Friday, June 17, 2011

17/06 ヴォー・ヴァン・スン元駐日ベトナム社会主義共和国大使に対する叙勲の決定


ヴォー・ヴァン・スン元駐日ベトナム社会主義共和国大使に対する叙勲の決定
平成23年6月17日
 

1.6月17日(金)、日本国はヴォー・ヴァン・スン元駐日ベトナム社会主義共和国大使に対する旭日重光章の叙勲を正式に決定した。

2.ヴォー・ヴァン・スン元駐日ベトナム社会主義共和国大使は1972年から1973年にかけ、駐仏ベトナム民主共和国臨時代理大使として我が国との外交関係樹立のための交渉に携わり、1973年9月に「日本・ベトナム民主共和国間の外交関係樹立のための共同声明及び交換書簡」に署名した。また1988年から1992年まで駐日ベトナム社会主義共和国特命全権大使を務め、1992年の対越経済協力再開などに尽力したことにより、今日の良好な日越関係の土台を築くための大きな貢献を果たした。
これらの功績に鑑み、この度、日本国は同氏に対する叙勲を決定したものである。

3.ヴォー・ヴァン・スン元駐日ベトナム社会主義共和国大使に対する勲章の伝達は、7月頃に実施される予定である。




 
本件に関するお問い合わせ先
在ベトナム日本国大使館
担当:白石
電話:+84-4-3846-3000
FAX:+84-4-3846-3045

17/06 Đài Loan kêu gọi hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông

Thứ sáu, 17 Tháng 6 2011 16:40

(GDVN) - Đài Loan bày tỏ thái độ hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông và dự kiến sẽ gửi một đội tàu tuần tra tới khu vực biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong cuối tháng này.
Yang Yi, một phát ngôn viên của Văn phòng Nội vụ Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba cho biết: "Bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là một nghĩa vụ chung của cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Mọi người sống ở cả hai eo biển Đài Loan đều cần phải chia sẻ nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Nam Sa  (Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận".
Người dân PHilippines biểu tinh
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại
biển Đông trước cửa đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm 16/6
 
Ngoài ra, quân đội Đài Loan cũng nói rằng Đài Loan sẽ gửi một đội tàu tuần tra tới Biển Đông và muốn thiết lập một căn cứ xe tăng trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa vào cuối tháng Sáu - United Evening News đưa tin cho biết.

Bài báo trích dẫn trích dẫn nguồn tin từ hải quân và chính quyền địa phương cho biết, những căng thẳng xuất hiện gần đây trên biển Đông sẽ không cản trở kế hoạch tuần tra ở vùng biển này của hải quân Đài Loan.
Trong khi đó, lực lượng thủy quân lục chiến của hòn đảo này đang không ngừng được huấn luyện chiến đấu.

Một số người dùng Internet ở Đài Loan đã bày tỏ thái độ đồng tình trước lập trường này của chính quyền Đài Loan và kêu gọi các quan chức đại lục cần có biện pháp cứng rắn hơn về vấn đề này. 
Còn tờ Đài Bắc hàng ngày hôm 10/6 công bố kết quả thăm dò dư luận lại cho rằng Trung Quốc và Đài Loan nên tổ chức hội đàm về nỗ lực chung trong việc bảo vệ lãnh thổ và duy trì ổn định ở Biển Đông.


Nguyễn Hường 
(Theo The Global Times)

