Saturday, June 23, 2007

Gặp gỡ Tiến sỹ Nguyễn Chánh Khê – GĐ TT Nghiên cứu & Phát triển Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.


Thứ bảy, 23/06/2007 
Trả lời phỏng vấn của phóng viên chương trình Người đương thời ông chia sẻ: "Tôi thích cắm hoa tươi theo phong cách Nhật Bản, hát nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến, nấu ăn, du lịch, chụp ảnh nghệ thuật...” Với những sở thích như vậy có thể sẽ khiến ta tưởng tượng đến một nghệ sỹ, nhưng nhân vật mà tôi đang nhắc đến lại là một nhà khoa học. Ông hiện là chủ nhân của 30 phát minh sáng chế khoa học tại Nhật và 37 phát minh tại Mỹ. TS Nguyễn Chánh Khê là nhân vật của chương trình Người đương thời được ghi hình ngày 21/06/2007 tại Đài truyền hình Việt Nam.


19 tuổi chàng trai trẻ Nguyễn Chánh Khê bắt đầu hành trình "Đi để mở mang kiến thức, để thấy được núi rộng sông dài và những tiến bộ khoa học của nhân loại". Nước đầu tiên mà ông đặt chân đến là Nhật Bản, ông học tại trường Đại học Đông Kinh Công Nghiệp Tokyo. Ban đầu ông theo ngành Công nghệ sinh học rồi chuyển sang lĩnh vực Vật liệu xử lý thông tin. Ngay từ khi còn là sinh viên ông đã nhận được nhiều giải thưởng phát minh, sáng chế. Và sau phát minh đầu tiên "Vật liệu cảm quang" dùng trong máy photocopy ông đã trở thành mục tiêu “săn lùng" của các công ty lớn của Nhật Bản.



Friday, June 15, 2007

14/08 BP ngừng thăm dò ở Trường Sa


14 Tháng 6 2007 - Cập nhật 09h50 GMT
 


Một đảo tại Trường Sa
BP vẫn duy trì các dự án dầu khí khác ở Việt Nam
Tập đoàn dầu khí khổng lồ BP vừa quyết định ngừng một dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam.

Hãng BP đã xác nhận với BBC Việt Ngữ thông tin trên nhưng không muốn bình luận gì.

Trong khi đó hãng thông tấn Reuters trích lời phát ngôn nhân của BP Plc, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".

Khu biển xung quanh quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa đang được sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại đây.
Các đây mấy tháng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt việc Việt Nam và BP của Anh chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực Trường Sa cũng như tổ chức bầu cử Quốc hội trên quần đảo này.

Việt Nam còn có kế hoạch mở một số lô đấu thầu dầu khí tại vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Trung Quốc nói việc này là "đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được cũng như "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc".

Việt Nam luôn luôn khẳng định đây là vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của mình.

Năm 1988, hai nước có đụng độ ngắn trên biển vùng quanh Trường Sa, làm 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Tuy nhiên, tình hình gần đây đã bớt căng thẳng cùng với việc quan hệ Việt-Trung cải thiện.

Thăm dò địa chấn

Khu thăm dò địa chấn, lô 5.2, mà BP dự định tiến hành nằm ở giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km.

Tuy nhiên người phát ngôn của BP nói với Reuters rằng công việc tại các lô 5.2 và 5.3 là kế hoạch lâu dài chứ không phải trước mắt.

Ông David Nicholas cũng nói quyết định ngừng thăm dò tại lô 5.2 không ảnh hưởng gì tới các dự án khác mà BP đang tiến hành ở Việt Nam.

Tập đoàn BP bắt đầu vào hoạt động tại Việt Nam năm 1989 trong các lĩnh vực chính là thăm dò sản xuất dầu khí cũng như phân phối khí gas lỏng LPG và dầu nhờn.

BP đầu tư 1,3 tỷ đôla vào dự án khai thác khí Nam Côn Sơn. Dự án khổng lồ này bao gồm việc khai thác khí đốt từ hai mỏ khí Lan Tây và Lan Đô; công trình đường ống dẫn khí từ biển vào đất liền, cùng dự án xây dựng nhà máy điện Phú Mỹ 3 công suất trên 716 MW ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

BP cho hay hiện đang cung cấp khí gas phục vụ tới 40% nhu cầu điện năng của Việt Nam.




