Monday, February 28, 2011

28/02 HUYET-HOA] LY-DONG-A: GIÓ ĐÁY

----- Forwarded Message -----
From: TRAN TRONG-NHAN <trn_trongnhan@yahoo.com>
To: HUYET-HOA <huyethoa@yahoogroups.com>
Sent: Monday, February 28, 2011 5:21 AM
Subject: [HUYET-HOA] LY-DONG-A: GIÓ ĐÁY

 

GIÓ ĐÁY
                Cùng một luật tắc như trong sự tân trần đại tạ, các thế hệ, các tầng cấp dần dà và lần lượt hết mỗi tác dụng chủ đạo của mình trong đời sống quốc dân để nhường bước cho mỗi tầng cấp mới. Những cuộc cách mạng dân tộc trên sử Việt, những cuộc cách mạng nào đã chân chính làm đạt được nguyện vọng của dân chúng và làm được đúng đường đi của nòi giống, đều chỉ đo bằng mỗi thế hệ thực tiền tiến và mỗi tầng cấp thật đa số. Trái lại thì khác thế, bởi vì chỉ có những thế hệ thực tiền tiến và những tầng cấp thật đa số mới đủ sức và trí viễn kiến và dũng cảm, đủ huyết tính ra gánh vác công việc lớn lao của thời đại trao cho.
                Chỉ có thế hệ thực tiền tiến mới đủ đại biểu được tương lai.
                Chỉ có tầng cấp thật đa số mới đủ đại biểu được dân tộc
                Tương lai tỏ lộ trong óc mới của thời đại và viễn kiến.
                Dân tộc tỏ lộ trong sinh mệnh thực thể của toàn dân và chính nghĩa của kiến thiết. Tiến hóa là làm bằng hai nền tảng điều kiện đó. Cách mạng chỉ tìm được trong hai điều kiện đó một nền tảng và đường đi lịch sử, chính trị đúng chắc và tất thắng.
                Thế hệ của thanh niên và tầng cấp 98% của quốc dân Việt chính là đáy tầng dân tộc Việt. Thanh niên bị giày xéo dưới sức nặng của các thế hệ và quốc dân bị lấp láp dưới xây đắp của các đặc quyền, chỉ có thế hệ ấy với tầng cấp ấy chân chính là đáy tầng Việt, tức là sức gốc của Việt.
                Làn gió phục hưng dân tộc và thời đại không thổi trên mặt tầng, trái lại chỉ thổi dưới đáy tầng để cuốn dậy làn sóng đáy. Những gió ấy và sóng ấy duy nhất có lực lượng để lật đổ hết thảy những thứ gì trên mặt.
                Làn gió đó là làn gió hồn và làn gió Sử.
                Ở trong đáy lòng người, nó là gió lòng.
                Sự thống trị của dị tộc thành lập ở sự bàn cứ trên mặt tầng với sự thỏa hiệp của đặc quyền. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh mặt tầng và đặc quyền mà trở về đáy gốc.
                Sự thống trị của dị tộc thành lập trên sự cằn cỗi của nòi giống. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh hết cằn cỗi mà chìm xuống đáy rễ để nùng nục lên những chồi mới.
                Làn gió đáy thẩm thấu suốt đáy tầng của dân tộc.
                Người của 40 làm việc cho thời đại 2000's đều đã được thấm thía, cảm thấy một cách sâu sắc và ghê rợn, họ đều rùng mình, và trong sức giác ngộ lớn lao, họ đã đứng dậy mạnh mẽ đến vô địch. Tự tay họ, họ sẽ mở rộng thời đại và sáng rọi văn minh. Thời đại với văn minh phải tìm lẽ sống với lẽ thật trong những nguyên lý bản thân của sinh mệnh và việc làm. Sinh mệnh  là tự thể. Thời đại chỉ là sự kết thành của sinh mệnh. Việc làm là sự giao hỗ phức tạp giữa tự thể với vũ trụ. Nếu muốn đạt tới mỗi hình thái và phương pháp của văn minh nào mặc dầu, chỉ có thể tìm trong việc làm của sinh mệnh những lẽ thắng. Việc làm là biểu hiện của sinh mệnh ra bằng hết cả sức lực vật chất, kết quả hình thức với hiệu dụng mỗi màu, mỗi vẻ cùng tất cả những duyên quả chằng chịt lại của vũ trụ và sử. Tất cả tóm lại là Thực Hiện.
                Toàn thể chúng sinh hướng theo một lý tưởng và mục tiêu chung để tiến tới trong đường trường của Thực Hiện đó, cạnh tranh nhau, đãi lọc nhau và tiến hóa lên. Chỉ có những nòi giống không dày công sinh mệnh với đủ pháp, việc làm, mới chịu lùi bước, bị đè nén và chìm vào diệt vong. Làn gió đáy đã nổi dậy thức tỉnh mọi người bằng những cảm giác đó mà thôi, những cảm giác ấy, nói tóm lại là Thắng Nghĩa. Làn gió đáy mang lại Thắng Nghĩa.
                Không gì thổi réo rắt, nghiến rít bằng làn gió đáy. Nó như thổi hết thảy 5000 năm, tất cả những hơi lạnh người chết và hơi rợn linh hồn của toàn thể thiêng liêng chồng chất trên thứ bực của tiến hóa, đem dồn dập lại mà đánh úp một thế hệ chúng ta. Gió ấy như một chiếc roi thép quất chúng ta dậy, đau buốt tới xương tủy, thấu tận đáy hồn dân tộc và đáy lòng mọi người. Sự Phục Hưng ở đó mà ra, làn gió ấy tự ở đáy Sử mà thổi, sẽ lôi cuốn hết đáy tầng, đoàn kết lại một mặt trận gốc.
                Chúng ta sẽ phản tỉnh lại và tự hỏi:"Trải 5000 giống nòi chưa bị diệt vong, phải có một lẽ gì ? và phải có việc gì để mà làm?". Chỉ có những người ở dưới địa ngục mới thực nghiệm thấy cái đau khổ của nòi giống và chúng sinh, người ấy sẽ phản tỉnh mà tìm tòi cái lẽ thực của đau khổ. Chỉ có người ấy mới thực được giác ngộ với áng sáng lớn lao của trí tuệ cảm chiêu. Chỉ có người ấy mới thực nguyện ra cứu vớt nòi giống và chúng sinh. Chỉ có người ấy làm được việc lớn bằng một sức sinh mệnh lớn lao cảm tự đáy hồn để mà hoàn thành cái đạo lớn cho loài người. Ấy thế, lẽ sống và lẽ thật của Phục Hưng là như vậy.
                Những con người của 40 là những con người của cái thế hệ và tầng cấp Việt đáy tầng tự ở dưới áp bức đen dày và nặng nề mà lớn lao lên, cởi mở hết xiềng xích cho mình và phá tan hết những màn tối, quét sạch hết hôi tanh và đánh chết hết thù nghịch.
                Những con người ấy vì Tổ Quốc Việt. Tổ Quốc Việt chỉ là một tổ quốc đáng yêu, đáng kính, khi tổ quốc Việt chân chính biểu hiện được lẽ sống và lẽ thật, tất cả lý tưởng và chính nghĩa. Những con người ấy sẽ thực hiện tự mình, xã hội và dân tộc bằng tất cả những hương hồn và chính khí mà làn gió đáy mang đến cho tức là nhân cách và danh dự.
                Làn gió đáy thổi.
               
( trích trong Huyết Hoa:Tư Tưởng của Nhà Cách Mạng Lý-Ðông-A (1943)
TRÂN TRỌNG NHÂN sưu tầm

__._,_.___
Recent Activity:
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
MARKETPLACE

.

__,_._,___


28/02 [HUYET-HOA] "Cách mạng Hoa Lài" lan tới Việt Nam


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: huyethoa groups <huyethoa@yahoogroups.com>
Sent: Monday, February 28, 2011 5:06 AM
Subject: [HUYET-HOA] "Cách mạng Hoa Lài" lan tới Việt Nam



 
Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Bill Bell chuyển

_

28/02 Suối Mơ Đại Lộc

Thứ Hai, 28/02/2011, 18:05

AT - Từ ngã tư Ái Nghĩa rẽ theo nhánh tây quốc lộ 14B khoảng 12km là bạn đã đến với khu du lịch Suối Mơ thuộc thôn An Định, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những điểm du lịch khá thú vị của huyện Đại Lộc.