17/06 Rising conflicts in South China Sea



1 Comment(s)CNTV, June 17, 2011

The South China Sea is a region rich in energy resources. It plays a key role as a major shipping route connecting the Pacific and Indian Oceans. Despite China's legal sovereignty over the waters, other surrounding countries continue to have ambitions towards the strategically important region.
Covering an area of 3.5 million Square Kilometers, the South China Sea is becoming one of Asia's most dangerous flashpoints for conflict.
Tensions started to heat up in recent weeks, as a Vietnamese oil exploration vessel dragged a Chinese fishing boat in the disputed territory, endangering the lives of Chinese fishermen. Vietnam then held a live military drill on the disputed zone, apparently sending a message to China.
Hong Lei, Spokesman of Chinese Foreign Ministry said "Some countries take unilateral actions to impair China's sovereignty and maritime rights and interests. They release groundless and irresponsible remarks attempting to expand and complicate the dispute in the South China Sea."
Surrounding countries have made competing territorial claims over the waters. China has been claiming sovereignty over almost the entire body, including the Xisha and Nansha islands, since ancient times. But most of the islands are not under the China's actual control.
Vietnam, the Philippines and Malaysia have had their eyes the region since the 1970s. Vietnam now controls 29 reefs and islands, and one million square kilometers of western Nansha. The Philippines occupies northeastern Nansha, while Malaysia has the Southwest.
The discovery in recent years of new oil and natural gas resources has added fuel to the campaigns for exploitation. And propaganda is used at home to arose patriotic support for the illegally occupied territories.
Both Vietnam and the Philippines welcome foreign intervention in the South China Sea issue. The Philippine President Benigno Aquino spoke highly of the US role in the region on Tuesday, saying it ensures the freedom of navigation. China strongly opposes the US presence.
Hong Lei said "We hope countries not related to the disputes over the South China Sea will respect the efforts of the countries involved to resolve the issue through direct negotiation."
China has always urged the resolution of the South China Sea disputes through bilateral mechanisms and peaceful negotiation. The country has also promoted plans of put aside differences in the name of joint exploration.

Go to Forum >>1 Comment(s)

  Uncle Mao
2011-06-27 11:56
Big China has affraid because US have backed Vietnam and Philliine, Think! to protect your face people.

17/06 ASEAN steps up marine environment preservation


17/06/2011 | 22:06:00
The ASEAN Working Group on Marine and Coastal Environment (AWGMCE) discussed ways to strengthen cooperation in managing marine environments among member countries at its 12 th meeting in the central coastal province of Khanh Hoa on June 17.

The annual meeting reviewed achievements of member countries during the past year.

At the meeting, Ass. Prof. Doc. Nguyen Chu Hoi, Deputy Head of the Vietnam Administration of Seas and Islands and Chairman of AWGMCE, handed over this role to a representative of the Philippines.

With a coastline of 173,000 km, ASEAN territorial waters were assessed as a global centre for tropical marine biodiversity with abundant coastal ecosystems.

ASEAN had implemented many activities to preserve marine and coastal environments, such as proposing standards for marine environments and marine reserves and working out common policies to protect regional marine environments.

Since Vietnam joined AWGMCE in 1996 and undertook the role of chair from July, 2001 to July, 2010, the country had significantly contributed to protecting common interests in marine and coastal environments./.

17/06 Three scientists receive France’s Order of Merit


17/06/2011 | 12:48:43
The French Embassy in Vietnam on June 17 presented France’s Order of Agricultural Merit to three Vietnamese scientists for their significant contributions to the development of agronomy in Vietnam and the world.

The awardees include Dr. Nguyen Dang Vang, Chairman of the National Assembly’s Scientific and Technological Committee, who is ex-Director of the Animal Husbandry Science Institute, Professor Nguyen Van Bo, President of the Vietnam National Agricultural Science Institute, and Dr. Vu Chi Cuong, Deputy Director of the National Institute of Animal Science (NIAS).

According to the French Ambassador to Vietnam, Francois Girault, the Order of Agricultural Merit manifests recognision and a source of encouragement to individuals who make important contributions to researching, training and developing agronomy in Vietnam as well as in the world./.

16/06 Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường


Thứ Năm, 16/06/2011 | 22:06
Đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay (EPC) đã thuộc về các công ty Trung Quốc, trong đó phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất. Tình trạng này không chỉ gây ra sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn làm tăng sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, một dự án EPC do Trung Quốc tiến hành gặp nhiều trục trặc và chậm tiến độ.