Lê Hồng Nam, Đà Nẵng
Qua sự kiện hãng dầu BP "rút lui chiến thuật" như vầy hỏi ai có thể lên tiếng rằng kinh tế không liên quan gì đến chính trị, cần phát triển kinh tế trước đã, không vội bàn đến dân chủ, nhân quyền làm gì?
Việt Nam nên theo quỹ đạo dân chủ của thế giới, pháp trị hẳn hoi kết tình thân với Mỹ và các nước mạnh khác như một người bạn thật sự không giả dối đối phó cho qua. Vì lịch sử cho thấy rằng Mỹ chưa bao giờ chiếm một tấc đất của VN. Còn TQ thì luôn nhìn sang HN và muồn biến nó thành một tỉnh của TQ trước.
Nhật bản và Đài Loan rất khôn ngoan khi lựa chọn phương án trên để Trung Quốc không dám đụng đến. TQ luôn miệng hăm doạ Đài Loan nhưng cũng chẳng bao giờ dám dùng vũ lực vì họ không ngu gì khi đối đầu với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Nói như anh Josie, Vancouver là có lí khi VN chỉ an toàn thêm nếu như được bảo hộ an ninh. Nếu không thì Đảng CS một ngày nào đó phải nhượng quyền vì không có khả năng đối đầu... Đến lúc đó thì quá muộn màng và đó là một vết nhơ không gì tẩy xoá được.
Đừng hy vọng Đảng có khả năng bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trở về quá khứ chưa khi nào Đảng nhu nhược trước ngoại bang như hiện nay, nội tình Đảng bị băng hoại và lòng tin mù quáng của nhân dân vào Đảng đã mất. Hàng chục năm nay Đảng đã phát hiện được một tên gián điệp Trung Quốc nào chưa ngoài việc bắt mấy tên gián điệp không biết của quốc gia nào? Đảng gọi là gián điệp nhưng loại gián điệp gì mà hoạt động công khai cả thế giới đều biết nữa chứ? Gián điệp gì mà cảnh báo ngoại xâm còn Đảng thì bịt mồm họ?
Châu Võ, NY, USA
Nhật Bản và Đài Loan cách Trung Quốc bằng eo biển; Đại Hàn cách TQ bởi Bắc Triều Tiên. Còn VN ta thì nằm sát nách họ. Vả lại, những nước trên giàu về kinh tế và mạnh về quân sự, phía sau lại còn có chỗ "chống lưng" bởi những nước hùng cường. Việt Nam thiếu tất cả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào nhường nhịn TQ mãi như thế. Dù ai là người nắm giữ quyền lực tại VN cũng phải yêu tổ quốc của họ. Nếu không giữ được dù một tất đất của tổ quốc thì cũng là một tội đồ của muôn đời sau.
QYMM
Hmm, sự kiện này ở trên BBC cũng đã mấy ngày mà sao báo chí Việt Nam nhà ta “im re bà rè” vậy nhỉ? Hay là chưa có chỉ thị vì ông phát ngôn viên của bộ ngoại giao chưa nói gì hết thì nên “im lặng là vàng”? Vụ này và vụ ông chủ tịch quốc hội Việt nam qua thăm TQ, bị lên mặt dạy đời mà im re, rồi vụ dân đánh cá Việt Nam bị TQ bắn chết rồi đổ cho tội “cướp biển”…báo chí Việt Nam nói qua loa đại khái, phản kháng yếu ớt, cứ như chuyện xảy ra ở đâu đâu chứ không phải với dân Việt mình. Hèn vừa thôi chứ hèn gì mà hèn quá vậy? Ngày xưa cha ông ta gởi sứ qua Bắc kinh, vô tới nơi đối đáp với vua Tàu cũng đâu có đến nỗi “run” cỡ này? Đồng chí đấy, nhưng họ chơi khăm mình thì lại không làm gì được! Báo VN đăng vụ TQ qua ta mua chè vàng gì đó, thế là chặt tất tật để bán! Đâu có khác gì thời “bọn bành trướng bá quyền phương Bắc” thời thập niên 80 qua ta mua móng trâu đâu!
Ẩn danh
Một vị lãnh đạo VN cao cấp nhất vô cùng sáng suốt thì có thể lật ngược thế cờ. Có nhiều cách giải quyết, điển hình như trong vụ Trường sa hiện tại. Hãng BP của Anh quốc không dám thì còn Exxon Mobil của Mỹ, Shell của Hòa lan và do đó có khối Euro12 ủng hộ (Anh quốc không nằm trong khối sử dụng đồng Euro). VN có thể ký thỏa thuận bán tất cả số dầu khai thác được cho Mỹ nếu Exxon Mobil tìm được, và cho Euro12 nếu Shell tìm được. Nếu cần thì đem luôn Halliburton vô cùng hùng mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị vào, cho dù họ có nhiều điểm không minh bạch về tài chính (gần đây họ dọn tổng hành dinh ra khỏi Mỹ để tránh bị điều tra, nay họ đặt tại Dubai).
