.
Cái ông thần THỔ ĐỊA nước ta thật là … linh thiêng!
Theo Dương Kỳ Anh
Tầm nhìn

19/08 Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND - những yêu cầu lý luận và thực tiễn


Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ
07:28 | 19/08/2011
Báo cáo đề dẫn của Thường trực HĐND tỉnh Nam Định do PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH NAM ĐỊNH TRẦN LƯƠNG BẰNG trình bày
Kính thưa các vị đại biểu khách quý, cùng toàn thể các đồng chí!
Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ đã thống nhất cao với chủ đề hội nghị theo đề xuất của Thường trực HĐND tỉnh Nam Định, đó là: “Nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân”. Đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa bao trùm và có tác động mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Đặc biệt, Hội nghị của chúng ta diễn ra trong thời điểm đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016, Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND nhiều địa phương được bầu mới, vì vậy, mục đích việc lựa chọn chủ đề này là thông qua trao đổi, thảo luận tại hội nghị sẽ rút ra các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn nhằm xác định rõ vai trò, trách nhiệm và củng cố thêm những kỹ năng cơ bản trong hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Văn phòng giúp việc cho HĐND nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp và chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
Kính thưa các vị đại biểu!
Từ thực tế hoạt động của HĐND, chúng ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan tác động đến chất lượng kỳ họp HĐND. Thứ nhất: Về xây dựng nội dung, chương trình kỳ họp: vào kỳ họp cuối năm, HĐND đều ban hành Nghị quyết về Chương trình xây dựng nghị quyết của năm sau, vậy các bước tiến hành thế nào, Thường trực HĐND cần phải phối hợp với UBND, các tổ chức hữu quan những vấn đề gì để đảm bảo Chương trình xây dựng nghị quyết phù hợp với yêu cầu đặt ra và mang tính khả thi cao? Sự phối hợp và trách nhiệm của Thường trực HĐND, các Ban HĐND với UBND, Ban thường trực UBMTTQ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan như thế nào trong chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp? Quan điểm xử lý của Thường trực, các Ban HĐND đối với những nội dung phát sinh do UBND trình sau khi đã có thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp như thế nào?
Thứ hai: Về nâng cao chất lượng và đảm bảo thời gian hoàn thành các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp: cần làm rõ trách nhiệm đôn đốc và những yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp như thế nào? Cách xử lý của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đối với những nội dung báo cáo, đề án gửi muộn, gây khó khăn cho công tác thẩm tra của các Ban HĐND? việc tham gia của các Ban HĐND với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND ngay từ khi soạn thảo nội dung các báo cáo, đề án, nghị quyết có cần thiết và phù hợp không? 
Thứ ba: Về hoạt động giám sát, thẩm tra trước kỳ họp và nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND trình tại kỳ họp: báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND là thông tin hết sức tin cậy giúp cho các đại biểu HĐND làm căn cứ để đi đến những quyết định quan trọng của kỳ họp. Vấn đề đặt ra là: Cách thức tiến hành việc giám sát, thẩm tra như thế nào; làm thế nào để thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, đánh giá tình hình và lựa chọn nội dung trọng tâm giám sát? Qua giám sát, thẩm tra các Ban cần phải nắm bắt những gì và thể hiện quan điểm như thế nào để báo cáo thẩm tra có chất lượng và độ tin cậy cao? Việc tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân để đảm bảo sự phù hợp của các cơ chế, chính sách do HĐND ban hành nên thực hiện như thế nào? Đề nghị các địa phương đã tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân trao đổi những hình thức tham vấn hiệu quả nhất đã được triển khai và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân ở địa phương mình.
Thứ tư: Tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri và tham gia vào các nội dung của kỳ họp: Cần làm rõ vai trò của Thường trực HĐND trong việc phối hợp với UBMTTQ hướng dẫn các Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, tập hợp ý kiến kiến nghị của cử tri nhằm khắc phục tính hình thức và phản ánh trung thực, đầy đủ các kiến nghị của cử tri; làm thế nào để các đại biểu HĐND có thể chuẩn bị ý kiến tham gia vào các nội dung của kỳ họp? trách nhiệm của Tổ đại biểu như thế nào trong việc chuẩn bị tham gia vào các nội dung của kỳ họp? Trong khi Nhà nước chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và chế độ chính sách phục vụ hoạt động của Tổ đại biểu HĐND, thì các địa phương đã có những cách làm, cách vận dụng như thế nào để nâng cao vai trò của Tổ đại biểu HĐND, nhất là các địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện?
Thứ năm: Về kỹ năng điều hành kỳ họp của Thường trực HĐND: Kỳ họp thường lệ của HĐND diễn ra trong phạm vi từ 2,5 đến 3 ngày, vậy cần phải bố trí thời gian như thế nào để đảm bảo cho việc sử dụng thời gian mỗi phiên họp đủ nội dung và đạt hiệu quả cao? Quy định các nội dung báo cáo tại hội trường, trả lời chất vấn và đối tượng trình bày như thế nào? Có biện pháp gì để nâng cao hiệu quả trong thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn? Cách xử lý những vấn đề thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu? Việc chuẩn bị dự thảo Nghị quyết và điều hành biểu quyết như thế nào để đảm bảo Nghị quyết khi được thông qua có sự thống nhất cao?
Thứ sáu: Về công tác thông tin, tuyên truyền: Kỳ họp HĐND là hoạt động được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, vậy, cần làm thế nào để các nội dung của kỳ họp được chuyển tải rộng khắp và đầy đủ đến mọi tầng lớp nhân dân? Những hình thức tuyên truyền trước, trong và sau kỳ họp? Công tác tập hợp và in Kỷ yếu của kỳ họp? Việc triển khai thực hiện Nghị quyết như thế nào?
Thứ bảy: Công tác tham mưu và phục vụ kỳ họp: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND. Để đảm bảo cho công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp được thuận lợi, Thường trực HĐND chỉ đạo hoạt động của Văn phòng như thế nào trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND trước, trong và sau kỳ họp? Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo Nghị quyết 545/2007/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đảm bảo cho hoạt động của HĐND tỉnh chưa? Cần kiến nghị, đề xuất gì?
Thường trực HĐND tỉnh Nam Định xin kính chúc các vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc Hội nghị thu được nhiều kết quả và thành công tốt đẹp!