Nhà thầu Trung Quốc áp đảo
Tại một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 6-2011, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty Trung Quốc.
Còn theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc thực hiện.
Điều thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.
Thực trạng nêu trên cũng không phải là mới. Năm 2009, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, đã cảnh báo về tình trạng đến 80% dự án nhiệt điện than do Trung Quốc làm tổng thầu hoặc giữ vai trò chính trong liên danh. Đồng thời, Việt Nam cũng đã phải gánh chịu cái giá không nhỏ bởi chất lượng kém của các công trình xây lắp do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu gây ra.
Nhưng vì sao tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn nặng nề hơn, khi nhà thầu Trung Quốc lại tiếp tục được giao những dự án nhiệt điện rất lớn khác, bất kể sự chậm trễ và những sự cố liên quan đến chất lượng thiết bị ở những nhà máy điện trước đó.
Những nguyên nhân thiếu thuyết phục
Những tham luận trình bày ở hội thảo do Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam tổ chức vừa qua và trong các diễn đàn bàn về vấn đề tương tự trước đây, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp đã phân tích và cho rằng nguyên nhân của sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam là do họ chào giá quá thấp.
Trong khi đó, Luật Đấu thầu lại không cho phép chủ đầu tư đưa ra sự khống chế về xuất xứ thiết bị, công nghệ khi xét thầu, mà chỉ có thể đưa ra các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình. Ngoài ra, nhiều dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay thương mại và ODA của Trung Quốc, nên chỉ nhà thầu của nước này mới được tham gia.
Tuy nhiên việc lý giải rằng các công ty Trung Quốc thắng thầu vì họ chào giá thấp là không thuyết phục. Với những dự án lớn về năng lượng, luyện kim... giá cả không thể xếp trên những yếu tố về chất lượng, tính ổn định trong vận hành và mức độ lệ thuộc vào một nhà cung cấp. Việc quyết định thực hiện một dự án không thể chỉ dựa vào mỗi một tiêu chí là chi phí đầu tư ban đầu mà hiệu quả vận hành mới là yếu tố quan trọng nhất.
Ngoài ra, giá cả của công ty Trung Quốc chào chưa hẳn đã rẻ, mà các dự án nhiệt điện than là ví dụ. Tập đoàn Khí Đông Phương được trúng thầu dự án nhiệt điện Duyên Hải 1 công suất 1.245 MW, do tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, với giá 1,4 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi đó, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) nhận thầu dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ với giá 1,17 tỉ đô la Mỹ. Gần đây, PVN lại giao cho Lilama một dự án 1.200 MW nữa với giá 1,2 tỉ đô la Mỹ. Nhà máy này sử dụng toàn bộ thiết bị, công nghệ của Nhật Bản, Mỹ. Còn công ty Trung Quốc thì nhận được dự án Duyên Hải 3, cũng với công suất 1.200 MW nhưng giá thầu là 1,3 tỉ đô la Mỹ và lắp đặt thiết bị của Trung Quốc.
Luật Đấu thầu của Việt Nam tuy còn khiếm khuyết, nhưng đó cũng không thể là nguyên nhân giải thích cho sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc.