Giấu tên
Sẵn đây nói qua một vấn đề liên can là việc ông Triết, Dũng đi Mỹ, nên được cộng đồng VN hải ngoại làm ngơ hay chống đối chút đỉnh, chứ đừng nên chống đối quá mạnh, vì dù sao nếu hai ông này thân Mỹ thì cho dù là CS vẫn hơn là họ thân TQ như một số "Thái thượng hoàng" đang đứng phía sau cánh gà giật dây nhiều đàn em phá hoại chính quyền hiện tại. Trong một bước, ông Triết, Dũng không thể xoay chuyển cả một hệ thống thân TQ được dựng nên khá chắc chắn trong vài chục năm qua.
Tôi nghĩ, không ủng hộ nhưng cũng không nên chống ông Triết, Dũng quá mạnh như nhiều kiều bào VN tại Mỹ hiện nay, vì nếu họ "thành công" trong việc hạ nhục, hạ bệ ông Triết, Dũng thì họ cũng không thể hạ bệ cả hệ thống CSVN, và số người lên kế nhiệm các ông này sau này sẽ lại càng thân TQ, từ đó càng làm hại VN không kể siết.
Ẩn danh
Gởi các bạn kêu gọi dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa. Theo tôi nghĩ dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề xung đột đã trở nên lỗi thời và không có hiệu quả. Hãy nhìn xem, quân đội Hoa Kỳ được trang bị đến tận răng như vậy mà qua bao năm vẫn không thể giải quyết nổi nhưng vấn đề ở Afghanistan và Irag. Nếu các bạn muốn Việt Nam dùng biện pháp quân sự để giành lại Hoàng Sa thì liệu các bạn dám tình nguyện hay để cho con em các bạn tình nguyện tham chiến hay không?
Theo tôi nghĩ cái gì là chân lý thì trước sau gì cũng sẽ chiến thắng. Tôi cho rằng với sự phát triển của văn minh loài người, thế giới sẽ tiến tới đại đồng, sẽ có những thể chế ví dụ như Toà Án Quốc Tế Về Lãnh Thổ chẳng hạn sẽ là nh! ng cơ quan tài phán về những tranh chấp lãnh thổ giữa các nước. Nước nào tuân theo luật chơi quốc tế thì mới có thể tồn tại được nơi xứ sở văn minh của loài người.
Còn hiện nay, nếu không khéo léo trong vấn đề chủ quyền Trường Sa và Hoàng sa, Việt nam sẽ có nguy cơ lâm vào một cuộc chiến với anh láng giềng khổng lồ. Dù thắng hay thua trong cuộc chiến này thì đất nước Việt Nam cũng sẽ quay trở lại mức phát triển của thế kỷ 19.
Thế Hùng
Qua sự kiện hãng dầu BP "rút lui chiến thuật" như vầy hỏi ai có thể lên tiếng kinh tế không liên quan gì đến chính trị, cần phát triển kinh tế trước đã, không vội bàn đến dân chủ, nhân quyền làm gì, phó mặc mọi chuyện lớn nhỏ cho CS quyết định. Cả đất nước đã nằm gọn trong tay CS không đòi lại được, vậy thử hỏi dân VN có đổ xương máu giành lại được TS với HS thì cũng nạp cho CS thôi. Chống TQ thì CS không dám đâu, nhưng sẽ phát động mặt trận đánh võ miệng, rồi từ đấy anh dân VN nào mà ló mòi "phản động", đảng sẽ tóm ngay đề trừ hậu hoạn với tội gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tiếp tay cho thế lực thù địch ngoại bang.
Quang Le, New York
1. Việt Nam nên theo quỹ đạo dân chủ của thế giới, pháp trị hẳn hoi kết tình thân với Mỹ và các nước mạnh khác như một người bạn thật sự không giả dối đối phó cho qua. Vì lịch sử cho thấy rằng Mỹ chưa bao giờ chiếm một tấc đất của VN. Còn TQ thì luôn nhìn sang HN và muồn biến nó thành một tỉnh của TQ trước.
Nhật bản và Đài Loan rất khôn ngoan khi lựa chọn phương án trên để Trung Quốc không dám đụng đến. TQ luôn miệng hăm doạ Đài Loan nhưng cũng chẳng bao giờ dám dùng vũ lực vì họ không ngu gì khi đối đầu với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
2. Nói như anh Josie, Vancouver là có lí khi VN chỉ an toàn thêm nếu như được bảo hộ an ninh. Nếu không thì Đảng CS một ngày nào đó phải nhượng quyền vì không có khả năng đối đầu... Đến lúc đó thì quá muộn màng và đó là một vết nhơ không gì tẩy xoá được.
Quốc Huy
