Wednesday, September 21, 2011

27/08 Những nỗi đau của đế chế Trung Hoa


----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Saturday, August 27, 2011 3:56 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] Những nỗi đau của đế chế Trung Hoa

Những nỗi đau của đế chế Trung Hoa

Hà Văn Thịnh
Lịch sử của loài người đã từng chứng kiến hàng chục đế chế vĩ đại đã từng hưng thịnh rồi suy tàn và ngược lại. Trong số đó, trường hợp của đế chế Trung Hoa (hay còn gọi là Trung Quốc, kể tất cả các triều đại từ xưa đến nay) là một ngoại lệ hi hữu vì sự thăng trầm của nó luôn kéo theo nhiều nỗi đau – có những nỗi đau tức tưởi tưởng chừng như không bao giờ gột rửa nổi, mà, nếu không hiểu đúng và đủ những nỗi đau ấy, sẽ không thể nào lý giải nổi tại sao một đế chế, đại diện cho một trong những nền văn minh vĩ đại nhất lại không hề hiếm khi hành xử cực đoan, thất thường, thậm chí nhỏ nhen, thô bạo đến mức không ngờ....
Chủ nghĩa đại Hán trong cái điệp trùng ngạo mạn và đầy tham vọng của nó, không cho phép bất kỳ ai, hay quốc gia nào coi thường hoặc làm nhục nó. Sự trả thù sẽ đến, sớm thì đỡ dã man hơn, còn muộn thì càng lâu càng trở nên tàn bạo hơn. Đây là đặc điểm xuyên suốt, sợi chỉ đỏ của tính kiêu hãnh bị tổn thương, cái thanh la của tiếng rên từ những cơn đau không thể nào nguôi ngoai và khát vọng trả thù vô bờ bến.
1. Hãy đọc lại, đọc kỹ các tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng mà xem. Tư tưởng chủ đạo quán xuyến từ đầu đến cuối chỉ là trả thù hay sự hỷ hả, tiếng reo mừng của việc trả được thù được che lấp bởi chiêu bài hay cái màn hư vô của "thiện thắng ác". Khát vọng trả thù vì lòng vị kỷ và "thói quen" không bao giờ chịu thua ai là bản tính cố hữu, đặc thù của "phong cách chưởng" cũng như sinh hoạt cung đình, chính sách đối nội và đối ngoại. Nỗi đau càng lớn sẽ làm cho sự trả thù càng khó thì âm mưu càng đầy, ngày một thâm hiểm và khó lường hơn. Xét về các âm mưu trả thù, các ngụy kế gian tà thì mọi thời đại, mọi nền văn minh đều phải tôn các bậc trưởng lão ở Trung Hoa vào cỡ thượng thừa. Các mưu mô của phương Tây so với Trung Hoa chỉ là cái túi khôn của lũ trẻ trước một lão già từng trải nhiều, thủ đoạn lắm. Không phải ngẫu nhiên mà có một giai thoại khá phổ biến rằng muốn tránh mọi cạm bẫy trong cuộc đời này thì chỉ cần đọc khoảng ba bộ kiếm hiệp của Trung Quốc là hoàn toàn có thể an tâm để đủng đỉnh bon chen trên đường đời. Cần nhấn mạnh rằng tác dụng "giáo dục", truyền bá kinh nghiệm đó không thể có một trường phái hay bất kỳ một dạng thức văn hóa nào có thể làm được. Do khuôn khổ của một bài viết, không thể dẫn ra các ví dụ trong sách, phim ảnh để chứng minh vì mục đích của bài viết này là ôn lại những nỗi đau của các đế chế Trung Hoa, nhằm qua đó tỉnh táo để dự phòng những khả năng, những diễn tiến bất ngờ (về thực tế ngắn) nhưng hoàn toàn có thể hiểu, có thể lý giải được và, có thể xảy ra (từ đặc thù bền vững của nhận thức rộng, xa).
