Monday, June 4, 2007

04/06 TQ sắp ổn định quy chế dân Việt gốc Hoa


04 Tháng 6 2007 - Cập nhật 13h47 GMT
 

Công dân Trung Quốc
Luật tỵ nạn sẽ giúp những người Việt gốc Hoa gia nhập quốc tịch Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc đang soạn luật tỵ nạn với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, cho phép ổn định quy chế hàng vạn người Việt gốc Hoa sang Trung Quốc gần 30 năm trước.

Trong thời gian diễn ra các vụ Nạn Kiều và cuộc xung đột biên giới Việt Trung năm 1979, hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị buộc phải bỏ nhà cửa để chạy sang Trung Quốc.
Từ con số 260 nghìn, sống tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Giang Tây và đảo Hải Nam, nay những người thuộc nhóm này ước tính có khoảng 300 nghìn.
Cao Ủy về Người Tị nạn của LHQ cho BBC biết họ đã và đang làm việc với chính phủ Trung Quốc để cho ra luật về người tị nạn và luật này coi như bước ổn định về thân thế để tiến tới bước sau là nhập quốc tịch.
Trưởng đại diện của Cao ủy Tỵ nạn tại Bắc Kinh Verrapong Vongvarotai nói rằng "với một cơ cấu rõ ràng hơn về hệ thống giải quyết thì tình trạng của người tỵ nạn tại Trung Quốc nói chung và người tỵ nạn Việt gốc Hoa tại Trung Quốc sẽ được làm rõ hơn".
Ngoài ra, ông Verrapong Vongvarotai cũng cho biết rằng Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) 'sẽ có cuộc thảo luận mang tính cột mốc với quan chức Trung Quốc vào giữa tháng Bảy này.'
Thế nhưng, theo ông để được thành luật thì chắc phải đợi sang năm 2008.
 Có ít người muốn quay lại Việt Nam và nói nếu họ quay lại thì muốn kèm điều kiện là phải được trả nhà và đất
 
Ông Verrapong Vongvarotai

Những người Việt gốc Hoa tị nạn tại Trung Quốc tuy không có quyền bầu cử vì không phải là công dân nhưng có được hưởng các khoản phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và lương hưu trí.
Một số người đã xin vào quốc tịch và chính quyền xem xét theo từng trường hợp và phóng viên BBC Việt Ngữ tại Bangkok nói rằng cũng có trường hợp chính quyền địa phương cấp hộ chiếu mà không thông qua sự chuẩn thuận từ cấp trung ương.
Trưởng đại diện UNHCR tại Bắc Kinh cũng cho biết "có ít người muốn quay lại Việt Nam và nói nếu họ quay lại thì phải trả lại nhà và đất".
Ông nói 'với lý do đó thì Việt Nam bác bỏ sự trở lại và cho rằng hồi hương thì cứ hồi hương nhưng không có điều kiện kèm theo'.
Mức sống của người tỵ nạn gốc Hoa nay cũng đã và đang đạt ngang mức sống của người dân Trung Quốc bình thường.
Mục đích cuối cùng của việc bình thường hóa tư cách của những người gốc Hoa mà quốc tế gọi là 'người tỵ nạn Đông Dương' này là trao cho họ quốc tịch Trung Quốc.

Nạn Kiều và Cuộc Chiến 1979

Trong cuộc chiến Việt Nam, Bắc Kinh là đồng minh thân thiết của Hà Nội và đã trợ giúp miền Bắc rất nhiều.
Sang thập niên 70, khi Việt Nam hướng đến thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và cùng với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, tình cảm hai nước cộng sản châu Á kém mặn mà hơn.
Việc Việt Nam liên minh rõ rệt với Liên Xô sau 1975 và đưa quân sang Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn đã khiến quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình dùng cuộc chiến Biên giới để 'dạy cho Việt Nam một bài học'

Hàng vạn người Việt gốc Hoa, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc đã trở thành nạn nhân của xung đột hai nước.

Theo phía Việt Nam, những người này bị Trung Quốc lôi kéo bỏ Việt Nam đi nhằm làm nền kinh tế mất hẳn những lao động quan trọng như trong hầm mỏ và các ngành thương nghiệp.
Theo phía Trung Quốc, chính quyền của ông Lê Duẩn đã xua đuổi các 'nạn kiều' vì mục tiêu sắc tộc và chính trị.

