----- Forwarded Message -----
From: Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
Sent: Saturday, September 10, 2011 7:45 PM
Subject: Re: bàn về sửa đổi Hiến Pháp
From: Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
Sent: Saturday, September 10, 2011 7:45 PM
Subject: Re: bàn về sửa đổi Hiến Pháp
HIẾN PHÁP VÀ LÒNG TIN
Sáng 7/9, tại Hà Nội, Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có phiên họp đầu tiên khởi động nhằm xây dựng mô hình, tổ chức, cách thức làm việc và lộ trình sắp tới. "Những nội dung sửa đổi sẽ bám sát và kế thừa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng và kết quả tổng kết 20 năm đổi mới", đó là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Mở rộng dân chủ hay củng cố quyền lực?
Có thể nói, việc sửa đổi Hiến pháp lần này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các tờ báo trong cũng như ngoài nước. Giới trí thức đang bàn tán xôn xao về khả năng có hay không một bản Hiến pháp toàn dân sau lần sửa đổi này? Đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn Hiến pháp lần này phải được sửa đổi một cách dân chủ, toàn diện và phải được toàn dân phúc quyết thông qua. Các tiếng nói góp ý đáng quan tâm gần đây như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nhà văn Nguyễn Thị Hảo, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) GSTS Lê Hồng Hạnh, Đảng Dân Chủ Việt Nam, nhà báo Huy Đức, luật gia Lê Hiếu Đằng – Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật…
Cứ mỗi lần sửa Hiến Pháp là người dân lại thêm một lần hi vọng. Sau bản Hiến pháp đầu tiên 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam đã tiếp tục sửa đổi Hiến pháp vào các năm 1959, 1980, 1992, nhưng người dân vẫn chưa thấy "quyền được sống, quyền được tư do, mưu cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh).
Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này.
Theo phát biểu của Chủ chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đồng thời cũng là Trưởng Ban sửa đổi hiến pháp, thì "những nội dung sửa đổi sẽ bám sát và kế thừa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng và kết quả tổng kết 20 năm đổi mới".
Hiến pháp không thể đơn giản là một đạo luật, bởi luật là do cơ quan lập pháp làm ra, tức sản phẩm của bộ máy nhà nước, theo đó, nhà nước (thông qua nghị viện hay quốc hội) có thể thay đổi nó. Hiến pháp không như vậy; hiến pháp là khế ước tinh thần và pháp lý của toàn xã hội. Hiến pháp đứng trên các đạo luật bởi nó chế ước cả nhà nước và không ai được phép vượt qua. Bởi vậy Đảng Cộng Sản không thể tự sắp đặt Ủy ban sửa đổi và nội dung hiến pháp, vì đơn giản đây không phải là cương lĩnh của Đảng.
Chưa dừng lại ở đó, ông Hùng tiếp rằng "có cơ chế bảo đảm sự tham gia tích cực của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân các ngành, các cấp".
Nhưng trong thực tế, "cơ chế" này là gì mà có thể "đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia"? Và cách để "lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp" như thế nào? Hoàn toàn không có – chỉ là phát biểu suông! Và như thế làm sao dân tin được?
Điều quan trọng nữa là Điều 4 hiến pháp 1992 vẫn chưa thấy có ai trong Ủy ban nhắc tới. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, cũng như nhiều người khác đã nhiều lần yêu cầu luật hoá Điều 4 Hiến pháp… Đã đến lúc Đảng phải dũng cảm vượt lên chính mình, dũng cảm phá bỏ mô hình quyền lực đã cũ, vì mọi quyền lực chỉ thật sự tồn tại trên cơ sở lòng tin của người dân mà thôi. Phải trao trả quyền lực về tay nhân dân, thông qua một bản hiến pháp dân chủ, tức được sự phúc quyết của toàn dân.
Lòng tin của người dân
Mọi chế độ, nếu muốn tồn tại phải dựa vào lòng tin của người dân, chứ không phải "cây dùi cui và cái còng số 8". Thế nhưng, có thể nói không ngoa rằng, chưa bao giờ lòng tin của người dân đối với chính quyền lại xuống thấp như bây giờ.
Trước đây, khi còn chiến tranh, lòng tin của người dân đã mang lại sức mạnh vô biên cho công cuộc chung. Và bây giờ, lòng tin ấy cần được nuôi dưỡng và duy trì. Đừng nghĩ rằng đất nước đã ở "trong tay ta", mà hãy nhớ rằng, mọi sự lật đổ đều bắt đầu từ những uất ức nhỏ của người dân.
Bài học của cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Gaddafi ở Libya là bằng chứng rõ ràng nhất, cho thấy cái mà chính quyền cần hôm nay chính là niềm tin của người dân chứ không phải là đồng tiền để "mua vé" cho chuyến tàu xuyên đường hầm, nhằm đào thoát khi có biến.
Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…
Chính vì không "tham khảo" ý kiến của người dân, nên mới có chuyện vỡ nợ như Vinashin. Thế nhưng "vết thương" này còn chưa lên được da non thì mới đây, thông tin về việc Chính phủ bảo lãnh 1,375 tỉ USD vốn vay nước ngoài cho các doanh nghiệp ximăng, trong đó có bốn dự án ximăng khó có khả năng trả được nợ, đã gợi lại vấn đề an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam.
Viết đến đây, liếc nhìn qua chiếc tivi, Đài ĐN1 đang truyền hình trực tiếp hội nghị về báo cáo viên giỏi (15h57' ngày 07/09/2011), trong đó Đại tá Phùng Thế Vinh phát biểu như sau: "Mất Hà Nội, TP.HCM thì Việt Nam còn không? Nhưng nếu mất biển đảo thì Việt Nam vẫn còn"! Shock quá! Thật khó tin đây lại là phát biểu của một quân dân VN mang hàm đại tá. Chẳng lẽ khẩu hiệu "còn Đảng còn mình" lại thấm nhuần như vậy thật sao?
Khi không có lòng tin của người dân, thì một chế độ độc tài có thể tan rã rất dễ dàng! Mùa xuân Ðịa Trung Hải đã bắt đầu ở Tunisia từ đầu năm nay, lan sang Ai Cập và các nước Á Rập khác, nay đã tới Libya và có thể sẽ tràn tới Syria trong những ngày sắp tới. Trong thập niên 1970 cả vùng Ðịa Trung Hải toàn là những chế độ độc tài. Tito ngự trị ở Nam Tư, Enver Hodja ở Albania. Các ông đại tá nắm quyền ở Hy Lạp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong tay các ông tướng. Chế độ Franco ở Tây Ban Nha chỉ chấm dứt khi nhà độc tài này qua đời năm 1975. Chế độ độc tài ở Bồ Ðào Nha chấm dứt năm 1974 sau cuộc Cách mạng Hoa Cẩm Chướng…
Đây là những "tấm gương" mà Đảng Cộng sản Việt Nam cần nhìn vào mà sửa đổi cho phù hợp. Không có cạnh tranh công khai, minh bạch trong chính trị, không có tự do ngôn luận, không có tự do biểu tình và nhân quyền bị hạn chế tối thiểu thì không có nhà nước pháp quyền dân chủ đúng nghĩa. Sự uất ức của người dân sẽ dần được tích tụ, và khi nó bùng phát thì "mọi chuyện đều có thể xảy ra".
Để tránh điều này, Đảng hãy tự thay đổi chính mình. Hãy từ bỏ Điều 4 hiến pháp, để chia sẽ trọng trách gánh vác đất nước cho các đảng chính trị khác. Và may ra còn lấy lại chút niềm tin nhỏ nhoi của nhân dân trong tình cảnh "khốn cùng" – khi nền kinh tế đang xuống thấp, nạn tham nhũng tràn lan, bờ cỏi biên cương bị xâm lấn…
Lần sửa Hiến pháp này là cơ hội, nhưng cũng là "nguy cơ" cho Đảng. Niềm tin của nhân dân và toàn thể những con dân Việt trên khắp thế giới đang ngoái nhìn theo cách sửa đổi Hiến pháp lần này, và Đảng cần nắm bắt "cơ hội" quí hiếm này để trao trả quyền lực về tay nhân dân và tránh một "nguy cơ" như ở các nước Địa Trung Hải.
***
Mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp?
Theo BBC
Các học giả pháp lý của Việt Nam đã bàn về việc lập hiến trong một hội thảo hôm thứ Hai ngày 5/9 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Hội thảo này, do Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, được coi như một bước chuẩn bị cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được ban hành từ năm 1992.
Các học giả tham dự hội thảo đã nhìn lại lịch sử lập hiến của Việt Nam, thảo luận về các tư tưởng lập hiến của thế giới và tìm hiểu quá trình lập hiến của các quốc gia tiêu biểu.
Kiểm soát quyền lực
Trao đổi với BBC, TS Dương Thị Thanh Mai, viện trưởng Viện khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp, cho biết Hội thảo hôm thứ Hai chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận lập hiến chứ chưa đi sâu vào những vấn ̣đề mà Hiến pháp sẽ được sửa đổi bổ sung.
"Việc kiểm soát [quyền lực] phải được Hiến định như một nguyên tắc"
TS Dương Thị Thanh Mai, viện trưởng Viện khoa học pháp lý
TS Mai cho biết các đại biểu dự hội thảo đã đặt ra vấn đề phải có sự 'kiểm soát' giữa các cơ quan quyền lực của Nhà nước, và đây là một nét mới so với bản Hiến pháp hiện hành.
Bà nói bản Hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ dừng lại ở yêu cầu có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực.
"Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của đất nước chúng ta thấy rằng chỉ có phân công phối hợp thôi là chưa đủ," bà nói.
"Việc kiểm soát phải được Hiến định như một nguyên tắc," bà khẳng định.
TS Mai cũng nói một trong các nguyên tắc chủ đạo của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là phải làm sao để Hiến pháp "là công cụ để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình".