Đừng hy vọng Đảng có khả năng bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trở về quá khứ chưa khi nào Đảng nhu nhược trước ngoại bang như hiện nay, nội tình Đảng bị băng hoại và lòng tin mù quáng của nhân dân vào Đảng đã mất. Hàng chục năm nay Đảng đã phát hiện được một tên gián điệp Trung Quốc nào chưa ngoài việc bắt mấy tên gián điệp không biết của quốc gia nào, Đảng gọi là gián điệp nhưng loại gián điệp gì mà hoạt động công khai cả thế giới đều biết nữa chứ? Gián điệp gì mà cảnh báo ngoại xâm còn Đảng thì bịt mồm họ? Đảng chỉ chăm lo lợi ích của một thiểu số người đánh đổi lợi ích của cả dân tộc thôi
An Danh, Kiên Giang, Việt nam
Thật thất vong, một lần nữa chúng ta lại là kẻ hèn nhát, hết Sân vận động Mỹ Đình giờ tới Dự an mày. Còn gi hỡi những anh hùng quá khứ làm luôn đi. Tôi là người dân rất thất vọng với nhiều cách cư xử nhút nhát như vậy. Một số người chóp bu trong chính quyền chỉ biết bám gót đề ăn xin quyền lực cho riêng mình, nhưng miệng lúc nào cũng vì dân.
Xetho, Sài gòn, Việt nam
Chúng ta không thể chiến tranh qui ước với trung quốc dược,nhưng ai bảo là không thể chiến tranh du kích trên biển dược.dể nhấn chìm tất cả các tàu chiến của trung quốc trên biển dông không phải là việc không thể làm dược?.chỉ tại vì dảng cs.vn.chỉ muốn hưởng thụ tư bản mà thôi./.
Tuan, TP HCM, Việt nam
Đọc những dòng của một số bạn đọc tôi cảm thấy họ rất khóai trá và lấy điều này làm luận cứ để chỉ trích CP VN, cho rằng CP VN yếu hèn sợ hãi TQ... Các vị giỏi nói thật, bộ các vị tưởng lãnh đạo VN muốn nhịn nhường với TQ hả? Các vị có biết rằng TQ hiện giờ như thế nào không? Một ví dụ nhỏ thôi: Chỉ cần VN dự định tạm ngừng nhập khẩu trái cây có hóa chất bảo quản gây ung thư của TQ là họ đã đóng cửa biên giới không giao thương nữa. Ai thiệt hại thì các vị cũng biết rồi. Các vị ngồi nhà chửi bới, chê trách, mỉa mai người này người kia thì giởi. Có ai thử đứng lên nói cho mọi người biết là mình đã làm được một điều gì thiết thực cho VN không. Theo các vị bây giờ CP VN phải làm gì? đứng lên chửi bới TQ hả, hay bắt tay với Mỹ đưa tàu chiến ra Hòang Sa giữ đảo... Tôi thì tin chắc rằng nếu tranh chấp giữa TQ và VN nổ ra, xét về mối quan hệ thương mại hiện nay với TQ, Mỹ chắc chắn khoanh tay đứng nhìn mà thôi, cao lắm thì góp cho một vài lời gì đó. Hãy nhìn Đài Loan đi, đồng minh lâu đời với Mỹ đấy. Vậy mà khi TQ tuyên bố ai công nhận Đài loan là 1 quốc gia độc lập thì tuyệt giao luôn, nước Mỹ hùng mạnh của các vị đã làm gì? Đành phải công nhận một nước TQ duy nhất và không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia độc lập khỏi TQ. Thế đấy!!! Nếu giao đất nước này cho các vị thì chắc trong vài ngày là đánh nhau với TQ luôn.
Steven Dzo, Sài Gòn
Tôi nghĩ người dân cũng rất bất ngờ và khó hiểu vì sao Việt Nam lại quá nhượng bộ TQ quá đáng như vậy trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Có thể không thể dùng vũ lực để giải quyết trong tình hình hiện nay (vì nhiều lý do), nhưng cái cách mà giới cầm quyền Việt Nam phản ứng lại một cách yếu ớt những đòi hỏi quá đáng và vô lý của TQ thì quả thật là khó hiểu. Tôi không biết Đảng CS Việt Nam có những thỏa thuận ngầm gì với TQ hay không, hay họ quá sợ cái bóng quá lớn của "người đồng chí" nên không dám phản ứng lại.
Josie Nguyễn, Vancouver
Tranh chấp về chủ quyền ở vùng này không chỉ là với TQ mà thôi, mà còn với các nước lân cận khác nữa . Duy có TQ thì to tiếng hơn . Mình nói là mình có chủ quyền thì không ăn thua gì cả, phải tìm cách thương lượng hai bên là bước đầu tiên, nếu không thành thì tìm cách đưa ra toà án trọng tài quốc tế song song với vận động ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình của thế giới. Tuy nhiên, khi đưa ra toà án trọng tài quốc tế mà nhỡ thua kiện thì làm sao đây ?
