Wednesday, November 16, 2011

16/11 Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương


Tác giả: C. RAJA MOHAN

Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.
Câu chuyện thứ nhất là sự công nhận ngày càng rộng rãi về việc các vấn đề an ninh biển ở Đông Á phải được giải quyết trong khuôn khổ rộng hơn của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thứ hai là sự suy yếu của Mỹ, nước bảo đảm an ninh chính ở Ấn Độ Dương và Thái Bình dương trong suốt nhiều thập niên qua. Thứ ba là sự thay đổi trong định hướng biển của Ấn Độ, từ một tác nhân đơn lẻ sang một đối tác sẵn sàng xây dựng liên minh trên biển.
Kết hợp ba luồng xu hướng này mở ra không gian cho Delhi và Canberra tích cực tham vấn nhau hơn về các vấn đề trên biển và xác lập khuôn khổ hợp tác an ninh trong các vùng biển đang biến động không ngừng ở châu Á.
Theo truyền thống, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương luôn được coi là hai thế giới khác nhau và độc lập với nhau. Những diễn biến gần đây bắt đầu củng cố quan điểm thống nhất hơn về Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tăng trưởng cao của Đông Á đã tạo ra những mối liên kết kinh tế vững chắc hơn với khu vực Tây Á và với châu Phi giàu tài nguyên.
Không giống như nhiều nước Đông Á phải phụ thuộc vào Mỹ để duy trì trật tự tại vùng biển sâu của châu Á, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có tiềm lực và độc lập để đảm bảo các lợi ích mới của mình ở Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh cũng đang phát triển các hành lang vận tải biển và đường ống dẫn dầu từ Ấn Độ Dương qua Tây và Tây Nam Trung Quốc. Nước này cũng tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Mặt khác, khi quan hệ thương mại và kinh tế của Ấn Độ với Đông Á có trọng lượng lớn hơn, chính sách "Hướng Đông" của New Delhi cũng đã bao gồm một quy mô hải quân lớn hơn.
Những khác biệt rõ rệt trước đây giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sau đó cũng đang bắt đầu mờ dần. Trong khi Ấn Độ - Thái Bình Dương luôn có những tiểu vùng nhỏ, mỗi vùng lại có những vấn đề an ninh đặc trưng, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đã mang đến một đặc điểm địa chính trị rõ ràng.
Nếu như sự trỗi dậy của các cường quốc mới ở Đông Á là một phần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong hệ thống quốc tế, thì sự suy giảm tương đối nhanh của Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính đã lan rộng ra cả thế giới từ năm 2007 cũng vậy.
Những nghi ngờ về tính bền vững và độ tin cậy của các liên minh với Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì thế cũng không tránh khỏi nảy sinh. Giờ đây Washington đang phải đối mặt với những thách thức thực sự trong việc đảm bảo hài hòa các nguồn lực tài chính và quân sự đang dần eo hẹp với các cam kết ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Chắc chắn, Mỹ sẽ vẫn là một thế lực quân sự hùng mạnh nhất ở châu Á trong thời gian dài tới. Tuy nhiên, sự hiện diện từ sớm của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn do hoạt động chạy đua tăng cường tiềm lực quân sự hiện đại trong khu vực và việc theo đuổi chiến lược hai mặt của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc và Iran.
Washington vẫn liên tục khẳng định sẽ vẫn duy trì vai trò "cường quốc khu vực" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và chính quyền Obama đã hiện thực hóa các tuyên bố đó bằng việc ra sức tập trung các hoạt động ngoại giao với châu Á trong hai năm qua.
Mỹ đang tái bố trí lại lực lượng quân đội ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để nâng cao tính hiệu quả, điều chỉnh lại học thuyết quân sự nhằm đối phó với các thách thức mới xuất phát từ thực tế như việc từ chối tiếp nhận các căn cứ quân sự Mỹ của một số nước hay sắp xếp lại các quan hệ đối tác an ninh.
Củng cố các liên minh truyền thống với Nhật bản và Australia và xây dựng quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ cũng trở thành trọng tâm trong chiến lược mới của Mỹ, như một biện pháp để chia sẻ gánh nặng. Chuyển hướng chiến lược biển của Delhi một mở ra một nền tảng hoàn hảo cho cách tiếp cận mới này của Mỹ với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ấn Độ nằm ở vị trí trung tâm trong chiến lược an ninh của Anh ở Ấn Độ Dương từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Ấn Độ cung cấp các nguồn lực vô cùng cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong thời cai trị của Anh.
Sau khi giành độc lập và phân chia lãnh thổ năm 1947 (thành Liên bang Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan), Ấn Độ phải tập trung bảo vệ biên giới đất liền mới với Pakistan và Trung Quốc. Chính sách kinh tế hướng nội và chính sách đối ngoại không liên kết các khiến cho vấn đề biển không được coi trọng tại Ấn Độ.
Trong chiến tranh lạnh, Ấn Độ theo chủ trương không can thiệp quân sự và yêu cầu các cường quốc rời khỏi Ấn Độ Dương và để cho các quốc gia ven biển đang phát triển của khu vực tự quyết định hệ thống an ninh cho mình.