Bà cho biết các đại biểu đã nghiên cứu để đề xuất bổ sung và phát triển thêm về các quyền của người dân, trong đó có các quyền dân chủ trực tiếp như quyền phát biểu, quyền biểu quyết và nhất là quyền phúc quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.
Bà đề cập đến Hiến pháp 1946 đã quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Tuy nhiên điều này chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế do 'hoàn cảnh chiến tranh' và bản thân bản Hiến pháp 1946 cũng chưa bao giờ được thực hiện cũng như công bố trên thực tế.
Bà nói tại Hội thảo cũng có ý kiến đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp phải quay trở lại tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp 1946 là tất cả quyền lực là của nhân dân.
"Điều này phải được thực hiện trong cả nội dung và cách thức ban hành Hiến pháp," bà nói.
"Ngay từ đầu việc sửa đổi Hiến pháp phải có sự tham gia nhiều nhất, thực chất nhất của nhân dân và các nhà khoa học," bà nói thêm.
Thực hiện trên thực tế
Quyền biểu tình được Hiến pháp ghi nhận nhưng lại không có luật quy định rõ
Khi đươc̣ hỏi về mối tương quan giữa quyền lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp, luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội, nói với BBC rằng Hiến pháp phải đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân, vì quyền lực là của nhân dân.
"Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng," ông nói.
"Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng"
LS Trần Đình Triển
Ông cho rằng các quyền của người dân được nêu trong Hiến pháp nhất thiết phải được cụ thể hóa bằng các đạo luật riêng lẻ.
Ông dẫn chứng là dù các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình và quyền bí mật thư tín được quy định rõ trong Hiến pháp 1992 nhưng lại không được phát triển thành các đạo luật nên không ai biết thực hiện như thế nào trên thực tế.
LS Triển lưu ý là quyền của người dân được phúc quyết các vấn đề cơ bản của đất nước không được nhắc đến trong Hiến pháp 1992.
Ông nói ông không phản đối một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước với điều kiện Đảng lãnh đạo không được can thiệp vào công việc của Nhà nước và xâm phạm các quyền của người dân, phải minh bạch và thật sự dân chủ.
"Không thể để xảy ra tình trạng một nhóm lợi ích độc quyền và thao túng mọi thứ," ông nói.
Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Việt Nam đã trải qua tám lần ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quyền lực thống nhất
"Hiến pháp cũng phải 'đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội"
TS Trần Ngọc Đường, Viện nghiên cứu lập pháp
Tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Thuận, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, nhấn mạnh nguyên tắc 'quyền lực Nhà nước là thống nhất' trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, chứ không phải 'tam quyền phân lập' theo mô hình của đa số quốc gia trên thế giới, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nói nguyên tắc này cần được 'nghiên cứu và làm rõ' trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Trong khi đó, TS Trần Ngọc Đường đến từ Viện nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh nhu cầu phải có một 'Hiến pháp dân chủ' để nhân dân Việt Nam 'được hưởng các quyền tự do dân chủ'
TS Đường cho rằng đó là quan điểm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng sức mạnh của Hiến pháp sẽ 'thực hiện chính quyền…của nhân dân'.
Mặt khác, ông Đường cũng cho rằng trong khi thực hiện mục tiêu chính quyền của nhân dân thì Hiến pháp cũng phải 'đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội'.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập hiến để 'xác lập, củng cố và đảm bảo về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng.'
Do đó, ông cho rằng cần thể chế hóa thành một điều luật trong Hiến pháp về vị trí, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của Đảng.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là điều mà những nhà bất đồng chính kiến chỉ trích vì cho rằng nó xác lập chế độ độc tài Đảng trị.
http://tiengnoidanchu.wordpress.com/2011/09/10/hi%E1%BA%BFn-phap-va-long-tin/2011/9/7 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
xin mời
Nhạc "sến" là nhạc gì?
NLG2011/9/7 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
Có một Lê Hiếu Đằng khác
http://nguoilotgach.blogspot.com/2011/09/co-mot-le-hieu-ang-khac.html
nlg2011/9/6 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>Thư ngỏ của Ông Lê Hiếu Đằng gửi lãnh đạo Đảng và Nhà Nước
rất tâm huyêt và thẳng thắn !
bản gốc nầy hơimờ, khó đọc...đang xin anh Đằng bản Word thay vì bản scan. Khi có sẽ up ngay.
Bà con chịu khó đọc giúp
NLG2011/9/6 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>http://nguoilotgach.blogspot.com/2011/09/co-roi-on-khoi-kien-ai-phat-thanh-va.html
những người liên đới: UBNDTPHN và Ban Tuyên Giáo TUHN là 2 cơ quan chính quyền + đang có trách nhiệm chỉ + lãnh đạo đài TV
các vị quên chăng ?
NLG2011/9/5 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>http://nguoilotgach.blogspot.com/2011/09/ai-quy-ket-nguoi-bieu-tinh-yeu-nuoc-la.html
TS NX Diện trả lời thay cho Bí thư Phạm Quang Nghị ?
NLG
No comments:
Post a Comment