Nếu nói là tại luật, thì vì sao trong ba doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư lớn vào nhiệt điện, gồm PVN, EVN và tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), chỉ những dự án do EVN và TKV làm chủ đầu tư, nhà thầu Trung Quốc mới thắng thế, còn các dự án của PVN thì nhà thầu trong nước chi phối hết? Riêng với TKV, hầu hết các dự án lớn của tập đoàn này, gồm sáu nhà máy nhiệt điện và các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc đảm nhận.
Liên quan đến nguồn vốn, lẽ đương nhiên nước nào cấp vốn cho Việt Nam thì doanh nghiệp nước đó được độc quyền đấu thầu. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… chủ yếu cung cấp ODA cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Còn Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp, nhất là công nghiệp năng lượng và những ngành khai thác tài nguyên trong nước.
Rủi ro khó lường
Sau khi thắng thầu, các tổng thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít.
Thậm chí, như ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh cũng được mang từ Trung Quốc sang.
Vấn đề các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh hầu hết các gói thầu xây lắp lớn đã được mổ xẻ nhiều trong ba năm qua. Điều khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại nhất là khả năng bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp vật tư, thiết bị thay thế của nước này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà máy nhiệt điện dùng thiết bị của Trung Quốc bị hư hỏng, nhưng không được cung cấp phụ tùng kịp thời để thay thế, nhất là trong thời điểm căng thẳng về cung - cầu điện?
Hơn nữa, chuyện hư hỏng đối với thiết bị Trung Quốc lại xảy ra khá thường xuyên. Mùa khô năm ngoái, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng và tiến độ xây dựng chậm.
Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những thiết bị và công nghệ rẻ tiền nhập từ Trung Quốc hay không?
Ngoài ra, tình trạng các gói thầu xây lắp lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc còn góp phần làm cho tình trạng nhập siêu thêm trầm trọng. Các nhà thầu cho biết, ở các công trình xây lắp do các công ty Nhật Bản, châu Âu… làm tổng thầu, các doanh nghiệp trong nước thường được giao đảm nhận những công việc phụ, với giá trị có thể lên đến 30% tổng giá trị hợp đồng.
Nhưng với tổng thầu Trung Quốc thì khác hẳn. Họ mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít. Thậm chí, ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh họ cũng mang từ Trung Quốc sang.
Tháng trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị phải rà soát và siết lại công tác quản lý đối với hoạt động đấu thầu. Theo đó, các gói thầu mà doanh nghiệp trong nước đảm nhận được trên 50% thì không đấu thầu quốc tế nữa, mà chỉ đấu thầu rộng rãi trong nước. Trong trường hợp thiết bị công nghệ trong nước không sản xuất được, thì chủ đầu tư có thể tách riêng để tổ chức đấu thầu quốc tế.
Đây là một quyết định kịp thời và nếu thực hiện nghiêm túc, nó sẽ mang lại nhiều hy vọng cho các nhà thầu trong nước và được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề nhập siêu với Trung Quốc.
Tấn Đức
TBKTSG