2. Thời lịch sử cổ trung đại, đế chế Trung Hoa có 3 nỗi đau lớn (không kể Việt Nam mà bài viết này sẽ bàn riêng ở phần sau): Sự hành hạ của người Liêu – Kim đối với triều đại Tống (960-1279); sự thống trị và vùi dập của người Mông Cổ (1271-1368) và sự nô dịch của người Mãn Thanh (1644-1912). Nếu chúng ta tính rằng trong 1,3 tỷ người hiện nay của Trung Quốc, người Hán chiếm trên 95% dân số thì mới thấy được nỗi ê chề từ những cơn đau ấy, khủng khiếp đến thế nào. Tuy nhiên, cũng phải đặc biệt nhấn mạnh rằng người Hán đã thông minh, bản lĩnh và bền bỉ tuyệt đỉnh khi họ quyết tâm "rửa nhục" cho được bằng cách lần lượt chinh phục ngược trở lại rồi Hán hóa cả 3 bộ tộc trên để "sát nhập" một cách không thể chối cãi cả bản sắc, đất đai của những tộc người đó vào lãnh thổ của nước CHND TH bây giờ. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cách trả thù ấy thật là ngoạn mục và là sự khoái trá đáng ghê sợ nhưng cũng đáng phải khẩu phục tâm phục về hình thức, cách thức cũng như mục đích chiến lược dài lâu. Nói như thế cũng để thấy thêm một điều là người Hán có đức kiên nhẫn và tỉnh táo không thể nào lường nổi: Họ sẵn sàng đợi 100 năm để làm điều mà 99 năm có dư chưa làm nổi! "Công phu" ấy được kết tinh kết hóa bằng câu cửa miệng là dù có 10 năm thì vẫn chưa là gì cả với cái sự muộn màng của việc trả thù. Nó cũng được vật chất hóa thành lý thuyết 4 "công đoạn" của lập thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; ý muốn nói rằng để làm được việc lớn phải dành hết nhiều cuộc đời... Tư tưởng này khác hẳn với cách quan niệm của người Ấn Độ: Ấn Độ giáo cũng cho rằng cuộc đời con người có 4 giai đoạn sống nhưng khác hẳn về chất: học hỏi (jnana, để hiểu biết), tạo dựng (karma, sự nghiệp), hưởng thụ (kama, kể cả khoái lạc tình dục trong tình yêu là điều không thể thiếu) và dâng hiến (bhakti, cho đức tin).
Cũng xin mở ngoặc rằng văn minh Trung Hoa rất trọng chữ tín – coi đây là nguyên tắc sống mà bất cứ ai vi phạm cũng không buông tha, không thể lấy lại được sự kính trọng, tin cậy. Chính vì thế, các dân tộc nhỏ hơn xung quanh Trung Quốc, do hoàn cảnh khó khăn, lực bất tòng tâm nên gặp thời thế thế thời phải thế (Ngô Thì Nhậm), thì lập tức, bị giới quý tộc Trung Quốc coi là tráo trở, bội tín(!)? Dẫn chứng điển hình cho sự trừng phạt – trả thù trên đây về sự "bội tín" đó là chuyện liên quan đến vua Càn Long (1736-1795, sinh 1711, mất 1799) khi sai quân xâm lược và đàn áp dã man bộ tộc Syiaka ở vùng Nội Mông. Ông ta đã ra lệnh "giết sạch lũ tráo trở" nên gần một triệu người Siyak sau cuộc chinh phục năm 1757 của nhà Thanh, chỉ còn lại chưa đến 10.000 người!
3. So với những nỗi đau thời cổ trung đại thì nỗi nhục mất nước của thời cận đại của "người Trung Hoa xấu xa" (Lỗ Tấn) chẳng thấm vào đâu. Cả đế quốc Anh, các đế quốc phương Tây khác và Nhật Bản cộng lại thì dân số cũng mới chỉ bằng 1/4 dân số Trung Hoa. Đó là chưa nói suốt 1.000 năm, GDP của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới (cho đến thế kỷ XVI). Người Trung Quốc gọi Nhật Bản là Đông Di, Anh là Tây Di nhưng đều lần lượt bị cả hai đế quốc ấy giày xéo dưới gót giày với biết bao thảm họa đớn đau (nước Anh có diện tích hiện nay là 300.000km2, dân số 60 triệu và Nhật Bản là 376.000km2, dân số 130 triệu).