Thác Gieo


Con suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn chảy vào sông Vu Gia được người dân địa phương đặt tên là An Định. Qua thời gian, con suối có vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ này được nhiều người đến tham quan, khám phá và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ mà huyền ảo của những ngọn suối, những hồ nước nên đặt cho con suối cái tên đúng với vẻ đẹp của nó: Suối Mơ.

Con đường dẫn vào Suối Mơ không quá gồ ghề. Chỉ cần vượt qua một con đường mòn nho nhỏ là bạn có thể nghe tiếng chào mừng du khách của thiên nhiên nơi đây: tiếng suối róc rách, tiếng chim muông ca hát líu lo... Suối Mơ không có những viên đá màu sắc sặc sỡ với những hình thù khác nhau mà chỉ là những tảng đá, những hòn đá xù xì, thô kệch sẫm màu thời gian.

Đường vào Suối Mơ trải đầy những hòn đá cuội  nhỏ nhắn vừa đủ để cho bàn chân của bạn tựa băng qua suối. Và những mảng đá to nằm cheo leo nơi sườn núi, nghiêng mình bên những thác nước là nơi thú vị cho bạn dừng chân nghỉ ngơi. Đi một đoạn nữa bạn sẽ gặp những dòng nước nhỏ len lỏi qua các vách đá, những mỏm đá.

Vượt qua đoạn suối trước mắt bạn là con đường món đất đá trải dài trên các triền đồi. Đây là con đường mòn dẫn bạn vào sâu bên trong Suối Mơ.

Vào Suối Mơ, khung cảnh hiện ra trước mắt bạn là thác Gieo xõa mái tóc trắng xóa ngày đêm tuôn trào những dòng nước trong xanh và mát lạnh. Thác Gieo sừng sững giữa mênh mang núi rừng. Những bọt nước trắng xóa tung đều va vào đá tạo nên những giai điệu khác nhau cho một trường ca giữa rừng xanh. Dòng nước từ trên cao dốc thẳng xuống lòng hồ thăm thẳm.

Có thấy được khung cảnh đó bạn mới hiểu được vì sao mà khi đến đây nhiều người mê mẩn và đặt tên nơi đây là Suối Mơ.

Những ngày nắng ngâm mình trong lòng hồ tận hưởng cảm giác sảng khoái xua tan cảm giác mệt nhọc, cái nắng oi bức của miền Trung. Còn gì thú vị hơn khi ngâm mình trong dòng nước mát, được thả lỏng cơ thể nghe từng dòng nước luồn qua người và đứng dưới thác nước để cho từng đọt nước chảy xuống người nghe thấm vào từng thớ thịt và cùng bạn bè đùa giỡn trong làn nước mát...

Điểm đặc biệt nhất ở Suối Mơ là sự hòa hợp giữa suối và các vách núi. Để vào sâu hơn Suối Mơ bạn buộc phải bám theo các triền núi, qua những ngọn đồi nho nhỏ. Và phải vượt qua những tảng đá lớn mà nếu không khéo léo bạn sẽ rất dễ bị trượt.

Suối Mơ

Men theo con đường mòn nằm cheo leo trên sườn đồi khoảng 100m bạn sẽ nghe rõ hơn tiếng suối chảy từ trong rừng sâu và gặp một hồ nước lớn hơn, quyến rũ hơn. Tại đây bạn cũng có thể bắt gặp những hang động nhỏ được tạo ra từ những khe đá vỡ hoặc từ những khe hở của các mảng đá lớn nằm kề bên nhau.

Nếu hồ tắm phía dưới là một vũng hồ rộng lớn thì ở trên này là một lòng hồ nhỏ, ở giữa và hai bên bờ là những mỏm đá lô nhô. Những dòng nước nhỏ luồn qua các khe đá chảy vào lòng hồ tạo thành dòng nước lớn rồi gieo xuống lòng hồ. Ngồi trên những mảng đá khoa chân xuống dòng nước, bạn cảm nhận cái mát lạnh và phóng tầm mắt ra xa nhìn cảnh quan tận hưởng cái không gian vô tận của Suối Mơ. 

Suối Mơ không có những ngôi nhà tranh tre nứa để bạn nghỉ chân. Nhưng bù lại, Suối Mơ với những tảng đá lớn nhỏ khác nhau làm tăng thêm vẻ hoang sơ và dung dị.

Thật thú vị khi cùng bạn bè ngồi vắt vẻo trên những tảng đá lớn dưới tán cây rừng trò chuyện hay thưởng thức một vài món ăn nhẹ và nghe những âm thanh thuần khiết nhất của thiên nhiên: tiếng suối róc rách, tiếng thác rầm rì, tiếng gió lao xao và tiếng chim muông thánh thót... Ngày tết, ngày Valentine thì Suối Mơ là địa điểm hẹn hò khá lãng mạn của nhiều cặp tình nhân.

Lần theo những tảng đá lớn, vào sâu bên trong bạn mới khám phá được vẻ đẹp tự nhiên của Suối Mơ. Một quần thể những đoạn suối nhỏ hiện ra trước mắt bạn với những hình dáng khác nhau. Những con nước cong mình luồn qua những khe đá tạo nên bọt nước trắng xóa. Hai bên bờ những triền núi bạt ngàn màu xanh với dây leo chằng chịt... Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những loài hoa dại vươn mình khoe sắc, tạo nên điểm nhấn giữa một màu xanh.

Đến với Suối Mơ bạn còn có dịp ghé thăm những điểm du lịch đầy tiềm năng khác của huyện Đại Lộc - một vùng trung du bán sơn địa còn khá nghèo nàn. Từ điểm du lịch suối Mơ chạy qua Cầu Mới là bạn có thể về với Suối Lim, ngược về Đại Chánh bạn có thể ghé thăm đập Khe Tân...

NGUYỄN THỊ KIM ANH(BCK07, ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Wednesday, February 23, 2011

23/02 Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Thứ Tư, 23/02/2011, 16:25

TTO - Từ Hà Nội đáp tàu hỏa lên Lào Cai vừa hết một đêm, xuống ga Lào Cai lúc 6g sáng. Nghỉ ngơi và ăn sáng xong, chúng tôi thuê xe máy “phượt” lên Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.


Cột mốc biên cương Tổ quốc

Trời Lào Cai lãng đãng sương mù. Con đường biên giới uốn lượn giữa những núi đồi xanh ngát lúa nương, ngô, dứa và chuối xanh nõn. Dọc đường biên giới, chúng tôi thi nhau chụp ảnh cột mốc Tổ quốc được làm bằng đá granit khắc chữ Việt Nam đỏ tươi, có hàng rào bao quanh.

Từ thành phố Lào Cai đi hơn 70km thì đến Lũng Pô. Có hai cột mốc như thế. Mỗi lần đứng trước cột mốc Tổ quốc giữa trập trùng non nước, mây trời và gió núi lồng lộng, lòng lại trào dâng cảm xúc thiêng liêng với đất đai, sông biển Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Con sông Hồng phân chia biên giới, bên phải ảnh là Trung Quốc với đường cao tốc nối Côn Minh - Lào Cai

Suối Lũng Pô đổ nước ra sông Hồng

Bản Lũng Pô của 23 hộ người Mông định cư ngay đầu nguồn sông Hồng chảy vào đất Việt

Phố núi Trịnh Tường nằm ven sông Hồng, là điểm dừng cho cả bọn nạp năng lượng, mua ít bánh kẹo cho trẻ em ở bản. Ở đây toàn bán kẹo cồ và kẹo dồi lạc, bánh trứng nhện, đồng giá 3.000 đồng/gói.

Cô chủ hàng người Hải Phòng lên đây lập nghiệp bảo trẻ con dân tộc chỉ thích loại kẹo này thôi. Tôi nghe mà thấy chạnh lòng, có lẽ cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn đến thế.