Thực ra TQ cũng rất muốn VN sử dụng vũ lực vì như vậy thì rơi vào cạm bẫy của họ ngay . Về mặt quân sự thì VN hoàn toàn không có sức chống cự - VN không có các chiến đấu cơ tối tân nhất có thể đánh chìm tầu ngầm, mà có tiền mua người ta cũng không bán vì Mỹ và Nga dại gì mà đi chọc giận TQ. Và nếu có bán thì Mỹ chỉ bán những món có kỹ thuật đời cũ hơn cái tối tân nhất để còn thủ cho mình chứ!
Hơn nữa, Mỹ và VN không có hiệp ước nhận Mỹ là nước bảo hộ an ninh cho mình như Mỹ đã ký với Đài Loan và Nhật Bản. Thứ hai là các tầu ngầm của TQ có gắn các tên lửa có khả năng bắn các đầu đạn nguyên tử tầm ngắn và tầm trung; và như vậy là họ có thể san bằng 100% toàn bộ TS mà không cần một bộ đội nào phải bước chân lên đảo.
Tuy nhiên tôi không nghĩ TQ sẽ làm như vậy vì các tên lửa có gắn đầu đạn nguyên tử là dùng vào bước cuối cùng để giải quyết vấn đề Đài Loan nếu phải đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ . Các bạn nên nhớ là các nước láng giếng khác đang chời xem VN và TQ giải quyết như thế nào để họ còn! toan tính bước cờ thứ hai để thủ lợi.
Đây là một thử thách rất lớn đối với giới ngoại giao VN. Thế giới của thế kỷ 21 là cạnh tranh bằng khoa học kỹ thuật quân sự, kinh tế và tri thức ngoại giao, những cách làm theo kiểu hô khẩu hiệu và anh hùng rơm đã lỗi thời vì sẽ không hiệu quả .
Tam V, Đan Mạch
Chúng tôi đã biết được những khó khăn và kẻ hở nơi mọi chiến tuyến đối đầu với địch kể từ năm 1973 với chính sách ”Việt nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Sau khi Mỹ rút đệ thất hạm đội ra khỏi biển đông thì chúng tôi gặp thêm nhiều khó khăn hơn khi phải đối phó đủ mọi mặt từ phương bắc với CSVN, phiá tây với hạ Lào và Campuchia và biển đông lo gìn giữ hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Trước 1974 quân đội chúng tôi gồm Hải quân, Biệt kích và người nhái thường xuyên canh giữ hai tiền đồn này. Khi hạm đội TQ bắn chìm chiến hạm VNCH, Hà Nội đã không lên tiếng một lời. Nghĩ thật đau lòng ”gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau”, đến khi giặc ngoại xâm đến chiếm thì không thể nào trở tay cho kịp!
Trong ”mùa hè đỏ lửa” năm 1972, quân đội miền Bắc đem năm chục ngàn quân với T54 tràn qua tấn chiếm Quảng trị thế mà quân đoàn 1 còn tái chiếm được, nhưng tháng 9/1974 thì quân đội VNCH đành bó tay bỏ mất Hoàng Sa vì ”tứ đầu thọ địch”! Âu đây cũng thêm một bài học ”tin người”quý giá của lịch sử Việt nam ta đã để lại sau kinh nghiệm đau xót mất Cổ Loa thành cũng vì lòng nhẹ dạ quá tin người của công chuá Mị nương đối với Trọng Thủy, hay của Hùng Vương đối với Triệu Đà gian hùng.
Samuel P. Huntington đã tiên đoán những xung đột thế giới sau chiến tranh lạnh trong bài bình luận ”The clash of civilisations”, và những sự kiện xảy đến đúng như ông nhận định, điển hình là biến cố 11/9. Trong bài cũng đã dề cập đến sức mạnh hải quân của Trung quốc ở biển Đông và Thái Bình Duơng cùng sự tranh chấp có thể xảy đến. Sự tranh chấp Trường Sa với tài nguyên to lớn trong lòng biển là chuyện không thể tránh trong tương lai.
Nguyễn Văn An, Hà Nội
Ngày trước Hồ Chí Minh đã nói ”Miền Nam là thịt của Việt Nam, là máu của Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn xong chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.Và nếu bất kỳ ai là người dân nước Việt đều hiểu rằng Trường Sa, Hoàng Sa là thịt của VN, là máu của VN, vậy tại sao Đảng yêu quý của ta ơi lại nhường phần máu thịt quý giá đấy cho TQ chứ?