Những nỗi đau của thời cận đại ấy vẫn tiếp tục (và không bao giờ lành hẳn) vì sự tồn tại của Trung Hoa Dân quốc. Dù có lý giải theo cách nào đi nữa thì sự không thể thu hồi Đài Loan về với lục địa, nguyên nhân chính bắt đầu từ sự bảo vệ, hậu thuẫn của Mỹ. Khát vọng thôn tính Đài Loan của Trung Quốc lớn biết chừng nào nếu chúng ta nhớ lại, năm 1950, để "thử sức" Hoa Kỳ, Trung Quốc xúi dục cho Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc! Phép thử đó bị thất bại với nỗi ê chề của "viện Triều kháng Mỹ" và bài học rút ra là Trung Quốc sẽ chẳng thể nào đạt được mục tiêu thống trị thế giới, xóa bỏ hẳn mọi đau buồn chừng nào chưa hất đổ địa vị độc tôn của Hoa Kỳ. Nói một cách khác, Đài Loan vẫn cứ là một nỗi đau có từ thời "Đông Á bệnh phu" trong cái chùm "gây bệnh" là Anh – Nhật Bản – Hoa Kỳ.
4. Việt Nam là nỗi đau dai dẳng nhất, nhiều oán hận nhất, khó làm phai mờ nhất của đế chế Trung Hoa. Lịch sử loài người chưa hề chứng kiến trường hợp nào ngoài Việt Nam: Một dân tộc bị nô dịch 1.117 năm vẫn vùng thoát ra được khỏi bàn tay của tham lam, tàn bạo. Nhìn trên bản đổ, địa thế Trung Quốc giống như một hòn đá tảng khổng lồ luôn như muốn đè bẹp, bẻ gãy sự phản kháng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã bị uốn cong đi là điều buộc phải thừa nhận, nhưng không hề gục gãy, không hề run sợ lại là một thực tế của tính hiển nhiên vững bền. Hơn thế nữa, cái "lò xo" của phản kháng hình chữ S vẫn cứ luôn luôn bật trở lại, giáng những đòn đau làm tủi nhục mọi mưu toan áp bức, xâm lược. Làm sao có thể làm ngơ trước các sự kiện lịch sử như 1974 Hoàng Sa, 1979 biên giới, 1988 Trường Sa và rất nhiều vụ việc liên tục xảy ra suốt thời gian qua gây bức bối, thiệt hại cho người Việt trong khi 16 chữ vẫn cứ đồng hành u mê?
Xét về lý thuyết địa – chiến lược (geo-strategy), Việt Nam là nước dễ bị thôn tính nhất, hay, nói theo "ngôn ngữ" chung của bài này là dễ trả thù nhất trong tất cả mọi nỗi đau mà đế chế Trung Hoa đã từng gặp phải từ cổ chí kim. Thế nhưng, lịch sử có vẻ như không phải là người bạn dễ hiểu đối với mọi kẻ xâm lược. Việt Nam là cái gai trong con mắt nhìn ra thế giới, là gói thuốc nổ trong vòng tay tham lam của đế quốc Trung Hoa mới; và, Việt Nam cũng là dân tộc duy nhất chưa bao giờ biết khuất phục, không thể đồng hóa. Đây có thể coi là nỗi đau lớn nhất, ghê gớm nhất mà các hoàng đế Trung Hoa phải ôm hận suốt đời.
Những khó khăn của mọi mối thâm thù không thể hóa giải bởi vì cái gì sau hàng ngàn năm không giải quyết được thì không thể làm được trong một vài chục năm là nguyên tắc của lịch sử. Những va chạm, xung đột, mâu thuẫn càng chồng chất hơn nữa qua Biển Đông, Hoàng Sa rồi Trường Sa... Làm sao có thể ngây thơ đến mức không thể hình dung nổi là Trung Quốc sẽ đồng thuận với Việt Nam trong khi họ muốn xóa sạch tất cả mọi nỗi đau trong quá khứ? Làm sao ngăn được tham vọng bá chủ thế giới và mưu toan độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi chúng ta chỉ nương nhờ và mong chờ vào lòng tốt? Cả truyền thuyết rực rỡ của nền văn minh Trung Hoa không hề tìm thấy bóng dáng của bất kỳ một chút tình cảm nào đã khẳng định rằng toan tính để mưu đồ xâm lược là cái xương sống, cái nền tảng không bao giờ thay đổi....
Hà Văn Thịnh
Sóc Trăng, 15.8.2011.

http://danluan.org/node/9742






No comments:

Post a Comment