Cách tiếp cận thiếu thực tế của Delhi ở Ấn Độ Dương bắt đầu thay đổi từ những năm 1990 khi Ấn Độ mở cửa nền kinh tế và nối lại liên lạc với các nước láng giềng Ấn Độ Dương và các cường quốc hải quân lớn trên thế giới.
Khi Ấn Độ đã trở thành một quốc gia thương mại, như Trung Quốc trước đó, chính sách an ninh quốc gia của Ấn Độ hiển nhiên cũng sẽ đặt trọng tâm vào an ninh biển. Nhập khẩu năng lượng và tài nguyên khoáng sản, cũng như xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường rải rác trên thế giới của Ấn Độ giờ đây phụ thuộc rất lớn vào vận tại biển, nghĩa là Ấn Độ chắc chắn cũng sẽ phải tính đến việc phát triển lực lượng hải quân.
Quan trọng không kém là sự thay đổi thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề hợp tác quốc tế về biển. Kết thúc chiến tranh lạnh, Delhi sử từ bỏ chính sách không can thiệp quân sự và chấp nhận sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu nhấn mạnh vấn đề can dự hải quân và hợp tác trên biển với tất cả các cường quốc, nhất là Mỹ. Ấn Độ cũng chủ trương mở rộng các liên kết hàng hải đã có từ với các quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và hợp tác với các tác nhân lớn trong khu vực dựa trên khuôn khổ song phương và đa phương.
Từ bỏ quan điểm truyền thống phản đối hành động quân sự bên ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc, Ấn Độ đã bắt đầu tham gia vào các chiến dịch chung, đáng kể nhất là chiến dịch cứu trợ sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cuối năm 2004.
Ấn Độ còn từng bước tăng cường các cuộc tập trận hải quân đa bên, với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh châu Á. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Ấn Độ đã chấm dứt mục tiêu tự chủ chiến lược hay từ bỏ nguyên tắc chính sách đối ngoại độc lập.
Delhi đã đưa vào những lý thuyết cũ ấy một cách nhìn thực tế hơn, tập trung phát triển cách tiếp cận mang tính hợp tác về vấn đề an ninh trên biển tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Với tiềm lực kinh tế và hải quân ngày một vững chắc, Ấn Độ đã tự tin hơn trong tư duy về không gian đại dương xung quanh mình.
Không gian an ninh của Ấn Độ trước đây được xác định trong phạm vi từ vịnh Eden đến Malacca. Hiện tại, khu vực nằm trong an ninh quốc gia của Ấn Độ không còn gói gọn từ eo biển Malacca trở lại nữa mà đã mở rộng sang cả Biển Đông.
Quyết tâm làm sâu sắc quan hệ hợp tác hải quân với Việt Nam của Delhi, cam kết tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ủng hộ mạnh mẽ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và nhấn mạnh tự do đi lại trên Tây Thái Bình Dương đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Đông Á. Lợi ích mới của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng giống như lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay cản trở nước này hiện diện trên Ấn Độ Dương. Ấn Độ tìm kiếm một trật tự trên Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm sao các không gian chung trên biển ở châu Á luôn mở cửa và có thể tiếp cận cho tất cả các bên và không bên nào được lấy làm lãnh thổ dù dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc hay yêu sách lịch sử.
Ấn Độ và Australia đều là hai quốc gia thương mại, kế thừa truyền thống Anglo-Saxon về hệ thống Thông luật và định hướng biển. Hai nước cũng chia sẻ nhiều giá trị chung của chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp và đa nguyên chính trị.
Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, khi Delhi và Canberra còn bất đồng, thường rất gay gắt, về Ấn Độ Dương, giờ đây họ có chung lợi ích trong việc củng cố ổn định và an ninh trên Ấn Độ - Thái Bình Dương, hài hòa với các nước khác.
Ấn Độ và Australia đã tuyên bố mong muốn triển hợp tác an ninh trên biển. Tuy nhiên, sự biến đổi mau lẹ trong thực tiễn địa chính trị ở Ấn Độ  - Thái Bình Dương đòi hỏi Delhi và Canberra phải nhanh chóng biến tư duy ấy thành những hành động chính sách quyết định.
Ấn Độ và Australia phải thiết lập cơ chế tham vấn và phối hợp chung trong các diễn đàn hiện nay như Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC) và Hội nghị Chuyên đề Hải quân ở Ấn Độ Dương (IONS).
Tổ chức IOR-ARC, với sự tham gia của 18 quốc gia ven biển, có mục tiêu củng cố sâu sắc quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng còn rất yếu ớt. Delhi, hiện đang giữ chức chủ tịch, và Canberra, chủ tịch luân phiên tiếp theo, sẽ có cơ hội đưa thêm sức sống và quyết tâm vào IOR-ARC trong những năm tới đây.
IONS là sáng kiến gần đây của Ấn Độ, tập hợp các Tham mưu trưởng Hải quân các quốc gia ven biển để trao đổi và hợp tác chuyên môn về các vấn đề liên quan tới an ninh trên biển.
Cuối cùng, khu vực Ấn Độ Dương quá rộng lớn và đa dạng nên không thể tự đặt mình vào một khuôn khổ thể chế bao quát toàn bộ duy nhất nhất trong tương lai gần. Thay vì cố gắng thiết kế cấu trúc cho Ấn Độ Dương, khu vực có thể xây dựng dựa trên ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Kevin Rudd về "tiến bộ từng bước" thông qua "hợp tác chức năng".
Đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng một bản sắc toàn khu vực ở Ấn Độ Dương là sự hợp tác tích cực và lâu dài giữa Ấn Độ, Australia và các quốc gia ven biển cùng chung lý tưởng khác.