HS, TS là tài sản của muôn đời người dân Việct chứ không phải là tài sản riêng của Đảng. Như Đảng vẫn nói:” Đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, vậy mà “người đầy tớ” này sẵn sàng bán rẻ tài sản của “chủ” cho người khác. Đảng ơi! Hãy làm tất cả để giữ lại TS, HS cho muôn đời con cháu nước Việt như cha ông ta đã làm. Đừng để con cháu chúng ta phải xấu hổ, đừng để con cháu chúng ta không còn một mảnh đất mà sinh sống. Hãy vì danh dự, vì tương lai của cả dân tộc, đừng vì lợi ích nhỏ nhoi của 1 bộ phận những người đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Ẩn danh, Hà Nội
Nhà nước ta đã nhường biển nhường đất cho đồng chí lớn mà không thông qua trưng cầu đân ý, họ không học lịch sử là nước ta đã từng có đại hội Diên hồng. Bản tin thời tiết đã từng gọi 2 quần đảo TS và HS là Nam Sa và Tây Sa (theo tên gọi của Trung Quốc), họ đã từng nhượng bộ khi TQ nói vùng đất có mộ của người TQ là đất của TQ. Chắc sắp tới đây họ công nhận đất ở gò Đống Đa nơi chôn hàng vạn quân xâm lược nhà Thanh là đất của TQ. Hỡi nhà cầm quyền lòng dân là phải thu hồi đất của ông cha còn ý Đảng thì như thế nào đây? Tình hình này còn kéo dài thì các vị hãy nhớ đến lịch sử tại sao nhà Hồ bị mất nước. Nước sẽ mất khi lòng dân không theo.
Minh Anh, TP HCM
Theo tôi thì chúng ta không nên nhượng bộ TQ nữa, ta mà cùng nhượng bộ chúng sẽ càng lấn tới. Đảo Trường Sa là của VN đã được khẳng định từ rất lâu rồi. Sau đó đến năm 1974 chúng mới chiếm đảo vậy mà lại bảo là của TQ thì thật vô lí.Tôi nghĩ nếu cần thì kể cả biện pháp cuối cùng là chiến tranh thì vẫn phải dùng thôi. Dân tộc VN có lòng yêu nước mà chúng ta đã bao giờ thua TQ đâu nhỉ? Tại sao phải sợ cơ chứ, cho dù có mất đi đồng chí nhưng giữ được chủ quyền thì vẫn phải làm.
Cần Thơ
Vừa rồi tổ chức bầu cử thành công trên TS cũng là một bước thành công trong việc lập lại chủ quyền. Các anh, các bác đòi đánh lại TQ. Thử hỏi khi chiến tranh xảy ra ai là người khổ nhất? Là nhân dân, là nền kinh tế vừa hồi phục của VN... Chỉ nên tăng cường phòng thủ quân sự tại TS. Hiện nay tại TS chúng ta đã có sân bay quân sự. Nếu có kinh phí mua máy bay chống Ngầm để phòng thủ TS thì hay quá.Thanh niên VN luôn quyết tâm bảo vệ TS và giành lại HS bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Danh Tín
Người VN có tật nói nhiều mà không làm gì cả. Hãy noi gương tổ tiên mà làm. Nguyễn Huệ đâu có nói nhiều trước khi vào Thăng Long. Năm 1974 tôi là người trong cuộc, chúng tôi đã chuẩn bị 6 phi đoàn F5E kéo ra Đà Nẵng để giải quyết vụ Hoàng Sa với mục tiêu là nhấn chìm toàn hạm đội của Trung Quốc. Nhưng vì nhiều lý do điều đó không thực hiện được, tất cả chúng tôi đều lấy làm tiếc là máu của mình đã không đổ xuống cho Hoàng Sa.
Giờ đây những ai đã không làm gì cho Hoàng Sa hãy tự kiểm điểm mình trước khi nói lời yêu nước. Hoàng Sa, Trường Sa, rồi còn những đâu nữa họ sẽ tuyên bố là lãnh thổ của họ?
Ẩn danh
Theo ý kiến của tôi thì người dân VN và chính phủ VN không cần nhượng bộ chính quyền TQ nữa mà cần làm hết sức để bảop vệ chủ quyền đất nước. Nếu cần chiến tranh thì cũng nên làm để giữ chủ quyền.
Mai Ninh, Sài Gòn
Đảng CS thật "sáng suốt" khi ký hiệp định biên giới, nhường đất, nhường biển cho "đồng chí" của mình. Để rồi giờ đây "đồng chí" lại được thể lấn lướt hơn. Dẫu biết rằng "đồng chí" này quá to, mạnh, nhưng trong lịch sử dân tộc chưa có "nhà nước" nào lại đê hèn "nhượng bộ" đến vậy!!! Làm cho đất nước nghèo nàn lạc hậu là một tội ác, vì tham quyền mà không thay đổi là tội bán nước, đời đời sẽ bị nguyền rủa.
Đa số các dân tộc trên thế giới đã chọn con đường dân chủ và đã phát triển. Đảng đừng ngụy biện lấy trình độ dân chúng thấp mà cố giữ lấy quyền lực. Vì quyền lực đó thuộc về tất cả người dân Việt cho dù đó chỉ là một trẻ sơ sinh chưa biết gì. Đừng dùng sức mạnh và "ngu dân" mà cho rằng mình là đại diện cho dân Việt. Đảng hãy biết sợ vì "luật nhân quả" luôn hiện hữu, "lưới trời tuy thưa mà khó thoát".