Nơi giao hòa giữa dòng suối Lũng Pô (màu xanh) với dòng nước sông Hồng

Ở Trịnh Tường đột nhiên sông Hồng có một khúc quanh, đầy đá lởm chởm, nước chảy xiết, sôi sùng sục, ngầu đỏ như máu. Hỏi chuyện người già ở đây được biết đó gọi là thác Tây.

Chính ở nơi đó những năm đầu chống Pháp, nghĩa quân người Dao, người Mông ở đây đã “độn thổ” xuống cát giả làm những nấm mộ, phục kích tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc ngược sông Hồng do tên quan hai thực dân chỉ huy. Nước xiết, thác cao, bị tấn công bất ngờ, tàu giặc chịu chết. Bây giờ người dân địa phương gọi nơi ấy là thác Tây.

Tiếp tục hành trình, cứ bám theo bờ sông Hồng, chúng tôi dùng 3G mở latop, xem trên Google Map thì thấy bãi bồi giao cắt giữa con suối nhỏ từ núi A Mú Sung của huyện Bát Xát (Lào Cai) với sông Hồng. Chính đó là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Nam ta - Lũng Pô.

Suối Lũng Pô


Đối chiếu thực địa, kia rồi, dòng trong xanh nhìn thấy cả những viên sỏi cuội dưới đáy đang lặng lẽ hòa nhập vào con trăn đỏ khổng lồ, ào ạt cuộn chảy từ phía Trung Quốc nhập vào đất Việt Nam.

Sông Hồng bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) ở độ cao hơn 1.700m đổ vào Việt Nam ta chính thức từ đây, Lũng Pô (A Mú Sung, Lào Cai) kéo dài hơn 500km, qua chín tỉnh, thành phố rồi đổ ra cửa chính Ba Lạt (Nam Định) ra biển.

Chiến sĩ trạm biên phòng Lũng Pô giúp bà con trồng dứa


“Anh ở biên cươngNơi con sông Hồng chảy vào đất ViệtỞ nơi đó đầu nguồn con nướcCuối dòng sông, nơi ấy quê nhà”

Lời thơ và giai điệu thiết tha ấy cũng bắt nguồn từ nơi đây.

Không ai bảo ai, cả bọn dừng xe, bỏ đồ, giữa trưa ào xuống sông, ai cũng muốn ghi lại khoảnh khắc vẫy vùng giữ vùng nước xanh - đỏ độc đáo, nơi sông mẹ chảy vào Tổ quốc.

Một người dân phơi ngô ngay cạnh đường biên
Thiếu nữ Dao trên biên giới Lũng Pô
Trạm biên phòng Lũng Pô nằm trên mỏm núi nhô ra ngay nơi sông Hồng chảy vào Việt Nam


Buổi tối, chúng tôi ngủ nhờ ở trạm biên phòng Lũng Pô, được các chiến sĩ đãi món mật ong rừng thật ngon. Ở đây có hàng chục đõ ong rừng như thế, cộng với loài chó mán chân cao, lưng thẳng, tai cụp và những chú gà trống nhiều cựa rất độc đáo.

HỒNG THẢO

Tuesday, February 22, 2011

13/12/2010 Hệ tại chức đã bị biến tướng

Thứ Hai, 13/12/2010, 06:05 (GMT+7) Gặp gỡ đầu tuần:

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Phạm Minh Hạc - nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục - đã nhận xét một cách ngắn gọn về thực trạng đào tạo hệ tại chức là “xô bồ, lỏng lẻo và tùy tiện”.

Buổi học sáng 12-12 của lớp dqk2085 ngành quản trị kinh doanh năm 2 hệ tại chức Trường đại học Sài Gòn - Ảnh: Như Hùng

GS Phạm Minh Hạc - Ảnh: Vĩnh Hà

GS Phạm Minh Hạc khẳng định:

- Mở rộng các hình thức đào tạo khác nhau nhằm tạo điều kiện cho nhiều người được học, hướng tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời là một hướng đi đúng. Nhưng vấn đề đào tạo tại chức hiện nay không ổn do sự lệch lạc trong động cơ của người dạy, người học và của cơ sở đào tạo. Nhiều trường hiện nay cố gắng phình to quy mô đào tạo tại chức chỉ với mục đích tăng thu nhập. Có những trường đại học trống vắng giảng viên giỏi vì mải mê chạy theo tại chức, trong khi “trận địa” là đào tạo chính quy và trách nhiệm nghiên cứu khoa học.

Tình trạng này không chỉ khiến “tại chức” có vấn đề mà “chính quy” cũng bị ảnh hưởng. Định mức tiết dạy của giảng viên khoảng 300 tiết/năm thì thực tế nhiều giảng viên đã dạy đến 1.000 tiết/năm. Dạy nhiều thế trong khi điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng như giáo trình, tài liệu, thiết bị hỗ trợ dạy học không có, thời gian của người học bị hạn chế thì chất lượng tại chức kém là đương nhiên.

Quy mô tăng chóng mặt!


Hệ tại chức chủ yếu phục vụ người chạy theo bằng cấp

“Mục đích ban đầu của hệ đào tạo tại chức là nâng cao, bổ sung kiến thức cho những người đã có thâm niên làm việc cũng bị biến tướng, “tại chức” hiện nay chủ yếu phục vụ những đối tượng chạy theo bằng cấp, bằng mọi cách để có tấm bằng xin việc, có bằng để hợp thức hóa các quy định về tuyển dụng”.

GS Phạm Minh Hạc
* Theo GS, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của các cơ sở đào tạo như thế nào với những bất ổn trong đào tạo tại chức? Vì sao tình trạng chất lượng tại chức yếu kém kéo dài nhưng không thể khắc phục, thậm chí còn có dấu hiệu xấu hơn?

- Tôi nghĩ trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ GD-ĐT. Tôi chỉ nói cụ thể ở việc bung ra về số lượng trong đào tạo tại chức. Cách đây khoảng tám năm, khi tôi còn ở ban khoa giáo T.Ư (GS Phạm Minh Hạc là nguyên phó ban khoa giáo T.Ư - PV), chúng tôi đã trực tiếp tổ chức khảo sát và bất ngờ vì có đến 40 vạn sinh viên tại chức trong tổng số 70-80 vạn sinh viên.

Với kết quả khảo sát này, chúng tôi đã cảnh báo về quy mô đào tạo tại chức và có một kiến nghị yêu cầu Bộ GD-ĐT phải chấn chỉnh ngay việc giao chỉ tiêu tại chức cho các cơ sở đào tạo. Nhưng thực tế, quy mô tại chức sau tám năm còn tăng chóng mặt. Theo số liệu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cung cấp tháng 4-2010, cả nước đã có gần 1 triệu sinh viên hệ tại chức, trong khi tổng số sinh viên nói chung có khoảng 2 triệu. Việc quy mô tại chức gần bằng 50% so với quy mô đào tạo chung là việc không thể chấp nhận được.

Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở nhưng đã không cân nhắc, đặc biệt không kiểm soát được việc đảm bảo các điều kiện để bảo toàn chất lượng của các cơ sở này. Sự buông lỏng từ phía cơ quan quản lý nhà nước chính là nguyên nhân làm gia tăng và kéo dài tình trạng đào tạo kém chất lượng của hệ tại chức.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét trách nhiệm của hiệu trưởng, những người đứng đầu các cơ sở đào tạo tại chức trong việc chạy theo mục tiêu “tăng thu nhập” mà bỏ qua chất lượng, gây tác hại lâu dài sau này.

Hiệu trưởng sai phải bị cách chức

* Theo GS, cần có những giải pháp cụ thể nào, trong đó giải pháp nào cần làm ngay, làm quyết liệt để hạn chế việc đào tạo tràn lan, kém chất lượng?

- Không thể đơn lẻ thực hiện một vài việc mà mong giải quyết được tình trạng này, trong đó cơ quan quản lý giáo dục, các trường, cơ quan tuyển dụng lao động đều phải cùng vào cuộc với một loạt giải pháp liên hoàn. Nhưng trong đó vai trò quan trọng nhất, trách nhiệm lớn nhất và khả năng giải quyết đều nằm ngay trong tay của Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý và các trường đại học, là đơn vị thực hiện.