Đình  Ngân dịch từ The Asialink Essays 2011

16/11 Chất vấn Thủ tướng bớt “nóng”?


NGUYÊN HÀ
16/11/2011 18:20 (GMT+7)
pictureTheo dự kiến, vào sáng 25/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời trong phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, sau khi 5 vị bộ trưởng đăng đàn trong hai ngày trước đó.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Thủ tướng Chính phủ đã nhận được chất vấn bằng văn bản của 7 vị đại biểu Quốc hội. Với sự xuất hiện của nhiều tân đại biểu, các chất vấn được gửi đến người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ mới tại kỳ họp Quốc hội này cũng có nhiều nét mới.

Theo đại biểu Phan Vân Điền Phương (An Giang), cử tri địa phương này vẫn tiếp tục phản ánh, cả nước có 4 vùng, khu vực kinh tế trọng điểm nhưng các vùng khác đã được đầu tư. Riêng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến nay chưa có chính sách như các vùng khác.

Fw: [CLBcSVVNtNB] địa chính trị Thái Bình Dương

From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
Sent: Wednesday, November 16, 2011 12:29 PM
Subject: [CLBcSVVNtNB] địa chính trị Thái Bình Dương
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-15-quanh-viec-chia-lai-cau-truc-dia-chinh-tri-thai-binh-duong

Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương

Tác giả: C. RAJA MOHAN
Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.


Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’


Vinashin có hàng chục tổng công ty là công ty con đầu tư vào ngành không phải đóng tàu
16 tháng 11, 2011
Một trong các kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam cảnh báo hệ lụy lớn trong vụ Vinashin nếu chủ nợ thắng kiện.
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo điều ông gọi là “sức lan tỏa của vụ kiện sẽ rất lớn”.
Ông Thành nói “khả năng họ (chủ nợ) sẽ thắng” sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm về nợ của Chính phủ Việt Nam bị giảm xuống.

16/11 Xế hộp chiếm vỉa hè trước trụ sở Bộ Giao thông


Thứ tư, 16/11/2011, 16:13 GMT+7

Mặc dù trái luật nhưng hàng loạt ôtô biển xanh, biển trắng vẫn đỗ san sát trên vỉa hè trước cổng Bộ Giao thông Vận tải, nhiều sở, ngành của Hà Nội...
Xe đỗ tràn lan trên tuyến phố văn minhBộ trưởng Thăng truy vấn Hà Nội việc trông xe ở lòng đường

Giữa tháng 10, trong cuộc họp với UBND Hà Nội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bày tỏ bức xúc khi lòng đường, vỉa hè tại nhiều tuyến phố Hà Nội được tận dụng làm chỗ đỗ xe.

16/11 Thủ tướng và 5 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn


Thứ tư, 16/11/2011, 16:42 GMT+7

Từ 23 đến 25/11, các bộ trưởng Giao thông, Giáo dục, Nông nghiệp, Tài chính và Thống đốc Ngân hàng sẽ trả lời chất vấn về những vấn đề cử tri quan tâm. Cuối cùng, Thủ tướng sẽ chốt lại phiên chất vấn tại kỳ họp này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Những gì tôi làm không mới'

Sáng 16/11, Thường vụ Quốc hội gửi tờ trình xin ý kiến đại biểu về việc chất vấn và trả lời chất vấn. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, đã nhận được hơn 120 chất vấn của đại biểu của 36 tỉnh thành.