Monday, June 4, 2007

04/06 TQ sắp ổn định quy chế dân Việt gốc Hoa


04 Tháng 6 2007 - Cập nhật 13h47 GMT
 

Công dân Trung Quốc
Luật tỵ nạn sẽ giúp những người Việt gốc Hoa gia nhập quốc tịch Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc đang soạn luật tỵ nạn với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, cho phép ổn định quy chế hàng vạn người Việt gốc Hoa sang Trung Quốc gần 30 năm trước.

Trong thời gian diễn ra các vụ Nạn Kiều và cuộc xung đột biên giới Việt Trung năm 1979, hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị buộc phải bỏ nhà cửa để chạy sang Trung Quốc.
Từ con số 260 nghìn, sống tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Giang Tây và đảo Hải Nam, nay những người thuộc nhóm này ước tính có khoảng 300 nghìn.
Cao Ủy về Người Tị nạn của LHQ cho BBC biết họ đã và đang làm việc với chính phủ Trung Quốc để cho ra luật về người tị nạn và luật này coi như bước ổn định về thân thế để tiến tới bước sau là nhập quốc tịch.
Trưởng đại diện của Cao ủy Tỵ nạn tại Bắc Kinh Verrapong Vongvarotai nói rằng "với một cơ cấu rõ ràng hơn về hệ thống giải quyết thì tình trạng của người tỵ nạn tại Trung Quốc nói chung và người tỵ nạn Việt gốc Hoa tại Trung Quốc sẽ được làm rõ hơn".
Ngoài ra, ông Verrapong Vongvarotai cũng cho biết rằng Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) 'sẽ có cuộc thảo luận mang tính cột mốc với quan chức Trung Quốc vào giữa tháng Bảy này.'
Thế nhưng, theo ông để được thành luật thì chắc phải đợi sang năm 2008.
 Có ít người muốn quay lại Việt Nam và nói nếu họ quay lại thì muốn kèm điều kiện là phải được trả nhà và đất
 
Ông Verrapong Vongvarotai

Những người Việt gốc Hoa tị nạn tại Trung Quốc tuy không có quyền bầu cử vì không phải là công dân nhưng có được hưởng các khoản phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và lương hưu trí.
Một số người đã xin vào quốc tịch và chính quyền xem xét theo từng trường hợp và phóng viên BBC Việt Ngữ tại Bangkok nói rằng cũng có trường hợp chính quyền địa phương cấp hộ chiếu mà không thông qua sự chuẩn thuận từ cấp trung ương.
Trưởng đại diện UNHCR tại Bắc Kinh cũng cho biết "có ít người muốn quay lại Việt Nam và nói nếu họ quay lại thì phải trả lại nhà và đất".
Ông nói 'với lý do đó thì Việt Nam bác bỏ sự trở lại và cho rằng hồi hương thì cứ hồi hương nhưng không có điều kiện kèm theo'.
Mức sống của người tỵ nạn gốc Hoa nay cũng đã và đang đạt ngang mức sống của người dân Trung Quốc bình thường.
Mục đích cuối cùng của việc bình thường hóa tư cách của những người gốc Hoa mà quốc tế gọi là 'người tỵ nạn Đông Dương' này là trao cho họ quốc tịch Trung Quốc.

Nạn Kiều và Cuộc Chiến 1979

Trong cuộc chiến Việt Nam, Bắc Kinh là đồng minh thân thiết của Hà Nội và đã trợ giúp miền Bắc rất nhiều.
Sang thập niên 70, khi Việt Nam hướng đến thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và cùng với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, tình cảm hai nước cộng sản châu Á kém mặn mà hơn.
Việc Việt Nam liên minh rõ rệt với Liên Xô sau 1975 và đưa quân sang Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn đã khiến quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình dùng cuộc chiến Biên giới để 'dạy cho Việt Nam một bài học'

Hàng vạn người Việt gốc Hoa, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc đã trở thành nạn nhân của xung đột hai nước.

Theo phía Việt Nam, những người này bị Trung Quốc lôi kéo bỏ Việt Nam đi nhằm làm nền kinh tế mất hẳn những lao động quan trọng như trong hầm mỏ và các ngành thương nghiệp.
Theo phía Trung Quốc, chính quyền của ông Lê Duẩn đã xua đuổi các 'nạn kiều' vì mục tiêu sắc tộc và chính trị.