Bộ GD-ĐT phải nghiêm khắc xem xét lại việc giao chỉ tiêu đào tạo, không nên chạy theo số lượng đào tạo không chính quy để đạt được mục tiêu về số sinh viên/vạn dân khi các trường đại học chưa thể đủ lực mở rộng đào tạo chính quy. Việc giao chỉ tiêu đào tạo phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực lực của các cơ sở, không phải cơ sở nào cũng có thể đào tạo tại chức.

Theo quan điểm của tôi, chỉ nên cho phép một số trường đại học được đào tạo tại chức. Và Bộ GD-ĐT cần xem lại quy định về đối tượng người được học tại chức. Tôi cho rằng nên duy trì quy định trước đây là chỉ cho phép người đã có thâm niên làm việc một vài năm mới được học tại chức.

Bộ GD-ĐT phải có quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc xử lý các cơ sở đào tạo làm trái, trong đó người chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo tại các cơ sở là hiệu trưởng. Cụ thể, cơ sở làm sai phải bị cắt chỉ tiêu, cấm đào tạo, hiệu trường làm sai có thể sẽ bị cách chức. Nếu phải nhận trách nhiệm rõ ràng, hiệu trưởng sẽ phải có các biện pháp để kiểm soát việc giảng dạy của giảng viên, việc tổ chức dạy học...

Trước mắt, Bộ GD-ĐT nên xem xét đề nghị các cơ sở đào tạo tách hẳn khâu kiểm tra, đánh giá, độc lập với hoạt động giảng dạy. Có nghĩa thầy dạy cứ dạy, nhưng việc tổ chức thi, ra đề, chấm thi do một bộ phận độc lập. Giải pháp này sẽ khiến học viên không thể ỉ lại vào việc “nâng đỡ” của thầy, muốn có bằng thật phải học thật.

Cách làm của Đà Nẵng chưa hợp lý

* GS có cho rằng việc đổi mới quan điểm tuyển dụng cũng là một giải pháp mạnh có thể làm chuyển biến chất lượng đào tạo tại chức?

- Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở tư nhân đã thực hiện việc tuyển dụng lao động căn cứ vào năng lực thực tế chứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp. Việc xếp lương, thăng chức trong những cơ sở này cũng liên quan đến năng lực làm việc, quá trình cống hiến thực tế của người lao động. Cách tuyển dụng như vậy bắt buộc người lao động muốn trụ được phải học thật sự, không chỉ học ở cơ sở đào tạo mà phải học cả trong quá trình làm việc.

Vấn đề nặng về bằng cấp hiện nay chủ yếu ở khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp, do cơ chế tuyển dụng, cơ chế đãi ngộ đều được xem xét trên cơ sở bằng cấp. Việc này đã khiến một bộ phận cán bộ công chức chạy theo bằng cấp, hợp thức hóa bằng cấp để có chỗ làm trong cơ quan nhà nước và thăng tiến. Và cách nhanh hơn, dễ dàng hơn là đăng ký học để lấy tấm bằng tại chức. Nhiều bạn trẻ không đủ khả năng thi đậu vào các cơ sở đào tạo hệ chính quy cũng chọn cách học tại chức để có bằng cộng với quan hệ đi bằng “cửa sau” để xin việc.

Thay đổi quan điểm về tuyển dụng sẽ giúp các cơ sở cần tuyển dụng lao động tuyển được đội ngũ có chất lượng và cũng gián tiếp làm thay đổi động cơ của người học. Người học muốn học thật thì người dạy, cơ sở dạy cũng phải lựa chọn hướng cạnh tranh về chất lượng để thu hút được người học.

* Như vậy GS có ủng hộ quan điểm của lãnh đạo Đà Nẵng trong chủ trương không tuyển dụng người tốt nghiệp tại chức?

- Tôi ủng hộ Đà Nẵng về chủ trương, đánh giá cao ý tưởng của địa phương này muốn sàng lọc để có một đội ngũ cán bộ có chất lượng. Nhưng tôi thấy cách làm của Đà Nẵng chưa hợp lý. Theo Luật giáo dục, bằng chính quy hay không chính quy đều được công nhận. Việc mở rộng các hình thức đào tạo khác nhau cũng có những lợi ích nhất định. Vì vậy việc tuyển dụng theo kiểu “phân biệt bằng cấp” thì không hay.

Có nhiều cách làm hay hơn để đạt được mục đích trên. Ví dụ ngoài yếu tố bằng cấp, cơ quan tuyển dụng cần thực hiện việc thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp đối với các ứng viên, không phân biệt người có bằng tại chức hay chính quy. Sau khi được tuyển, những người được chọn vẫn phải trải qua quá trình thử việc, tập sự và phải chấp nhận cơ chế đào thải bằng các đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ về năng lực, hiệu quả làm việc, các cống hiến thực tế...

THANH HÀ - VĨNH HÀ thực hiện

22/02 Sở GD-ĐT đánh giá điều kiện mở ngành của trường ĐH, CĐ

Thứ Ba, 22/02/2011, 03:27 (GMT+7)

TT - Được xem xét mở ngành đào tạo trình độ ĐH khi bảo đảm các điều kiện: có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một tiến sĩ và ba thạc sĩ, có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết của các học phần/môn học, có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo trình độ ĐH...


Đó là nội dung quy định mới về điều kiện, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3-4-2011. Cùng với quy định mới này, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ nối lại việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho phép các trường ĐH, CĐ mở ngành đào tạo mới sau gần một năm tạm dừng.

Một điểm mới trong quy trình mở ngành đào tạo ĐH, CĐ là việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện của cơ sở đào tạo xin mở ngành sẽ do sở GD-ĐT sở tại đảm nhận.

Các trường ĐH, CĐ muốn xin mở ngành phải gửi hồ sơ đến sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện kể trên. Đây là lần đầu tiên sở GD-ĐT được giao nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định, đánh giá năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ.

Cũng theo quy định này, các cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định mở ngành hoặc không tuyển sinh được trong ba năm liên tiếp, tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo hoặc người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền, bị xử phạt hành chính ở mức độ phải đình chỉ.

T.HÀ

22/02 Chậm tổng hợp danh mục thủ tục hành chính: 14 bộ bị nhắc nhở

Thứ Ba, 22/02/2011, 04:17 (GMT+7)

TT - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu 14 bộ và ba cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc tổng hợp danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Các bộ, cơ quan nêu trên gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (gửi không đúng hạn); Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Thông tin - truyền thông, Bộ Tài nguyên - môi trường, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (chưa gửi danh mục).

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao các bộ, cơ quan trên tổng hợp danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình, trong đó phân định rõ các thủ tục hành chính được giải quyết tại các cấp chính quyền. Công việc này phải hoàn thành trước 15-12-2010.

V.V.T.

10/02 Financial Times: Môi trường đầu tư tại Đà Nẵng tốt nhất Việt Nam

Thứ 5, 10/02/2011, 15:33

Tương phản với Hà Nội, Hồ Chí Minh luôn chật chội đông đúc, Đà Nẵng rộng rãi, thoáng mát với nhiều đại lộ, đường vành đai, cây cầu tồn tại trong quy hoạch hoàn hảo.

Khi nói đến đầu tư, người ta thường hay nghĩ đến Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Financial Times cho rằng nhà đầu tư nên chú ý đến Đà Nẵng.

Đà Nẵng, thành phố đông dân thứ 4 tại Việt Nam, đã tăng trưởng bùng nổ trong những năm gần đây nhờ yếu tố địa lý thuận lợi được núi rừng bao phủ và bãi biển trải dài.

Cảnh quan thiên nhiên đẹp đã khiến dịch vụ du lịch khách sạn bùng nổ tại đây. Hàng loạt khu nghỉ, villa, sân golf được xây dựng dọc bờ biển. Ngoài ra còn rất nhiều nhà máy được thành lập tại đây để tận dụng lợi thế nằm ở trung tâm Việt Nam của Đà Nẵng.