Báo chí Việt Nam thời gian đó cáo buộc các phần tử 'thân bành trướng' trong các cộng đồng người Hoa, cả ở phía Bắc và phía Nam, làm 'gián điệp' hoặc tổ chức các vụ phá hoạch kinh tế.
Ngoài số đông người Hoa sang Trung Quốc bằng đường bộ, bằng thuyền, hoặc qua ngả Lào hoặc Campuchia, còn một số khác đã đến Hong Kong và các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á cùng thuyền nhân người Việt.

Vụ 'Nạn Kiều' và việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia nằm trong số các yếu tố dẫn tới cuộc Chiến Tranh Biên Giới tháng Hai 1979.

Hàng vạn quân Giải phóng Trung Quốc đã đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17.02.1979.
Cho đến ngày 5 tháng Ba, Trung Quốc chính thức ra lệnh rút quân. Hai bên có các nhận định khác hẳn nhau về cuộc chiến và cùng cho là mình thắng lợi.

Căng thẳng quân sự và các vụ pháo kích làm quan hệ hai bên bị 'nhiễm độc' nhiều năm và chỉ được bình thường hóa năm 1991.






Thanh Nam, Sài Gòn
Có một nguyên nhân rất quan trọng làm người Việt Gốc Hoa phải bỏ lại tất cả để trở về nước là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh 1977. Nạn nhân thiệt hại lớn chủ yếu là người người Hoa vì họ có nhiều cơ sở kinh doanh, nhà máy lớn. Chính nguyên nhân chủ yếu này cộng với sự bất ổn giữa hai nước đã tạo một làn sóng hồi hương thời bấy giờ. Thử hỏi nếu bạn ly hương để mong xây dựng một tương lai cho mình mà nơi đó không còn là nơi bình yên cho bạn làm ăn sinh sống thì bạn sẽ làm gì?
Còn về tài sản của người Hoa bị mất khi buộc phải bỏ để chạy cũng như bị mất trong cuộc CTCTNTBTD thì phải trả lại cho họ bao nhiêu phần trăm là hợp đạo lý. Người Hoa hiện đang sinh sống tại Việt Nam có đầy đủ quyền lợi nghĩa vụ như một công dân Việt Nam bình thường khác thì không thể phủ nhận quyền lợi trách nhiệm của người Hoa với Việt Nam vì những bất ổn trong quá khứ mà phải hồi hương. Họ cũng chỉ là những người dân như bao người dân khác gánh chịu những mất mát do lịch sử để lại.
Thanh, VN
Tôi là người chứng kiến cảnh người Hoa chạy như chết tới nơi để tránh CSVN. Tôi cũng là người của chế độ cũ nhưng tôi biết một việc là sự thật: VN không xua đuổi người Hoa. Không biết họ nghe nguồn tin từ đâu mà rủ nhau chạy khỏi VN, gây tình hình hỗn lọan trong nước.
Lúc đó tôi biết và nhiều người cũng biết đó là chiến tranh tâm lý mà TQ phát động nhằm làm tình hình VN càng rối ren hơn.TQ cũng từng là nước xách động người Hoa ở Indonesia nổi lên nhằm lật đổ chính quyền, chính vì vậy cũng có lúc Indonesia tuyên bố cắt đứt quan hệ vĩnh viễn với TQ.
TQ là mối đe dọa thường xuyên cho các nước nước ĐNá và họ cũng không từ thủ đoạn lôi kéo cộng đồng người Hoa ở các nước nầy tiếp tay cho họ. Bản chất cộng đồng người Hoa ở hải ngoại là luôn hướng về quê hương nên TQ tranh thủ tình cảm nầy của cộng động người Hoa. Đừng tin những gì TQ nói!
David Luong, San Diego, USA
Người Hoa thì phải trở về Trung Hoa, như lá rơi phải rụng về cội chứ? Đó là điều công bình. Tại sao tách rời họ khỏi cộng đồng Trung Hoa? Ngôn ngữ và nguồn gốc của họ vẫn còn đó thì làm sao nói họ không phải là người Hoa được? Việc nhập tịch hay không nhập tịch đâu phải là vấn đề phải đặt nặng?
Xih Lu
Trong cuộc chiến biên giới TQ đã thắng về mặt chiến lược khi chứng minh được Hiệp ước tương trợ Việt- Xô chỉ là giả tạo. Nhưng họ một lần nữa lại thất bại nghiêm trong về chiến thuật khi thua trận trong khi Quân chủ lực VN vẫn còn tập trung ở Campuchia. Các tỉnh lị ở biên giới bị tàn phá nặng nhưng mau chóng được phục hồi sau đó. Còn về việc dạy cho VN một bài học thì người TQ phải xem lại. 2000 năm nay không biết ai dạy ai!
 

No comments:

Post a Comment