Báo chí Việt Nam thời gian đó cáo buộc các phần tử 'thân bành trướng' trong các cộng đồng người Hoa, cả ở phía Bắc và phía Nam, làm 'gián điệp' hoặc tổ chức các vụ phá hoạch kinh tế.
Ngoài số đông người Hoa sang Trung Quốc bằng đường bộ, bằng thuyền, hoặc qua ngả Lào hoặc Campuchia, còn một số khác đã đến Hong Kong và các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á cùng thuyền nhân người Việt.

Vụ 'Nạn Kiều' và việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia nằm trong số các yếu tố dẫn tới cuộc Chiến Tranh Biên Giới tháng Hai 1979.

Hàng vạn quân Giải phóng Trung Quốc đã đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17.02.1979.
Cho đến ngày 5 tháng Ba, Trung Quốc chính thức ra lệnh rút quân. Hai bên có các nhận định khác hẳn nhau về cuộc chiến và cùng cho là mình thắng lợi.

Căng thẳng quân sự và các vụ pháo kích làm quan hệ hai bên bị 'nhiễm độc' nhiều năm và chỉ được bình thường hóa năm 1991.






Thanh Nam, Sài Gòn
Có một nguyên nhân rất quan trọng làm người Việt Gốc Hoa phải bỏ lại tất cả để trở về nước là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh 1977. Nạn nhân thiệt hại lớn chủ yếu là người người Hoa vì họ có nhiều cơ sở kinh doanh, nhà máy lớn. Chính nguyên nhân chủ yếu này cộng với sự bất ổn giữa hai nước đã tạo một làn sóng hồi hương thời bấy giờ. Thử hỏi nếu bạn ly hương để mong xây dựng một tương lai cho mình mà nơi đó không còn là nơi bình yên cho bạn làm ăn sinh sống thì bạn sẽ làm gì?
Còn về tài sản của người Hoa bị mất khi buộc phải bỏ để chạy cũng như bị mất trong cuộc CTCTNTBTD thì phải trả lại cho họ bao nhiêu phần trăm là hợp đạo lý. Người Hoa hiện đang sinh sống tại Việt Nam có đầy đủ quyền lợi nghĩa vụ như một công dân Việt Nam bình thường khác thì không thể phủ nhận quyền lợi trách nhiệm của người Hoa với Việt Nam vì những bất ổn trong quá khứ mà phải hồi hương. Họ cũng chỉ là những người dân như bao người dân khác gánh chịu những mất mát do lịch sử để lại.
Thanh, VN
Tôi là người chứng kiến cảnh người Hoa chạy như chết tới nơi để tránh CSVN. Tôi cũng là người của chế độ cũ nhưng tôi biết một việc là sự thật: VN không xua đuổi người Hoa. Không biết họ nghe nguồn tin từ đâu mà rủ nhau chạy khỏi VN, gây tình hình hỗn lọan trong nước.
Lúc đó tôi biết và nhiều người cũng biết đó là chiến tranh tâm lý mà TQ phát động nhằm làm tình hình VN càng rối ren hơn.TQ cũng từng là nước xách động người Hoa ở Indonesia nổi lên nhằm lật đổ chính quyền, chính vì vậy cũng có lúc Indonesia tuyên bố cắt đứt quan hệ vĩnh viễn với TQ.
TQ là mối đe dọa thường xuyên cho các nước nước ĐNá và họ cũng không từ thủ đoạn lôi kéo cộng đồng người Hoa ở các nước nầy tiếp tay cho họ. Bản chất cộng đồng người Hoa ở hải ngoại là luôn hướng về quê hương nên TQ tranh thủ tình cảm nầy của cộng động người Hoa. Đừng tin những gì TQ nói!
David Luong, San Diego, USA
Người Hoa thì phải trở về Trung Hoa, như lá rơi phải rụng về cội chứ? Đó là điều công bình. Tại sao tách rời họ khỏi cộng đồng Trung Hoa? Ngôn ngữ và nguồn gốc của họ vẫn còn đó thì làm sao nói họ không phải là người Hoa được? Việc nhập tịch hay không nhập tịch đâu phải là vấn đề phải đặt nặng?
Xih Lu
Trong cuộc chiến biên giới TQ đã thắng về mặt chiến lược khi chứng minh được Hiệp ước tương trợ Việt- Xô chỉ là giả tạo. Nhưng họ một lần nữa lại thất bại nghiêm trong về chiến thuật khi thua trận trong khi Quân chủ lực VN vẫn còn tập trung ở Campuchia. Các tỉnh lị ở biên giới bị tàn phá nặng nhưng mau chóng được phục hồi sau đó. Còn về việc dạy cho VN một bài học thì người TQ phải xem lại. 2000 năm nay không biết ai dạy ai!