Ông Peter Ryder, giám đốc điều hành tại Indochina Capital, tổ chức đầu tư với nhiều dự án tại Đà Nẵng, cho rằng thành công của Đà Nẵng có sự đóng góp không nhỏ của ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông nói: “Đà Nẵng thường được coi như nơi để làm ăn kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam. Đà Năng có cơ sở hạ tầng tốt hơn bất kỳ khu vực đô thị lớn nào tại Việt Nam, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều khu vực khác ở Việt Nam. Nguyễn Bá Thanh có thể được ví như Lý Quang Diệu của Việt Nam.”

Cũng giống như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế chính của Việt Nam, kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua ở mức khoảng 7%.

Từ năm 2006 – 2010, kinh tế thành phố Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 11%/năm và chính quyền thành phố này đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 13,5 đến 14.5%/năm trong 5 năm tới.

Tương phản với thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn chật chội đông đúc, thành phố Đà Nẵng với 900 nghìn dân rộng rãi, thoáng mát với nhiều đại lộ, đường vành đai và những cây cầu tồn tại trong quy hoạch hoàn hảo.

Cơ sở hạ tầng này đang giúp Đà Nẵng thu hút được lượng du khách lớn cũng như các công ty bất động sản.

Căn hộ nhỏ ở các khu ven biển hiện đang được bán khoảng 100 nghìn USD/căn, thời hạn sở hữu 50 năm. Trong khi đó villa sang trọng ở mức giá khoảng 1 triệu USD.

Phần lớn người mua nhóm căn hộ này đến từ Hà Nội (người Hà Nội hay trả bằng tiền mặt) và từ thành phố Hồ Chí Minh (thường sử dụng dịch vụ tín dụng).

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng quá nhanh của Đà Nẵng đã khiến người ta lo lắng về sự phát triển quá mức. Nhiều dự án đã bị đình chỉ do thiếu vốn, nhiều chuyên gia chỉ ra một số nhà đầu cơ chỉ muốn găm đất và sau đó bán kiếm lợi nhuận cao.


Ngọc Diệp
Theo Financial Times

20/02 Sông Mekong: Con rồng bị cắt khúc

Chủ nhật, 20/02/2011, 22:24

Hàng năm sự tổn thất riêng về cá trắng đối với ĐBSCL sẽ là 11000 đến 22000 tỉ đồng, hoặc từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm

Hiện nay các quốc gia ở vùng hạ lưu vực Sông Mekong đang có kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phần cuối nguồn của sông, chắc chắn sẽ bị tác động rất nghiêm trọng đến mọi mặt: môi trường, kinh tế, xã hội, và văn hóa…Hàng năm sự tổn thất riêng về cá trắng đối với ĐBSCL sẽ là 11000 đến 22000 tỉ đồng, hoặc từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm

Ngày 22.2 tới, cuộc họp tham vấn cấp quốc gia sẽ diễn ra tại Hạ Long để đóng góp cho quyết định đắp hay không đắp đập Xayabury, đập thuỷ điện đầu tiên ở Lào. Nếu Xayabury được thông qua sẽ tạo tiền lệ cho toàn bộ 11 còn.

Mất nhiều hơn được

Chúng ta cần nhớ rằng, dòng không phải chỉ là nước mà là một hệ bao gồm dòng chảy, đất đai, động thực vật và con người. Mỗi sự thay đổi của dòng sông gây ra những thay đổi về số lượng, chất lượng, và thời gian của dòng chảy sẽ dẫn đến những thay đổi lên toàn bộ hệ thống và ảnh hưởng đến đời sống con người. Trong số 12 đập, 10 đập sẽ chắn ngang toàn bộ dòng sông, trong đó có đập dài đến 18km như đập Sambor ở Campuchia.

Các đập này là “đập dâng” (run of river dam) tức là không có hồ chứa thực sự, mà tạo ra một đoạn ngập trên sông khoảng 150km cho mỗi đập. Trong mùa lũ thì nước sẽ đi ngang qua đập trong ngày nhưng trong mùa khô thì thời gian tích nước tối đa có thể đến 3 tuần. Nếu tất cả các đập này được xây thì khoảng 55% tổng chiều dài 1750km của đoạn Hạ lưu sông Mekong từ một dòng sông sống sang một loạt hồ. Ở những nơi nước chảy chậm này, hệ sinh thái sông sẽ biến thành hệ sinh thái hồ.

Mười hai đập này sẽ được vận hành bởi các nhà đầu tư khác nhau và việc điều phối vận hành các đập này để phục vụ lợi ích cư dân ở vùng hạ lưu của các đập là chuyện không tưởng. Vì các đập thủy điện này là dạng đập dâng, cho nước chảy qua trong ngày trong mùa lũ, nên sẽ không có khả năng cắt lũ và giúp làm tăng dòng chảy mùa khô.

Ngược lại, trong mùa khô các đập này có thể tích nước ngắn hạn và xả ra để phát điện nên có thể tạo ra sự kiệt nước trong thời gian ngắn và sự giao động nhanh chóng của mực nước ở vùng hạ lưu tùy theo sự tích và xả nước của các đập này. Ranh giới mặn đối với ĐBSCL vào mùa khô có thể dịch chuyển lên xuống nhanh chóng vào mùa khô và vì vậy hệ sinh thái và hệ thống canh tác sẽ khó thích nghi.

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Việt Nam và Thái Lan là thị trường chính của các đập này. Khoảng 90% tổng lượng điện của các đập này là được thiết kế để bán sang Thái Lan và Việt Nam. Đến 2025 lượng điện mua được từ các đập này sẽ thỏa mãn 4.4% nhu cầu năng lượng của Việt Nam hay nói cách khác là phải cần có 23 dòng sông Mekong thì mới thỏa mãn nhu cầu điện của Việt Nam.

Nếu xét tổng lợi ích về năng lượng, báo cáo ĐMC cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi 5% từ tổng lợi ích của 12 đập này. Như vậy, lợi ích về điện năng và tổng lợi ích kinh tế của 12 đập thủy điện này đối với Việt Nam là rất nhỏ.

Mất hàng tỉ USD mỗi năm

Sông Mekong có sản lượng cá nội địa lớn nhất thế giới, khoảng 2.6 triệu tấn đánh bắt hàng năm. Cá sông Mekong bao gồm hai phần ba là cá trắng và một phần ba là cá đen. Thông thường, cá trắng là các loài cá di cư. Cá trưởng thành di chuyển lên phía thượng lưu để sinh sản và trứng, cá con, và cá trưởng thành di chuyển xuống hạ lưu để tìm thức ăn và sinh trưởng.

Các đập thủy điện sẽ tạo ra những bức tường thành mà cá không thể vượt qua được. Các loài cá trắng di cư của sông Mekong sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Công nghệ “cầu thang cá” của châu Âu được các nhà đầu tư đưa ra để giúp cá đi qua đập thủy điện là hoàn toàn không phù hợp với cá sông Mekong vì cá sông Mekong thường có kích thước nhỏ và đa dạng về loài. Cá muốn vượt qua được cầu thang cá thì phải tìm được lối vào cầu thang, đủ sức vượt lên độ cao của đập, có nơi cao đến 76 mét như đập Pak Beng ở Lào.

Chỉ tính riêng phần ĐBSCL, hàng năm sẽ có khoảng 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng bị rủi ro, chưa tính đến lượng cá đen ăn cá trắng để tồn tại. Nếu tính trung bình giá cá trăng là 50,000 đồng một kg, hàng năm sự tổn thất riêng về cá trắng đối với ĐBSCL sẽ là 11000 đến 22000 tỉ đồng, hoặc từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm.

Tổn thất này là vĩnh viễn và không phục hồi được và chỉ riêng tổn thất này đã có thể lớn hơn lợi ích về năng lượng do các đập này mang lại… Việc mất thủy sản tự nhiên sẽ làm cho lợi nhuận của thủy sản nuôi sụt giảm nghiêm trọng.