16/06 Người Việt làm nails ở Mỹ


Thứ năm, 16/6/2011, 09:52 GMT+7


Ảnh
Bên trong một tiệm nail ở bang New York, Mỹ. Ảnh:Democrat and Chronicle.

Nghề làm móng không phải công việc dễ dàng. Khách hàng có thể tận hưởng những giây phút được yêu chiều nhưng đối với những người thợ, họ phải chính xác, kiên nhẫn và có kiến thức về thẩm mỹ.

Có khoảng 200 tiệm làm móng ở vùng Upstate New York và khoảng 60 tiệm ở vùng Rochester, bang New York, Mỹ. Một số tiệm chỉ chuyên về móng nhưng nhiều cơ sở có cả các dịch vụ làm đẹp khác như làm tóc và spa. Các cơ sở này tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người ở bang New York và khắp nước Mỹ.
Suốt 35 năm qua, nhiều tiệm nails ở Rochester và khắp nước Mỹ trở thành lĩnh vực làm ăn của người Việt nhập cư. Tại California, nơi cộng đồng người Việt tập trung đông nhất tại Mỹ, khoảng 80% số thợ nails là người Việt. Tính trên khắp nước Mỹ, 43% số lao động trong nghề này là người Việt.
Tracy Van từ Sài Gòn đến Rochester khi cô 16 tuổi. Khi đó cô đang học trung học và không biết một chữ tiếng Anh. Gia đình Van đến Mỹ rồi chia ra ở với họ hàng. “Mọi thứ thật khó khăn. Khi đó tôi gần học xong trung học nên kiến thức về toán và khoa học cũng tương đối so với học sinh ở đây. Tôi có thể dành nhiều thời gian tập trung vào học tiếng Anh”, Van cho biết.
Cô gái đầy tham vọng này học tiếp lên đại học và nhờ mối quan hệ gia đình, cô tìm được việc tại một tiệm nails để làm thêm mỗi khi nghỉ hè. Van cuối cùng tốt nghiệp Học viện công nghệ Rochester với tấm bằng kỹ sư. “Giờ tôi có tiệm nails riêng và vẫn tiếp tục làm nghề kỹ sư”, cô nói.
Van tuyển 4 người gốc Việt làm cho tiệm của cô và mang lại cho họ những thứ cô nhận được cách đây nhiều năm: một chỗ làm việc, một nơi để khởi nghiệp.
Ngành làm móng chỉ là một phần nhỏ của công nghiệp làm đẹp. Andy Hiep Nguyen và Lily Nguyen vợ anh có cửa hiệu làm móng, làm tóc và waxing trên đại lộ Park. Họ vừa mua ngôi nhà đầu tiên.
Lily đến Rochester theo làn sóng nhập cư vào Mỹ trong những năm 1980. Gia đình cô nhận nuôi một đứa trẻ suy dinh dưỡng và bị bỏ rơi, con của một binh sĩ Mỹ. “Bố tôi đến trại trẻ mồ côi và nhìn thấy đứa bé. Chân nó gầy nhẳng và như sắp chết”, cô kể. Gia đình Lily nuôi bé trai đó và khi cậu bé được đến Mỹ hợp pháp, cả gia đình 9 người của cô cùng đi.
Gia đình Lily hoạt động tích cực trong nghề làm móng. Chị gái và anh trai cô sở hữu tiệm nail riêng. Lily cho biết cô quen thuộc với nghề này từ nhỏ. “Chị em trong nhà tôi làm móng chân hàng tuần. Tôi quá quen với việc đó”, Lily nói.
Những năm 1990, số người Việt di cư đến Rochester chỉ lẻ tẻ. Anh Tu Tran, phó chủ tịch cộng đồng người Việt ở Rochester và điều hành công ty dịch thuật chuyên giúp giấy tờ cho người mới đến, cho biết làn sóng người Việt đến đây khiến tốc độ gia tăng của người làm nails gốc Việt tăng lên.
“Rất nhiều người đến đây khi còn trẻ và đi học ở đây. Nhưng những người đến sau thường nhiều tuổi hơn. Họ không đi học được mà phải đi làm. Tôi mong họ kiếm được việc khác nhưng thời buổi kinh tế như này rất khó”, Tran nói.
Tran và một số người Mỹ gốc Việt cho biết anh hưởng của làn sóng người Việt nhập cư sang Mỹ những năm 1980 vẫn còn rõ rệt. Con cái của nhiều gia đình gốc Việt giờ đây cũng làm trong các tiệm làm đẹp và mong tìm được chỗ đứng.
Tony Huynh, một nhân viên ở tiệm Star Nails Express, là một ví dụ. Anh sống cùng gia đình tại Mỹ nhưng vẫn về Việt Nam đều đặn thăm họ hàng còn ở lại. Quang Nguyen, chủ tiệm Star Nails, sở hữu nhiều cửa hàng trong vùng và tạo việc làm cho nhiều người Mỹ gốc Việt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Tran cho biết tìm công việc khác ngoài nghề nails là mục tiêu quan trọng của cộng đồng người Việt tại đây. “Chúng tôi chưa có nhiều luật sư và bác sĩ lắm”, Tran nói.
“Chúng tôi có kỹ năng. Chúng tôi thích làm những công việc tỉ mỉ như thế này và làm tốt”, Tracy Van bình luận về nghề nails. Nhưng Amy Luc, chủ tiệm Nail Loft nói rằng những kỹ năng đó không chỉ của riêng người Việt. “Người Trung Quốc cũng làm nghề này, người Lào cũng làm nghề này, đâu chỉ riêng người Việt”, bà nói.
Các tiệm làm móng có vẻ vẫn là nghề quan trọng cho người gốc Việt ở địa phương. Được làm việc với những người nói cùng ngôn ngữ và cùng văn hóa vẫn có sức hấp dẫn. “Chúng tôi thực sự cố gắng giúp nhau trong nghề và cả những thứ khác. Chúng tôi muốn giúp những người mới đến tìm hiểu về văn hóa Mỹ”, Lily Nguyen nói.
Ngọc Sơn (theo Democrat and Chronicle)