Ngoài ra, ngăn sông đáp đập còn ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản biển. Hệ sinh thái sông Mekong không phải kết thúc ở cửa sông. Hàng năm phù sa sông Mekong đổ ra biển ở Việt Nam cung cấp dinh dưỡng cho một vùng biển rộng lớn tạo nên năng suất thủy sản biển. Số liệu của Cục thống kê cho thấy sản lượng thủy sản biển đánh bắt của ĐBSCL vào năm 2009 ước lượng vào khoảng 606.500 tấn. Sự giảm phù sa sông Mekong, năng suất thủy sản của vùng ven bờ biển ĐBCSL sẽ suy giảm.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra ước lượng sự tổn thất về thủy sản biển đối với ĐBSCL do sự giảm phù sa sông Mekong. Sự giảm năng suất thủy sản biển sẻ ảnh hưởng lớn đến ngành đánh bắt thủy sản biển và đời sống ngư dân ĐBSCL và ảnh hưởng đến ngành nuôi thủy sản nội địa vì giảm nguồn bột cá biển làm thức ăn cho thủy sản nuôi.

Tổn thất vĩnh viễn

Tổn thất vì ngăn sông xây thuỷ điện là vĩnh viễn, không phục hồi được và còn quá nhiều điều chưa chắc chắn. Các tổn thất gây ra do các đập thủy điện dòng chính Mekong sẽ là vĩnh viễn và không thể phục hồi được. Các biện pháp để tránh, khắc phục, và đền bù các thiệt hại thì rất hạn chế, tốn kém, chưa chắc có hiệu quả, và đòi hỏi phải có những cơ chế minh bạch, công bằng, và sự đồng thuận.

Tổn thất về phù sa

Theo định luật bảo toàn năng lượng, việc lấy đi đến 14,000MW năng lượng dòng sông cho việc sản xuất điện sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và phù sa của Sông Mekong. Hàng năm lượng phù sa về ĐBSL là 160-165 triệu tấn. Theo báo cáo ĐMC, nếu toàn bộ 12 đập này đựơc xây thì trong tương lai, lượng phù sa về ĐBSCL hàng năm sẽ chỉ cón 1/4 hiện nay, tức còn khoảng 42 triệu tấn/năm.

Giảm phù sa, nguồn phân bón tự nhiên, sẽ đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất nông nghiệp và gia tăng sạt lở bờ sông.

Lợi ích về năng lượng thì rất dễ tính toán từ công suất thiết kế của các đập nhưng những tổn thất thì rất khó định lượng vì tổn thất xảy ra trên một vùng rộng lớn và rất nhiều người, trong đó người nghèo phụ thuộc vào tài nguyên dòng sông sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi Lào, Thái Lan và Campuchia cũng sẽ có những thiệt hại đáng kể do tác động của các đập này, ĐBSCL của Việt Nam ở cuối vùng hạ lưu sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.

Hiện nay còn một danh sách dài những tổn thất đối với có thể có đối với ĐBSCL nhưng chưa định lượng được. Ví dụ, tổn thất về thủy sản tự nhiên nội địa, thủy sản biển, thủy sản nuôi, năng suất nông nghiệp, sạt lở bờ sông, sự sụt lún của đồng bằng do thiếu phù sa, sự dịch chuyển khó đoán của ranh giới mặn trong mùa khô, tác động lên ngành du lịch, và tác động dây chuyền lên các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy sản.

Ngoài ra, trong tình huống có thiên tai như động đất thì sẽ có nguy cơ vỡ đập. Không thể có đập nào an toàn 100% không thể vỡ. Một khi một đập bị vỡ thì có thể kéo theo hàng loạt đập khác bên dưới bị vỡ và tác hại đối với vùng bên dưới đập là không thể lường được.

Đơn cử một ví dụ, trong số 12 đập thì đập Sambor ở gần ĐBSCL nhất có chiều cao thiết kế là 56 mét từ đáy sông lên đỉnh đập, chiều dài của đập chắn ngang sông là 18km, tạo ra một vùng ngập 620km2 ở phía trên đập ở mực nước có cao trình 40m trên mực nước biển.

Trong khi đó, ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển là 1 mét. Nếu có một trận động đất hoặc một nguyên nhân nào đó gây vỡ đập này thì khối nước khổng lồ 465 triệu mét khối này sẽ gây ra tác hại vô cùng to lớn đối với ĐBSCL…

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện

Chuyên gia độc lập, thành viên nhóm chuyên gia Đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính Mekong thuộc Ủy hội Mekong quốc tế (MRC)

Nguồn SGTT

11/02 Cựu Chủ tịch QH: Ba vấn đề cốt lõi khi sửa Hiến pháp

Tác giả: Nguyễn Văn An
Bài đã được xuất bản.: 11/02/2011 06:00 GMT+7

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hi vọng lần sửa đổi Hiến pháp này sẽ bàn kĩ 3 vấn đề cốt lõi: Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.

LTS: Văn kiện Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rõ chủ trương sửa Hiến pháp theo hướng đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp một cách rành mạch và kiểm soát lẫn nhau, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia...

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường mới đây khẳng định: đã đến thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp và tư tưởng pháp quyền buộc phải có cách thức viết Hiến pháp khác, không thể "ôm đồm", "dài dòng" như hiện nay. Ông cho rằng, đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền chính là cơ sở chính trị để các học giả, nhà nghiên cứu hiến kế cho việc xây dựng một bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiến pháp của một nhà nước pháp quyền.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược ghi lại
cuộc trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.

>> Thời điểm chín muồi sửa Hiến pháp

Dân phải được phúc quyết Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân, toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyết hay không?

Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng là như vậy.

Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa.

Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.

Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó.

Còn Hiến pháp sửa đổi 1959 lại quy định Quốc hội có quyền lập Hiến và lập Pháp. Thay đổi quan trọng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất khả kháng là đất nước trong tình trạng chiến tranh và chia cắt hai miền Nam - Bắc; rồi chịu ảnh hưởng của mô hình cộng hòa Xô Viết,...

Tuy vậy, chúng ta cần hiểu bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.



Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.


Cho nên, không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước...

Ai là chủ đất nước?


Thứ hai, tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có nhiều vấn đề, ở đây tôi chỉ đề cập tới 3 vấn đề cốt lõi:

Đầu tiên, Hiến pháp phải làm rõ AI LÀ CHỦ ĐẤT NƯỚC? NGƯỜI CHỦ ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ? Với câu hỏi này, có thể nhiều người sẽ nói ngay rằng Dân làm chủ chứ ai. Đúng. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước đều khẳng định như vậy. Quốc hiệu của Việt Nam đã ghi rất rõ: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Thể chế chính trị là Dân chủ Cộng hòa, khác hoàn toàn với Quân chủ.

Do vậy, người chủ đất nước không phải là Vua nữa mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo...).

Song quy định cụ thể về quyền làm chủ trực tiếp của người dân thì còn quá ít, nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì các Hiến pháp sửa đổi sau này lại ghi khác hoàn toàn với Hiến pháp năm 1946:

Điều 21 của Hiến pháp 1946 quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều 32 và Điều 70".

Điều 32 của Hiến pháp 1946 quy định: "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý".

Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định: "Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây... Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết".

Những quy định trên đây của Hiến pháp 1946 có nghĩa rằng quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Hiến pháp 1946 không có một điều nào, một ý nào quy định quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này laị quy định Quốc hội có quyền lập Hiến:

Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: "Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", là cơ quan duy nhất "có quyền lập Pháp", có quyền "làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp".

Điều 6 của Hiến pháp 1980 quy định: "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".

Điều 82 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp 1992 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp"...

Chúng ta nhận thấy ngay rằng đã có sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ Dân đã được chuyển sang Quốc hội.

Câu hỏi đặt ra là ai có quyền chuyển quyền đó? Câu trả lời rõ ràng là chỉ có Dân mới có quyền đó. Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập Hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập Hiến cho mình.

Có thể nói đơn giản thế này: Ai là người có quyền tối hậu trong lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ Dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ Dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Dân. Như vậy có thể nói, từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.

Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước.

Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân. Như vậy Dân mới làm chủ đích thực.

Đây là vấn đề xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, cả về pháp lý, cả về thực tiễn. Như trên đã nói, do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy, chúng ta đã chuyển từ Dân chủ thành Quốc hội chủ. Song về thực chất thì Quốc hội cũng còn nhiều hình thức.

Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết . Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho thấy, quyền của Dân - của người làm chủ còn bị phân tán quá lớn.

Nói cho dễ hiểu, ai làm chủ đất nước thì người đó phải có hai điều kiện, hai quyền thực chất tối thiểu là:

a/ - Bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình (Quốc hội) để bầu cử ra các cơ quan Nhà nước,

b/ - Phúc quyết Hiến pháp để giao quyền của Dân cho các cơ quan Nhà nước thực thi.



Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Chúng ta nói nhiều về Dân chủ, rằng nhân dân ta là người chủ đích thực của đất nước, rằng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân,... song những quyền tối hậu của người Dân thì lại chưa được quy định cụ thể và đầy đủ trong các Hiến pháp sửa đổi sau Hiến pháp 1946.

Ngay Hiến pháp 1946 tuy đã qui định rất rõ quyền lập Hiến thuộc về nhân dân, song cũng không thực hiện được trong thực tiễn vì lý do bất khả kháng là chiến tranh đã nổ ra ngay sau đó.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nhân dân ta là người chủ đất nước, song Nhà nước ta chưa một lần nào hỏi ý kiến Dân với tính chất là trưng cầu dân ý cả. Nhân dân ta chủ yếu mới làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND các cấp, nhân dân mới làm chủ trực tiếp trong bầu cử trưởng thôn, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Như vậy chưa đúng với quyền và nghĩa vụ của người Dân trong thể chế Dân chủ Cộng hòa trong điều kiện hòa bình và thống nhất đất nước như hiện nay.

Nếu Dân được phúc quyết Hiến pháp thì Hiến pháp chính là văn bản pháp lý quan trọng nhất của Dân trao quyền lực của Dân cho Nhà nước.

Ngược lại, nếu Dân chưa được phúc quyết Hiến pháp thì cũng có nghĩa là Dân chưa trao quyền lực của Dân cho Nhà nước bằng một văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

Sửa đổi Hiến pháp lần này cần giao lại quyền phúc quyết cho dân như Hiến pháp 1946 đã quy định cho đúng với bản chất của thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa, hoặc cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị phân tán 3 nơi

Vấn đề thứ hai là việc xác định: AI LÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA? VÀ NGƯỜI ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ?

Vấn đề này Hiến pháp 1946 ghi rất rõ, và Nhà nước ta khi đó thực hành cũng rất tốt.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này lại không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, và trong thực hành cũng rất lúng túng.

Theo quy luật tự nhiên, đàn chim bao giờ cũng có chim đầu đàn, đàn trâu bao giờ cũng có trâu đầu đàn, dàn nhạc phải có nhạc trưởng,... Với một quốc gia cũng vậy, quốc gia nào cũng phải có một nguyên thủ.

Về quy định này, tại Điều 49 của Hiến pháp 1946 ghi cụ thể về quyền của Chủ tịch Nước như sau:

a, Thay mặt cho Nước...

b, Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc...

c, Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng....

d, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ ...

...................

h, Ký hiệp ước với các nước....

Và Điều 50 của Hiến pháp 1946 cũng ghi: "Chủ tịch Nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc".

Những quy định của Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, rõ ràng rằng Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp là Chính phủ.

Nói cho dễ hiểu, nguyên thủ quốc gia phải có ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu như sau:

a, Thay mặt cho Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại,

b, Đứng đầu cơ quan hành pháp,

c, Thống lĩnh lực lượng vũ trang,

Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) đều giảm nhẹ vai trò của Chủ tịch Nước, không rõ thực chất quyền của một nguyên thủ quốc gia. Điều đó không phải lỗi của vị Chủ tịch nước nào, mà chẳng qua là do các Hiến pháp sửa đổi sau này quy định như vậy:

Điều 6 của Hiến pháp 1959 quy định: "Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đối nội và đối ngoại".

Điều 65 của Hiến pháp 1959 quy định: "Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang trong toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng", song thực chất Tổng Bí thư mới là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Điều 66 của Hiến pháp 1959 quy định: "Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ". Quy định như vậy là làm giảm nhẹ hẳn vai trò của Chủ tịch Nước trong cơ quan hành pháp so với Hiến pháp 1946.

Như vậy, các Hiến pháp sửa đổi sau này đều quy định không rõ ràng và không tập trung quyền của Chủ tịch nước bằng Hiến pháp 1946. Rõ ràng không có ai hội đủ ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia như Hiến pháp 1946.

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương thống lĩnh lực lượng vũ trang song về pháp lý lại không thay mặt cho nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, cũng không đứng đầu cơ quan hành pháp.

Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nhưng lại không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp và cũng không thống lĩnh lực lượng vũ trang.

Chủ tịch Nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng trong thực tiễn lại không thống lĩnh lực lượng vũ trang, cũng như không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng quyền lực của một nguyên thủ quốc gia lại bị phân tán làm ba nơi, do ba người nắm giữ. Tức là ta có ba người thực thi quyền của một nguyên thủ trong điều hành thực tiễn, như thế có phân tán quyền của nguyên thủ quốc gia không? Tôi cho là quá phân tán.

Tới đây, chúng ta phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp làm sao để chỉ có một nguyên thủ quốc gia, tập trung quyền hành pháp vào người đứng đầu để điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Việc không rõ nguyên thủ quốc gia, không rõ con chim đầu đàn, không rõ nhạc trưởng, hậu quả thế nào thật dễ hiểu, dễ thấy.

Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước

Cuối cùng là VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch; kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực.

Phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng.

Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa... Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.

Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện.

Quyền lực dưới thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng, cơ quan nào, mà phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội - Chính phủ - Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất.

Nghiên cứu kỹ các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) thì thấy rằng những quy định để cân bằng và kiểm soát quyền lực lại không được rõ ràng và cân bằng như Hiến pháp 1946.

Ví dụ, Quốc hội có quyền lập Hiến, điều đó có nghĩa rằng quyền lực của Quốc hội vượt trội quá lớn so với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có quyền phân công quyền lực cho cả các cơ quan hành pháp và tư pháp, và cho cả chính mình.

Đúng ra, quyền lập Hiến phải là quyền của Dân chứ không phải của Quốc hội. Do đó mà quyền của Dân cũng bị phân tán và yếu thế, không đúng với quyền của người làm chủ.

Hoặc quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ở ba nơi, điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của cơ quan hành pháp quá yếu thế so với cơ quan lập pháp.

Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp và còn bị chi phối trong xét xử.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, phân công quyền lực không cân bằng, không rõ ràng thì sự kiểm soát sẽ không có hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ hội là những biểu hiện của sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực rõ ràng nhất. Nó cũng là hậu quả của sự phân công và kiểm soát quyền lực chưa được cân bằng như quy định của Hiến pháp 1946.

Cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa mà trong thể chế quân chủ chuyên chế đã bất lực. Tất nhiên không thể nói tuyệt đối được, vì thể chế nào cũng phải thông qua con người cụ thể. Nhưng có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực cho ba cơ quan Nhà nước, sẽ tốt hơn rất nhiều so với cơ chế tập trung quyền lực vào một ông vua, hoặc vào bất kỳ một lực lượng, một cơ quan nào khác.

Cân bằng và kiềm soát quyền lực là một sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này phải quan tâm để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Tóm lại, ở đây nhấn mạnh có ba vấn đề cốt lõi cần được bàn kỹ trong đợt sửa Hiến pháp tới đây:

1/- Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất nước.

2/- Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp.

3/- Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.

Tôi hy vọng tới đây, nhân dân ta sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ của người chủ đích thực của đất nước là: Tham gia ý kiến và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này.

Thu Hà (lược ghi)


TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

Sinh viên Mỹ khám phá đồng bằng Sông Cửu Long
Tìm về nơi ẩn mình của Tập Cận Bình
Chảy máu hay lưu thông chất xám toàn cầu
Trung - Mỹ: Cột trụ kinh tế hay thách thức an ninh?

21/02 "Một người làm quan cả họ được nhờ"

Tác giả: Alan Phan
Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Hiện tượng "một người làm quan, cả họ được nhờ" đã tồn tại suốt 10 ngàn năm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thời đại và không gian. Từ vị vua chúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở một quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực của mình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất là vợ con, đã trở thành một thói quen như ăn uống hay giải trí.

>> Giấc mơ "hồi tỵ"

Hơn 40 năm trước, khi tôi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, do nhu cầu về nhân viên cấp cao vượt qua nguồn cung, nên các công ty Mỹ lớn có thói quen gởi người đến các đại học để tuyển mộ "nhân tài". Những sinh viên ở Top Ten (10% đứng đầu sổ) tha hồ lựa chọn công việc và chỗ làm theo sở thích. Vào thời điểm đó, các cơ quan chánh phủ cũng cho người đến các trường để tìm nhân viên. Nhưng họ chỉ vớ được những sinh viên học dở, nằm ở cuối sổ, vì làm việc cho chính phủ được coi là nhàm chán, lương thấp, không có cơ hội để tỏa sáng và dành cho những anh sinh viên "hơi dốt", "kém may mắn".

Ở những xã hội Âu Mỹ thời đó, làm quan đã bị coi là mạt vận; còn nếu lêu lổng, không lo học hành, đào tạo cho mình kỹ năng bài bản hay trí thức thâm sâu, thì con đường duy nhất đi đến tương lai chỉ có thể là đi... lính (quân đội hoăc cảnh sát).

Có lẽ đây là tư duy của cha mẹ ông Hosni Mubarak khi ông không được học làm bác sĩ kỹ sư, mà phải vào quân đội. Tuy nhiên, trái với mọi tiên đoán, khi phải buộc từ chức và giao quyền Tổng Thống Ai Cập lại cho người khác, sau 65 năm, ông Mubarak bây giờ có thể về hưu với tài sản lớn hơn Bill Gates (ước tính khoảng 70 tỷ US dollars) và cả gia đình ông, kể cả hai người con, đều là những tỷ phú dựa trên tài sản riêng của họ. Trong khi đó, 40% dân nghèo Ai Cập phải lo lắng từng bữa ăn với một lợi tức trung bình chừng 2 dollars một ngày cho mỗi đầu người.

Ảnh minh hoạ: Tổng thống Hosni Mubarak (tintucxalo.vn)

Trường hợp ông Mubarak không phải là đơn lẻ. Hiện tượng "một người làm quan, cả họ được nhờ" đã tồn tại suốt 10 ngàn năm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thời đại và không gian. Khởi đầu là các chế độ phong kiến với tập tục "cha truyền con nối", "trung thành với vua quan", rồi biến thành "chiến sĩ của các đại lãnh tụ". Dù mọi lý thuyết và thực tế đã chứng minh sự lỗi thời lạc hậu của định kiến này, nó vẫn được tiếp tục trấn đặt trên người dân khắp nơi để bảo vệ quyền hành của các chính trị gia. Từ vị vua chúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở một quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực của mình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất là vợ con, đã trở thành một thói quen như ăn uống hay giải trí. Ngay cả nhiều quốc gia ở Âu Mỹ, các quan chức và gia đình quyền lực vẫn tìm đủ mọi khe hở của pháp luật để phát huy quyền hành và đặc lợi. Sự tham lam không bao giờ chịu ngưng ở một thế hệ.

Mubarak không phải là vị lãnh tụ Ả Rập đầu tiên muốn đưa con trai mình lên nối ngôi Tổng Thống. Trước đó, Tổng Thống Assad ở Syria đã thành công đưa con là Bashar al-Assad lên vị trí "number one". Saddam Hussein chuẩn bị đầy đủ cho con trai Qusay lên kế vị trước khi ổng bị giết. Các ông lãnh tụ từ Muammar Gadafy của Lybia, Ali Abdullah Salih của Yemen, đến các vị vua ở Kuwait, Bahrain, UAE, Saudi Arabia... luôn tìm đủ cách để con cái được nối ngôi, dù phải trả giá cao đến bao nhiêu, từ giá hạnh phúc cho gia đình mình đến giá xã hội cho nhân dân đang đói nghèo ngoài dinh thự.

Nhìn đến châu Á, tập tục cha truyền con nối còn phổ thông hơn các nơi khác vì triết lý Khổng Mạnh (quân sư phụ) đi theo các chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong xã hội. Gần nhất thì có Chủ tịch Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên vừa phong chức Đại Tướng cho cậu con trai 25 tuổi (Kim Jong Un). Kim Jong Il đã thừa hưởng chức vụ lãnh tụ này suốt 30 năm qua sau khi nhận lại quyền hành từ thân phụ, ngài Kim Il Sung . Ở Đài Loan, khi Tưởng Giới Thạch qua đời, con trai ông là Tưởng Kinh Quốc thay thế nắm quyền lãnh đạo đến năm 1988. Tại Trung Quốc, thống kê của chánh phủ khi loan báo đã làm sôi nổi mạng lưới Net là sự kiện 90% các tỷ phú (US dollars) mới của Trung Quốc theo danh sách Forbes 2009 là "con ông cháu cha" của các cựu lãnh tụ trung ương hay còn gọi là các hoàng tử đỏ (princelings) (a). Tuy vậy, các lãnh tụ Trung Quốc khôn ngoan hơn các xứ khác: họ cho con cái thay đổi tên họ để tránh sự nhận biết quá rõ ràng về những liên hệ gia đình.

Ngay cả một xứ như Mỹ, ông George W Bush đã dùng bộ máy tranh cử và cố vấn của cha để tranh cử và đắc cử Tổng Thống vào năm 2000 và 2004. Trong lịch sử Mỹ, dù không kế vị trực tiếp, nhưng Tổng Thống John Quincy Adams là con của cựu Tổng Thống John Adams. Những gia đình khác có sự tập trung quyền lực chính trị nổi tiếng của Mỹ là gia đình Kennedy ở Massachusetts, gia đình Daley ở Chicago, gia đình Brown ở California,... Nhưng phải công bằng mà nhận định là các người con chính trị gia ở Mỹ phải trải qua những kỳ vận động tranh cử rất mệt nhọc để kiếm phiếu từ người dân, chứ không được trao vương miện bằng một sắc lệnh như tại các xứ khác.

Dĩ nhiên, người dân thường sớm nhận ra những áp đặt bất công và phi lý này. Tuy nhiên, cả mấy chục năm nay, những người dân ở Ai Cập, Tunisia hay Algeria quá nghèo, lay lắt với miếng cơm manh áo. Nghịch lý là chỉ khi Ai Cập, Tunisia và Algeria đạt được một mức thu nhập GDP trên đầu người cao hơn và có thì giờ tiền bạc tiêu xài cho những phương tiện truyền thông hiện đại hơn, thì làn sóng phản ứng mới lan rộng trong nhiều tầng lớp trung lưu. Nhiều giả thuyết cho rằng, nếu GDP của Ai Cập đừng tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm như trong 10 năm qua, thì dân Ai Cập vẫn còn ngoan ngoãn như một đàn cừu, lo mưu sinh, nhịn nhục.

Nếu các lãnh tụ độc tài ngày nay quay ngược thời gian và có cơ hội tư vấn từ Machiavelli (nhà quân sự chính trị lỗi lạc nhất thời Trung Cổ), họ sẽ nhận lời khuyên như sau, "Đừng để dân giàu nhanh, đừng để dân khôn biết hơn và đừng để dân có thì giờ nhàn rỗi. Quyền lực của các ngài sẽ lâm nguy đó." Tôi không biết có nhà chính trị nào ở Trung Quốc khuyên chính phủ phải giữ mức độ tăng trưởng GDP dưới 1% trong 20 năm tới, để tránh mọi rắc rối, như bài học Ai Cập, Tunisia đã dạy?

Vừa rồi, khi coi BBC về một phân tích các nguyên nhân của cuộc cách mạng ở Ai Cập, một người bạn gửi cho tôi một đoản văn về Zen (Thiền).

"Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác nhau?.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà."

---------------------------

Chú thích: (a) Collard, Tim, 2009, Chinese princelings: the cover-up gets more difficult, The Telegraph, UK, 10/08/2009.



TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

"Một người làm quan cả họ được nhờ"
Khi các lãnh tụ biết cười mình….
Trưởng thôn, ông là ai ?
Xin trả nợ Bà Chúa Kho thông qua thủ quỹ của Bà